Cây quao là gì? Cách dùng trị bệnh, tác dụng và lưu ý

Cây quao – Một loại cây tuy còn lạ lẫm nhưng có tác dụng rất tốt trong các bài thuốc chữa bệnh, đặc là các bệnh về gan. Những nghiên cứu về loài cây này tuy còn ít, song nó được coi như loại thuốc quý đặc biệt tốt cho gan.

Để tìm hiểu về đặc điểm, nguồn gốc cũng như công dụng và những bài thuốc với cây quao, chúng ta cùng nhau theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Một số đặc điểm nổi bật của cây quao

Trong khoa học cây quao có một tên gọi khác là Dolichandron spathaceall.K.Schum. Cây quao thuộc họ thân gỗ cao tới 15m. Vỏ thân, lá và rễ quao thường được dùng làm thuốc chữa bệnh. 

Cây quao có tác dung gi

Cây quao có tác dung gi

Cây quao được trồng nhiều ở Ấn Độ, Campuchia, Việt Nam, Malaysia tới đảo Solomon và Tân Đảo. Loài cây này chủ yếu mọc ở những nơi có nước như mọc dựa rạch có thủy triều từ Quảng Nam – Đà Nẵng tới Long An, An Giang. Các bộ phận của cây quao được thu hái quanh năm để chế biến thuốc chữa bệnh.

2. Những bài thuốc chữa bệnh từ cây quao hiệu quả

1. Tác dụng tốt điều trị các bệnh lý về gan

Có chức năng như một loại thuốc chữa bệnh, cây quao được sử dụng rộng rãi. Người dân Ấn Độ dùng lá, rễ cây quao để chữa nhiều bệnh khác nhau, hạn chế dùng thuốc tây do lo sợ về các tác dụng phụ.

Đặc biệt với những người bị các bệnh lý về gan, chữa chạy nhiều nơi, uống nhiều thuốc vẫn không khỏi thì dùng lá cách là một lựa chọn đáng thử.

Theo các tài liệu Đông y, gan là một bộ phận quan trọng của cơ thể, đảm nhiệm hơn 500 chức năng khác nhau, đóng vai trò tích cực trong việc chuyển hóa các chất, ổn định cơ thể. Vì vậy, nếu gan bị bệnh, cơ thể sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

1.1 Liều thuốc hữu hiệu cho người bị xơ gan

Hầu hết những người bị xơ gan đều rất khó phát hiện ra bệnh ngay giai đoạn đầu do cơ thể không biểu hiện những triệu chứng rõ ràng, từ đó dễ gây nhầm lẫn với chứng mệt mỏi thông thường. Vì vậy mà thời điểm tốt nhất để trị bệnh lại bị bỏ qua.

Xơ gan nếu như không được phát hiện kịp thời và chữa trị thì sẽ rất dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như hội chứng gan thận hay chuyển hóa thành ung thư gan,…rất nguy hiểm.

Để chữa trị bệnh về gan một cách an toàn và hiệu quả hãy áp dụng theo các cách sau đây:

  • Cách 1: 50g vỏ quao nước, 10g rễ muồng trâu, 5g vỏ cây chân chim, 10g rễ bình bát, 20g lá hoặc quả dành dành. Đem hỗn hợp nguyên liệu cắt nhỏ, phơi thật khô rồi thêm 500ml nước sắc đến khi cạn còn 100ml. Mỗi ngày uống 2 lần.
  • Cách 2: 50g vỏ quao, 50g lá cối xay, 50g rễ cỏ xước, 20g thân ráy gai, 50g vỏ cây cách, 50g lá trâm bầu, 20g quả dứa gai. Hỗn hợp đem thái nhỏ, sắc lấy nước uống duy trì liên tục từ 1 đến 2 tháng để thấy kết quả tốt.
  • Cách 3: lá quao nước, lá mướp gai, lá cây mần ri, rễ cau, rễ tranh, lá hắc xủ, lá cây vòi voi, lá trinh nữ hoàng cung, lá măng sậy, lá ô rô, vỏ cây gáo vàng. Đem hỗn hợp đi thái nhỏ rồi phơi nắng cho thật khô sau đó sắc lấy nước uống với liều lượng phù hợp. Kiên trì để có hiệu quả.
Tac dung cua qua quao

