[ Cây phụ tử ] có tác dụng gì – cách dùng trị bệnh và lưu ý

Phụ tử không phải cây đơn chiếc mà nó là rễ con của loài cây Ô Đầu. Thân cây cao vừa phải nhưng hoa nở xanh sapphire rất nổi bật. Cây có thể làm thuốc với vị mạnh và rất độc.

Công dụng trong y học của nó là hồi dương, thông kinh mạch và ôn thận. Phụ nữ có thai cần tránh dùng loại dược liệu này. 

1. Tìm hiểu về cây phụ tử

1.1 Thế nào là cây phụ tử?

Phụ tử một loài cây thuốc sinh trưởng ở vùng núi Tây Bắc nước ta và được tìm thấy chủ yếu ở dãy núi Hoàng Liên Sơn.

Phụ tử là một trong những vị thuốc quan trọng của y học phương Đông. Là loài cây quý thứ 4 trong 4 loại cây thuốc: sâm, nhung, quế, phụ.  Nó có nhiều tên gọi khác như phụ tử, ô đầu, ấu tàu,… Đây giống cây thân cỏ, chiều cao trung bình từ 60cm đến 1m, toàn thân được bao phủ bởi một lớp lông tơ mỏng.

Bề ngoài của cây ô đầu rất bắt mắt nhưng nó lại vô cùng nguy hiểm. Lá cây có 3 thùy, mép lá có viền răng cưa khá sắc. Một chiếc lá dài khoảng 0,4 đến 0,7cm. Đến mùa cây sẽ cho hoa màu xanh sapphire và thường mọc thành chùm. 

Phần rễ là bộ phận có ích nhất của cây vì người ta sẽ dùng nó làm thuốc. Củ được gọi là ô đầu còn các rễ con xung quanh được gọi là phụ tử. 

Có nên sử dụng cây phụ tử trị bệnh

Có nên sử dụng cây phụ tử trị bệnh

1.2 Thu hoạch và chế biến phụ tử thế nào cho đúng?

Mọi người nên thu hoạch trước khi cây ra hoa, thường trước tháng 8 hàng năm. Cây có chứa chất độc nguy hiểm nên phải được chế biến trước khi sử dụng. 

Có nhiều cách để bào chế phụ tử: 

Hắc phụ phiến

Phụ tử sau khi thu hoạch mang đi ngâm với nước muối nguyên chất trong khoảng từ 3 đến 5 ngày. Sau đó cho vào nồi nấu nước sôi, lọc bỏ nước chỉ lấy phần rễ. Rửa sạch rồi thái rễ cây thành các miếng dày. 

Pha nước trà đặc làm thuốc nhuộm rồi cho phần phụ tử đã thái vào thuốc nhuộm cùng với muối hạt. Ngâm 1 thời gian mang ra rửa sạch và đạt chuẩn khi bạn nếm thử phụ tử không còn vị cay tê. Mang phần dược liệu này đi nấu chín và sấy cho khô 50% mang đi phơi. 

Diêm phụ tử

Với cách làm này bạn chọn những rễ cây cỡ trung bình. Phụ tử sau khi rửa sạch bùn đất thì mang đi ngâm với nước muối pha loãng. Mỗi ngày mang phụ tử đi phơi tự nhiên đến khi thấy các hạt muối khô cứng quanh phần rễ thì dừng lại. Trước khi sử dụng hãy loại bỏ bớt phần muối đọng xung quanh.

Đạm phụ phiến

Lấy các diêm phụ tử cho vào chậu nước, thay nước hàng ngày để loại bỏ hoàn toàn các hạt muối xung quanh. Sau đó nấu lên cùng với đậu đen, cam thảo và nước sạch. Nấu đến khi bạn cắt thử phụ tử không thấy có vị tê cay nữa là được.

Sau đó lọc bỏ đậu đen và cam thảo, lấy phụ tử ra để cạo vỏ, cắt làm đôi sau đó cho vào nồi nấu thêm 2 giờ nữa. Hết thời gian lấy dược liệu ra để ráo nhưng vẫn giữ độ mềm của chúng. Cuối cùng cắt thành miếng vừa phải và mang đi phơi khô là đã sẵn sàng để sử dụng rồi.

Tìm hiểu về cây phụ tử

Tìm hiểu về cây phụ tử

Bạch phụ phiến

Dùng những rễ cây có kích thước nhỏ để chế biến theo cách này. Đầu tiên bạn mang phần rễ đi ngâm nước muối mặn trong vài ngày rồi vớt ra mang đi nấu đun sôi.

Khi phần phụ tử đã nhừ thì ta lấy ra  bóc phần vỏ ngoài và cắt rễ cây thành các khoanh. Sau đó rửa lại với nước sạch nhiều lần rồi mang đi đồ chín. Phần phụ tử sẽ được phơi khô tự nhiên rồi sau đó xông bằng lưu huỳnh để nó được khô 100%.

