9 tác dụng của cây muồng – trị bệnh, cách dùng và lưu ý

Cây muồng hay cây muồng trâu là loài cây trồng rất phổ biến tại Việt Nam. Loài cây này có nhiều tác dụng, thường dùng làm thuốc chữa nhiều căn bệnh thường gặp. Trong bài viết hôm nay, cùng tìm hiểu về đặc tính và các công dụng tuyệt vời của cây muồng trâu nhé!

1. Cây muồng trâu là cây gì? Tìm hiểu đặc điểm

1.1 Hình thái

Cây muồng trâu thuộc loại thực vật thân nhỡ. Cây có chiều cao từ 1.5 – 3m. Thân cây muồng trâu dạng gỗ mềm. Nó có đường kính dao động trong khoảng 10 – 18cm. 

Lá của cây muồng trâu là dạng lá kép lông chim. Trên cuống có  8 – 14 cặp lá chét. Mỗi lá chét dài từ 30 – 40 cm. Hình dáng của lá chét giống quả trứng, phần đầu và gốc tròn. Tính từ đầu cuống, cặp lá chét đầu tiên nhỏ nhất. Khoảng cách giữa cặp lá chét thứ hai với cặp lá chét thứ nhất lớn hơn so với các cặp lá còn lại.

Cây muồng trâu

Cây muồng trâu

Khoảng cách giữa các cặp lá chét càng xa thì kích thước lá càng lớn. Một chiếc lá chét của cây muồng có thể dài từ 12- 14cm và rộng 5 – 6 cm. Cây muồng trâu có ra hoa. Hoa muồng trâu có màu nâu nhạt hoặc vàng sẫm, thường mọc thành cụm dài chừng 30 – 40cm.

Hoa sau khi tàn đến lượt cây kết quả. Quả của cây muồng trâu như hạt đậu, dài chừng 8 – 16cm và rộng 15 0 17mm. Bên trong quả có chứa nhiều hạt nhỏ.

1.2 Nơi phân bố, kỹ thuật thu hái và sơ chế

Muồng trâu không phải là giống cây thuần Việt. Nó có nguồn gốc từ các quốc gia Nam Mĩ và được đưa đến các quốc gia nhiệt đới khác.

Ở Việt Nam, cây muồng trâu thường trồng làm cây cảnh. Bên cạnh đó, tại cách tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa và Hà Tĩnh giống cây muồng trâu mọc hoang rất nhiều.

Quả của cây muồng trâu có nhiều công dụng. Chúng được thu hoặc vào cuối năm, từ tháng 10 đến tháng 12. Sau khi thu hoạch quả sẽ được đem đi phơi khô hoặc để tươi.

Tác dụng của cây muồng trâu

Tác dụng của cây muồng trâu

Cành và thân cây nếu muốn sử dụng phải thu hoạch khi cây chưa ra hoa. Thường vào những tháng hè thu. Thường thì người ta cũng sẽ sấy khô hoặc để tươi rồi sử dụng giống như hạt muồng trâu. Tuy nhiên bạn cần lưu ý về cách bảo quản. Nên để nơi khô ráo, tránh nơi ẩm thấp khiến cho cây bị nấm mốc.

1.3 Nên mua cây muồng ở địa chỉ nào?

Cây muồng trâu được trồng để trang trí nhà cửa và dùng làm thuốc. Do vậy, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy loại cây này ở các cửa hàng vật phẩm nông nghiệp hay giống cây trồng.

Ở Hà Nội, bạn có thể tìm mua cây muồng trâu trên phố Hoàng Hoa Thám hoặc cạnh trường đại học Nông Nghiệp nhé!

Xem thêm:

2. Cây muồng dùng để làm gì? Các bài thuốc dân gian từ cây muồng

1. Trị táo bón

– Nguyên liệu: 

  • 40 gram ngọn cam thảo dây non 
  • 20 gram rễ muồng trâu 

– Cách thực hiện: Ngọn cam thảo và rễ cây muồng trâu bạn rửa sạch, để ráo nước. Sau đó bạn cho vào một chiếc bát hoặc cối rồi giã nhuyễn. Bạn lấy hỗn hợp trên ra bát sạch rồi pha thêm với nước sôi để nguội. Lọc lấy nước rồi chia làm 2 phần uống mỗi ngày.

2. Trị mẩn ngứa (ngoài da)

– Nguyên liệu: 5 – 20 gram quả khô không hạt và cuống lá cây muồng trâu.

