19 tác dụng của cây Quế – trị bệnh, làm đẹp và cách dùng

Việt Nam là một trong số các nước trồng quế nhiều nhất trên thế giới. Quế là loại gia vị tồn tại lâu đời trong lịch sử sinh sống của con người và có nền tảng phát triển thú vị và kéo dài.  Trong Đông y, quế là một trong bốn loại thuốc quý: sâm, nhung, quế, phụ.

1. Một số đặc điểm cơ bản về cây quế

Tên khoa học của quế là Cinnamomum loureirii Nees thuộc họ long não (Lauraceae).

Là dòng cây gỗ, chiều cao từ 10 – 20m, vỏ thân quế nhẵn, lá cây mọc so le và có cuống ngắn, hình hơi tù hoặc dài nhọn, có 3 gân hình cung. Cây quế khoảng 8 – 10 tuổi sẽ bắt đầu ra hoa vào tháng 4 -5 và kết quả vào tháng 1 – 2 năm sau.

Hoa quế có màu trắng hoặc phớt vàng, thường mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc nách lá đầu cành. Mỗi bông hoa quế chỉ nhỏ bằng nửa hạt gạo. Quả có hình trứng, lúc chín chuyển từ màu xanh sang màu tím và nhẵn bóng. Mỗi quả chứa 1 hạt quế, dài từ 1 – 1,2 cm, hình bầu dục. Mỗi 1 kg quế thì thu được 2500 – 3000 hạt. Tất cả các bộ phận của quế đều tỏa mùi thơm.

Cây quế

Cây quế

Trồng và chăm sóc quế

Quế được trồng bằng phương pháp ươm hạt trong vườn ươm. Thời điểm cây giống cao khoảng 0,6 – 0,7m thì có thể mang đi trồng. Quế sau khi trồng 10 năm sẽ được thu hoạch vỏ, thời điểm thu hoạch tốt nhất là 2 vụ tháng 4 – 5 và 9 – 10 vì đây là lúc cây có nhiều nhựa nhất, dễ bóc.

Bộ rễ phát triển mạnh mẽ, rễ cọc cắm sâu vào trong lòng đất còn rễ bàng lan rộng, đan chéo vào nhau giúp cây quế có khả năng sinh sống tốt ngay cả trên các vùng đồi dốc. Cây quế khi còn nhỏ là loài ưa bóng nên cần có bóng che thích hợp để sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tốt nhất. Càng lớn mức độ ưu bóng giảm dần và đến khoảng 3 – 4 tuổi thì cây quế sẽ ưa sáng.

19 Công dụng chữa bệnh của cây quế

Vỏ quế có màu nâu xám, mặt bên trong màu đỏ nâu đến nâu sẫm, dễ bị bẻ gãy. Khi bị bẻ, mặt bẻ có màu nâu đỏ và ít sợi. Trên mặt cắt ngang có thể thấy rõ một vòng mô cứng màu trắng ngà sau khi quế được ngâm nước. Vỏ quế sau khi thu hoạch cuộn tròn thành hình ống, dài từ 25 – 40cm, đường kính 1,5 – 5cm hoặc uốn cong rộng 3 – 5cm dày 1-5mm. Vỏ quế có mùi thơm, vị cay ngọt chiếm từ 1 – 3%, có khi đạt đến 6%. Trong khi đó, cảnh nhỏ và lá quế chỉ có thể 0,14 – 1,04% tinh dầu.

Vỏ quế dùng để trị nhiều bệnh

Vỏ quế dùng để trị nhiều bệnh

Tinh dầu quế là mùi thơm được mọi người yêu thích đặc biệt vào mùa thu và những ngày đông giá lạnh. Nó giúp cơ thể ấm lên, khử những mùi hôi khó chịu và tạo mùi thơm dễ chịu cho cơ thế. Vì vậy, tinh dầu quế là đồ vật không thể thiếu trong túi của nhiều người.

Quế là vị dược liệu quý dùng cả trong Tây y và Đông y. Quế có tác dụng kích thích tiêu hoá, trợ hô hấp và tuần hoàn, tăng sự bài tiết, co mạch, tăng nhu động ruột và co bóp tử cung. Theo những nghiên cứu mới, quế còn có tác dụng chống khối u, chống xơ vữa động mạch vành, chống oxy hoá. Trong Tây y dùng dưới dạng cồn thuốc, rượu thuốc, rượu mùi.

Trong Đông y, quế được xếp vào hàng của các vị thuốc bổ. Có tính vị là ngọt cay, đại nhiệt tác dụng vào cả 5 kinh: tâm, phế, thận, can, tỳ. Tác dụng là thông huyết mạch trừ hàn tích và bổ mệnh môn hỏa. Quế được dùng để hồi dương cứu nghịch, tiêu hóa kém, tạng phủ lạnh, đau đầy bụng, mệnh môn hỏa suy.

2.1. Hạ lượng đường trong máu, giảm cholesterol

Bột quế dùng hàng ngày trong bữa ăn ( khoảng nửa thìa) giúp điều chỉnh glucose và insulin trong máu và giảm lượng cholesterol xấu.

2.2. Trị tiêu chảy

Bài thuốc 1: Tán nhỏ 4g vỏ thân quế, 2 lát gừng nướng, 4g hạt cau già, 10g gạo rang vàng, trộn đều và đun sôi với 400ml nước. Đun đến khi chỉ còn 100ml, chia đôi uống thành 2 lần trong 1 ngày.

Bài thuốc 2: Tán nhỏ 10g quế, 20g long não, 25g gừng tươi, 20g đại hoàng sau đó ngâm với 1 lít rượu 70 độ trong 7 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần chỉ uống 5ml.  

