Cây óc chó – cách trồng, chăm sóc và tác dụng hữu ích

Nếu ngày trước các loại hạt thường chỉ được mua trong dịp lễ tết thì ngày nay nó càng ngày càng phổ biến. Hạt óc chó, hạt điều, hạt thông,… không chỉ làm đồ ăn vặt nữa mà chúng còn được chế biến thành các món ăn chính bổ dưỡng, ngon miệng cho cả gia đình.

Tuy tại các thành phố lớn giá của quả óc chó không phải là rẻ nhưng vì nó có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể nên được bày bán khá phổ biến. 

Trong bài viết này #wikiohana xin chia sẻ những thông tin hữu ích về cây óc chó cho các bạn cần tìm hiểu nhé. 

1. Cây óc chó là cây gì? Tìm hiểu đặc điểm của cây óc chó

1.1 Cây óc chó hình dáng như thế nào?

Trước tiên #ohana sẽ đưa ra các thông tin chung về cây óc chó nhé.

Ngoài tên gọi thông dụng nhất là óc chó người ta còn gọi loại cây này là cây hạnh đào, cây hồ đào, cây phan la tư,… Trong sách khoa học thì cây là có tên là  Juglans regia L, là một giống cây thuộc họ Juglandaceae (họ hồ đào).

Óc chó là giống cây ăn quả, thân cây lớn và to khỏe. Một cây trưởng thành có thể cao đến hơn 20m, cành vươn dài rộng. Thân cây gỗ nên nhiều người chặt về làm củi hoặc cọc chống. 

Lá cây màu xanh tươi, dạng lá kép, một chét có gần 10 lá mọc ra. Mép lá không có răng cưa, lá cây hình bầu dục hơi cong vào. Nếu bạn bẻ hoặc vò nát sẽ ngửi được một mùi hăng đặc trưng.

 Hoa óc chó là chủng hoa đơn tính, mật độ mọc thưa thớt. Một chùm hoa có từ 4 đến 6 vảy, hoa cái bầu nhị ngắn, hoa đực dài dài giống đuôi sóc khá đẹp. Vì hoa có màu xanh nhạt gần giống màu lá nên nhìn từ xa khó nhận ra. 

Quả óc chó từ khi mới mọc đến khi chín đều có màu xanh chuyển sang nâu, vỏ khá cứng cần đến dụng cụ chuyên dụng để bóc vỏ. Một quả to chừng 3 đến 4cm, thịt quả màu nâu chia thành 2 thùy nhăn nheo nhìn khá giống não của con chó, vì vậy người ta gọi chúng là quả óc chó. 

Mùa thu hoạch cây là vào cuối thu khoảng tháng 9 đến tháng 10. 

Tác dụng của quả óc chó

Tác dụng của quả óc chó

1.2 Khu vực phân bố, kỹ thuật thu hái và chế biến

Cây óc chó phổ biến ở nước ngoài nhưng chỉ mới được trồng ở nước ta vài năm gần đây. Khu vực trồng nhiều nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Lạng Sơn, Hà Giang,… Vì là giống cây mới nên số lượng trồng không nhiều chỉ khoảng tầm vài ngàn cây.

Khả năng sống của cây óc chó khá mạnh, một cây có thể sống đến hơn chục năm. Vậy nên người ta thường trồng và chăm sóc đến khi cây được 15 năm tuổi rồi thu hoạch. 

Ngoài quả người ta còn thu hoạch cả lá của cây óc chó để làm thuốc. Thời gian tốt nhất để hái lá là từ tháng 6 đến tháng 7, đây là thời gian lá mọc dày còn tươi tốt. Chỉ chọn lá còn xanh, không sâu bệnh để phơi khô. Nếu bạn để đến mùa thu lá sẽ rụng dần và úa dần.

Tốt nhất là bạn nên sử dụng luôn khi lá còn tươi vì lúc ấy các chất hoạt tính trong lá vẫn còn nguyên, khi đã phơi khô thì vẫn dùng được nhưng vị khá chát.

Sau khi hái lá bạn đợi đến tháng 9 thu hoạch quả óc chó. Sau đó bóc lấy phần nhân phía trong để ăn. Có 2 cách bảo quản là ăn ngay hoặc phơi khô. Trước khi sử dụng bạn bóc hết lớp màng nâu bên ngoài, lấy lớp nhân trắng phía trong để nấu ăn. 

Kẹo óc chó, bánh óc chó, sữa óc chó,… là những món ăn được nhiều người ưa chuộng.

1.3 Cây óc chó có tác dụng gì?

Cây óc chó hữu ích cho rất nhiều ngành và nhiều lĩnh vực. Trước tiên là trong y học.

Có thể nói rằng cả Tây Y và Đông Y đều sử dụng cây óc chó để tạo ra các vị thuốc thuốc hữu ích cho con người. 

Quả óc chó có tác dụng gì?

Quả óc chó có tác dụng gì?

