30 tác dụng của cây núc nác – thần dược, cách dùng và lưu ý

Cây núc nác trước đây là loại cây mọc hoang nhiều ở nước ta. Hầu như chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh cây này ở bất cứ đâu. Nhưng hiện tại với cuộc sống đô thị hoa thì cây núc nác đang dần ít đi và không còn được nhiều người nhớ tới nữa. Tuy vậy mấy ai còn nhớ loại cây mọc hoang này từng là vị thuốc Đông y. Được nhiều người sử dụng cũng như các thầy thuốc đánh giá cao. 

Cây núc nác

Cây núc nác

Những bài thuốc điều trị dị ứng hay giảm viêm sưng của cây núc nác hiệu nghiệm đến mức. Cho đến tận bây giờ vẫn có rất nhiều người yêu thích loại cây này và dùng nó để chữa bệnh. Mặc cho y học có nhiều cách tân tiến hơn. Thế mới thấy thảo dược quanh ta thực sự tốt như thế nào.

Và để giúp độc giả nhìn thấy hết tác dụng của cây núc nác thì chúng mình cùng đọc bài viết dưới đây nhé! Đây sẽ là cuốn cẩm nang chi tiết dành cho những ai yêu thích Đông y nói chung và cây núc nác nói riêng đấy! 

Mục lục

1. Cây núc nác là cây gì? Đặc điểm của cây núc nác

Thật khó có thể nói rằng cây núc nác chỉ có duy nhất nó có hình dáng như thế. Bởi vì cũng có thể nhiều loại cây chưa biết cũng có hình dáng tương tự cây núc nác thì sao/ Nhưng dù thế nào thì đầu tiên cũng hãy cứ theo những đặc điểm nổi tiếng của nó để nhận dạng đã. Dù có thể không chính xác hoàn toàn. Nhưng cũng sẽ giúp bạn loại trừ đi nhiều khả năng nhận nhầm giữa các loại cây có hình dáng na ná nhau đấy!

Người ta còn gọi nó là bạch ngọc nhi, so đo thuyền, lim may, mộc hồ điệp, hoàng bá nam hay thiều tầng chỉ,.. Còn các nhà khoa học chỉ gọi nó là Oroxylum indicum (L.) Kurz. Và cây núc nác là cây nằm trong họ núc nác rồi. 

1.1 Cây núc nác trông như thế nào

Như mình đã nói ngay từ đâu cách nhận dạng này chỉ là trên lý thuyết thôi. Còn thực tế thì nó có thể khác đi đôi chút do điều kiện tự nhiên. Nhưng nhìn chung các đặc điểm nổi bật này là không thay đổi. Bạn vẫn có thể nhận dạng được chúng một cách tương đối chính xác.

Cây núc nác có chiều cao chỉ tầm 5 đến 13m với kích thước trung bình. Thân cây ít có cành, khá nhẵn. Lớp vỏ cây bên ngoài màu xám còn lớp trong lại nâu vàng. 

Lá cây xẻ thành vài lá nhỏ giống lông chim. Mỗi lá dài tầm 1 đến 5cm và hay mọc ở gần ngọn cây hơn. Các lá chét thì to nhỏ tùy ý. Lá có mép nguyên hình trái xoan.

hoa núc nác mọc theo cụm ở các cành gần ngọn. hoa màu nâu đậm mùi hơi hắc. Đài hoa dày và có hình ống. Thường theo quan sát nó sẽ chia thành tầm 5 khía nông. Trong khi tràng hoa thì có 2 môi với 5 nhị và có nhiều lông tơ. hoa núc nác đến đêm mới nở. Muốn thụ phấn thì cần nhờ dơi. Cây ra hoa quả theo đợt và quanh năm luôn. 

Mùa hoa và mùa hè, mùa quả là tầm mùa thu. Quả dài cứng có thể lên đến 6cm. hai mặt của quả lồi. Phần lưng quả có cạnh chạy dọc từ đầu đến cuối. Trong quả có các hạt dẹt với lớp cánh màng. Hạt có thể dài tầm 2cm và to như đầu ngón trỏ.

