25 tác dụng của cây mật gấu – cách sử dụng cây mật gấu hiệu quả

Cây mật gấu cũng là một trong những loại cây quen thuộc đối với người dân Việt. Nhất là người nông dân thì lại càng thuộc lòng. Bởi vì nó như là một loại thuốc tự nhiên mà ông trời ban cho con người vật. Người ta thường dùng cây mật gấu để chữa bệnh. Kết quả thu được còn ngoài cả mong đợi. 

Cây mật gấu

Cây mật gấu

Nhưng thực sự thì dù có là thần dược đi chăng nữa thì nó cũng tồn tại những mặt hạn chế nhất định. Điều này tin chắc ai cũng biết. Nhưng có thể nó có quá nhiều công dụng mà người ta bỏ quên nó đi. Đây quả là 1 sai lầm nghiêm trọng đấy! Nếu dùng đúng thì kết quả tốt. Mà dùng sai người gánh chịu hậu quả là chính bạn. 

Vậy phải sử dụng chúng như nào cho đúng? Cần lưu ý gì khi dùng cây mật gấu? Cùng chúng mình tìm hiểu ngay sau đây nhé! 

Mục lục

1. Cây mật gấu là gì? đặc điểm, nguồn gốc và phân loại

Cây mật gấu là tên gọi khá phổ biến. Ngoài ra thì nó còn được gọi là cây hoàng liên ô rô nữa. Tuy nhiên đây chỉ là tên gọi ở 1 số nơi thôi. Cây mật gấu có tên tiếng Anh đầy đủ là Mahonia bealei. Cây mật gấu lần đầu tiên được tìm thấy vào năm 1875. Và từ ngoại hình của nó người ta xếp vào nhóm họ hoàng liên gai.

1.1 Hình dáng bên ngoài của cây

Trông bề ngoài thì cây mật gấu sẽ mọc thành từng bụi chứ không mọc riêng rẽ. Chiều cao mà cây có thể đạt được lên tới 8m cơ đấy!

Lá cây mật gấu là dạng lá kép. Hình dáng thon dài khá giống lông chim. Chiều dài của lá trung bình đã rơi vào khoảng 50cm rồi. Trên mỗi cành nhỏ thì sẽ có từ 8 đến 20 lá chia đều cho 2 bên.

Hoa của cây cũng không hề mọc riêng từng bông mà sẽ tụ thành 1 chùm ở đầu cành. Những bông hoa màu vàng xinh nhỏ nhắn hấp dẫn. 1 chùm hoa mật gấu có thể dài đến 30cm.

Khi hoa tàn sẽ lộ ra các quả mật gấu hình ô van hoặc hình cầu. Mỗi quả dài cơ 1 đốt ngón tay thôi. Khi mới nhú và đến khi trưởng thành nó sẽ có màu xanh lục. Nhưng khi chín sẽ ngả sang màu tím đậm đẹp mắt.

1.2 Cây mật gấu được trồng nhiều ở đâu?

Người ta tìm thấy cây hoàng liên có nhiều ở các tỉnh An Huy, Hồ Nam, Quảng Tây,… Nói chung là các tỉnh ở miền Nam Trung Quốc.

Ở nước ta thì cây hoàng liên ô rô có nhiều ở những tỉnh có núi non hiểm trở phía Bắc. Ví dụ như Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang,…

1.3 Cách thu hái và bảo quản cây đúng khoa học

Người ta có thể thu hoạch cây mật gấu bốn mùa. Cây mật gấu được chọn để thu hái là những cây vừa tới. Đủ trưởng thành chứ không quá già hay quá non.

Sơ chế cây mật gấu sau khi thu hoạch nhìn chung cũng khá đơn giản:

  • Đầu tiên thì rửa sạch thân và lá cây rồi để cho thật khô nước.
  • Sau đó 1 là bảo quản tươi hai là đem phơi khô. Khi phơi xong người ta sẽ sao vàng lên để giữ được lâu.