Tac dung cua qua quao

1.2 Giúp nhuận gan lợi mật, điều trị tốt viêm gan

Nguyên liệu: 100g vỏ cây quao lâu năm, đường, 1g acid benzoic

Thực hiện: vỏ quao đem rửa sạch phơi khô hoặc sao vàng thơm. Cho vào nồi nấu cô đặc với 3 lít nước tới khi còn 1 lít thì lọc nước để riêng. Sau đó cho thêm 2 lít nước nữa vào phần bả tiếp tục nấu đến khi cạn còn 500ml thì lọc lấy nước bỏ bã.

Lấy 2 phần nước đã lọc hòa chung với nhau, thêm ít đường rồi tiếp tục cô đặc đến khi chỉ còn 1 lít. Lọc kỹ nước lần nữa rồi thêm 40ml rượu và 1g acid benzoic hòa tan. Để bảo quản trong bình thủy tinh dùng dần, mỗi ngày 2 lần uống mỗi lần chỉ uống 1 thìa canh.

1.3 Giúp thải độc cho gan

Nấu cây ô rô (miền Nam gọi là ô rô nước) chung với vỏ cây quao nước thành cao lỏng để uống sẽ có tác dụng giúp thải độc gan hiệu quả.

2. Tác dụng tốt của cây quao giúp bổ phổi, trị dứt cơn ho

Cách làm: 40g cây quao nước, 10g huyết dụ, 5g cỏ chân vịt, 20g bọ mắm, 50g mía lau cắt nhỏ, 20g lạc tiên, đem nguyên liệu phơi khô rồi sắc lấy nước uống dần, mỗi ngày uống 2 lần.

3. Bài thuốc từ cây quao dùng cho người bị sỏi thận

Nếu bị sỏi thận, hãy làm theo cách sau để thấy hiệu quả mà lại an toàn.

Cách làm: 30g rễ quao nước, 20g hà thủ ô đỏ (chế cùng nước đỗ đen), 30g rễ rau ngót (sao tẩm mật), tất cả đem sắc nước uống đến khi thấy thuyên giảm triệu chứng.

4. Dùng cho người bị ngộ độc

Đối với những người bị ngộ độc, để thải độc ra ngoài nhanh chóng mà an toàn thì làm theo cách sau.

Vỏ thân quao nước cùng với cây ô rô nước mỗi loại liều lượng là 12g, đem thái nhỏ và phơi cho khô, sau đó cho thêm vào 400ml nước rồi sắc cho tới khi cạn còn 100ml nước, chia làm 2 lần uống trong ngày và kiên trì đến khi khỏi.

Dung qua quao tri benh nhu the nao

Dung qua quao tri benh nhu the nao

5. Giúp điều hòa kinh nguyệt, chữa ứ huyết

Chị em gái chúng mình mỗi lần đến ngày “đèn đỏ” đều phải khổ sở với những cơn đau bụng quằn quại. Thêm vào vào nhiều chị em còn mắc phải chứng kinh nguyệt không đều, tháng có tháng không hoặc trễ kinh,…

Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại thuốc giúp giảm đau bụng kinh cũng như đều kinh. Tuy nhiên, phụ nữ chúng ta khi sử dụng lại e ngại vấn đề về tác dụng phụ như sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, việc sinh con sau này,…

Trong khi đó, cây quao đã được kiểm nghiệm về tác dụng giúp điều hòa kinh nguyệt và khiến chị em thấy dễ chịu hơn trong những ngày “khó ở”. Bằng cách sau đây : Lá quao nước, ích mẫu, cù đèn, cam thảo, chó đẻ mỗi thứ 1 phần đem sắc với nước để uống trong những ngày này.