Tác dụng của Cây núc nác

Tác dụng của Cây núc nác

1.2 Cây núc nác có nhiều ở đâu?

Nơi đầu tiên cây núc nác được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á, Nam Trung Quốc, Philipin, Timo, Srilanka, hay Ấn Độ.

Cây núc nác ở nước ta là cây duy nhất nằm trong chi Oroxylum Vent. 

Tại nước ta cây có nhiều ở những nơi có độ cao tầm 1300m trở lên. Nhưng nó cũng cơ thể có ở các tỉnh trung du hay ven biển. Nhiều người người ta trồng núc nác để làm nơi leo bám cho hồ tiêu hay trầu không.

Cây núc nác trồng ở đâu tại Việt Nam

  • Cây núc nác hay mọc ở khu vực ven suối, nơi thượng nguồn các con sông, đất nương rẫy. Chỗ nào đất ẩm xố, dễ thấm nước thì cây này mọc được. ở miền Trung cây cũng có thể mọc trên đất ven biển có cát. Cây này chịu nắng hạn tốt. 
  • Cây núc nác có thể tồn tại được khi có cháy rừng nhờ hệ thống rễ tốt và vỏ cây dày .Nhìn chung cây có thể ra hoa và quả đều mỗi năm nhưng tỉ lệ không cao. Hạt của cây có cánh nên nhờ gió có thể phát tán đi xa. Tuy nhiên chỉ có số ít nảy mầm được. Còn lại thì mắc kẹt trên các cây trên đường đi.  Chặt gốc đi cây vẫn tái sinh được. 
  • Ở nước ta núc nác có rất nhiều. Nhất là các tỉnh như Yên Bái, Tuyên Quang, Thanh hóa, Hòa Bình,… Trữ lượng có thể lên đến trăm tấn. 

Nhiều nơi ở nước ta dùng núc nác để làm cảnh hoặc dùng làm dược liệu. Trồng cây bằng hạt hay cành vào mùa xuân sẽ giúp cây mau lớn. 

1.3 Người ta thu hái nó như nào?

Phần vỏ và hạt của cây thường được dùng làm dược liệu. 

Quả của cây được thu hái khi nó có màu nâu. Thường thì thời điểm thu hái tốt nhất là tầm mùa thu hay mùa đông. Thu hái xong thì đem phơi cho vỏ quả nứt ra rồi tách lấy hạt. Tiếp tục phơi hạt đến khô.

Có thể dùng 4 lạng muối ăn với 10 cân hạt và nước sôi vừa đủ. Ngâm nửa tiếng thì đem sao với lửa nhỏ đến khi hạt đen là được. 

Vỏ củ cây thu hái lúc nào cũng được. Đẽo trực tiếp trên cây rồi thái những miếng to tầm ngón tay trỏ là được. sau đó làm khô và bảo quản để dùng dần. Lúc nào dùng thì có thể sao vàng lên là được. 

Các nguyên liệu khi chế biến xong thì đem để ở nơi thoáng mát. Thỉnh thoảng đem phơi lại cho khỏi ẩm mốc. 

2. Cây núc nác dùng làm gì? 30 tác dụng của cây núc nác

Đương nhiên cây núc nác không chỉ có những công dụng đơn thuần này rồi. nó còn có nhiều hơn thế nữa kia. Chính vì thế dù ở thời nào người ta cũng ra sức nghiên cứu công dụng của nó. Để bổ sung cho nền y học cũng như làm phong phú thêm các thảo dược chữa bệnh. Từ Đông y đến tây y người ta đều công nhận công dụng tuyệt vời mà nó mang lại. 

Vỏ núc nác giúp nâng cao hệ miễn dịch, ngăn tác nhân gây hại, ngừa dị ứng hay các bệnh ngoài da. Ngoài ra nó cũng có thể kháng khuẩn, kháng viêm tốt. Cũng như giúp mao mạch đỡ thấm hơn. 