Sau khi sơ chế hoàn tất rồi thì đem dược liệu để ở nơi thoáng mát, khô ráo để tránh ẩm mốc và côn trùng.

Xem thêm:

2. Phân loại cây mật gấu và các thành phần dinh dưỡng của từng loại

Hiện nay người ta có tìm thấy 2 loại cây mật gấu. 1 là mật gấu nam 2 là mật gấu bắc. Cách gọi này cũng xuất phát từ nơi được trồng chúng nhiều nhất. 

Cây mật gấu nam thì được trồng nhiều ở khu vực phía Nam. Ngoài cái tên này ra thì họ hay gọi là cây lá đắng nữa. Cây mật gấu Bắc thì có nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Nó còn được gọi là cây hoàng liên ô rô như mình đã giới thiệu. 

Đương nhiên 2 loại cây này không chỉ khác nhau ở cái tên mà chúng còn có hình dáng và tác dụng khác nhau nữa. Vì thế nếu muốn dùng cây mật gấu thì cần tìm hiểu kỹ. Từ bệnh tình của bản thân cho đến công dụng của từng cây nhé! 

Tác dụng của cây mật gấu

Tác dụng của cây mật gấu

2.1 Có 2 loại cây mật gấu

Các cuốn sách về y học cổ đại có ghi chép rằng, cây mật gấu bắc thuộc họ hoàng liên và có thân gỗ. Mỗi cây sẽ cao từ 1,4 đến 1,5m. Cũng có cây sẽ đạt chiều cao tốt hơn.

Còn cây thân thảo chiều cao thấp hơn và mọc thành từng bụi thì được gọi là cây lá đắng. Vì thế nếu gọi là cây mật gấu nam thì cũng không đúng. Nhưng vì thói quen và cách gọi của vùng trồng nên bạn cần hiểu cây mật gấu nam chính là cây lá đắng nhé!

Cây mật gấu Nam

Giống cây này nhỏ và có thân thảo. Nói là thân thảo cũng cũng không đúng lắm. Thân mềm thì đúng hơn. Chúng sống thành từng bụi nhỏ như các cây dâu tằm. Chiều cao của cây chỉ dao động từ 1 đến 2m mà thôi. Mỗi cây thì lại có nhiều cành. Đa số là cành thẳng. Từ gốc sẽ phát ra nhiều nhánh.

Lá cây mật gấu nam thì mỏng mềm, có lông trắng mịn. Mỗi lá thì to khoảng 3 đến 4 ngón tay. Giữa là nổi rõ các gần và kéo dài đến tận mép lá. Lá cây thuôn thuôn và nhọn ở đầu. Cũng có lá thì hơi từ 1 chút. Mép lá có các răng cưa nhỏ. Riêng cuống lá của cây dài khoảng 3cm và nhỏ.

Hoa của cây kim thất tai cũng mọc thành chùm. Và tập trung chủ yếu ở đầu cành.

Cây mật gấu Bắc

Cây mật gấu Bắc nổi tiếng hơn so với người anh em. Hình dáng bên ngoài nó cũng khác hẳn với cây mật gấu nam. Cũng là cây thân nhỏ thật nhưng lại là thân gỗ. Mỗi cây cao từ 3 đến 4m hoặc hơn. 

Thân cây có màu nâu vàng nổi bật và chia thành nhiều cành nhiều nhánh. Mỗi cành thì không hề có gai.

Các lá thuôn dài như lông chim mọc so le nhau. Chiều dài thường là từ 30 đến 50cm. Dù là lá già hay lá non thì đều có màu xanh lục mát mắt. Từ cuống lá đã có những chiếc gai nhỏ và nhọn rồi. Từ cành cho đến đầu ngọn của cành chỉ dài khoảng 9cm. Nhưng cuống lá thì dài chừng 2cm và to cỡ 1 đến 2cm.

