14 tác dụng của Cây ngô đồng – công dụng siêu bất ngờ

Nếu là 1 người ưa cây cảnh thì hẳn bạn chẳng còn xa lạ gì đối với cây ngô đồng nữa. Bởi theo truyền thuyết thì cây ngô đồng có sức hấp dẫn với loài phượng hoàng. Đây là 1 trong tứ linh cao quý. Chính vì thế mà nó được cho là có ý nghĩa chỉ sự sang quý, may mắn. Người ta hay đặt chúng ở nơi làm việc hay phòng khách.

Cây ngô đồng

Cây ngô đồng

Tuy nhiên theo Đông y thì đây lại là loại cây chữa bệnh tuyệt vời đấy! Song nó cũng là loại có độc tính cực kỳ cao. Dùng vào nhẹ thì bị nôn mửa. Nặng hơn có thể hôn mê hoặc tử vong nữa đấy!

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của cây ngô đồng cũng như tác hại của nó thì hãy cùng chúng mình đọc bài viết dưới đây nhé!

1. Cây Ngô Đồng là gì? cách nhận biết, đặc điểm và phân loại

Trước khi tìm hiểu xem cây ngô đồng có công dụng gì? Tác dụng phụ của nó có không? Thì chúng ta cần hình dung cây ngô đồng là cây gì đã. 

1.1 Mô tả về cây ngô đồng

Ngoài cái tên cây ngô đồng đã quá nổi tiếng, thì 1 số nơi người ta sẽ gọi là cây vạn linh, cây sen núi hay sen lục bình,.. Tuy nhiên thì nếu nói về tên tiếng ANh lại chỉ có 1 mà thôi. Đó là Jatropha podagrica Hook.f. Cây ngô đồng được xếp vào loại thực vật thuộc họ thầu dầu.

Gốc cây to và xù xì. Nói chung là 1 cây ngô đồng thì khá ít nhánh. Lá cây thì cũng vì thế mà không nhiều. Chúng sẽ mọc ra trên thân với phần cuống ở gần gốc. Mỗi lá lại chia thành từng thùy một. Có cây 3 thùy, có cây lại 5 thùy. Lá có màu xanh đậm và mặt lá thì nhẵn. 

Hoa ngô đồng thường mọc thành từng cụm. Những bông hoa nhỏ xinh nhưng vẫn có 5 cánh đầy đủ. Mỗi bông chỉ dài tầm 7 đến 8mm thôi. Nhưng tự lại với nhau thành từng cụm hệt như những rặng san hô đỏ tươi vậy.

Khi hoa tàn sẽ lộ quả ngô đồng cứng và xanh bóng. Quả có hình trái xoan xinh xắn. Khi quả già nó sẽ nổ tung tóe khắp nơi. Do đó người ta mới có câu là dù không trồng cây ngô đồng vẫn tự mọc được đấy!

1.2 Cây ngô đồng được trồng nhiều ở đâu? Thu hái nó như thế nào?

Cây ngô đồng mà có thân phình to thường được dùng làm cảnh. Lần đầu tiên nó được tìm thấy ở Trung và Nam Mỹ. Hiện nay thì nó có mặt ở nhiều nước rồi. Tại Việt Nam thì nó có thể được tìm thấy ở khắp nơi. Từ miền Bắc cho đến miền Nam. Dù là đồng bằng hay vùng núi đều có.

Còn đối với loại ngô đồng mà cho bóng mát được thì nó được tìm thấy ở các nước như Nhật Bản hay Trung Quốc. Ở Campuchia người ta cũng gặp loại cây này. Phần lớn nó là cây hoang ẩn sâu trong rừng. Ở những miền núi đá vôi cũng có nhưng ít hơn. Những nơi mà có đất chua như ở nước ta cũng trồng được.

Nếu muốn thu hoạch cây ngô đồng thì bạn có thể làm việc này quanh năm. Hầu như toàn bộ cây đều có thể dùng được. Từ vỏ, thân cho đến lá cây đều có thể thu hoạch làm thuốc.

1.3 Những thành phần có trong cây ngô đồng

Y học hiện đại chưa có báo cáo cụ thể nào về các thành phần có trong cây. Chỉ biết là quả cây ngô đồng có chứa nhiều curin – là 1 chất độc mạnh. Trong hạt thì có tới gần 1 nửa là lượng tinh dầu. 

