Cây phèn đen có tác dụng gì? Cách dùng trị bệnh và lưu ý

 Vì đặc tính mát và vị chát nên cây phèn đen chủ yếu dùng để điều trị các bệnh như thanh nhiệt, giải độc( ví dụ lá cây có thể kìm hãm được nọc độc do rắn cắn), chống viêm nhiễm, nhiễm khuẩn rất hiệu quả. Bên cạnh đó, vỏ cây còn trị được bệnh nhức đầu rất tốt.

Tác dụng của cây phèn đen

Tác dụng của cây phèn đen

Cùng tìm hiểu về đặc điểm và tác dụng của cây phèn đen trong bài viết này nhé!

1. Tìm hiểu về cây phèn đen

1.1. Cây phèn đen là cây gì?

Là một loại cây của họ thầu dầu, chúng ta có thể nhận dạng cây phèn đen qua một số đặc điểm sau:

  • Chiều cao: Thuộc nhóm cây có chiều cao nhỡ (2-4m).
  • Cành nhánh: Các cành mọc so le với nhau, có nhiều hình dạng như hình trái xoan, bầu dục. Nhánh lá có màu đen nhạt đơn.
  • Lá: Phiến mỏng, 2 mặt lá màu khác nhau (mặt dưới màu xanh nhạt hơn mặt trên), lá có dạng hình tam giác hẹp.
  • Hoa: Thường ra ở dưới nách lá, nở và kết quả vào tháng 8-10.
  • Quả: Hình cầu, có màu đen khi chín.
  • Điều kiện sống:  rất dễ sống thường mọc ở bờ rừng, ven đường.
  • Công dụng: Thường được người dân trồng để làm hàng rào, rễ và lá, vỏ thân được dùng làm thuốc để trị một số bệnh.
Cây phèn đen có tác dụng gì?

Cây phèn đen có tác dụng gì?

1.2. Phân loại cây phèn đen

Khi nhắc đến cây phèn đen thì người ta thường chỉ nhắc đến 1 loại nhưng nếu nhắc đến giống cây phèn thì người ta có thể nói đến 2 loại là cây phèn đen và cây phèn trắng. Tuy chung một giống phèn nhưng chúng có đặc điểm và hình dáng khác nhau rất nhiều.

  • Cây phèn trắng

Cây phèn trắng không được phổ biến như cây phèn đen trong tự nhiên và có thể nói đây là một giống cây hiếm. Vì thế, rất ít công trình tìm hiểu nghiên cứu tác dụng của cây phèn trắng trắng mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ra tác dụng của cây phèn đen.

  • Cây phèn đen bonsai

Cây phèn đen bonsai được người ta biết đến như là một loại dược liệu trị được nhiều bệnh. Bên cạnh đó, cây phèn đen với cách mọc kiểu dáng khác nhau được hội những người đam mê cây cảnh biết đến như là những cây cảnh tuyệt vời.

1.3. Đặc điểm cây phèn đen

Điểm lại một số đặc điểm thì cây phèn đen là một giống cây có chiều cao lỡ ( từ 2-4m). Các cành nhánh của cây mọc so le với nhau, màu đen nhạt. Lá của cây phèn đen mỏng, có các dạng hình khác nhau như bầu dục, trứng ngược. Lá dài khoảng 1,5- 3cm và chiều rộng là 6-12mm. Mặt trên màu đậm hơn mặt dưới.

Người ta thường thu hoạch lá của cây phèn đen vào mùa xuân hè, vỏ cây hái quanh năm và rễ để làm thuốc. Cây phèn đen có quả vào tháng 8 đến tháng 10, khi chín có dạng hình cầu và chuyển sang màu đen.

2. Những tác dụng cây phèn đen mang lại

Vốn dĩ thuộc họ thầu dầu nên cây phèn đen được biết đến là một loại thuốc có chứa một số kháng sinh có thể đẩy lùi độc tố trong cơ thể. Ví dụ như khi bị rắn cắn, bạn hãy ngắt lá cây phèn đen giã nát rồi đắp vào vết rắn cắn, nó có thể hút được máu bị nhiễm nọc độc do rắn cắn rất tốt.

Giải thích cơ chế trên là bởi lá cây phèn đen có tính kháng sinh cao, tính độc của nó còn cao hơn cả nọc rắn. Do đó, khi đắp vào nó sẽ hút nọc độc của rắn ra, không cho máu độc lan rộng hơn trên cơ thể. Thời gian đó, có thể đưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời.

Có nên sử dụng phèn đen trị bệnh

Có nên sử dụng phèn đen trị bệnh

Các vết thương nếu bị bị nhiễm trùng lở loét, ung mủ. Người bệnh hãy đắp lên vết thương của mình một ít lá cây phèn đen đã được giã nát. Nó cũng có tác dụng hút mủ ra ngoài đấy ạ.

Nhưng bạn cũng phải chú ý rằng, tính độc của cây phèn đen là con dao hai lưỡi. Nếu sử dụng đúng liều lượng thì sẽ trị được bệnh, còn quá liều thì sẽ gây ra phản ứng thuốc rất nguy hiểm. Do đó, khi sử dụng người bệnh cần tìm hiểu cách dùng đúng và liều lượng đúng nhé.