Hoa của cây mật gấu bắc cũng tụ thành chùm ở đầu cành. Khi hoa tàn sẽ nở ra những quả hình trứng màu xanh.

2.2 Thành phần dưỡng chất trong từng loại

Mỗi loại cây lại có những thành phần dưỡng chất khác nhau. Chính vì thế mà công dụng của chúng cũng khác nhau hoàn toàn. Bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng bất cứ loại nào. 

Cây mật gấu Nam chứa thành phần gì?

Gọi là cây lá đắng vì chúng có vị đắng ở lá. Vị đắng này được tạo ra nhờ các chất như tannin, glycoside hay alkaloids và saponin. Ngoài ra cây lá đắng còn có các chất có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Ví dụ như steroid, anthraquinone, flavonoid,… Đương nhiên là còn nhiều chất khác nữa.

Cây lá đắng cũng có 1 hàm lượng tương đối lớn các chất khoáng và vitamin như A, E, B, chất xơ, chất béo. Đây đều là những chất cần thiết cho cơ thể người. Hơn cả là hàm lượng axit amin tốt cho người dùng. Đó là Phenyl alanine,  Isoleucine hay Methionine, Valine…

Một vài chất khoáng tiêu biểu trong cây lá đắng phải kể đến như magenesium, manganese hay chromium.

Lưu ý khi sử dụng lá mật gấu trị bệnh

Lưu ý khi sử dụng lá mật gấu trị bệnh

Cây mật gấu Bắc chứa thành phần gì?

Cây mật gấu Bắc có nhiều các ancaloit. Đầu tiên phải kể đến là magnoflorin, becbamin, oxyacanthin,….

Trong quả của cây cũng có các chất như berberrin, jatrorrhhizin. Đến rễ cây cũng có nhiều umbellatin và neprotin. Hàm lượng berberrin trong thân cây thì rất cao rồi.

Cũng nhờ tính đa dụng của các bộ phận của cây mà nó được nhiều người dùng hơn.

2.3 Công dụng của từng loại cây như nào?

Thành phần hóa học của mỗi cây là khác nhau. Cũng chính vì thế mà công dụng của chúng cũng theo đó mà khác nhau. Người ta đã nghiên cứu ra công dụng của từng loại cây dựa vào thành phần hóa học của chúng.

Công dụng của cây lá đắng

  • Đối với các bệnh liên quan đến vi khuẩn, giun sán thì cây lá đắng điều trị được hiệu quả. 
  • Nhờ thành phần có các chất ngăn ngừa ung thư mà nó được dùng để hạn chế ung thư vú. Nghiên cứu này cũng đã có sách xuất bản rồi.
  • Ngoài giã lấy nước uống hay sắc nước thì nó còn được dùng để nấu canh. Nó có tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa hay các bệnh liên quan. Ngoài ra nó cũng giúp đường huyết và huyết áp ổn định hơn.

Công dụng của cây hoàng liên ô rô

Cây mật gấu bắc thì người ta hay lấy thân cây chữa bệnh hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa các bộ phận khác không chữa bệnh được. Thường thì người ta hay lấy thân cây ngâm trong rượu để chữa bệnh. Ngoài vị đắng thì cây còn mát nữa. Nên nó sẽ giúp gan của bạn tiêu độc đáng kể.

Chưa hết các vết thương hở miệng hay viêm nhiễm cũng mau lành hơn.

Xem thêm:

3. Dùng cây mật gấu nam để chữa bệnh. Tác dụng của cây mật gấu

Cây mật gấu nam hay còn được gọi là cây lá đắng, cây kim thất tai. Loại cây này mọc nhiều ở Nam Bộ. Nó cũng trùng tên với một cây khác ở miền Bắc. Tuy nhiên chúng lại có công dụng hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là những công cụng mà cây mật gấu nam mang lại cho người dùng. 

3.1 Cây lá đắng chữa được bệnh không?

Đây có lẽ là câu hỏi nhiều người thắc mắc nhất. Quả thực là cây lá đắng có chữa được bệnh thì người ta mới làm dược thiện đúng không? Nhưng nó chữa được bệnh gì? 

