[ Cây ngũ sắc ] – tác dụng, cách dùng và cách trồng – chăm sóc

Cây ngũ sắc có tên khoa học là Ageratum conyzoides. Ngoài tên gọi ngũ sắc, loài cây này còn có nhiều tên gọi khác như hoa cứt lợn, hoa ngũ vị, cây cỏ hôi. Cây ngũ sắc mọc nhiều ở nước ta, là vị thảo dược có tác dụng chữa viêm xoang rất công hiệu.

Cùng tìm hiểu về đặc điểm và công dụng của cây ngũ sắc trong bài viết hôm nay nhé!

1. Giới thiệu về cây ngũ sắc

1.1 Đặc điểm của cây ngũ sắc là gì?

Cây ngũ sắc mọc rất nhiều ở nước ta, đặc biệt là các vùng nông thôn, miền núi có thể dễ dàng tìm thấy loại cây mọc dại này. Bên cạnh tên gọi cây ngũ sắc, dân gian còn gọi loài cây này là cỏ hôi hay hoa cứt lợn.

Cây ngũ sắc là một giống cây thân thảo, trên thân có nhiều lông mềm. Chiều cao trung bình từ 25 – 50cm, thường mọc thành các bụi ở ven đường, trên đồi hay các cánh đồng ở làng quê. Hoa của cây ngũ sắc có màu tím, xanh rất đẹp. Hoa nhỏ như những chấm đốm li ti trên cành lá xanh mượt rất đẹp.

Tác dụng của cây hoa ngũ sắc

Tác dụng của cây hoa ngũ sắc

Cây ngũ sắc thường mọc dại, chúng có sức sống khỏe và nếu trồng tại nhà thì rất dễ chăm sóc. Khi thu hái, người ta sẽ nhổ cả cây, cắt bỏ rễ, rồi đem phơi khô hoặc dùng tươi. 

Trong cây ngũ sắc có hàm lượng tinh dầu cao. Mùi hơi khó ngửi như rất có tác dụng dược tính. Theo nghiên cứu cây ngũ sắc có khả năng chống phù nề, chống viêm, ngăn ngừa dị ứng cấp tính và mãn tính. 

Hoa ngũ sắc thường nở vào tháng 4 đến tháng 7. Hoa mọc nhiều nhưng kích thước mỗi bông chỉ như chiếc cúc áo. Sắc tím lãng mạn của loài hoa đồng nội tô sắp cho không gian thêm phần tươi đẹp. 

1.2 Công dụng theo từng bộ phận

Cây ngũ sắc có nhiều công dụng chữa bệnh. Cả cây từ rễ cho đến lá, hoa đều có những công dụng riêng:

  • Lá cây ngũ sắc có tác dụng điều trị bệnh viêm phế quản, tiểu đường. Ngoài ra còn có tác dụng làm lành các vết thương ngoài da, trị ghẻ lở, cầm máu và giúp nhuận tràng.
  • Hoa ngũ sắc giúp trị bệnh cao huyết áp và chứng ho ra máu
  • Rễ cây ngũ sắc giúp chữa đau răng và đau nhức xương khớp hiệu quả
  • Cây ngũ sắc:

2. Những cách dùng cây ngũ sắc chữa bệnh

Hoa ngũ sắc có nhiều công dụng trong đời sống hằng ngày. Đặc biệt là công dụng chữa nhiều căn bệnh thường gặp như phù nề, viêm xoang và hỗ trợ làm lành vết thương do bỏng. Bên cạnh đó khi bị gàu hay trẻ em bị chốc sài có thể dùng cây ngũ sắc cắt về nấu nước tắm gội.

2.1 Trị các bệnh về da

Khi gặp các vấn đề về da liễu bạn có thể dùng cành hoặc lá tươi của cây ngũ sắc để chữa. Cho cành và lá cây vào nồi nước nấu lấy nước đặc rồi ngâm rửa hằng ngày. Tình trạng da sẽ nhanh chóng được cải thiện.

2.2 Cây ngũ sắc giúp cầm máu hiệu quả

Cách dùng cây ngũ sắc cầm máu được tiến hành như sau:

  • Lá và hoa ngũ sắc: 30g
  • Gừng: 10g

Bạn lấy lá và hoa ngũ sắc cùng gừng phơi hoặc sấy khô rồi tán nhỏ, dùng một chiếc rây lọc lấy bột mịn. Phần bột thu được bạn rắc một lớp vừa đủ vào vết thương rồi băng lại bằng băng gạc sạch. Mỗi ngày bạn thay bằng một lần vết  thương sẽ nhanh chóng cầm máu và chóng lành. 