Công dụng tiêu biểu của cây núc nác là tiêu viêm, tốt cho hầu họng, thanh nhiệt. Chính vì thế các bệnh về họng thường được dùng cây núc nác để điều trị. Nó cũng có thể tốt cho bệnh ngoài da hay tình trạng gan thận suy yếu nữa. 

1. Tổ đỉa, giang mai, bệnh ngoài da

Các bệnh tổ đỉa hay giang mai hay các bệnh ngoài da nhìn chung không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe. Nhưng nếu xét theo diện thẩm mỹ thì nó lại khiến người bệnh mất tự tin. Bởi vì những vết loang lổ ở trên da. Khiến làn da của bạn không hề đều màu. 

Đặc biệt là đối với phái nữ thì việc này chẳng khác gì cực hình cả. Chính vì thế dù có bất cứ biện pháp nào có thể cải thiện được tình trạng này đều sẽ được áp dụng. Một trong những bài thuốc được nhiều người tin dùng nhất chính là dùng nguyên liệu cây núc nác. 

Cách 1: 30g khúc khắc, 30g hoàng bá nam đem nấu thành nước để uống trong ngày. 

Cách 2: Khổ sâm, hoàng bá nam mỗi vị 30g. Thêm thổ phục linh, quả ké mỗi vị đúng 50g nữa. Cùng với đó 15g chi tử nhân và 20g sinh địa đem nghiền bột và vo viên. Ngày dùng 20 đến 25g tùy tình trạng bệnh.

2. Người đi tiểu có dính máu, người có bệnh về đường tiết niệu

Các bệnh về đường tiết niệu có thể kể đến là viêm đường tiết niệu, tiểu có dính máu, tiểu buốt. Những căn bệnh này dù thực tế nó cũng không gây ra ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Nhưng thực sự mỗi lần đi tiểu tiện thì đấy chẳng khác gì cực hình cả. 

Cảm giác đau buốt khiến bệnh nhân không hề thoải mái chút nào. Chính vì thế cần khắc phục tình trạng này. Để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. 

Việc kết hợp cây núc nác cũng với nhiều nguyên liệu khác sẽ giúp bạn giải quyết tình trạng khó nói này. t

Mỗi nguyên liệu sau 1 nắm đem nấu nước uống trong ngày là được. Gồm rễ cỏ tranh, hoàng bá nam và bông mã đề. 

Vỏ cây núc nác

Vỏ cây núc nác

3. Đau tức hạ sườn phải, nước tiểu đỏ do nóng

Cách 1:

Cơm rượu, cối xay, hoàng bá nam, diệp hạ châu, rễ cỏ tranh mỗi vị đúng 16g. Thêm xa tiền, thành bì, cam thảo, sài hồ mỗi vị 12g nữa. Cuối cùng là 10g tam thất. Đem nấu nước rồi chia ra 2 lần để uống trong ngày. 

Cách 2:

Cỏ mực, hoàng bá nam, sài hồ mỗi vị đúng 16g. Thêm xa tiền, cam thảo, chi tử, bạch thược, đan bì và nhân trần mỗi vị đúng 12g nữa. Đem nấu nước rồi chia ra 2 lần uống trong ngày. 

4. Ho lâu ngày

Ho dai dẳng, ho lâu ngày không chỉ gây ra tổn thương về cuống họng mà còn là cơ hội để các vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp của bạn nhiều hơn. Như vậy bạn càng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp hơn bao giờ hết. Nếu bạn đã áp dụng rất nhiều các bài thuốc điều trị ho mà chưa thành công. Thì hãy thử bài thuốc này đi ngay nhé! Bài thuốc từ cây núc nác sẽ không khiến bạn thất vọng đâu. 

Lấy 1 nhúm chừng 7 đến 10g mộc hồ điệp để nấu nước. hoặc nghiền bột hòa với nước để uống. 

5, Tiếp xúc với sơn bị dị ứng

Nấu vỏ cây núc nác thành cao. Vừa uống vừa bôi vào chỗ lở loét. 

