[ Cây Khiếm thực ] – tác dụng, cách dùng và lưu ý trị bệnh

Trong Đông Y,  cây khiếm thực được xem là một vị thuốc khá quen thuộc. Cây Khiếm thực được biết đến là một món ăn ngon và bổ dưỡng cho người sử dụng. Ngoài ra, trong y học cổ truyền sử dụng nó như là một cây thuốc quý có  khả năng chữa bệnh. 

Bởi vì dòng cây này thường hay mọc dưới nước nên được xem là nhân sâm dưới nước. Nghe cái tên mệnh danh là bạn đủ thấy cây bổ dưỡng và quý cỡ nào rồi phải không ạ?

Vậy cây thảo dược này có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe của bạn, mời các thông tin mà #wikiohana chia sẻ dưới đây nhé. 

1. Tìm hiểu thông tin chung về cây khiếm thực

Đặc điểm

Các tên gọi khác mà bạn có thể gọi của cây khiếm thực bao gồm Kê đầu, Kê đầu thực, Nhạn Đầu, Kê Đầu Bàn, Kê Đầu Liên, Kê Đầu Lăng, Kê Đầu Thái, Kê Ung, Kê Túc, Kê Vị Nhi, Vị Tử, Ô đầu, Thủy Lưu Hoàng…Bạn nhớ lưu ý để trong một số trường hợp gọi theo địa phương mà biết cây gì nhé!

Phần mà chúng ta hay sử dụng để chữa bệnh là hạt của cây khiếm thực được phơi hoặc sấy khô. Sở dĩ một trong số tên của cây Khiếm thực gọi là Kê đầu thực ( hạt đầu gà) là vì quả của nó giống hình đầu gà. 

Cây khiếm thực có tác dụng gì?

Cây khiếm thực có tác dụng gì?

Phân bố

Cây này sống dưới nước và thuộc họ thực vật súng. Lá cây rộng, có dạng hình tròn lớn với đường kính trên 1m, lá thường mọc nổi trên mặt nước. Ngoài phần lá mọc nổi trên nước thì một số lá còn lại mọc ngầm phía dưới nước. Màu lá khác nhau ở 2 mặt, phía trên là màu xanh lục, phía dưới lại có màu tím.

Hoa của cây thường nở và mùa hè, Mỗi cành cây chỉ có thể nở được 1 hoa nổi trên mặt nước. Hoa nở đẹp vào buổi sáng sớm, đến chiều lại tàn. Trong hoa có sâm hoa, bề mặt ngoài trơn.

Phần quan trọng nhất của cây khiếm thực là hạt của cây vì nó được sử dụng làm thuốc trong Đông y, nó có dạng hình tròn nhỏ với đường kính chỉ khoảng 0,6cm. Hạt có hai màu khác nhau ở 2 đầu, một đầu màu trắng và một đầu màu đỏ nâu. Hạt có thể dùng để ăn vì trong hạt có chứa tinh bột màu trắng. 

Tại Ấn Độ, hạt khiếm thực được dùng để chế biến ra nhiều loại thức ăn như ăn trực tiếp không trải qua quá trình nấu nướng (ăn sống), luộc chín, chế biến như bỏng ngô, làm món cháo đặc sản (kheer makhana). 

Trong văn hóa Ấn Độ, hạt khiếm thực được dùng để dâng cúng cho các Đấng sáng tạo trong lễ hội văn hóa ở đây vì họ cho rằng  hạt khiếm thực chính là vật phẩm mang lại điềm lành cho cuộc sống của họ.

Sử dụng khiếm thực trị bệnh như thế nào?

Sử dụng khiếm thực trị bệnh như thế nào?

Phương pháp thu hái và chế biến

Ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ cây khiếm thực được trồng rất nhiều để lấy hạt. Riêng ở Việt Nam, thì hạt cây khiếm thực phải nhập khẩu từ Trung Quốc về mặc dù được trồng rất nhiều trên cả nước nhưng chúng không có hạt mà chỉ ra hoa.

Nếu bạn nghe đến khiếm thực tìm thấy nhiều ở Việt Nam dùng để chữa bệnh trong Đông y thì đó chính là củ súng. Như đã nói cây khiếm thực thuộc giống họ cây súng do đó ở Việt Nam chúng có tên gọi giống nhau nhưng thực chất là 2 loại khác nhau.