Cây lá đắng được dùng như 1 chất chống oxy hóa tự nhiên

Từ thành phần hóa học cũng như  các nghiên cứu từ kinh nghiệm chưa bệnh dân gian. Người ta tin rằng cây lá đắng chữa được bệnh. Nhất là các bệnh mãn tính về đường tiêu hóa. Ngoài ra còn là các bệnh cao huyết áp, mỡ máu hay bện nhân tiểu đường giai đoạn 2 nữa.

Công dụng của cây lá đắng ở một số nước

Ở các nước, người ta cũng tận dụng cây lá đắng để chữa bệnh.

Ví dụ như ở Ấn Độ người ta dùng lá để điều trị bệnh đái tháo đường. Rễ cây và cành sẽ kết hợp cùng các thuốc khác để điều trị HIV, cảm cúm, các bệnh viêm.

Tại Congo người ta cùng từ rễ đến vỏ để chữa các bệnh về đường tiêu hóa và gan.

Người Nam Phi thì lại dùng rễ cây để điều hòa kinh nguyệt hay chữa các bệnh về sán. Thậm chí hiếm muộn cũng dùng rễ cây lá đắng chữa luôn.

Người Tây Phi thì họ lấy lá để lấy nước uống như trà cho thanh mát, giải độc gan. Ngoài ra trà từ cây lá đắng còn giảm tình trạng khó đi ngoài hay các bệnh tiểu đường, da viêm nữa.

3.2 Chữa bệnh bằng cây lá đắng

Trong y học cổ truyền cây lá đắng mát, ôn tính và hơi đắng nữa. Khi thử nghiệm trên động vật thì thấy nó không có độc tố.

Sau đây mình sẽ giới thiệu cụ thể các công dụng của cây lá đắng để bạn dễ dàng áp dụng.

1. Chữa đau xương, tiêu hóa kém

Bạn lấy thân cây lá đắng chặt thành từng khúc nhỏ rồi đem phơi thật khô. Sau đó đem ngâm trong rượu và ủ. Khi nào rượu ngả vàng thì có thể dùng được rồi

Một chút rượu ngâm có thể điều trị các bệnh về tiêu hóa và làm giảm đau nhức xương.

2. Điều trị tiểu đường

Áp dụng bài thuốc này sẽ điều trị được bệnh tiểu đường giai đoạn 2. Phơi khô lá mật gấu nam lên rồi khi nào dùng lấy 10g hãm với nước sôi như chè.

Nước hãm từ lá cây mật gấu bạn uống thay trà mỗi ngày để có hiệu quả cao.

Vì lá mật gấu đắng nên nó sẽ từ từ hạ lượng đường trong máu của bạn xuống. Sau đó sẽ duy trì nó ở ngưỡng an toàn.

3. Trị các bệnh về họng

  • Rửa sạch vài lá đắng tươi rồi để ráo nước.
  • Nhai thật kỹ chúng để có thể cảm nhận được hương vị. Đồng thời để lá phát huy hết tác dụng. Cách này bạn nên làm vào tối trước khi đi ngủ. Sáng hôm sau hãy cảm nhận sự thay đổi của họng nhé!
  • Bạn chỉ nên lấy 1 vài lá để nhai thôi. Không nên lạm dụng quá nhiều vì mong ngóng kết quả.

4. Bảo vệ nội tạng làm nhiệm vụ thải độc

Bạn lấy lá cây mật gấu nam khô đi hãm với nước sôi thành trà và uống. Cũng tương tự dùng thay trà mỗi ngày là được. Nước từ lá cây sẽ giúp gan bạn thải được độc tố. Từ đó bảo vệ cơ thể bạn khỏi các nguyên nhân gây bệnh.