Nhìn chung cả hạt và quả đều có hàm lượng chất độc curin lớn. Thậm chí các bộ phận của cây đều có. Nếu dùng không đúng cách thì có thể bị nôn mửa, hôn mê thậm chí là tử vong.

Đối với y học cổ truyền thì rễ cây mát nhưng hơi đắng. Còn lá thì ngọt hơn và có tính ôn.

Cây ngô đồng có nhiều tác dụng với sức khỏe

Cây ngô đồng có nhiều tác dụng với sức khỏe

1.4 Có mấy loại cây ngô đồng? Đó là những loại nào?

Hiện nay người ta phân cây ngô đồng thành 2 loại nhỏ. 1 là cây ngô đồng cảnh. 2 là cây ngô đồng thân gỗ. Mỗi loại lại có hình dáng khác nhau rõ rệt. 

Cây ngô đồng để làm cảnh

Điều đặc biệt của cây ngô đồng cảnh là phần gốc phình ra rất to. Có thể nói là giống như 1 cái lọ vậy. Nhìn chung là cây không phân nhánh. Hay nói đúng hơn là phân nhánh ít. Thân cây xù xì chứ không nhẵn mịn chút nào.

Thân cây có thể có chiều cao lên đến 1m. Thân có màu xanh chứ không xanh hay nâu như nhiều loại khác. Trên thân sẽ có những vết sẹo tự nhiên. 

Lá cây to, nhặn và có màu xanh thẫm đẹp mắt. Khi lá mọc ra sẽ có 1 đoạn cuống ngắn đính ở gần gốc cây. Trên mỗi lá lại chia ra thành 3 đến 5 thuỳ giống chân vịt vậy. Mặc dù các thùy lá đều to nhưng phiến lá lại há hẹp. Càng trưởng thành thì lá cây càng có màu đậm hơn.

Hoa ngô đồng mỗi bông thì nhỏ xinh chỉ tầm 5 đến 8mm thôi. Nhưng vẫn đủ 5 cánh đầy đủ xinh tươi nhé! Tuy nhỏ nhắn là thế nhưng chúng lại tụ tập thành từng cụm to nhìn rất đẹp mắt. Nhìn như những đốm lửa rực rỡ vậy. Hoa ngô đồng thì có cả hoa đực và hoa cái.

Khi hoa tàn bạn sẽ thấy quả ngô đồng. Quả ngô đồng nhìn chung là cứng và có màu xanh bóng đẹp mắt. Quả ngô đồng hình trái xoan hay nói đúng hơn là hình trứng nhìn rất đẹp. Quả ngô đồng thì khi còn non thì có màu xanh nhưng khi chín già nó lại chuyển sang màu xanh pha chút xanh xanh. Khi quả già sẽ tự nổ tung. Các hạt đen bắn ra khắp nơi.

Cây ngô đồng thuộc họ thân gỗ

Loại này thì cao to hơn nhiều. Mỗi cây có chiều cao từ 7 đến 15m cơ. Lá cây cũng rất to và rộng. Và cũng chia ra thành từng thùy như cây ngô đồng cảnh anh em. Lá cây thì cũng nhẵn mịn thôi. Nhưng cuống lá thì dài hơn loại cây anh em. Thường thì cuống lá sẽ dài từ 30cm trở lên.

Thùy lá của cây thì nhọn ở đỉnh. Nhìn khá giống hình tam giác. Mỗi thùy thì sẽ có các rãnh để chia cách nhau ra. Thường thì sẽ có 7 rãnh chính. Cũng có thể nhiều hơn hoặc ít hơn. 

Hoa ngô đồng nhìn chung dù là loại nào cũng mọc tụ lại với nhau. CHỉ khác là loại này có hoa màu vàng và có đài hoa. Đài hoa thì dài gần 1cm. Thế thôi. 

Cây cũng có quả nhưng chỉ có 2 đến 4 hạt bên trong thôi. Quả ngô đồng của cây này thì vỏ mỏng to tầm bằng ngón tay trỏ.