6. Bệnh dạ dày

Bệnh dạ dày gây ra là do vi khuẩn HP. Nếu để lâu thì lượng vi khuẩn ngày càng lớn. Các vết viêm loét ngày càng khó có thể chữa lành. Dùng các bài thuốc Tây y chỉ điều trị được triệu chứng tạm thời mà thôi. Chứ không thể điều trị được tận gốc. Lúc này những bài thuốc Đông y là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Một trong các bài thuốc đó chính là sử dụng cây núc nác để điều trị bệnh.

Tùy tình trạng bệnh mà lấy ô tặc cốt, hoàng bá nam, ngũ linh chi, bồ hoàng số gam thích hợp. Miễn sao chúng bằng nhau là được. Đem nấu nước để uống. 

7. Mụn nhọt, nổi mẩn ngứa

Bài một:

Kim ngân hoa, hoàng bá nam đã sao vàng, sài đất, lá cơm nguội và sài hồ. Mỗi thảo dược đúng 16g. Phòng phong và chi tử nhân, cam thảo và uất kim mỗi vị đúng 10g. Đem nấu nước để uống rồi chia ra uống 2 lần 1 ngày. 

Bài hai:

Hoàng bá nam, kim ngân hoa mỗi thứ 16g. 14g lá đơn tướng quân, 14g ké đầu ngựa, 10g trần bì, 12g cúc hoa, 10g tô mộc. Đem nấu nước rồi chia thành 2 lần để uống hết trong ngày.

8. Trẻ nhỏ bị ban trái hoặc bị sởi

4g kim ngân hoa, 6g vỏ núc nác, 4g mã đề, 4g sài hồ, 4g hoa hồng trắng, 4g đương quy, 6g kinh giới, 5g sài đất, 6g liên kiều. Đem nấu nước rồi chia ra uống vài lần trong ngày cho hết. 

9. Điều trị các bệnh ngoài da

Lá kinh giới và lá đinh lăng mỗi vị 30g. Thêm 50g vỏ núc nác nữa. Đem nấu nước rồi rửa noài chỗ da cần điều trị mỗi ngày 2 lần. 

10. Người bị bệnh lỵ

16g ngũ gia bì, 16g hàng bá nam, 16g hoa hòe đã sao đen, 16g cỏ ngũ sắc, 16g khổ sâm, 12g chích cam thảo, 12g bạch truật, 12g búp ổi, 12g hoàng đằng, 20g cỏ sữa và 20g đinh lăng nữa. Đem nấu nước để chia ra uống 2 lần 1 ngày. 

Cỏ sữa, hoàng bá nam, cỏ mực sao đen, lá nhót mỗi vị đúng 20g. Thêm hạt sen, khổ sâm, củ mài mỗi vị đúng 16g nữa. Cùng với đó là  chích cam thảo, hoàng liên, bạch truật mỗi vị đúng 12g nữa. Đem các nguyên liệu nấu nước uống rồi chia ra uống 2 lần 1 ngày. 

11. Bị rắn cắn hoặc vú có cục u

16g hoàng bá nam, 16g hương nhu, 16g táo nhân đã sao đen, 16g cát căn, 16g đinh lăng, 16g huyền sâm. Thêm 6g trinh nữ hoàng cung, 20g hoa hòe đã sao vàng, 2g hoàng kỳ, 10g uất kim, 12g xuyên khung, 12g chích thảo, 12g xương bồ, 12g tam thất nữa. Đem các nguyên liệu nấu thành nước uống hết trong ngày. Liên tục liệu trình từ 10 đến 30 ngày tùy tình trạng bệnh. 

12. Người bị phong hàn. Hoặc người bị tan cam tích nhiệt

Lấy các nguyên liệu hoàng liên, hoàng bá nam, đại hoàng số gam như nhau đem nghiền thành bột mịn. Sau đó vo viên cỡ hạt nô. Tùy tình trạng bệnh mà mỗi lần dùng 20 hay 30 viên để uống cùng nước ấm. 