3.3 Ai có thể dùng được cây lá đắng chữa bệnh

  • Những người đang có bệnh bệnh về gan
  • Người bệnh hay sử dụng các chất kích thích.
  • Bệnh nhân có sỏi trong túi mật
  • Phụ nữ hay nam giới mắc các bệnh về xương khớp
  • Người thừa cân
  • Người bị các bệnh về đường tiêu hóa
  • Những ai có bệnh về đường hô hấp hay thổ huyết thì cũng nên dùng.
  • Người ngủ không ngon giấc, chập chờn.
  • Những người có mụn nhọt hay các vấn đề về da, về mắt đều dùng được.

3.4 Những ai không nên dùng cây lá đắng chữa bệnh

  • Đây cũng chỉ là các bài thuốc dân gian truyền miệng. Vì thế bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
  • Nếu bạn lạm dujgnt hì có thể bị khó đi ngoài, đường huyết và huyết áp giảm quá thấp. Lúc này hãy ngưng dùng ngay lập tức hoặc giảm liều lượng đi. Nặng quá thì phải đến bác sĩ điều trị.
  • Cây mật gấu nam sẽ làm huyết áp hạ xuống. Do đó người huyết áp thấp tuyệt đối không sử dụng.
  • Kể cả đã dùng cây mật gấu nam trị bệnh thì vẫn cần dùng với thuốc Tây. Chỉ bỏ khi bác sĩ yêu cầu.
  • Mẹ bầu thì không dùng lá mật gấu hay các bộ phận từ cây mật gấu. Vì có thể gây ra sảy thai ngoài ý muốn.
  • Muốn mau chóng cải thiện tình trạng bệnh thì bạn cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học. Tránh các chất có hại cho cơ thể ra là được. Như vậy kết quả thu về sẽ cao hơn.

3.5 Chú ý khi dùng cây lá đắng trị bệnh

Mặc dù thế giới cũng có nhiều áo cáo nghiên cứu về tính an toàn của loại cây này. Song ở Việt Nam thì lại chưa hề có. 

Bạn chỉ nên dùng cây lá đắng với 1 lượng nhỏ để hỗ trợ điều trị thôi. Còn vẫn phải dùng thuốc đặc trị thông thường.

Mỗi ngày các chuyên gia khuyên nên dùng từ 3 đến 5 lá tươi hoặc 2 đến 4 lá khô là được. Không nên lạm dụng.

4. Dùng cây mật gấu bắc để chữa bệnh

Nếu như cây lá đắng chỉ sử dụng được lá để chữa bệnh thì cây hoàng liên ô rô lại khác. Từ lá, thân đến rễ đều sử dụng được. Chính vì thế mà công dụng của nó cũng nhiều hơn hẳn.

  • Điều trị tuyệt vời các bệnh về gan
  • Các bệnh về đường tiêu hóa không còn là nỗi lo
  • Hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung
  • Điều trị các bệnh về xương khớp hiệu quả
  • Chữa trị các loại mụn từ mụn nhọt cho đến mụn trứng cá tốt
  • Giảm cân an toàn
  • Các bệnh về thận cũng điều trị được
  • Người bị các bệnh về lao, phổi.
  • người khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn
  • Thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa lão hóa tốt
  • Chống suy nhược cơ thể và tăng sức khỏe đời sống tình dục
  • Giúp các vết thương, vết mổ,… mau lành

4.1 Công dụng chữa bệnh của cây hoàng liên ô rô

Sau đây chúng mình hãy cùng tìm hiểu các công dụng của cây hoàng liên ô rô trong việc điều trị bệnh nhé! 

1. Điều chỉnh lượng cholesterol xuống mức thấp nhất

Bệnh tim gây ra là do lượng cholesterol trong máu cao. Nhất là cholesterol xấu. Không chỉ có bệnh tim mà các bệnh về trí nhớ kém cũng từ đây mà ra cả. Năm 2008 người ta đã chỉ ra trên tạp chí sức khỏe rằng lá cây mật gấu bắc sẽ làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể. 

