Cây nắp ấm là gì – cách trồng, chăm sóc và tác dụng

Cây nắp ấm là một loại cây cảnh được rất nhiều người yêu thích. Vẻ ngoài của chúng có hơi “xấu xí” nhưng có nhiều tác dụng trong cuộc sống hằng ngày. Bạn biết không, cây nắp ấm còn là một vị thuốc chữa rất nhiều bệnh nguy hiểm đó! 

Trong bài viết hôm nay, cùng tìm hiểu về loài cây nắp ấm với những đặc điểm và công dụng của nó nhé!

1. Tìm hiểu chung về đặc điểm cây nắp ấm

1.1 Nắp ấm là cây gì?

Cây nắp ấm vốn là một loại cây thuốc quý. Nó mọc leo  trên giàn hay trên cây cao. Chiều dài trung bình khoảng 1 – 2m. Phần thân của cây nắp ấm rất dai, khó để bứt đứt bằng tay thường.

Lá cây nắp ấm hình bầu dục. Cuống lá hình dây, độ dài chừng 15cm, không thẳng mà uốn cong. Phần đầu cuống có hình cái bình giống như hoa khiến nhiều người dễ nhầm lẫn. Phần cuống hình ấm này còn có tên gọi khác là bình nước.

Cây nắp ấm

Cây nắp ấm

Điểm nổi bật nhất trên cây chính là phần nắp ấm của nó. Phần nắp ấm này có tác dụng chính là bắt mồi. Phần mặt trên của nắp ấm khá trơn ngược lại thì phần mặt dưới là có nhiều gân nổi phối đều. Bên trong nắp ấm có chứa dịch nhầy. Khi con mồi rơi vào bình, phần nắp sẽ tự động đóng lại. Chính phần dịch nhầy này sẽ thực hiện nhiệm vụ vô hiệu hóa và giết chết con mồi.

Hoa nắp ấm thường mọc thành cụm. Mỗi cụm hoa là một chùm. Hoa của cây nắp ấm khá thưa, chỉ có một trong hai loại hoa cái hoặc hoa đực. Lá dài của cây thon dài, hình bầu dục. Mặt trong của lá có nhiều phiến nhỏ. Nhị hoa được cột bằng lá đài. 

Phần bao phấn của hoa nắp ấm xếp thành 2 dãy, bao phấn cong. Phần bầu hoa hình oval giống quả trứng, trên có lớp lông tơ màu trắng Phần đầu nhị hoa có 4 thùy, vòi ngắn. Cây nắp ấm có đậu quả. Quảng cây dạng quả năng, dài và khá mảnh.

1.2 Phân bố của cây nắp ấm

Cây nắp ấm mọc phổ biến ở vùng Châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta cây nắp ấm mọc rất nhiều ở các tỉnh phía nam như Lâm Đồng, Kiên Giang, Bình Thuận, Bình Dương, Vũng Tàu, Khánh Hòa. Miền Bắc có ít hơn, ở Vĩnh Linh xuất hiện nhiều hơn cả.

Mùa hoa nắp ấm rơi vào tháng giêng. Khi thu hoạch thì hái cả cây. Sau khi thu hái tiến hành sơ chế bằng cách rửa sạch, chặt khúc khoảng 2-3 cm. Sau đó có thể sấy hoặc phơi khô rồi bỏ vào túi vải, để nơi khô ráo .

1.3 Ý nghĩ phong thủy của cây nắp ấm

Cây nắp ấm có ý nghĩa phong thủy rất đặc biệt. Đầu tiên cây nắp ấm có tác dụng điều khí. Cây nắp ấm là loài cây tượng trưng cho hạnh phúc và sự bền lâu. Chính vì vậy nó thường được trao tặng với ý nghĩa gửi gắm lời chúc về tình yêu bền chặt. 

Ý nghĩa phong thủy của cây nắp ấm

Ý nghĩa phong thủy của cây nắp ấm

1.4 Vai của của cây nắp ấm với không gian sống

Cây nắp ấm có hình dạng khá lạ mắt. Chính  vì vậy loài cây này rất được ưa chuộng treo trang trí trong nhà hay ban công, sân vườn. Ở những quán cafe, nhà hàng cũng trông rất nhiều những chậu cây nắp ấm xinh xắn

Không chỉ để trang trí làm đẹp không gian, cây nắp ấm được trồng để diệt sâu bọ. Nếu nhà bạn có nhiều ruồi muỗi, côn trùng gây hại mà bạn lại không thích sử dụng những loại thuốc xịt đầy chất hóa học thì trông một vài cây nắp ấm trong nhà là một sự lựa chọn hay đó. Các diệt sâu bọ này vừa lành tính lại thân thiện với môi trường.

Bạn có biết, cây nắp ấm cũng có tác dụng dược liệu. Trong Đông Y, người ta sử dụng cây nắp nấm để chữa bệnh tiêu chảy, sỏi thận, đái tháo đường, sỏi niệu đạo, loét hành tá tràng, ho gà, ra máu…Ngoài ra còn có tác dụng phòng chống gan bij nhiễm mỡ rất hiệu quả.

Xem thêm:

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nắp ấm

Trồng cây nắp ấm không quá khó. Tuy nhiên bạn cần chú ý đến kỹ thuật trồng cây đẻ cây sinh trưởng khỏe mạnh và phát huy tối đa công dụng của nó.

Đặc điểm của cây nắp ấm là nó thích trồng trong chậu to. Để cây có không gian tốt để phát triển bạn nên đặt cây ở nơi thoáng đãng. Một lưu ý nữa là bạn nên trồng cây vào chậu sứ hoặc nhựa thay vì chậu đất nung bởi cây thoát nước rất nhanh. 

