Cây kim tiền thảo là gì? Tác dụng, cách dùng trị bệnh và lưu ý

Kim tiền thảo là loài cây mọc hoang thành bụi quanh các hàng rào, bờ tường. Theo y học cổ truyền, kim tiền thảo có nhiều tác dụng quý và là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.

1. Một số thông tin về kim tiền thảo

Kim tiền thảo hay còn gọi là mắt trâu, rau má lông, vảy rồng, bươm bướm, cỏ đồng tiền vàng, đồng tiền lông, ground ivy (Anh), rondette, lierre terrestre (Pháp),..

Kim tiền thảo có tên khoa học là Desmodium styracifolium (Osb.) Merr. Thuộc họ nhà Đậu (Fabaceae).

Kim tiền thảo có tác dụng gì?

Kim tiền thảo có tác dụng gì?

1.1. Tìm hiểu đặc điểm kim tiền thảo

Là cây thảo, nhỏ, cao 0.4 – 0.8 m, mọc bò dưới đất. Thân cây rạp xuống, rễ đâm vào đất rồi mọc đứng. Ngọn non dẹt, hình trụ, có khía vằn và lông nhưng màu gỉ sắt. Lá cây mọc so le, 1 – 3  lá chét, hình tròn hoặc thuôn, dài khoảng 2,5 – 4,5 cm và rộng 2 – 4 cm. Đỉnh lá tù, tròn, đáy có hình tim hoặc tù, mặt dưới có lông màu trắng và mềm, mặt trên của lá có màu lục lờ và nhẵn. Cuống lá dài 1 – 2 cm, có vị hơi ngọt và mùi hơi thơm.

Hoa của kim tiền thảo mọc thành chùm ở đầu ngọn thân hoặc kẽ lá thành chùm ngắn hơn lá. Hoa có màu hồng, một chùm có  2 – 3 bông, có lá ở gốc hoa và lông ngắn, mềm màu hung. Quả của cây là loại quả thõng, hơi cong, có ba đốt.

Cây ra hoa vào tháng 6 – 9 và đậu quả vào khoảng tháng 9 -10.

Kim tiền thảo được trồng ở:

Kim tiền thảo mọc ở các tỉnh miền núi nước ta như: Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Lạng Sơn, Ninh Bình,…

Mùa hạ và mùa thu là khoảng thời gian có thể thu hoạch cây, sau khi thu hoạch tiến hành rửa sạch dược liệu để loại bỏ tạp chất rồi cắt đoạn, phơi khô.

Sử dụng kim tiền thảo trị bệnh

Sử dụng kim tiền thảo trị bệnh

1.2. Thành phần có trong cây

Trong kim tiền thảo có các chất saponin triterpenic, polysaccharid, các flavonoid như isovitexin, isoorientin, vicenin glycosid,… cùng các chất khác như lupenon, lupcol, tritriacontan, desmodimin, desmodilacton, acid stearic,…

2. Những công dụng từ kim tiền thảo

2.1. Công dụng của kim tiền thảo

Tuy nói kim tiền thảo là một cây thuốc có rất nhiều tác dụng và rất tốt cho những người bị sỏi thận, sỏi mật,… nhưng không phải ai cũng có thể dùng cây thuốc này nếu không được hướng dẫn kĩ càng.

1. Giúp thanh nhiệt, lợi tiểu

Có tính vị hơi hàn nên kim tiền thảo có công dụng thanh nhiệt, lời tiểu và trị các bệnh như bàng quang tích nhiệt, tiểu buốt, tiểu khó, nước tiểu vàng sẫm,…

2. Có khả năng tán sỏi

Uống nhiều kim tiền thảo giúp giảm sự phù nề ở niệu đạo và làm viên sỏi dễ dàng di chuyển xuống và thoát ra ngoài. Đồng thời, kim tiền thảo ức chế sự hình thành sỏi và làm suy giảm khả năng tăng trưởng của sỏi.

Lưu ý khi sử dụng kim tiền thảo

Lưu ý khi sử dụng kim tiền thảo

3. Điều trị ho, hóa đờm

Có tác dụng trị ho hóa đờm vì trong kim tiền thảo có vị đắng tính hàn. Theo Đông y, đắng có thể táo thấp (làm khô cái đang ẩm ướt), thấp xuất hiện sẽ tạo thành đờm, tiêu trừ được thấp thì đờm sẽ hết.