Khi nghiên cứu trên động vật thì nồng độ này đã giảm 50% trên những con được sử dụng dịch chiết từ lá cây.

2. Là chất kháng sinh tự nhiên

Các chất oxy hóa trong cơ thể chúng ta sẽ tấn công tế bào liên tục. Khi quá trình này diễn ra liên tục thường xuyên trong thời gian dài thì nguy cơ mắc bệnh ung thư là rất cao. 

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng trong lá hoàng liên ô rô có chất chống oxy hóa rất cao. Vì thế để ngăn tình trạng bị ung thư thì bạn nên dùng nước hãm từ lá cây hoàng liên ô rô thường xuyên.

3. Giảm nguy cơ mắc ung thư vú

Bằng việc dùng lá cây hoàng liên ô rô kết hợp ăn uống và nghỉ ngơi khoa học. Bạn đã giảm thiểu được nhiều phần trăm nguy cơ bị ung thư vú rồi. Nghiên cứu này của các nhà khoa học ở đại học bang Jackson đã chỉ ra điều đó. Vì lá cây mật gấu bắc giúp ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư vú.

Ngoài ra các chất có trong lá còng bảo vệ gan của bạn khỏi các tác nhân gây hại. Đồng thời nó sẽ nâng cao hệ miễn dịch giúp cơ thể bạnkhỏe mạnh hơn, ít bệnh tật hơn.

Bạn có thể dùng kèm lá mật gấu với nghệ. Vì nghệ có chất curcumin cũng là 1 chất ngăn ung thư tốt. Hai loại thảo dược này sẽ bảo vệ bạn khỏi nguy cơ ung thư tối đa.

4. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Trong lá mật gấu, hàm lượng linoleic rất dồi dào. Cùng với đó là các axit béo. Cả 2 chất này thì cơ thể con người cần nhưng lại không thể tổng hợp được. Nó chỉ được cơ thể hấp thụ thông qua việc ăn uống.

Một nghiên cứu vào năm 2001 đã chỉ ra, khi cơ thể hấp thụ được nhiều 2 chất này thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch giảm đi nhiều. Con số đưa ra với người tiêu thụ nhiều 2 chất này thì giảm tới 40% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

5. Hạ sốt

Trong lá cây mật gấu có các chất giúp tinh thần thoải mái, cơ thể khỏe mạnh và dứt sốt. Đó là các chất như  flavonoid, lacton andrographolide hay glucosides và fiterpene.

Bạn chỉ cần lấy chừng 5 lá mật gấu khô và nghệ tươi 25g đun với 200ml nước. Sắc đặc đến khi còn 100ml nước thì tắt bếp. Đợi bớt nóng thì uống. Nếu khó uống qúa thì bạn thêm mật ong vào. 100ml nước chia đều cho 3 lần. Uống hết trong ngày.

6. Chữa sốt rét

Trong lá cây mật gấu có chất tiêu diệt vi trùng plasmodium. Đây là loại virus gây ra bệnh sốt rét.

Bạn lấy 1 nắm lá cây mật gấu tươi rồi đem đun với 4 bát nước. Đun đắc đến khi còn ½ thì tắt bếp. Chia đều cho 3 lần uống hết trong ngày.

7. Tốt cho người huyết áp cao

Huyết áp cao sẽ đến âm thầm và gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Chính vì thế bạn  cần đặc biệt lưu ý.

Lá cây mật gấu bắc có kali. Kali là chất giúp giảm lượng nước và muối trong cơ thể. Từ đó giúp huyết áp của bạn được duy trì ở ngưỡng an toàn. Ngoài ra bạn có thể dùng cùng với rễ và thân cây để điều trị.

Bạn lấy 5 lá mật gấu tươi nấu với 3 bát nước. Đun đến khi còn già 1 nửa thì tắt bếp. Chắt lấy nước chia đều ra uống hết 2 lần trong ngày là được.