Ánh sáng và độ ẩm

Đặc điểm của cây nắp ấm là nó thích nơi râm mát. Do vậy bạn không nên để cây ở nơi mà ánh sáng mặt trời có thể chiếu trực tiếp vào. Tuy nhiên bạn có thể tập cho cây quen dần với ánh sáng bởi nếu không có nắng thì cây không ra bình. Và màu sắc của cây sẽ đẹp hơn nên được phơi đủ nắng. Thời gian phơi nắng thích hợp của cây là 2 giờ mỗi ngày.

Đặc tính nổi bật của cây nắp ấm là nó sống được ở những nơi có độ ẩm thấp. Độ ẩm lý tưởng cho cây là 70%. Nếu bạn ở nơi khô ráo thì nên tạo độ ẩm cho cây. Cây được cấp đủ độ ẩm lá mới bóng và mượt đẹp. 

Sử dụng cây nắp ấm để trang trí ngôi nhà bạn

Sử dụng cây nắp ấm để trang trí ngôi nhà bạn

Chuẩn bị đất trồng

Cây nắp ấm không ưa trồng ở những loại đất giàu dinh dưỡng hay nhiều mùn. Loại đất trồng phù nhất là đất cát trộn với xư đưa theo tỷ lệ 1:2. Tuy nhiên do xơ dừa dễ bị hoai mục nên hằng năm bạn phải thay đất trồng cho cây.

Chế độ nước tưới

Cây nắp ấm ưa ẩm nhưng không cần tưới quá nhiều nước. Chính vì vậy bạn chỉ nên tưới vừa đủ nước cho cây thôi. Cây thừa nước sẽ úng rễ. Nhưng nếu cây thiếu nước sẽ không ra nắp và héo. Cần lưu ý là khi tươi không tưới nước bẩn, nước chứa phèn hay phù sa. Tuy nhiên, điều đặc biệt là cây nắp ấm có thể trồng được trong môi trường bình cảnh thủy sinh.

Phân bón

Cây nắp ấm có khả năng tự tạo nguồn sống cho nó, sinh trưởng tốt kể cả trên đất nghèo dinh dưỡng. Do vậy bạn không cần bón phân cho cây. Ngoài ra cây sẽ tự bắt côn trùng và tiêu hóa thức ăn nên bạn cũng không cần mất công mớm thức ăn cho nó.

Lưu ý trong quá trình chăm sóc cây nắp ấm

  • Cần loại bỏ các loại thức ăn chứa nhiều đạm, chất béo ra khỏi môi trường sống của cây.
  • Mùa hè là thời điểm nên trồng cây để diệt muỗi trong nhà.
  • Các phương pháp nhân giống cây nắp ấm bao gồm: gieo hạt, chiết cành và giâm cành.
  • Cây nắp ấm có thể tự mình sinh trưởng tốt. Do vậy bạn không cần chăm sóc nhiều ngoài việc tưới đủ nước cho cây mỗi ngày.

3. Cây nắp ấm dùng để trị bệnh gì? 8 tác dụng của cây nắp ấm

1. Hỗ trợ trị huyết áp cao

Xông hơi 30 – 50 g cây nắm ấm

2. Giúp trị gan nhiễm mỡ

Sắc lấy nước lá nắp ấm uống giúp trị bệnh gan nhiễm mỡ.

3. Chữa sỏi đường tiết niệu, sỏi thận

  • 30g cây nắp ấm
  • 20g bòng bong
  • 12g thương nhĩ
  • 12g bạch trật lê
  • 6g mộc hương 
  • 6g trần bì

Sắc thuốc mỗi ngày chia nhỏ uống 1 thang.

Tác dụng của cây nắp ấm là gì?

Tác dụng của cây nắp ấm là gì?

4. Trị bệnh vàng da (do viêm gan)

  • 30g nắp ấm
  • 30g kim tiền thảo
  • 30g mã đề

Bạn dùng sắc lấy nước và uống mỗi ngày.

5. Có tác dụng tốt với người bị tiêu chảy

Với bệnh tiêu chảy bạn sắc thuốc cây nắp ấm và lấy nước uống. Chứng tiêu chảy sẽ rất nhanh khỏi.

6. Giúp thanh nhiệt

Để thanh nhiệt cơ thể và lợi tiếu bạn sắc cây nắp ấm với nước và uống trong ngày.

7. Là bài thuốc trị ho hiệu quả

Khi mắc chứng ho bạn có thể sắc nước cây nắp ấm uống để chữa trị.

8. Giúp điều trị bệnh tiểu đường

  • 30g cây nắp ấm
  • 25g thiên môn đông
  • 25g giảo cổ lam

Các dược liệu trên bạn sắc với 3 lít nước. Uống 3 – 4 lần mỗi ngày. Duy trì tron 1 – 3 tháng.

Lưu ý khi sử dụng cây nắp ấm trị bệnh

  • Cây nắp ấm không dùng để chữa bệnh với phụ nữ có thai.
  • Bạn nên uống nước cây nắp ấm vào buổi sáng và trưa nếu có thói quen tiểu đêm. 
  • Trong thời gian sử dụng bài thuốc từ cây nắp ấm nước tiểu sẽ xuất hiện màu đỏ. Tuy nhiên bạn có thể yên tâm là đây là biểu hiện bình thường.
  • Không nên sử dụng tùy tiện mà hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nhé!

4. Lời kết

Cây nắp ấm có nhiều công dụng với đời sống và sức khỏe con người. Nếu  bạn đang có ý định trồng loại cây này thì đừng ngần ngại nhé!

Xem thêm:

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)