Ngoài cách  làm trên, ông bà xưa còn dùng lá quao, ích mẫu, cỏ gấu, muồng hòe, ngải cứu sắc lấy nước uống để giúp kỳ kinh nguyệt đến đều đặn. Đồng thời còn có thể dùng cho phụ nữ sau khi sinh để giúp khỏe người và ăn ngon miệng hơn. Bên cạnh đó, người ta còn trị hen suyễn bằng lá cây quao và làm thuốc tiêu độc từ rễ quao.

3. Những lưu ý khi dùng cây quao trong chữa bệnh

Tuy là một loại thuốc thiên nhiên nhưng cũng sẽ không tránh khỏi những rủi ro nếu bạn dùng nó bừa bãi và sai bệnh. Vì vậy, trước khi quyết định dùng cây quao chữa bệnh bạn nên đến gặp bác sĩ để chẩn đoán đúng bệnh của mình, từ đó việc điều trị sẽ hiệu quả hơn.

Một số lưu ý bạn cần biết:

  • Nếu người cảm thấy quá mệt mỏi thì hãy chia làm nhiều lần dùng trong ngày, liều lượng thấp sẽ giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn.
  • Để giúp cho quá trình thải độc tố hiệu quả hơn bạn nên kết hợp uống nhiều nước trong ngày hơn bình thường.
  • Để đạt được kết quả tốt nhất đừng quên ngủ đủ giấc và ăn uống thật điều độ.
  • Trong quá trình điều trị bằng cây quao nên bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bằng việc ăn nhiều rau xanh, trái cây, tránh các món dầu mỡ, nhiều chất béo thay vào đó là các món luộc và hấp để dễ tiêu hóa và bảo toàn lượng dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.

1. Những đối tượng được khuyên dùng cây quao để chữa bệnh

Là một vị thuốc tốt cho cơ thể, đặc biệt là gan nên cây quao rất phù hợp dùng cho những người bị xơ gan, viêm gan để tăng hiệu quả chữa trị. Đối với phụ nữ sau khi sinh dùng nước lá quao sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra còn trị hen suyễn bằng lá quao, chế biến thuốc tiêu độc bằng vỏ và rễ quao.

Mặc dù thuốc lành tính, không mang lại tác dụng phụ cũng như không cần phải kiêng cử gì khi sử dụng nhưng khuyến khích người bệnh dùng thuốc đã sấy khô và không bị ẩm mốc để vừa an toàn vừa hiệu quả hơn. 

Bên cạnh đó, sau khoảng thời gian dùng thuốc nếu thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm thì nên giảm lại liều lượng thuốc để tránh tổn hại đến bào tử. Nên áp dụng theo cách sau : ban đầu uống thuốc đặc rồi loãng dần theo thời gian để đảm bảo an toàn. Nên đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để kiểm tra tình hình sức khỏe sau một khoảng thời gian sử dụng thuốc.

2. Những đối tượng không nên dùng

Từ các nghiên cứu đến các trường hợp thực tế đã sử dụng cây quao thì hiệu quả mà nó mang lại là không thể phủ nhận.

Tuy nhiên, dù có là thuốc từ thiên nhiên, lành tính và tốt đến mức nào cũng sẽ tồn tại nhiều rủi ro và nguy hiểm nếu đối tượng sử dụng không hợp với thuốc. Vì vậy, cây quao không dành cho những người bị suy thận hay huyết áp thấp.

Nếu không biết mà vô tình sử dụng thì nó chẳng những không mang lại lợi ích gì mà còn khiến sức khỏe của bệnh nhân trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Do vậy, nên thật lưu ý khi sử dụng cây quao cũng như bất kỳ loại thuốc nào dù là thảo dược hay thuốc tây.

4. Lời kết

Qua bài viết trên đây hy vọng sẽ mang đến cho các bạn đọc nguồn thông tin và kiến thức bổ ích trước khi sử dụng cây quao. Tuy rẻ, an toàn và hiệu nhưng cũng không nên sử dụng quá thường xuyên và dùng sai bệnh để tránh hậu quả đáng tiếc.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)