Người ta thường chờ đến khi quả khiếm thực chín thì mới có chất lượng cao nhất. Để thu được chất lượng như thế thì phải vào tầm tháng 10 đến tháng 12 âm lịch mới được thu. 

người ta chế biến quả khiếm thực bằng cách đập vỡ vỏ lấy nhân sau khi đã được phơi khô. Nhân của quả khiếm thực phải được bảo quản nơi khô ráo mới đảm bảo được chất lượng khi làm thuốc.

Tác dụng của cây khiếm thực trong y học

Trong Đông y, khiếm thực được quy vào kinh Can, Tỳ, vị Thận bởi vì nó có tính mát khi còn tươi và tính ấm khi được phơi khô. Cây Khiếm thực không có tính độc mà có vị ngọt và tính bình nên được sử dụng phổ biến.

Các tài liệu nghiên cứu trong y học hiện đại về tác dụng cây khiếm thực sự chưa nhiều lắm. Tuy nhiên, theo một số thực nghiệm thì cây kiếm thực lại giúp cho quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư bị chậm lại. 

Đối với những người mắc các bệnh về đường ruột có chức năng hấp thu kém hay là nồng độ carotene trong huyết thanh thấp đều có thể sử dụng cây khiếm thực để trị bệnh (Tỷ lệ mắc các dạng ung thư như ung thư phổi, dạ dày sẽ thấp nếu lượng nồng độ carotene trong huyết thanh cao). 

2. Kiếm thực có tốt không? Tác dụng trị bệnh của cây khiếm thực

1. Trị bệnh đới hạ (do bị thấp nhiệt)

Nguyên liệu: khiếm thực, hoàng bá, xa tiền tử (mỗi thức 12g)

Cách làm: Hòa nước muối để rửa sạch các nguyên liệu trên. Sắc thuốc với 600ml nước trong điều kiện lửa nhỏ. Cứ đun thuốc như vậy trong vòng 30 phút cho đến khi chỉ còn 200ml thuốc trong nồi. Sau đó đưa nồi thuốc xuống khỏi bếp, để nguội rồi dùng. 

Liều dùng: Dùng thuốc trong 3 ngày liền, mỗi ngày dùng 2 lần thuốc, chắc chắn bệnh hạ đới sẽ thuyên giảm.

Với cách sử dụng này sẽ có tác dụng chủ yếu trong điều trị bệnh đới hạ do thấp nhiệt.

2. Chữa bệnh hoạt tinh

Nguyên liệu: Khiếm thực, liên tử, sa uyển tật lệ đều 80gam, riêng đối với long cốt và mẫu lệ là 40gam. 

Cách làm: Rửa sạch khiếm thực với nước pha muối. Chưng cho chín dược liệu trong nồi. 

Các vị thuốc còn lại cũng phải được rửa sạch trong nước muối. Phơi khô liên tử để tán thành bột. Sau đó nấu bột liên tử thành hồ rồi cho các vị thuốc còn lại cũng ở dạng bột vào trộn chung.

Chưng dược liệu này trong nồi cho đến khi chín. Sau khi hoàn thành thì mỗi ngày bạn nên uống từ 16 – 20 gram.

Liều dùng: Trong một ngày bạn có thể chia ra nhiều lần để uống. Đến khi bệnh tình thuyên giảm thì bạn mới nên dừng uống.

Người bị bệnh tiết tinh và di tinh thì nên sử dụng phương thuốc này để trị bệnh.

3. Chữa bạch trọc

Nguyên liệu: Bạn có thể chuẩn bị tùy ý lượng dùng với khiếm thực và kim anh tử.

Cách làm: Khiếm thực sau khi đã được giã nát, phơi hoặc sấy khô thì đem đi tán thành bột mịn. Mang kim anh tử đi nấu cao sau khi đã được rửa sạch. Sau đó, làm thành viên với hỗn hợp cao kim anh với bột khiếm thực đã được trộn đều.  

Liều dùng: Bạn sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm nếu mỗi ngày uống 8 – 12 gam và cứ liên tục uống trong 3 – 5 ngày. 

Thuốc này có tác dụng điều trị cho người bị bệnh bạch trọc.

4. Có tác dụng trị tiêu chảy

Nguyên liệu: Dùng khiếm thực, bạch truật, đảng sâm, phục linh,  tất cả mỗi loại đều lấy 15gram.

Cách làm: Các nguyên liệu đem đi rửa sạch rồi đun sắc với 800ml nước. Tắt bếp khi lượng nước còn 400ml.

Liều dùng: Mỗi ngày uống 2- 3 lần, nên uống lúc ấm để ngon và đảm bảo hơn. Trong 1 tháng thì bạn có thể uống từ 3- 5 ngày.

Do tỳ hư mà chứng tiêu chảy bị mãn tính thì nên sử dụng phương thuốc này. 