13. Viêm đường tiết niệu lâu ngày dẫn đến bị liệt dương

12g ý dĩ, 12g mạch môn, 12g hà thủ ô, 12g vỏ núc nác, 12g kỷ tử, 12g thục địa, 12g huyết đằng. 8g trâu cổ, 8g phá cổ nữa. Đem các nguyên liệu nấu thành nước để uống trong ngày là được. 

14. Làm món ăn

Phần quả hay ho lá của cây lúc còn non có thể được dùng làm món ăn như nộ, xào hay luộc đều rất ngon.

15. Dị ứng

Lấy 1 nhúm vỏ núc nác đem nấu nước hoặc nấu cao lỏng để uống. Cùng với đó thì lấy nước này rửa ngoài chỗ cần điều trị. 

16. Bổ trợ điều trị ung thư

Vỏ núc nác mà đẽo ở trên cây tươi rồi đem phơi khô thì gọi là hoàng bá nam. Dược liệu này ngột mà đắng, mát nên dùng để giải độc, trừ nhiệt táo thấp tốt. 

Hoàng bá nam cùng với các thảo dược khác làm thành nhiều bài thuốc giải độc, loại bỏ khối u, hay nâng cao hệ miễn dịch tốt,… Bởi vì theo đánh giá vỏ núc nác có ít nhất 5 loại flavonoids.

Hiện nay các phương pháp Đông y được nhiều nơi áp dụng.

17. Các vết lở ngứa bị chảy máu vàng

Lấy sài đất, vỏ núc nác và sâm đại hành ố gam như nhau. Sau đó đem nấu thành cao đặc. Rửa sạch các vết ngứa rồi thì lấy cao này bôi vào. 

18. Hắc lào

Đầu tiên làm sạch chỗ bị hắc lào bằng nước muối loãng hoặc nước ấm. Sau đó bẻ quả chuối xanh ra (nên chọn chuối tây hoặc chuối cơm) rồi xát vào chỗ đó. Tiếp tục cạo lớp vỏ xám bên ngoài vỏ cây núc nác rồi giã nát. Lấy nước bôi vào chỗ bị hắc làm. Ngày làm vài ba lần. 

19. Trẻ nhỏ bị lở đầu

Nấu nước từ 50g hạt xà sàng và 1 lạng vỏ núc nác để rửa chỗ ngứa cho trẻ ngày 1 lần là được. Liệu trình vài ba ngày tùy theo tình trạng bệnh. 

20. Đi đại tiện khó

Táo bón là do lượng chất thải trong có thể không thể tống ra ngoài được. Nếu để lâu các chất độc sẽ ngấm ngược lại vào cơ thể và gây ảnh hưởng đến đường ruột. Còn chưa kể táo bón mà đi đại tiện thì đúng là cực hình. Để khắc phục tình trạng này thực tế có rất nhiều bài thuốc để điều trị táo bón. Một trong các bài thuốc được nhiều người tin dùng nhất là bài thuốc từ cây núc nác đấy! 

15g lá cối xay và 15g vỏ núc nác đem nấu nước uống trong ngày. Liệu trình vài ngày liên tục. 

21. Viêm phế quản

30g đường phèn và 10g hạt núc nác đem nấu nước uống trước khi ăn các bữa chính 1 tiếng. 

Nếu kèm theo ho, đau họng, không nói được thì dùng bài sau. 12g khoản đông hoa, 12g tang bạch bì, 12g hạt núc nác. Đem nấu nước rồi chia ra làm 3 lần uống trước ăn 1 tiếng. 

22. Ngộ độc thức ăn

Với cuộc sống hiện đại như này, thực phẩm luôn là vấn đề khiến người ta quan tâm. Bởi đó là những thứ đi vào cơ thể mà hoàn toàn không biết nó có an toàn hay không? Chính vì thế mà tình trạng ngộ độc hiện nay luôn là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Nếu tìm được nguồn thực phẩm sạch thì không sao?

 Nhưng nếu chẳng may nguồn thực phẩm chưa được an toàn khiến bạn không khỏe khi sử dụng. Thì hoàn toàn có thể sử dụng bài thuốc từ cây núc nác để điều trị. 

Nấu nước từ vỏ núc nác để uống hoặc nghiền bột hòa với nước để uống. 