3. Công dụng chữa bệnh của cây phèn đen

Ngoài những công dụng trị bệnh trên, thì cây phèn đen còn được dùng như là một phương thuốc hỗ trợ điều trị một số bệnh khác như:

3.1. Chữa bệnh gai cột sống

Với những ai đang khổ sở vì bệnh gai cột sống, thì có thể tham khảo phương thuốc, có sự hỗ trợ của cây phèn đen dưới đây.

Cách điều chế ra thuốc rất đơn giản với những nguyên liệu như:30gr phèn đen khô, 30gr lá lốt, 20gr lá bưởi bung, 20gr cỏ xước  và 10gr rễ gấc.

Các bước làm như sau: 

  • Rửa thật sạch những hỗn hợp trên. Sau đó để ráo nước. 
  • Sao khô những nguyên liệu còn tươi như bưởi bung, lá lốt, cỏ xước và rễ gấc.
  •  Sau đó, cho hỗn hợp trên vào trong ấm đun với khoảng 1,5 – 2 lít nước trong thời gian 2 tiếng sao cho sắc nước rồi tắt bếp để nguội.
  • Cách sử dụng:  Uống thuốc này 3 lần trong ngày vào mỗi ngày: sáng, chiều, tối và uống sau 30 phút mỗi bữa ăn chính để có hiệu quả tốt nhất cho cơ thể.
Tác dụng của cây phèn đen là gì?

Tác dụng của cây phèn đen là gì?

Bạn nên chú ý trong việc sử dụng cây phèn đen làm thuốc trị gai cột sống 

  • Không sử dụng các chất có chứa cồn và kích thích trong quá trình sử dụng thuốc.
  • Không sử dụng nội tạng động vật làm thức ăn trong quá trình điều trị bệnh bằng cây phèn đen.
  • Đối với những thực phẩm có nhiều đạm và chất béo thì nên hạn chế ăn.

3.2. Chữa bệnh kiết lỵ

Như chúng ta đã biết thành phần kháng sinh của cây khá cao nên cây kháng khuẩn tốt và tất nhiên đối với đường ruột bị nhiễm khuẩn như bệnh kiết lỵ thì cây phèn đen là phương thuốc hiệu quả.

Nguyên liệu chính để tạo thành thuốc dùng rất đơn giản bao gồm: 20gr rễ phèn đen, 20gr vỏ quả lựu.

Cách dùng: sao 2 thành phần trên sao cho vàng rồi hạ xuống đất. Nấu cho sắc rồi uống mỗi ngày 2 lần. Bạn phải kiên trì uống thuốc chữa bệnh từ 3 – 7 ngày. Ngoài ra, bạn có thể dùng 1 số thành phần thuốc khác  lá phèn đen, lá trắc bạch diệp (mỗi loại 1 nắm), 5 lá huyết dụ.

3.3. Chữa bệnh thủy đậu

Đối với bệnh thủy đậu thì có 2 cách để chữa trị bằng cây phèn đen: Bài thuốc bôi, uống nước đun từ phen đen.

Cách 1:Bài thuốc bôi

Để chuẩn bị cho bài thuốc bôi bạn cần có 1 nắm đầy đủ bao gồm cả rễ, thân, lá và muối trắng.

Để bài thuốc hiệu quả bạn cần thực hiện hiện các bước như sau:

  • Làm sạch lượng phèn đen đã chuẩn bị.
  • Đun cây phèn đen cho đến khi nước cô đặc lại rồi bỏ vào chút muối.
  • Dùng nước vừa nấu chấm vào các vết mụn nước do thủy đậu gây ra.

Cách 2: Uống nước đun từ phèn đen

Sau khi bạn làm sạch 1 nắm cây phèn đen, bạn đem đun với nước rồi rót nước ra uống.

Khi bạn dùng thuốc trị bệnh cho trẻ sơ sinh thì nên cho bé dùng một lượng nhỏ(1 bát nhỏ) và vẫn cho bé bú bình thường.

Bạn nên lưu ý một số điểm khi sử dụng cây phèn đen làm thuốc chữa bệnh thủy đậu:

  • Khi sử dụng bất cứ một thứ gì làm thuốc trị bệnh thì tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Giống phèn có 2 loại là phèn đen và phèn trắng, mỗi loại có đặc điểm và tác dụng khác nhau. Thế nên, bạn tuyệt đối không được nhầm lẫn.
  • Bạn nên uống đúng liều lượng bởi hàm lượng độc tính và kháng sinh trong cây khá mạnh. Nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn nếu dùng liều lượng quá cao đấy nhé!
  • Trong quá trình bị bệnh thủy đậu bạn nên giữ vệ sinh cá nhân và tránh tiếp xúc với nước để không bị mắc thêm bệnh khác.

4. Lời kết

Mặc dù có nhiều lợi ích như vậy nhưng do tính độc có trong cây nên mọi người khi sử dụng phải chú ý đến cách dùng và liều lượng. Vậy nên, theo tôi nghĩ trước khi sử dụng bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có sự hướng dẫn và chỉ định tốt, bảo vệ sức khỏe cho bạn.

Mong rằng bạn đọc đã có những thông tin đầy đủ về cây phèn đen.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)