1.3 Cây phụ tử có công dụng gì?

Là vị thuốc quý nhưng toàn thân đều có chất độc nên nó được xem là một vị thuốc khó chiều. 

  • Sắc nước thuốc để uống hoặc tiêm màng bụng có thể giúp động vật kháng viêm. 
  • Uống nước sắc từ phụ tử còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng lưu thông máu và tăng huyết áp. 
  • Phụ tử còn giúp mỡ, đường nhanh chuyển hóa.

Lưu ý: Phụ tử loại dược liệu chứa nhiều độc tính nên nếu bạn có ít nhất một trong các triệu chứng sau, có thể bạn đã bị nhiễm độc: hoa mắt, buồn nôn, nôn, tê chân tay, chảy nước bọt, miệng khô, thân nhiệt bị giảm, huyết áp giảm, khó thở, tim đập nhanh, mạch chậm,… 

Dân gian có bài thuốc 20g cam thảo, 20g sinh khương và đậu xanh, kim ngân hoa mỗi loại 80g.  Tất cả đem đi sắc lấy nước uống có thể giải độc.

1.4 Dùng cây phụ tử sao cho đúng?

Khuyến cáo liều lượng dùng là 3 đến 15g 1 ngày. Khi nấu thuốc mọi người nên nấu riêng phụ tử trong vòng nửa giờ đến 1 giờ sau đó mới cho các loại dược liệu khác vào.

Nếu điều kiện sức khỏe cho phép người bệnh có thể dùng liều cao hơn.

Do đặc tính của phụ tử nên các chuyên gia khuyến cáo mọi người hãy bắt đầu sử dụng một liều lượng thấp để quan sát và kiểm tra sự phản ứng của cơ thể đối với thuốc, nếu không có xảy ra dị ứng hay tác dụng phụ thì có thể tăng lượng thuốc phù hợp. 

2. Một số bài thuốc trị bệnh cụ thể với cây phụ tử

2.1. Cây phụ tử trị tay chân lạnh, co rút, đổ nhiều mồ hôi, tiêu chảy và buồn nôn rất hiệu quả

Dược liệu cần dùng: Phụ tử tươi, cạo vỏ và cắt thành 8. Chích thảo 80 gram và 60 gram can khương.

Các nguyên liệu cho vào nồi cùng 3 thăng nước và sắc thành thuốc. Khi nước còn lại 1 thăng thì bạn chắt bỏ phần bã lấy nước cho người bệnh uống. Một nồi thuốc chia thành nhiều lần để sử dụng. 

2.2.Cây phụ tử chữa đau răng hiệu quả

Khi bị đau răng bạn hãy lấy một phần phụ tử tươi vừa đủ cho vào cối nghiền nát, sau đó cho vào một ít nước trộn đều và đắp lên lòng bàn chân.

2.3. Có tác dụng tốt với người bị  đau bụng, âm độc thương hàn, tay chân lạnh quanh năm

Với những bệnh này ta cần sử dụng quả phụ tử. Dùng 3 quả đã qua bào chế, cắt bỏ cuống và vỏ. Nghiền nhuyễn quả phụ tử thành bột mịn. Sau đó cất vào bình để dùng dần. Mỗi lần uống dùng 9 gram bột pha với nửa chén nước cốt gừng tươi và ½ chén rượu.

Lưu ý khi sử dụng cây phụ tử

Lưu ý khi sử dụng cây phụ tử

2.4. Dùng cho người thường xuyên ra  mồ hôi và lậu phong

Dược liệu chuẩn bị: 15 gram thục tiêu bỏ mắt vào sao trên chảo nóng để nước bay hơi, 45 gram phụ tử đã chế biến, 60 gram bạch truật và 15 gram hạnh nhân đã bỏ vỏ, sao sơ qua trên chảo nóng để hạnh nhân khô.

Đầu tiên bạn hãy giã hoặc băm nát các loại dược liệu. Sau đó cho vào cùng 5 thăng nước sắc đến khi lượng nước còn lại 2 thăng thì tắt bếp. Lọc lấy riêng nước chia thành 4 phần cho người bệnh sử dụng lần lượt.

2.5. Chữa các bệnh về thận rất tốt

Chuẩn bị các dược liệu: Thục phụ tử, phục linh, trạch tả, sơn thù và đơn bì mỗi loại 12 gram, nhục quế 4g, thêm vào sơn dược và thục địa mỗi thứ 16g. tất cả nguyên liệu cho vào cối tán nhuyễn mịn. Thêm một ít mật ong vào bát bột và vo thành các viên tròn, mỗi viên 12g. Mỗi lần sử dụng 1 viên và dùng 2 lần 1 ngày.