23. Người bị sai khớp hoặc bong gân

Tùy tình trạng bệnh mà bạn chuẩn bị các nguyên liệu sau số gam cho thích hợp. Miễn sao chúng bằng nhau là được. Nguyên liệu gồm có vò sòi, lá thầu dầu tía, hạt máu chó, lá bưởi bung, lá mua, huyết giác, gừng sống. Thêm lá canh châu, mủ xương rồng, quế, lá đau xương, hồi hương, đinh hương, vỏ núc nác, tầm gửi cây khế, nghệ nữa. 

Nếu bệnh nhân bị đau thì  thêm giấm và không dùng lá đau xương. Sau đó đem các nguyên liệu giã nát rồi sao nóng lên và mang đi chườm vào chỗ đau. 

24. Người bị trĩ

10 người thì 9 người bị bệnh trĩ. Như vậy có thể thấy bệnh trĩ cũng không phải là bệnh gì quá nguy hiểm hay to tát. Chỉ là nó khiến người bệnh cảm thấy khó chịu trong thời gian bị bệnh thôi. 

Nếu muốn chấm dứt tình trạng đau tức hậu môn hay kèm theo máu khi đi đại tiện. Thì bạn có thể dùng bài thuốc từ cây núc nác để điều trị. Những người bệnh nhẹ thì tỉ lệ thành công rất cao. Còn người bệnh nặng thì nên kết hợp với các phương pháp khác để điều trị bệnh cho hiệu quả. 

Ngũ bội tử, hoa kính giới, vỏ núc nác mỗi vị đúng 12g. Thêm 4g phèn phi nữa rồi nấu với 2 bát con nước để rửa hậu môn hằng ngày. 

25. Thấp khớp dẫn đến sưng đau

Nguyên liệu cần có rễ bưởi bung, vỏ núc nác, kê huyết đằng, độc lực, gia bì chân chim, rễ cỏ xước. Thêm độc hoạt, thiên niên kiện,  phòng kỷ, quế chi và rễ trinh nữ theo tình trạng bệnh.

Đầu tiên cho các nguyên liệu vào nồi trừ thiên niên kiện, quế chi và độc hoạt ra. Sau đó đổ nước ngập thảo dược đúng 20cm. Lần đầu sắc 6 tiếng. Sau đó gạn ra. Lần 2 thêm nước cũng như thế đun thêm 3 giwof nữa. 

Trộn 2 loại nước này lại rồi đun thêm 40p thì cho các nguyên liệu còn lại vào. Đun đến khi nước sâm sấp mặt thảo dược là được. Sau đó khi uống thì hòa với siro đơn nồng độ 10%.

Ngày dùng tối đa 250ml chia đều cho 2 lần. Bài thuốc này không dùng cho mẹ bầu. 

26. Sốt xuất huyết có ngứa

Bệnh sốt xuất huyết mới khởi phát bạn hoàn toàn có thể tự điều trị ở nhà được. Nghĩa là mình có thể theo dõi tình trạng bệnh rồi điều trị. Chứ không nhất định là phải đến các cơ sở y tế. Những lúc như này thì những biện pháp đơn giản mà hiệu quả từ Đông y thì được nhiều người tin dùng. Trong đó có bài thuốc điều trị sốt rét từ cây núc nác. Bài thuốc này khá đơn giản nhưng mà hiệu quả. 

Bông mã đề và vỏ núc nác mỗi vị đúng 20g. Thêm rau má và cỏ mực mỗi vị đúng 30g nữa. Đem nấu nước uống hoặc giã nát để chắt lấy nước cốt để uống. 

27. Người bị bỏng

Đối với các vết bỏng dù nặng hay nhẹ thì đều cần điều trị ngoại khoa. Vừa giúp bệnh nhanh lành lại vừa hạn chế được các tổn thương để lại trên da. Phương pháp dùng cây núc nác để chữa bỏng nên được kết hợp với các phương pháp điều trị chuyên sâu. Để làm sao mà bệnh tình nhanh đỡ nhát. Cũng như không để lại sẹo trên da.