Chữa bệnh bằng vỏ quế

Chữa bệnh bằng vỏ quế

2.3. Điều trị cảm, sốt, ra nhiều mồ hôi

Dùng 8g quế chi, 6g thược dược, 6g sinh khương, 4 quả táo tàu, 6g cam thảo, sắc lấy nước uống, chia ra uống 3 lần/ngày.

2.4. Giảm nôn nghén khi mang thai

Nguyên liệu: 8g quế chi, 12g bạch thược, 8g đại táo, 6g cam thảo, 6g sinh khương.

Sắc lấy nước uống trong ngày.

2.5. Trị các nốt mụn nhọt có mủ

Sử dụng 10g quế và 2 củ hành giã nhỏ rồi đắp lên nốt mụn, dùng băng gạc để cố định. Mỗi ngày làm 1 lần, mỗi lần băng trong khoảng vài giờ.

2.6. Trị đau bụng kinh do hư hàn

Cách 1: Uống 3 – 4g nhục quế đã tán bột mịn với rượu.

Cách 2: Sắc nước từ 5g nhục quế, 16g thục địa, 12g đương quy, 5g cam khương và 4g cam thảo, uống trong ngày.

2.7. Chữa bệnh ngứa da

Ngâm 2g quế, 2g tế tiêu và 2g riềng với 150g rượu trắng và 10 con sâu đậu đã nghiền nát. Ngâm trong 7 ngày, mỗi ngày dùng đũa khuấy đều 1 lần.

Lọc lấy nước rồi mỗi ngày xoa nước lên chỗ ngứa 1 lần.

Chú ý trong khi sử dụng bài thuốc này cần kiêng rượu và các món ăn gây dị ứng hoặc kích thích.

2.8. Hỗ trợ chữa viêm thận mãn tính, chân tay lạnh, phù thũng do khí hư

Nguyên liệu cần có: 4g nhục quế, 10g phụ tử, 12 ngưu tất, 15g xa tiền tử, 15g can địa hoàng, 12g trạch tả, 12g đơn bì, 12g phục linh, 12g sơn dược, 6g sơn thù.

Tán các nguyên liệu trên thành bột mịn, sắc các thảo dược rồi cô đọng lại, làm thành dạng viên.

Mỗi ngày uống 2 – 3 lần , mỗi lần uống 15g với nước.

2.9. Chữa hư hãn hầu họng đau

Nhục quế, gừng khô, cam thảo kết hợp với nhau có tác dụng chữa hư hãn hầu họng đau.

Cách làm: lấy 2g mỗi vị, tán nhỏ hòa với nước, ngậm rồi nuốt chậm xuống.

2.10. Giúp kích thích hệ tiêu hóa

Thêm quế vào các món ăn hàng ngày hoặc ngâm rượu với bột vỏ cành quế (4g) để uống giúp cải thiện hệ tiêu hóa.

2.11. Trị bị thương khi trong vùng bụng có máu ứ

Tán nhỏ 80g nhục quế, 80g đương quy, 100g bồ hoàng thành bột. Mỗi ngày uống 3 lần, trong đó đêm uống 1 lần, mỗi lần uống khoảng 1 thìa cà phê với rượu.

2.12. Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giảm mệt mỏi và chậm lại quá trình lão hóa hãy uống một cốc nước có mật ong và quế.

2.13. Trị chứng đau nửa đầu, đau đầu

Tán mịn bột quế rồi trộn thêm nước để tạo hỗn hợp đặc sệt. Đắp một lớp mỏng lên vùng trán hoặc 2 bên thái dương để giảm đau đầu, đau nửa đầu.

2.14. Ngăn ngừa mụn và hỗ trợ trị mụn đầu đen

Kết hợp bột quế trộn với vài giọt nước cốt chanh thành hỗn hợp rồi đắp lên vùng bị mụn. Thực hiện 1- 2 lần/tuần, mỗi lần 15 phút sẽ cho bạn kết quả bất ngờ.

2.15. Giúp giảm đau khi bị viêm khớp

Một thìa bột quế và 1 thìa mật ong pha với nước rồi uống vào buổi sáng sớm, sau 1 tuần uống nước này sẽ giảm đau khớp đáng kể.

Chứng đau khớp của bạn sẽ được cải thiện rõ ràng sau 1 tuần. Dùng 1 thìa mật ong kết hợp với 1 thìa bột quế rồi pha với nước để uống vào sáng sớm.

2.16. Chữa bại liệt một bên, trúng gió

Dùng 20g quế chi, 12g hồi hương, 12g rau sam, 12g xương bồ, 12g đinh hương, 12g dây bìm bìm, lá đậu gió và huyết giác. Tán nhỏ tất cả rồi trộn cùng rượu và nước tiểu. Dùng để xoa bóp.

2.17. Hỗ trợ cai thuốc lá

Ăn một mảnh quế chi hoặc uống trà quế có thể làm giảm cơn thèm thuốc lá. Đây là cách hỗ trợ cai thuốc hiệu quả.

2.18. Giải cảm lạnh và cảm cúm

Khi bị cảm thì xông là phương pháp hữu hiệu, nhỏ vài giọt tinh dầu quế vào bát nước sôi rồi xông trong khoảng 10 – 15 phút.

Sử dụng tinh dầu quế pha loãng với nước ấm xoa lên vùng ngực để giảm co thắt khi bị ho.

2.19. Giúp ngủ ngon, giảm mệt mỏi

Ngâm mình với nước ấm có nhỏ vài giọt tinh dầu quế sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn. Hoặc có thể dùng đèn xông tinh dầu trong phòng ngủ để cải thiện giấc ngủ

3. Lời kết

Dù có rất nhiều công dụng nhưng bạn không nên sử dụng quá nhiều đặc biệt là phụ nữ mang thai và người có tính nhiệt. 

Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Chúc bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)