Bên cạnh đó có một cách đơn giản hơn là bạn dùng lá cây ngũ sắc tươi rửa sạch, giã cho nát rồi đắp vào vết thương. Tuy nhiên phương pháp này chỉ sơ cứu tạm thời, bạn vẫn nên đến cơ sở y tế để được sơ cứu kịp thời. 

Hoa ngũ sắc có tác dụng gì?

Hoa ngũ sắc có tác dụng gì?

2.3 Dùng cho những trường hợp ho ra máu

Hoa ngũ sắc rất hiệu quả để chữa chứng ho ra máu. Bạn dùng 15 – 20g hoa ngũ sắc tươi (có thể thay bằng 6 – 10g hoa ngũ sắc khô) sắc với 200ml nước. Khi nước thuốc còn khoảng 50ml thì đổ ra chén uống trong ngày. Nếu bạn cảm thấy nước thuốc khó uống có thể thêm chút đường cho dễ uống. Bên cạnh tác dụng chữa ho ra máu, nước cây ngũ sắc còn có tác dụng chữa cảm sốt và bệnh ôn nhiệt vào mùa hè và mùa thu. 

2.4 Giúp giải độc rắn

Khi bị rắn cắn bạn có thể sơ cứu bằng cây ngũ sắc. Nguyên liệu gồm có:

  • 20g rễ hoa ngũ sắc
  • 30g dây tơ hồng
  • 20g rễ hoa bạch xà
  • 10g dây thần thông

Tất cả dược liệu trên bạn thái nhỏ, phơi khô rồi sắc với nước. Mỗi ngày chia uống 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 20 phút. 

2.5 Dùng tốt cho người bị bệnh đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường có thể chữa bằng cây ngũ sắc. Bạn phơi khô toàn bộ lá, cành và hoa cây ngũ sắc. Sau đó cắt nhỏ rồi bảo quản trong túi hoặc lọ.

Mỗi ngày bạn lấy ra khoảng 40g sắc cùng 500ml nước. Khi nước còn 150ml thì đổ ra chén uống thay trà hằng ngày. Bên cạnh đó bạn kết hợp ăn cháo củ mài hay cháo củ súng sẽ giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Với bài thuốc này bạn dùng liên tục trong 10 ngày. 

Sử dụng hoa ngũ sắc trị bệnh

Sử dụng hoa ngũ sắc trị bệnh

2.6 Bài thuốc giảm các triệu chứng mẩn ngứa

Với bệnh mẩn ngứa, bạn dùng 30 – 50g lá và hoa cây ngũ sắc nấu nước. Sau đó dùng phần nước ngày pha loãng với nước lạnh cho ấm rồi dùng tắm rửa mỗi ngày. 

2.7 Tốt cho bệnh đau xương khớp ở người cao tuổi

Bạn dùng 25g rễ cây ngũ sắc khô hoặc 40g ngũ sắc tươi sắc lấy nước uống hằng ngày hoặc dùng ngâm rượu cũng rất tốt cho người cao tuổi mắc bệnh đau xương khớp. 

2.8 Tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Với những bệnh nhân mắc tiểu đường có thể dùng 20g thân, lá cây ngũ sắc khô sắc với nước uống hằng ngày. Nước cây ngũ sắc có tác dụng hạ đường huyết rất hiệu quả. 

3. Những điều cần chú ý với cây ngũ sắc

Nhiều người thường nhầm lẫn cây hoa ngũ sắc với cây bông ổi cũng thường gọi là ngũ sắc và cây hy mà nhiều nơi vẫn thường gọi là cây cứt lợn. 

Xưa kia người ta thấy cây hoa cứt lợn có tác dụng trị bệnh tốt nhưng cái tên lại khó nghe nên đã gọi nó là cây ngũ sắc, ngũ vị hay cây bông ổi. Do đó bạn nên chú ý nhận biết và sử dụng cho đúng để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa ngũ sắc

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa ngũ sắc

4. Cây ngũ sắc (bông ổi hay trâm ổi)

Cây ngũ sắc này khác với loài cây ngũ sắc nhắc đến ở trên. 

