Cây ngải cứu !! Tìm hiểu 42 tác dụng, cách chữa bệnh từ cây ngải cứu

Đối với người dân Việt ai mà không biết cây ngải cứu chứ! Đây không chỉ là loại thực phẩm làm được nhiều món ăn ngon, mà trong Đông y nó còn được dùng để chữa bệnh nữa.

Mặc dù để chữa bệnh là đúng nhưng liệu có mấy ai biết nó chữa được bệnh gì và có tác dụng phụ gì không? Để quý vị hiểu thêm hơn về cây ngải cứu, hôm nay chúng tôi xin chia sẻ những thông tin cần thiết dành cho tất cả độc giả. Cùng đón đọc nhé!

1. Cây ngải cứu – đặc điểm, nguồn gốc và lưu ý

1.1 Ngải cứu là gì? Nguồn gốc từ đâu?

Lần đầu tiên nhìn lá ngải cứu người ta đã thấy ngay lá của nó rất giống lá hoa cúc, cải cúc rồi. Thực tế thì nó chính là một thành viên của họ cúc đấy! Tên tiếng Anh đầy đủ của cây là Artemisia vulgaris L. Ngoài cái tên cây ngải cứu đã quá quen thuộc, các cụ còn gọi nó với nhiều cái tên khác như ngải điệp, cây thuốc cứu,… Loại cây này được đánh giá là có nhiều công dụng như trị mụn, tăng cường máu lên não, an thai,…

Cây ngải cứu

Cây ngải cứu

Ngải cứu là giống cây có tuổi thọ cao. Thân cây có nhiều rãnh dọc. Nhưng phải để ý bạn mới thấy được. Thông thường các loại lá đều có cuống đúng không? Nhưng riêng ngải cứu thì không hề. Nó mọc trực tiếp từ thân ra luôn.

Các lá thì mọc so le nhau. Có lẽ là vì kích thước của chúng nên mọc so le để đỡ chắn ánh nắng của nhau chăng? 2 mặt lá có 2 màu riêng biệt. Nếu mặt trên xanh đậm và nhẵn mịn thì mặt dưới lại có lớp lông mềm, mỏng màu trắng.

Phân bổ và đặc tính thực vật

Ban đầu giống cây này chỉ là cây mọc hoang thôi. Bất cứ nơi nào cũng có thể tìm thấy nó. Như vậy có nghĩa cây này sống được ở nhiều điều kiện khác nhau. Nhưng hiện tại thì người ta hay trồng nó trong vườn hoặc quanh nhà. Vừa có nguyên liệu nấu ăn lại vừa có cây thuốc chữa bệnh. Người ta thường trồng cây bằng cách giâm cành hoặc thân. Có khi còn dùng cả ngọn nữa. Thời gian thích hợp để trồng cây là mỗi độ xuân sang.

Dù là để chế biến món ăn hay làm vị thuốc thì người ta thường dùng lá cây hoặc các ngọn có hoa. Người ta sẽ thu hoạch sau 2 đến 3 tháng trồng rồi đem phơi ở bóng râm để bảo quản. Với cách làm này người ta có thể giữ được lá ngải khô thật lâu năm. Nếu chỉ đơn thuần phơi khô thì hay được gọi là ngải điệp. Còn phơi khô rồi nghiền bột để lọc lấy lông trắng tơi thì lại gọi là ngải nhung.

Xem thêm:

2. Cây Ngải cứu dùng để làm gì? Tác dụng của cây ngải cứu

1. Giúp chị em điều hòa kinh nguyệt

Nhiều chị em gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Vì thế ước chừng 1 tuần trước khi có kinh thì mỗi ngày uống một chút nước lá ngải cứu sắc. Cách làm rất đơn giản. Bạn lấy khoảng 6 đến 12g ngải cứu khô đem hãm với nước sôi thành trà. Rồi sau đó uống mỗi ngày 3 lần hoặc nhâm nhi trà khi rảnh cũng được. Ngoài ra nếu bạn dùng dạng bột thì chỉ cần 5 đến 12g thôi. Còn dạng cao đặc hơn sẽ chỉ dùng 1 đến 4g là vừa đủ.