Xem thêm:

2. Cây ngô đồng dùng để làm gì? Tác dụng của cây Ngô Đồng

Cũng vì cây ngô đồng chia làm 2 loại khác nhau nên công dụng của nó cũng khác nhau hoàn toàn. Bạn sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh của mình mà sử dụng sao cho hợp lý là được. 

2.1 Cây ngô đồng cảnh để chữa bệnh

Không chỉ là 1 loại cây cảnh đẹp mà nó còn là loại thảo dược chữa được khá nhiều bệnh khác nhau đấy! 

1. Tan mủ ở mụn nhọt

Bạn hái lấy 1 vài lá ngô đồng tươi rồi rửa cho sạch đất bụi. Sau đó cho vào cối giã nát cùng chút muối biển. Lấy hỗn hợp đắp lên chỗ mụn là được. Có thể để nguyên hoặc có thể băng gạc lại cũng được.

Liên tục làm từ 3 đến 5 ngày tùy tình trạng mụn. Mỗi ngày chỉ cần 1 lần thôi. Mụn sẽ mau chóng được tiêu sưng, hết mủ và xẹp đi.

2. Làm xẹp mụn khi mới sưng

Đối với mụn mới hình thành thì chỉ cần bẻ lá ngô đồng ra rồi lấy nhựa bôi vào chỗ mụn là được. Trong ngày lúc nào rảnh thì bôi. Mụn của bạn sẽ mau chóng không sưng tấy hay có mủ đâu.

3. Giúp vết thương không bị nhiễm trùng

Với những vết thương nhỏ như đứt tay hay dao cứa đơn giản thì cũng dùng nhựa cây ngô đồng để bôi vào. Nó sẽ làm vết thương của bạn tránh bị viêm nhiễm hay có mủ. 

Thậm chí khi vết thương lành còn không có sẹo nữa cơ.

4. Tăng cường sức khỏe nam giới

Thân cây ngô đồng được sử dụng nhiều để giúp súc khỏe sinh lý của nam giới tốt hơn. Người ta làm như sau. Lấy thân cây thái mỏng rồi phơi khô và sao thơm lên. Sau đó cho vào bình ngâm với rượu. Sau 3 tháng thì mang ra dùng. Khi nào dùng chỉ cần 1 chén nhỏ cỡ 15 đến 20ml là được rồi. Không dùng hơn.

2.2 Cây ngô đồng thân gỗ trong việc chữa bệnh cho con người

Cũng tương tự như người anh em, cây ngô đồng thuộc họ thân gỗ cũng có những công dụng riêng biệt trong việc điều trị bệnh. 

1. Teo búi trĩ

Để làm teo búi trĩ bạn chỉ cần dóc lấy vỏ cây đem phơi khô rồi đốt thành tro. Sau đó trộn than với dầu rồi đắp hỗn hợp vào hậu môn đã làm sạch là ok.

2. Trị các bệnh về khớp

Bạn lấy từ 15 đến 30g rễ cây ngô đồng tùy tình trạng bệnh mà căn chỉnh. Sau đó cho vào nồi để đun lấy nước uống là được.

3. Điều trị tình trạng thủy thũng

Bạn có thể dùng từ 1 đến 2 thìa hoa tươi (chừng 10 đến 15g) rồi đun lấy nước để uống trong ngày. Hoặc bạn mang hoa đi phơi khô rồi nghiền bột. Khi nào uống thì lấy 1 thìa cà phê nhỏ chừng 3 đến 5g để uống.

Cách uống này để trị bỏng rất hiệu quả.

4. Hạ huyết áp, giảm mỡ máu

Cũng với lượng hoa tươi như bên trên, tầm 3 đến 5 bông to (10 đến 15g) đem đi sắc nước uống là được.

5. Nhuộm đen tóc

Bạn dóc lấy vỏ cây rồi đốt thành tro, sau đó trộn với dầu. Lấy hỗn hợp bôi lên chỗ tóc bạc. Bạn sẽ mau chóng có được mái tóc đen như ý.

3. Cây ngô đồng và những lưu ý khi sử dụng

Cây ngô đồng đúng là có công dụng cũng khá lớn thật. Song tác hại của nó thì cũng nhiều vô kể. 