– Cách thực hiện: Bạn rửa sạch nguyên liệu rồi hãm với 1 lít nước sôi. Sau khoảng 15- 20 phút bạn rót ra ly uống vào tối nhé!

Cây muồng có tác dụng gì?

Cây muồng có tác dụng gì?

3. Trị lang ben

– Nguyên liệu:

  • Muối sạch
  • Lá muồng trâu 

– Cách thực hiện: Lá muồng trâu rửa sạch rồi nấu sôi với muối. Pha loãng nước lá muồng trâu đã nấu với nước rồi tắm. Ngoài ra bạn cũng có thể giã dập lá rồi đắp lên chỗ da bị lang ben. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần đến khi các vết tổn thương khỏi hẳn.

4. Trị bệnh nhiệt (nóng trong người)

– Nguyên liệu: 

  • 4 – 6g đại hoàng
  • 20g chút chít 
  • 20g muồng trâu 

– Cách thực hiện: Bạn rửa sạch các nguyên liệu trên rồi sắc với nước uống trong ngày.

5. Trị hắc lào

– Bài thuốc 1: Lá mồng trâu bạn rửa sạch, gia cho nát, trộn với nước cốt chanh hoặc muối rồi đắp lên da.

– Bài thuốc 2: Lá muồng trâu bạn cũng giã nát. Sau đó ngâm với nước sôi cũng natri fluorid trong 1 ngày. Đến ngày hôm sau bạn đem hỗn hợp này lọc với khăn xô sạch. Tiếp đó bạn nhỏ chút cồn 90 độ rồi ngâm tiếp 1 ngày nữa thì ép lấy dịch cồn. Sau khi dịch cồn này đông lại thành cao bạn trút ra lọ rồi bôi lên da.

6. Trị bệnh thấp khớp

– Nguyên liệu: 

  • 20 gram rễ cỏ xước
  • 20 gram dứa dại
  • 20 gram tang ký sinh 
  • 20 gram quế chi mỗi thứ
  • 30 gram  vòi voi 
  • 40 gram muồng trâu

– Cách thực hiện: Bạn rửa sạch các nguyên liệu rồi sắc lấy nước uống trong 7  đến 10 ngày

Cây muồng có nhiều tác dụng quý

Cây muồng có nhiều tác dụng quý

7. Trị đau thần kinh tọa

– Nguyên liệu: 

  • 12 dram rễ nhàu 
  • 12 gram thần thông
  • 12 gram kiến cò mỗi thứ 
  • 8 gram đỗ trọng 
  • 20 gram cây lức 
  • 24 gram  muồng trâu 

– Cách thực hiện: Bạn sắc lấy nước uống hết trong ngày nhé!

8. Điều trị viêm họng

– Nguyên liệu: Lá muồng trâu tươi

– Cách thực hiện: Bạn nghiền nát lá rồi pha với nước, lọc bỏ xác và dùng nước này súc miệng hằng ngày nhé!

9. Giúp điều trị nấm ngoài da và dị ứng

– Bài thuốc 1: Lá muồng trâu bạn rửa sạch rồi xây với nước ấm. Sau đó bạn cho hỗn hợp này vào nồi nấu đến khi nước sệt lại thì để nguội rồi thoa lên vùng da bị kích ứng mỗi ngày 3 – 4 lần.

– Bài thuốc 2: Sử dụng 5 – 20g quả khô không hạt và cuống lá hãm với 1 lít nước sôi. Sau đó bạn rót nước uống vào mỗi buổi tối.  

– Bài thuốc 3: Lá muồng trâu bạn sắc đặc rồi đắp lên vùng da bị kích ứng

3. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng cây muồng trâu trị bệnh

Để lá muồng trâu phát huy hết hiệu quả bạn lưu ý những điều sau:

  • Không dùng lá muồng trâu cho  những người bị lạnh bụng, tiêu chảy…
  • Khi dùng lá muồng trâu trong thời gian dài sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ. Bạn nên để ý thời gian và liều lượng dùng đúng mức.
  • Với phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng muồng trâu bởi nó sẽ gây ra các tác hại với sức khỏe của mẹ và bé.
  • Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng lá muồng trâu để chữa bệnh.

5. Lời kết

Muồng trâu là loài cây có ích với sức khỏe con người. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều hiểu biết về loài cây này nhé!

Xem thêm:

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)