Nếu kinh nguyệt từ ngày đầu cho đến ngày cuối vẫn bị loạn thì bạn áp dụng cách sau. Lấy 10g lá ngải cứu khô đun sôi với 200ml nước. Đun đặc đến khi còn 100ml nước là được. Tùy khẩu vị mà bạn có thể thêm đường vào cho dễ uống. Lượng nước cô đặc này bạn chia 2 lần uống hết trong ngày. Nếu tình trạng nặng thì uống gấp đôi lên. Sau khi uống chừng 1 đến 2 ngày thấy tình hình khả quan sẽ giảm dần xuống.

Cây ngải cứu có nhiều tác dụng

Cây ngải cứu có nhiều tác dụng

2. Ngải cứu tốt cho bà bầu

Ăn ngải cứu trong thời kỳ mang thai được không? Đây là câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu cũng như của chính người viết. Nhiều nguồn thông tin cho rằng ăn ngải cứu sẽ kích thích tử cung dẫn đến sảy thai. Trong khi cũng có ý kiến cho rằng ăn ngải cứu sẽ an thai. Vì thế nếu mẹ bầu nào mà thích ăn thì chỉ nên dùng 1 đến 3 ngọn để thử trước thôi nhé!

Khi mang thai mà gặp chứng đau bụng ra máu thì bạn dùng ngải cứu như sau để chấm dứt tình trạng này. Đầu tiên là dùng lá ngải cứu và tía tô mỗi thứ 16g đun với 600ml nước sạch. Sắc với lửa nhỏ khi cô đặc còn 100ml thì tắt bếp. Đem nước này chia thành nhiều lần để uống trong ngày.

3. Giúp sơ cứu vết thương

Bạn lấy 1 nắm lá ngải cứu tươi giã nhuyễn ra cùng 1 chút muối hạt trắng. Sau đó lấy hỗn hợp này đắp lên vết thương và băng lại. Đợi 1 lúc sẽ thấy vết thương giảm đau nhức hẳn.

4. Trị mẩn ngứa và làm trắng da

Bạn cũng có thể dùng ngải cứu giã nát làm mặt nạ dưỡng da. Mặt nạ này không chỉ giúp da trắng sáng hơn mà còn hạn chế mụn trứng cá đấy! Tuy nhiên nhớ là chỉ đắp mặt nạ 20p thôi nhé!

Còn nếu trẻ bị nóng nảy, rôm thì lấy nước cốt lá ngải cứu hòa với nước sạch tắm cho bé.

Ngải cứu

Ngải cứu

5. Hỗ trợ giảm đau thần kinh tọa

Đem 3 lạng ngải cứu tươi giã lấy nước cốt. Cho thêm vào đó 3 thìa mật ong và khuấy đều. Ngày uống 2 lần vào trưa và chiều. Làm liên tục trong vòng 15 ngày.

6. Hỗ trợ máu lên não tốt hơn

Muốn máu tăng cường lưu thông lên não thì bạn có thể làm món trứng tráng ngải cứu hay trứng vịt lộn ngải cứu cũng rất ngon đấy! Món ăn gia đình vừa thêm hấp dẫn lại hỗ trợ được bệnh nữa.

7. Phục hồi sức khỏe

Hầm ngải cứu cùng với các vị thuốc khác là cách mà người ta hay dùng để bồi bổ sức khỏe. Đầu tiên lấy 1 con gà ác làm sạch nặng tầm 200g thôi. Cho vào nồi cùng với 2 quả lê chín, 250g ngải cứu tươi, 20g câu kỷ tử, 10g đinh quy và ninh cùng 500ml nước. Khi nồi nước sôi thì nêm nếm gia vị cho vừa miệng ăn.

Hạ nhỏ lửa và tiếp tục ninh đến khi gà chín mềm và nước rút bớt thì tắt bếp. Bạn đem món canh chia nhỏ ra ăn 5 lần trong 1 ngày là được. Ăn liên tục trong 14 ngày là ok ngày.

8. Giảm đau đầu, đau họng, cảm cúm

Lá chanh hay các loại họ cam quýt có tác dụng giảm đau học và cảm cúm hiệu quả. Vậy tại sao bạn không tận dụng để điều trị các tình trạng đơn giản như này cùng với ngải cứu nhỉ? Chỉ cần 1 lạng lá ngải, 1 lạng lá chanh và 1 lạng lá khuynh điệp đem sắc cùng 2l nước. Sau đó trùm kín chăn và xông xới nước này khoảng 15p là được rồi đấy!