4.1 Đặc điểm

Cây ngũ sắc là giống cây bụi thân gỗ, cành non dài, mềm và có lớp lông mềm bên trên, trên cành cũng có những gai mềm cong xuống. Cây ngũ sắc sau khi ra hoa sẽ kết quả. Quả của loài cây này có hình cầu, màu xanh, vị thơm như quả ổi. Khi quả chín mọng sẽ chuyển sang màu đen và hạt cứng, xù xì.

Lá cây ngũ sắc hình trái xoan, trên mặt lá có lớp lông mỏng, mềm, màu xanh nhạt. Hoa của cây ngũ sắc nở quanh năm. Hoa nhỏ, hình cầu với nhiều màu sắc đa dạng như vàng, hồng phấn, trắng, tím, trắng…Có những loại hoa màu sắc còn thay đổi theo thời gian.

Trên thân cây có nhiều bướu nhỏ. Một số cây cao trên 3m các nghệ nhân sẽ cắt tỉa cành để tạo dáng thành cây bonsai rất đẹp. Một số dáng cây nổi bật như: dáng thác đổ, dáng trực, dáng huyền…

Hoa ngũ sắc nổi bật với màu sắc đẹp, hoa sai, nở quanh năm và đặc biệt là sức sống khỏe dù không mất nhiều công chăm sóc. Do vậy, cây ngũ sắc thường được bứng về trồng làm hàng rào, tiểu cảnh hay tạo dáng thành các cây cảnh bonsai. Điều đặc biệt là khí hậu càng khắc nghiệt cây càng cho hoa rực rỡ.

Cây ngũ sắc thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, cây mọc trên đất, trồng trong chậu hay treo trên giàn đều đẹp và duyên dáng. Các nghệ nhân có tay nghệ ghép hoa ngũ sắc lên cây thân gỗ khác để tạo thành những dáng cây đẹp, sang, giá trị trưng bài trong vườn và nhà.

4.2 Cách chăm sóc

Đất trồng:

Cây hoa  ngũ sắc không kén đất trồng. Tuy nhiên giống cây này không chịu được ngập úng nên khi trồng bạn nên trộn thêm cát, xơ dừa để tăng độ thoát nước cho đất. Nếu trồng cây trên đất thịt thoát nước kém bạn nên tiết chế lượng nước tưới lại để cây không bị úng. 

Cây có khả năng sinh trưởng tốt nhưng để cây cho dáng đẹp, lá hoa đều thì bạn cần cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp. Khi bạn trồng ở nền đất bình thường rễ cây sẽ tự động cắm sâu và lan rộng trong lòng đất để tìm chất dinh dưỡng. Tuy nhiên khi trồng trong chậu rễ cây sẽ bị hạn chế diện tích nên bạn buộc phải bổ sung chất dinh dưỡng cho cây.

Phân bón:

Cây cảnh trồng trong chậu nếu bạn không bón phân vô cơ sẽ khiến cho cây bị teo rễ và nhanh chết. Ngoài ra bạn có thể bón thêm phân chuồng ủ hoai mục để giúp cây luôn xanh tốt. Khi bón phân bạn rải đều và xới đất ở thành chậu để cây nhanh hấp thụ chất dinh dưỡng. Thời gian bón phân khoảng 1 tháng 1 lần. 

Tưới nước:

Bạn có thể tưới 2 – 3 lần mỗi ngày nếu cây thoát nước tốt. Tuy nhiên nên giảm lượng nước tưới khi cây trồng trên đất thịt kém thoát nước hay trời mưa nhiều.

Ánh sáng:

Cây ngũ sắc cần nhiều ánh sáng tự nhiên để ra hoa đẹp. Mỗi ngày cây cần khoảng 4 – 6 giờ đón nhận ánh sáng trực tiếp. Tuy nhiên nếu ánh sáng chiếu trực tiếp trong thời gian dài cũng dễ khiến cây bị khô chết.

Kỹ thuật tạo bonsai:

Để tạo dáng bonsai cho cây ngũ sắc người nghệ nhân thường dùng những cây có phần thân to, xù xì, thường  mọc ở những vùng núi đá. Tiếp đó tùy vào tình hình của cây và dáng cây muốn tạo để uốn nắn, tỉa, ghép cây cho đẹp. Thường sẽ mất một khoảng thời gian nhất định để cây giữ được dáng đẹp. 

5. Lời kết

2 loại cây có chung một cái tên dễ khiến nhiều người nhầm lẫn. Hy vọng rằng với những gì mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn nắm bắt được những thông tin quan trọng về cây ngũ sắc nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)