20g bồ công anh, 16g mạch môn, 16g kim ngân hoa, 16g thạch hộc, 12g vỏ núc nác, 12g sinh địa, 8g quả dành dành. Đem nấu nước uống trong ngày. 

28. Đái rắt

Tình trạng đái rắt có thể gặp ở bất cứ ai. Từ người già cho đến trẻ nhỏ. Đái rắt thực chất là do lượng nước tiểu trong bàng quang ít nên không đủ để tống ra ngoài. Vừa gây tình trạng đau xót vừa có thể gây bệnh. 

Vì nước tiểu ít có thể làm các chất cặn không tống ra ngoài đường và gây tắc nghẽn. Chính vì thế mà lúc này các bài thuốc từ cây núc nác sẽ giúp thông tiểu dễ dàng. Cũng như ngăn ngừa trước nguy cơ bị bệnh.

Chi tử, thạch hộc, vỏ núc nác mỗi vị đúng 12g. Thêm 4g nhục quế và 20g rau má nữa thì đem nấu nước để uống. Bệnh nặng ngày dùng 2 thang. Bệnh nhẹ ngày dùng 1 thang. 

29. Công dụng của cây núc nác được dùng ở các nước khác nhau

Nhận thấy công dụng tuyệt vời của cây núc nác mà nhiều nước trên thế giới đã tận dụng triệt để nguồn thảo dược tuyệt vời này. Trong đó có Việt nam mình. Ở mỗi nơi người ta lại khai thác ra những công dụng đặc biệt có trong cây núc nác. Để từ đó ứng dụng vào thực tế rồi chữa bệnh cho con người. Ví dụ như ở Việt Nam hay Ấn Độ chẳng hạn. 

Người Ấn Độ dùng vỏ cây để điều trị các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy hay kiết lỵ. Ngoài ra còn dùng làm thuốc điều trị phong tê thấp nhẹ hay thuốc bổ đắng. Quả núc nác hay được dùng trong các bài thuốc điều trị chứng tiêu hóa không ổn định. Khi bị rắn cắn thì người ta dùng hạt núc nác. 

Người Malaysia thì nấu nước từ lá cây núc nác để điều trị đau dạ dày hay đau khớp. Nếu để làm nước rửa thì có thể điều trị đau đầu, viêm loét ngoài da hay lách to. Còn hạt của cây hay được dùng cho động vật.

Người Nepal tận dụng cả thân vỏ và rễ của cây để làm thuốc chống viêm tự nhiên.

nước ra lấy dịch từ núc nác để sản xuất Nunaxin điều trị các bệnh ngoài da hay hen phế quản dạng nhẹ ở trẻ.

30. Công dụng khác của các bộ phận trên cây núc nác

Vỏ và hạt của cây có các flavonoid nên tốt cho người bị bệnh viêm nhiễm hay bệnh ngoài da. 

Hoa, quả hay lá non khi nấu chín lên có thể ăn được. Quả núc nác non hay được vùi vào tro đến chín thì lấy ra ăn. Lõi quả còn có thể làm rau để xào.

Khi bị viêm họng cấp  hay lâu ngày thì có thể dùng hạt. Bệnh ho gà, hay đau thượng vị, đau khu vực sườn cũng có thể dùng hạt cây núc nác. 

Vỏ cây núc nác có thể điều trị tình trạng viêm gan dẫn đến vàng da, bàng quang viêm. Ngoài ra trẻ nhỏ bị sởi hay ban trái, hoặc người ho khàn tiếng cũng có thể dùng được. Trẻ em bị bệnh về phế quản cũng có thể dùng. 

3. Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây núc nác

Có thể thấy cây núc nác thực sự có rất nhiều công dụng. Bạn cứ nhìn vào bảng công dụng của nó thì thấy. mặc dù chỉ là loại cây mọc hoang thôi nhưng công dụng lại chẳng thua kém gì những loại cây cao quý cả.