Ngoài cách trên thì bạn cũng có thể lấy 1 lạng tía tô, 3 lạng ngải cứu tươi, 50g sả và 1 lạng tần dày lá đi đun cùng 500ml nước. Sau đó để nước nguội rồi uống lúc nào thấy khát. Làm như vậy liên tục 5 ngày sẽ thấy đỡ.

9. Hỗ trợ giảm mỡ bụng

Cách này rất nhiều mẹ sau sinh làm nè. Lấy 1 cân muối hạt rang thơm với 1 bó ngải cứu rồi cho vào túi vải hoặc miếng vải nhỏ và chườm lên bụng. Ngày chỉ cần làm 2 lần thôi là có tác dụng đánh tan mỡ thừa, ngừa được chứng táo bón. Đồng thời còn giúp cơ thể mẹ tránh các bệnh phụ khoa và cơ thể luôn ấm đấy!

Xem thêm:

3. Ngải cứu và một số thông tin hữu ích khác

3.1 Những ai không nên sử dụng ngải cứu

Như mình đã nói ngải cứu với phụ nữ mang thai rất nhạy cảm. Mỗi lần bạn ăn 1 vài ngọn nhỏ thì không sao. Đương nhiên số lần cũng rất hạn chế thôi. Còn ăn nhiều thì lại có tác dụng ngược lại. Tử cung sẽ bị co bóp mạnh khiến mẹ chảy máu. Có thể dẫn tới sinh non hoặc sảy thai ngoài ý muốn.

Tinh dầu ngải cứu cho 1 chút độc không thích hợp với người mắc viêm gan. Loại độc này sẽ làm gan bị rối loạn hoạt động. Từ đó bệnh tình càng nặng hơn. Người bị viêm gan vàng da sẽ làm gan to. Nước tiểu đi cũng đục và có khi còn chứa dịch mật. Vì thế nếu có bệnh viêm gan thì tránh dùng ngải cứu nhé!

Nếu bạn có sức khỏe tốt, không bị bệnh tật thì có thể hãm nước trà ngải cứu khô để uống mỗi ngày.

Trứng tráng ngải cứu ngon nhưng không dành cho tất cả mọi người. Nhất là người bị sỏi thận hay xơ vữa động mạch.

Các trường hợp sau thì dùng lá ngải cứu với trứng thì rất tốt này. Ví dụ như người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh, người không mắc các bệnh viêm gan hay sỏi thận, xơ vữa động mạch. Ngày chỉ cần ăn 2 quả là đủ.

Dù ăn ngải cứu có nhiều tác dụng thật nhưng người bị đường ruột cấp tính không nên dùng. Vì ngải cứu giúp bạn nhuận tràng và tăng đi tiểu hơn mà.

3.2 Lưu ý khi sử dụng ngải cứu

Đã ghi nhận nhiều trường hợp ăn ngải cứu bị trúng độc. Những người này bạn đầu sẽ có cảm giác họng và miệng bị kích thích nhẹ. Cảm giác khát khô ở họng liên tục xảy ra. khoảng 30p sau thì bắt đầu đau thượng vị, buồn nôn, đau bụng,… Lúc này thì dạ dày và ruột đã bị viêm cấp tính rồi.

Vài ngày sau khi cơ thể đã ngấm các chất trong ngải cứu thì gan bắt đầu rối loạn các chức năng. Lúc này bạn có nguy cơ mắc hàng loạt các chứng như gan to, viêm gan vàng da, nước tiểu chứa mật,…

Không chỉ vậy ngải cứu còn khiến huyết quản của bạn bị tổn thương. Vớ phụ nữ mang thai thì sẽ gây chảy máu tử cung và sảy thai.

Ngải điệp có thể được dùng để gây hưng phấn tại vỏ não cũng như tổ chứ hạ bì. Nhưng với liều lượng cho phép thôi. Khi dùng nhiều quá sẽ khiến tay chân run rẩy. Nặng hơn là co giật.

Nếu bạn gặp tình trạng như trên vài lần thì đến các lần sau sẽ thấy tình trạng nói xàm, co cứng, các tế bào não bị tổn thương rồi. Sau này dù có chữa khỏi bệnh thì cũng để lại di chứng về thần kinh.

Cập nhật 05/07/2020

1.5/5 - (2 bình chọn)
1.5/5 - (2 bình chọn)