8. Chữa ruột thừa bị viêm

Người ta còn sử dụng lá cây hoàng liên ô rô để điều trị bệnh viêm ruột thừa nữa. 

Bạn chỉ lầy đun sôi 400ml nước với 30g lá mật gấu tươi. Sau đó chắt lấy nước uống. Số nước chia đều 3 lần. Mỗi lần uống thì cho thêm chút mật ong vào cho dễ chịu. Làm liên tục cho đến khi bệnh tình suy giảm rõ rệt.

9. Chữa trị đái tháo đường

Lá mật gấu tươi có tác dụng làm giảm lượng đường trong cơ thể ở mức an toàn. Điều này đã được thực nghiệm  ở trên các con chuột đực. Bởi vì lá cây có chứa andrographolide. Vì thế bạn có thể dùng lá cây mật gấu tươi để điều trị đái tháo đường.

Mỗi ngày uống 2 lần trà hãm từ lá mật gấu tươi là được. Mỗi lần dùng 3 đến 5 lá ngâm trong cốc nước sôi rồi uống. Thời điểm tốt nhất để dùng là sau bữa tối và sáng.

10. Loại vi khuẩn ra khỏi đường hô hấp

Các bệnh viêm nhiễm nói chung hay viêm đường hô hấp nói riêng là do vi khuẩn, virus cùng nhiều tác nhân gây ra. Nó sẽ dần chuyển thành nhiễm khuẩn thứ phát nguy hiểm. Lúc này hãy dùng lá cây mật gấu để cải thiện tình trạng trên.

Sắc 3 bát nước với 10 đến 15g lá khô tùy theo tình trạng bệnh. Đun đến còn ⅓ thì chắt lấy nước và uống. Chia đều ra uống hết 2 lần trong ngày là được.

11. Chữa lỵ đặc biệt là lỵ Bacillary

Lỵ Bacillary là do vi khuẩn Shigella tấn công mà thành. Thật may thì lá mật gấu tươi có thể trị được bệnh này.

Tùy vào tình trạng bệnh mà bạn lấy 10 đến 15g lá khô rồi sắc với 3 át nước. đun đặc đến khi còn 1 bát thì chia đều ra 2 lần uống hết trong ngày là được. Không để sang hôm sau.

12. Điều trị bệnh vàng da do gan

Thảo dược: Thân cây mật gấu khô 20g, lá cây mật gấu khô 20g, 12g chó đẻ, 15g cỏ gà.

Đem tất cả nguyên liệu cho vào ấm để sắc uống hết trong ngày là được.

13. Điều trị viêm túi mật cấp

Thảo dược: Nếu dùng thân cây khô thì điều chỉnh từ 20 đến 55g. Còn dùng loại tươi thì cần 40 đến 65g là được. Thêm chỉ tử và nhân trần mỗi loại 10g và mộc thông 20 là được.

Cho hết nguyên liệu vào ấm rồi sắc với 1500ml nước. Đun đến khi còn ⅓ thì để nguội rồi uống.

14. Lợi tiểu

Chỉ cần cỏ mã đề và cây mật gấu mỗi vị 20g là được

Đun các nguyên liệu với nước rồi lấy nước đó uống nhiều lần trong ngày. Liên tục 1 tuần sẽ có kết quả.

15. Thải độc

Chặt cây thành từng lát mỏng rồi đun sôi với nước. Sôi 15p thì tắt bếp. Nước bạn uống như nước lọc trong ngày. nó sẽ thải độc và làm gan mát mẻ hơn. Đồng thời các chất độc trong cơ thể ở các nội tạng cũng tiêu trừ đi hết.

4.2 Cây mật gấu bắc có tác dụng phụ gì không?

Người ta đã thử nghiệm ở động vật rồi. Dù là dùng lá cây mật gấu hay chưa thì đều không có sự khác nhau.