4. Giúp giải độc và tiêu sưng

Kim tiền thảo có một số tác dụng nhất định với các triệu chứng trúng độc hoặc vết thương do rắn cắn. Những cách sau sẽ đem lại phản ứng tốt cho người bệnh:

Cách 1: Dùng lá tươi xay lấy nước uống hoặc để giã nát rồi đắp lên vết thương.

Cách 2: Kết hợp kim tiền thảo với các loại thuốc Đông y khác như hoa cúc và bồ công anh.

Ngoài ra, đây là loại cây trị bệnh viêm gan vàng da rất tốt. Cách làm rất đơn giản, mỗi ngày sắc 60g kim tiền thảo để uống cho đến khi tình trạng màu da cải thiện và khỏi hoàn toàn.

Vì tính hàn nên không chỉ kim tiền thảo không những có thể làm mát gan, lợi mật, mà còn có thể điều trị các chứng thấp nhiệt. Khi điều trị lâm sàng chứng vàng da do thấp nhiệt, có thể sử dụng kết hợp kim tiền thảo với các vị thuốc khác như nhân trần, chi tử, hổ trượng,…

2.2. Những bài thuốc từ kim tiền thảo

1. Chữa bệnh trĩ:

Sử dụng 100g kim tiền thảo tươi hoặc 50g khô sắc nước uống trong ngày. Kiên trì 1- 3 tháng sẽ thấy triệu chứng đau sưng của bệnh trĩ được cải thiện.

2. Trị bệnh sỏi đường tiết niệu

Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc bao gồm 40g kim tiền thảo, 20g mã đề, 12g uất kim, 12g ngưu tất, 20g tỳ giải, 12g trạch tả, 8g kê nội kim ( màng trong mề con gà).

3. Trị sỏi đường mật

Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc lấy nước uống, nguyên liệu bao gồm: 20g kim tiền thảo, 20g cỏ xước, 20g rau má tươi, 12g hoạt thạch, 12g vảy tê tê, 12g củ gấu, 8g nghệ vàng, 8g hải tảo, 6g kê nội kim thành.

Hoặc có thể dùng các nguyên liệu khác như: 30g kim tiền thảo, 10g sinh địa hoàng, 10g xuyên luyện, 10g hoàng tinh.

4. Chữa bệnh phù, viêm thận, viêm gan, viêm túi mật

Bài thuốc này bao gồm các dược liệu 40g kim tiền thảo, 20g mộc thông, 20g ngưu tất, 10g chút chít, 10g dành dành.

Sắc lấy nước, mỗi ngày uống 1 thang.

5. Trị bệnh sỏi niệu gây chảy máu, xung huyết

Sắc lấy nước uống các dược liệu: 40g kim tiền thảo, mã đề 20g, 12g ý dĩ, 12g mã đề, 8g các loại uất kim, kê nội kim, đại phúc kì, đào nhân.

Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc.

6. Chữa bệnh viêm đường mật, túi mật

Mỗi ngày uống 1 thang thuốc bao gồm: 40g kim tiền thảo, 40g nhân trần, 16g mã đề, 16g sài hồ, 12g chi tử, 8g uất kim, 8g chỉ xác, 6g khổ luyện từ, 4g đại hoàng, sắc lấy nước uống.

3. Lưu ý khi dùng kim tiền thảo

Tuy nổi tiếng là loại thảo dược lành tính nhưng những người cơ địa dị ứng , tỳ hư, tiêu chảy nên tránh dùng. Lạm dụng kim tiền thảo có thể gây ra một số tác dụng phụ. Một số người do lạm dụng kim tiền thảo để chữa sỏi thận đã nổi mẩn, mụn mủ, khiến chức năng gan và thận suy giảm.

Vì việc điều trị bệnh sỏi còn dựa trên nhiều yếu tố như độ lớn, vị trí của viên sỏi để có thể đưa ra liều lượng và phác đồ điều trị phù hợp nhất nên bạn hãy đi khám bác sĩ để xác định mức độ bệnh trước khi sử dụng loại thảo dược này để tránh kết quả không mong muốn.

Cuối cùng, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không áp dụng các bài thuốc khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ.

4. Lời kết

Kim tiền thảo là thảo dược thiên nhiên mang nhiều công dụng và được nhiều người biết đến. Tìm hiểu sâu hơn về loài cây này để có hiểu biết đúng đắn và tránh việc lạm dụng kim tiền thảo.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)