Chính vì thế mà nhiều bài thuốc từ cây núc nác đến hiện tại cũng được nhiều người tin dùng. Thực tế bạn hoàn toàn có thể áp dụng các bài thuốc này để điều trị. Miễn sao nó an toàn với bản thân là được. 

Và để đảm bảo được độ an toàn cho bản thân thì bạn cần ghi nhớ những điều sau. Có như vậy khi sử dụng cây núc nác không lo sức khỏe của bản thân bị ảnh hưởng nữa đâu nhé! 

3.1 Đối tượng không nên dùng cây núc nác

Có thể nói cây núc nác có rất nhiều công dung. Không chỉ người Việt nam tận dụng nó để chữa bệnh. Mà đến cả người nước ngoài cũng khai thác triệt để công dụng của nó. Để phục vụ cho con người. Chính vì thế nếu nói về công dụng của cây thì không thể phủ nhận được

Tuy nhiên nói đi cũng cần nói lại, cây núc nác dù tốt là thế nhưng nó không dành cho tất cả mọi người. Nghĩa là có những người dùng nó thì đúng là thần dược. Trong khi có những người dùng nó thì chẳng khác nào thuốc độc cả. Chính vì thế nếu có ý định điều trị bệnh bằng cây núc nác thì bạn nên cân nhắc cẩn thận. Nếu nằm trong nhóm các đối tượng dưới đây thì tốt nhất là không nên sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân. 

Vì bản thân cây núc nác đã có tính hàn rồi nên người thể trạng hàn hay tỳ hư vị nhược không nên dùng.  Người đầy bụng hay đi đại tiện phân lỏng, tiêu chảy lâu ngày cũng nên tránh dùng.

Người đang bị cảm lạnh kèm theo ho, ốt có nước mũi tốt nhất không nên dùng.

Mặc dù núc nác là loại thảo dược có thể điều trị được bệnh. Nhưng trước khi dùng thì bạn nên xin ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn. Cũng như mang lại hiệu quả. 

3.2 Khuyến cáo liều lượng cây núc nác nên dùng

Bạn biết không đến những thứ tuyệt vời như nhân sâm còn cần có liều lượng chính xác khi dùng. Thì sao núc nác lại không có chứ. Sở dĩ các thầy thuốc đặt ra liều lượng như vậy là bởi vì muốn an toàn cho người dùng là đầu tiên. Sau đó là sẽ căn cứ vào khả năng hấp thụ của cơ thể để tránh lãng phí, Chứ không tự nhiên mà đề ra ngày dùng bao nhiêu gam đâu.

Và đương nhiên với mỗi người khác nhau thì liều lượng cũng khác nhau lắm. Do đó với liều lượng chung chung như mình nói dưới đây. Bạn có thể cân nhắc để điều chỉnh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Để điều trị cho an toàn và hiệu quả nhé! 

Cây núc nác khi làm thuốc người ta nấu cao hay nghiền bột đều được. Nhưng cũng có thể nấu nước để làm nước rửa bên ngoài. 

Nếu dùng dưới dạng thuốc sắc thì hạt của cây chỉ nên dùng từ 1,5 đến 3g mỗi ngày mà thôi. Vỏ cây thì có thể dùng từ 15 đến 30g 1 ngày. 

4. Kết luận

Có thể thấy được rằng cây núc nác dù chỉ là cây mọc hoang thôi. Nhưng tác dụng của cây núc nác thì hoàn toàn không thể phủ nhận. Dù là điều trị các bệnh đơn giản thì nó cũng hoàn toàn đáng được ghi nhận. Và cũng chính bảng thành phần công dụng đơn giản nhưng tuyệt vời như vậy. Mà cây núc nác vẫn giữ được vị trí đẹp trong lòng người yêu các phương thuốc Đông y.

Nhưng dù sao đây cũng chỉ là các bài thuốc truyền miệng. Nên nó có thể hợp với người này hoặc không hợp với người kia. Do đó bạn cần xin ý kiến bác sĩ trước khi điều trị. Để đảm bảo an toàn toàn cho bản thân. Cũng như giúp các bệnh tình mau chóng có tiến triển.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)