Người ta sẽ kiểm tra các cơ quan nội tạng, các chỉ số bạch cầu, hồng cầu,…. trong máu. Sau khi thấy kết quả người ta kết luận rằng hiện tại chưa tìm ra độc tố của cây.

Nhưng nếu bạn lạm dụng nó quá thì cũng có thể bị tụt huyết áp hay khó đi ngoài đấy. Nói chung là vẫn có tác dụng phụ.

4.3 Lưu ý khi dùng cây mật gấu bắc chữa bệnh

Vì cây mật gấu có chất kháng sinh tự nhiên nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng. Từ liều dùng cho đến liệu trình phù hợp.

Thời gian tối đa bạn dùng nước lá cây là 2 tuần. Sau đó để cơ thể nghỉ ngơi ít nhất 2 tuần đến 1 tháng rồi mới dùng lại.

Khi mới đầu nên thử phản ứng của cơ thể bằng liều thấp. Sau đó nếu ổn mới nâng cao lên. Trong quá trình này vẫn phải dùng thuốc đặc trị. Đồng thời chú ý theo dõi cơ thể. Nếu có bất thường cần ngưng ngay.

4.4 Ngâm rượu mật gấu để chữa bệnh đúng cách

Ngoài việc sắc lấy nước uống thì người ta còn dùng cây mật gấu để ngâm rượu nữa. Rượu mật gấu chữa được khá nhiều bệnh đấy nhé! 

Cách ngâm

Bạn cần 200g rễ hoặc thân cây mật gấu tươi và 2l rượu nếp ngon.

– Cách làm như sau:

Bước 1: Rễ hoặc thân cây bạn đem chẻ nhỏ hoặc thái khúc. Miễn sao vừa bình rượu là được. Sau đó rửa sạch rồi phơi nỏ.

Bước 2: Cho các nguyên liệu vào bình ngâm. Đến khi rượu có màu vàng đẹp mắt thì mang ra dùng. Thường là từ 15 đến 30 ngày là dùng được. Màu sắc của rượu phụ thuộc vào số rễ hoặc thân bạn cho vào ngâm rượu thôi. Ban đầu mới dùng bạn sẽ thấy đắng. Nhưng khi quen rồi thì lại thích mê hương vị của nó. Bạn cũng có thể pha thêm rượu trắng vào nếu rượu đậm quá.

Ngoài ra: Để điều trị khó tiêu, đau đầu, đau gối, ù tai, hoa mắt,… thì chỉ cần 10 đến 20g rễ cây khô rồi đun với nước uống. Không có rễ thì dùng thân cũng được. Hoặc nếu dùng lá hay quả thì cần 8 đến 12g thôi tùy tình trạng bệnh. Đồng thời dùng kèm các thảo dược khác.

Cây mật gấu bắc cũng được dùng để chữa sốt, ho lao, khó ngủ. Nước của cây còn để chữa các bệnh về da.

Lưu ý khi dùng rượu mật gấu

Khi dùng rượu bạn nên pha loãng ra nếu rượu đặc. Rượu mật gấu được đánh giá là tốt cho xương và tiêu hóa khỏe mạnh. Nhưng khi bạn lạm dùng thì nó lại khiến bạn khó chịu vì cồn ruột.

Cây mật gấu dù bạn dùng để làm gì cũng cần tìm đúng nơi uy tín và đảm bảo chất lượng. Có nhiều nơi người ta cũng chào bán cây mật gấu nhưng chưa chắc chất lượng đã tốt. Bạn không nên tham rẻ rồi mua phải sản phẩm kém chất lượng. Hãy tìm nơi uy tín để mua.

5. Lời kết

Trên đây là toàn bộ các thông tin về cây mật gấu mà bạn có thể tham khảo. Với những thông tin này bạn có thể cân nhắc dùng chúng để trị bệnh. Đương nhiên vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng nhé! Chúc bạn và gia đình có thật nhiều sức khỏe khi áp dụng những bài thuốc trên.

Cập nhật 05/07/2020

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)