Trong đông y

Trong sách Đông Y ghi lại thì óc chó là vị thuốc có tính ôn, vị ngọt và vô cùng lành tính. Khi sử dụng loại hạt này tác dụng vào phổi và thận, giúp bổ phế, dưỡng thận, tăng cường sức khỏe. Ngoài ra có thể chữa bệnh trĩ, ho có đờm hay đau lưng mỏi gối. Người khỏe mạnh cũng có thể bổ sung để tóc đen hơn và da mịn màng hơn.

Trong y học hiện đại

Còn trong y học hiện đại thì chủ yếu để chữa các loại bệnh ngoài da.  Nhờ vào gốc juglon trong thành phần mà bệnh ngứa, vảy nến, eczema hay lở loét có thể trị khỏi được bằng thuốc chứa chiết xuất của cây óc chó.

Trong thành phần của óc chó có phenol-nên được ứng làm chất sát khuẩn, tẩy uế. Ngoài quả óc chó thì lá óc chó cũng có thể làm thuốc được. Nó có khả năng lọc sạch máu, bổ máu và giúp vết thương nhanh lành. 

Ngoài ra nếu bạn pha nước trà hồ đào để uống thường xuyên còn chữa được bệnh khí hư, bệnh liên quan đến âm đạo.

Ngoài y học thì ngành thực phẩm là ngành sử dụng cây óc chó nhiều nhất. Vì chất béo trong nó có thể ép thành dầu óc chó- dầu thực vật rất tốt cho sức khỏe. Xác hạt sau khi ép có thể mang đi bón ruộng, bón vườn hay cho vật nuôi ăn.

Ở các nước tư bản người ta còn dùng thân cây óc chó để làm súng hay báng súng, đây là ứng dụng trong ngành mộc. 

2. Cây óc chó dùng để làm gì? 6 tác dụng trị bệnh của cây óc chó

Nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung hạt óc chó 30 gram mỗi ngày sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể như giảm nguy cơ bị ung thư, tốt cho hệ miễn dịch, tốt cho sự phát triển của thai nhi, hỗ trợ giảm cân,… Sau đây là một số lý giải cụ thể về tác dụng của hạt óc chó. 

1. Chữa bệnh mệt mỏi, khó thở ở người già

Tuổi càng cao sức khỏe cũng yếu dần, đôi khi sẽ cảm thấy mệt mỏi và hô hấp khó khăn. Để tăng cường sức lực bạn cần 40 gram các loại: hạt óc chó, sinh khương và hạt hạnh nhân. Sau đó cho vào cối giã nhuyễn. Thoa mật lên tay rồi vo phần hạt giã nhuyễn thành các viên nhộng. Cho vào hộp kín mỗi tối trước khi đi ngủ lấy 1 đến 2 viên ngậm cho chúng tan dần. Bạn cũng có thể dùng chung với nước gừng ấm cho dễ ngủ.

2. Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường ngày nay đang gia tăng về số lượng. Có thể do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vẫn là do chế độ ăn uống không hợp lý. Các nhà khoa học khuyên mỗi người nên bổ sung ít nhất 30 gram hạt óc chó mỗi tuần để giảm khả năng mắc bệnh này. Hoặc nếu bạn mới bị bệnh hoặc đang trong giai đoạn 1 ăn hạt óc chó cũng chậm được 24% sự phát triển của nó. 

Hạt óc chó

Hạt óc chó

3. Giảm nguy cơ bị ung thư vú, tiền liệt và tuyến tụy

Mỗi ngày hãy ăn khoảng 10 đến 15 hạt óc chó vì trong thành phần của óc chó có omega 3- chất này có thể chống lại ung thư vú và làm giảm sự lớn lên của các khối u lành tính hay ác tính.

4. Tốt cho sức khỏe tim mạch

Bổ sung các loại hạt vào thực đơn cũng giúp hệ tim mạch tránh được bệnh tật liên quan. Vì trong hạt óc chó có axit amino và axit alpha linolenic có khả năng làm vỡ các cục máu đông – nguyên nhân lớn gây ra bệnh đột quỵ. 

5. Giúp nhuận tràng, trị táo bón

Là thực vật nên trong óc chó có rất nhiều chất xơ nên dù ăn nhiều cũng không hề gây đầy bụng mà còn giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn khi bị táo bón. 

Ngoài ra nó còn rất tốt cho những bạn có ý định giảm cân, vừa no lâu vừa tốt cho sức khỏe.

6. Tốt cho nam giới

Sinh lực và sức khỏe dồi dào rất quan trọng đối với nam giới. Mỗi ngày sử dụng khoảng 75 gram hạt óc chó rất tốt cho tinh trùng và khả năng của cánh đàn ông.

3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây óc chó đúng cách

3.1 Kỹ thuật trồng cây óc chó

Chọn giống

Có nhiều phương pháp để trồng cây óc chó nhưng phổ biến nhất ở nước ta hiện nay là trồng bằng cách chiết cành. Cách này vừa giúp nhanh thu hoạch mà còn giữ gìn được gen tốt từ cây mẹ.