Nhìn chung người Việt chỉ dùng ngô đồng để bôi ngoài da thôi. Còn ở Philippin hay châu Phi người ta hay dùng để uống hơn. Nhưng nói vậy cũng chỉ hạn chế thôi.  Vì nó xổ rất mạnh. Nếu quá tay còn tử vong như chơi.

Nhìn chung nếu có sử dụng thì cũng chỉ nên dùng ngoài da thôi. Không nên uống làm gì. Trừ khi bệnh nặng quá. 

3.1 Tác hại của cây ngô đồng

Cây ngô đồng độc là điều ai cũng biết. Nhất là những nhà có trẻ nhỏ thì càng quan tâm hơn. Đã ghi nhận nhiều trường hợp trẻ nhỏ ngộ độc do ăn hạt ngô đồng rồi.

Người ta chỉ dùng thân, lá hay nhựa cây để chữa bệnh thôi. Nhưng cũng khá hạ chế. Còn hạt và quả thì đã được chứng minh là độc lắm. Vì chúng có hàm lượng lớn chất curin. Chất này nếu dùng ít đã nôn mửa, đau đầu. Dùng nhiều có thể hôn mê hoặc tử vong ngay lập tức. Đặc biệt là trẻ nhỏ thì càng nguy hiểm hơn. Các em ngoài đau bụng nôn mửa còn bị bỏng họng nữa.

Nếu bé nào mẫn cảm hoặc ăn nhiều quá thì thần kinh bị rối loạn, chảy máu nội tạng.

Cây ngô đồng là một loại cây cảnh đẹp nên được khá nhiều gia đình trồng. Nhưng nếu có trẻ nhỏ thì cần đặc biệt chú ý để trẻ không ăn nhầm vào quả hay hạt cây nhé! Mà tốt nhất là không nên trồng cây này vẫn hơn. Còn nếu trồng thì để lên cao tránh trẻ với tay vào được.

Cũng vì tác hại của loại cây này mà hiện tại nhiều trường học hay nơi làm việc cũng đã không trồng nữa. Thay vào đó là những cây an toàn hơn.

Lợi ích của cây ngô đồng

Lợi ích của cây ngô đồng

3.2 Sơ cứu khi bị ngộ độc từ cây ngô đồng

Khi trẻ có những dấu hiệu do ăn phải hạt hoặc quả cây ngô đồng thì bạn nên có những sơ cứu bước đầu. Ví dụ như làm mọi cách để trẻ nôn ra bằng được. Càng nôn nhiều thì càng tốt.

Lúc trẻ nôn thì hơi nghiêng đầu trẻ về một bên rồi lau sạch nhớt dãi dính ở miệng trẻ. Có thể cho trẻ uống nước ấm với muối rồi trẻ nôn tiếp. Như vậy vừa có tác dụng sát khuẩn vừa giúp trẻ nôn được nhiều hơn.

Đây chỉ là những bước sơ cứu ban đầu thôi. Ngay lập tức sau đó phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất đê cấp cứu. Nếu vẫn chưa chắc rằng trẻ có phải bị ngộ độc do cây ngô đồng hay không thì mang luôn cây đến. Để nhờ bác sĩ kiểm tra luôn cho. 

Có một điều hơi bất tiện là đến hiện tại các chuyên gia vẫn chưa tìm ra thuốc giải đối với việc bị ngộ độc từ hoa ngô đồng. Phần lớn có chữa trị thì cũng chỉ dựa vào triệu chứng mà thôi. Các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm mát, gan,… để xác định cụ thể. Từ đó có pháp đồ điều trị rõ ràng.

Nhưng hầu hết khi ngộ độc đều sẽ được rửa ruột, uống than hoạt tính để khử độc. Đồng thời bù nước cho cơ thể sau quá trình nôn mửa nhiều.

4. Lời kết

Trên đây là toàn bộ các thông tin về cây. Đầu tiên từ tác dụng của cây ngô đồng trong việc trị bệnh. Cho đến cả những tác dụng phụ không ngờ từ nó nữa. Hi vọng rằng với các kiến thức này bạn sẽ có thêm nhiều hiểu biết về cây. Đồng thời cân nhắc sử dụng các bài thuốc dân gian từ cây ngô đồng.

Xem thêm:

Cập nhật 05/07/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)