3. Cần lưu ý gì khi sử dụng cây phụ tử?

3.1 Một số chú ý

Công dụng của phụ tử có rất nhiều, nó có khả năng đả thông kinh mạch, hồi dương và thoái phong hàn. Thế nhưng đặc tính của nó rất độc nên #wiki xin đưa ra một số lưu ý khi sử dụng loại dược liệu này:

  • Nghiêm cấm sử dụng với những người không bị mắc thận dương bất túc
  • Tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ mang thai vì đây là loại dược liệu;đứng đầu trong danh sách khiến sản phụ sảy thai, với những người âm hư dương thịnh;
  • Ngoài bài thuốc từ đậu xanh, gừng và cam thảo đã nói ở trên ta còn có thể giải độc khi bị trúng độc của phụ tử bằng Lidocain để giảm nguy cơ tử vong.
  • Để tăng khả năng chữa bệnh của phụ tử ta nên kết hợp chúng với các loại dược liệu có tính ấm như cam thảo, hoàng kỳ, can khương, quế nhục, nhân sâm, bạch truật,…
  • Không dùng phụ tử làm thuốc với người bị nóng trong người, chứng dương, âm hư nội nhiệt và huyết dịch suy yếu. 
  • Mọi người thường nhầm lẫn giữa ô đầu và phụ tử. Ô đầu là phần củ của cây và phụ tử là các rễ con của nó. Dược tính của ô đầu không khác biệt lắm so với phụ tử nhưng không mạnh bằng. 
  • Không dùng chung với phòng phong vì chúng tương khắc nhau. 
  • Cần phải bào chế đúng cách trước khi sử dụng loại dược liệu này vì nó có độc tính cao. Cần bắt đầu dùng với liều lượng thấp rồi tăng dần. 
  • Hãy sắc phụ tử trên lửa to và lửa dài, khoảng 4 giờ vì nó có tính kiềm và độc tính.  

3.2 Cẩn thận với tính độc của cây phụ tử

Aconitine là thành phần chính của phụ tử, đây là một chất độc có thể gây ngộ độc rất nặng nếu mọi người không may ăn trúng. Mức độ nguy hiểm của aconitine tương đương với chì, amonic, asen,…

Nó sẽ tác động xấu đến hệ thần kinh trung ương, các cơ quan tim mạch và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bị nhiễm độc. 

Trong các bộ phận thì quả phụ tử chứa lượng chất độc nhiều nhất, các phần còn lại ngay cả cánh và mật hoa đều chứa độc. 

Cây phụ tử xuất hiện từ rất sớm và độc tính của nó cũng được người Hy Lạp xưa ứng dụng vào trong săn bắn. Họ lấy chất độc của cây phụ tử bôi lên đầu mũi tên để giết chết các con sói. Đó là lý do vì sao loài cây này còn được gọi là cây bả sói. 

Làm thế nào để biết được bạn đã bị ngộ độc bởi aconitine? Xuất hiện các triệu chứng sau: miệng tự động tiết nước bọt liên tục, ngứa da, mắt mờ, buồn nôn, tiêu chảy, tim nhịp đập rối loạn, giảm huyết áp, hôn mê và nghiệm trọng nhất là tử vong. 

Hiện nay trên thế giới chưa nghiên cứu ra thuốc chữa khi bị nhiễm độc aconitine. Khi bị ngộ độc các bác sĩ sẽ dùng thuốc để điều trị các triệu chứng của nó và sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. 

Cách dùng phụ tử an toàn?

Bạn có biết tại sao trước khi sử dụng để không bị nhiễm độc phải điều chế phụ tử không? Vì Aconitine dễ bị thủy phân trong nước nên người ta sẽ nấu chín hoặc ngâm nó trong nước vài ngày. Các thầy thuốc cũng thường dùng phụ tử chung với cam thảo, gừng,… để giảm độc tố trong nó. 

Mọi người không nên tự ý sử dụng loại dược liệu này ở nhà mà nên dùng theo đơn thuốc để tránh bị ngộ độc. Tùy theo bệnh trạng mà sử dụng liều lượng phù hợp. 

Đối với phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú không sử dụng phụ tủ hay các loại sản phẩm được chế biến từ nó. Và phụ tử không dùng được cho trẻ em. Chỉ cần sai liều lượng hoặc là cách dùng sai là có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người rồi. 

4. Lời kết

Trên đây là các thông tin và một số bài thuốc về phụ tử để cung cấp cho các bạn. Tuy nhiên do phụ tử có đặc tính rất độc nên mọi người phải thực sử cẩn thận khi chế biến và sử dụng.

Các bài thuốc ở trên chưa được kiểm chứng rõ ràng nên nó chỉ mang tính chất tham khảo. #wiki khuyến cáo các bạn nên hỏi ý kiến của các thầy thuốc và các chuyên gia trước khi muốn sử dụng loại dược liệu này để chữa bệnh.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)