Điều kiện để làm cây chiết là phải khỏe mạnh, không bị sâu bệnh gây hại và cao trên 80cm để dễ dàng cho cây sau này lớn lên.

Ngoài việc chọn giống thì chọn thời điểm cũng rất quan trọng. Nên trồng óc chó vào mùa xuân hoặc mùa thu là tốt nhất vì đây là giai đoạn thời tiết đang mát mẻ không nóng cũng không lạnh quá, cây ra chồi nhanh hơn.

Chuẩn bị hố trồng

Như đã nói ở trên cây óc chó mới được du nhập về Việt Nam nên không quá phù hợp với đất trồng ở đây. Cần chọn khu đất có độ pH bằng 7, giàu dinh dưỡng và dễ dàng cho việc thoát hơi nước.

Để việc trồng có hiệu quả thì bạn cần chú trọng ngay từ đợt giống đầu tiên. Tìm hiểu và chọn hố trồng phù hợp. Một hố cho cây óc chó phải rộng ít nhất là 50x50x50cm, sau khi đào bón lót một lớp phân gồm: 5kg phân chuồng và 2kg phân lân, thêm vào một chút vôi để khử trùng đất. Sau đó để khoảng 1 tháng để đất sạch sẽ và có đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. 

Sau khi đủ thời gian bạn bắt đầu trồng cây con vào. Tháo bỏ lớp nilon bao lấy bầu cây rồi đặt bầu vào chính giữa hố, giữ thẳng cây và vun lấp đất. Nhớ ấn chặt phần đất quanh gốc cây để định hình cho cây con bạn trồng. Sau khi trồng hết thì tưới 1 lần nước để rễ cây lan ra bám vào đất. 

Vì 1 tháng trước đã bón một lớp phân nên trước khi trồng cây bạn lấp một lớp đất lên trên lớp phân, bước này giúp sau khi trồng rễ cây vươn ra hút chất dinh dưỡng không vì động phân bón mà chết. 

Ngoài ra có thể dùng cọc tre, cọc gỗ cắm xung quanh cây để định hình cho cây, giúp cây đứng thẳng ngay cả khi có gió lớn mưa bão.

3.2 Hướng dẫn chăm sóc

Nước tưới

Khi mới trồng cây nên tưới nước thường xuyên để cây sinh trưởng nhanh và đồng đều. Đặc biệt là vào thời kỳ khô hanh hay lúc cây chuẩn bị ra hoa. Tùy vào độ ẩm của đất mà bạn tưới 2 hay 3 lần mỗi tuần.

Để cây có thể tận dụng được hết chất dinh dưỡng cũng như điều kiện sống thì phải loại bỏ đối thủ cạnh tranh của chúng. Phát quang và dọn sạch cỏ dại, làm thoáng đãng khu trồng cây tránh sâu bệnh trú ngụ.

Cắt tỉa và phòng trị bệnh

Muốn tăng năng suất cho giống cây trồng bạn nên cắt tỉa chúng thường xuyên. Loại bỏ những cành già, những chiếc lá héo úa hay quả nhỏ không phát triển để tập trung dinh dưỡng nuôi những cành cây chắc khỏe, quả to. Việc thu hoạch cũng đỡ vất vả hơn.

Loại cây này không hay bị bệnh hay có sâu hại nên bạn sẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc chống sâu bệnh. Cần tập trung chăm sóc tưới tiêu thường xuyên, làm vệ sinh quanh vườn và cung cấp đủ ánh nắng cần thiết cho cây óc chó.

Thu hoạch

Để thu hoạch được một cây óc chó bạn cần đợi ít nhất 5 năm. Vào đầu xuân cây sẽ trổ hoa và đến tháng 8, tháng 9 quả nứt vỏ. Đây cũng là thời điểm tốt nhất để thu hoạch.

Người dân sẽ thu hoạch chúng trong vòng 3 tháng liên tiếp. Vì là cây thân gỗ nên sẽ dùng xe chuyên dụng lắc thân cây để quả óc chó rơi xuống, họ chỉ việc đi khắp vườn để nhặt quả rồi mang về đặt nơi thoáng mát không chim chuột. 

Quả óc chó sau khi thu hoạch sẽ được rửa sạch, nhặt bỏ tạp chất, chọn lọc quả hư và đóng thùng giao cho bên vận chuyển. Sau đó chúng sẽ đi khắp nơi trên đất nước đến tay người tiêu dùng.

4. Lời kết

Quả óc chó có thể làm được rất nhiều món từ tráng miệng, thức uống đến món chính. Ngoài ra còn là thành phần của rất nhiều bài thuốc quý. Chính vì những công dụng hữu hiệu ấy mà nó ngày càng phổ biến trong cuộc sống của con người.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)