5. Chữa bệnh đới hạ (Do thận tỳ hư)

Nguyên liệu: khiếm thực và  sơn dược mỗi loại 12g.

Cách làm: Sắc nước uống từ 400ml xuống còn 100ml với các vị thuốc trên (nhớ rửa sạch trước khi cho vào nồi nhé). Nên đun với lượng lửa nhỏ để không làm hư thuốc. Hạ nồi xuống bếp để cho thuốc nguội.

Liều dùng: Nên dùng khi thuốc đang còn ấm. Uống 5 ngày liên tục, một ngày dùng 1 lần để có hiệu quả. 

Tác dụng chính: Dùng cho những người  bị hư Tỳ thận gây ra bệnh đới hạ. 

6. Trị thận hư

Nguyên liệu: 20g khiếm thực, 1 lạng gạo lứt, 15g hạt kim anh và đường phèn vừa ăn.

Cách thực hiện: Sắc nước hạt kim anh đã được bỏ nhân cùng với Khiếm Thực. Sau khi chín bỏ bã lấy nước. Dùng nước này để bỏ gạo lứt vào nấu cháo. Cho thêm đường phèn vừa ăn để dùng trong ngày. 

Phương thuốc này có tác dụng chữa bệnh cho người bị hư thận, hay đái dầm, di tinh, tỳ hư, tiêu chảy.

7. Chữa bệnh cho bệnh nhân tiểu đường

Nguyên liệu: Khiếm thực 30 gram, mua gan heo với lượng khoảng 80 – 120 gram.

Cách làm: Hầm chung gan heo đã được rửa sạch với khiếm thực cho đến khi chín nhừ. Ăn nóng sẽ tốt hơn cho người bệnh.

Món ăn này vừa ngon vừa có tác dụng trị bệnh cho những người bị tiểu đường.

8. Trị chứng tiểu đêm (do thận hư)

Bạn bị khó chịu do chứng tiểu đêm thường xuyên, gặp vấn đề về thận. Vậy hãy sử dụng các nguyên liệu sau để chấm dứt tình trạng đó nhé: Khiếm thực 8g, Phá cố chỉ và Ích trí nhân mỗi thứ 6g.

Cách thực hiện: Khiếm thực đem sao vàng rồi tán thành bột mịn. Sắc lấy nước các nguyên liệu khác như phá cố chỉ và ích trí nhân. 

Liều dùng: Uống chung nước sắc của phá cổ chỉ, ích trí nhân với 8g khiếm thực cho mỗi lần uống. Mỗi ngày bạn uống 2 lần để tăng tác dụng trị bệnh.

Những người bị chứng thận hư khiến xảy ra tình trạng tiểu đêm thường xuyên gây khó chịu, đau lưng, mỏi gối, chán ăn thì nên dùng phương thuốc này.

9. Chữa khí nhược, tiểu tiện đục

Sử dụng các nguyên liệu sau 15g khiếm thực, một lượng gạo tẻ vừa đủ và 10g phục linh để chữa những người bị bệnh thận, nước tiểu có màu đục, khí nhược.

Cách làm: Sắc nước khiếm thực và phục linh đã được giã nát cho đến khi mềm. Rồi sau đó cho gạo vào chung để nấu cháo ăn mỗi ngày. Ăn liên tục 5- 7 ngày là tình trạng sẽ được cải thiện. 

10. Điều trị viêm phế quản

Nguyên liệu: Táo nhân và cùi hồ đào mỗi thứ dùng 10g, 1 lạng gạo tẻ, 50g khiếm thực. 

Cách làm:  Nấu cháo cả khiếm thực đã được đập dập và hồ đào đem nghiền luôn vỏ với một lượng đường phèn vừa đủ. Bạn nên ăn 2 lần/ ngày loại cháo này đến khi khỏi bệnh viêm phế quản thì thôi.

Đây là phương thuốc rất tốt cho người bị viêm phế quản và bệnh hen suyễn ở người già.

11. Chữa mất ngủ, di mộng tinh

Những người bị mất ngủ hay bị chứng di mộng tinh thì sử dụng các nguyên liệu sau để trị bệnh nào: 10g khiếm thực, 20g phục thần, 40g hạt sen.

Cách làm: Đun nhỏ lửa các nguyên liệu trên cho đến khi mềm. Thêm đường vào nồi đang nấu. Khi các bạn dùng thì ăn luôn hạt sen, khiếm thực, uống nước và bỏ bã của phục thần thôi nhé.

Như đã nói tác dụng của đơn thuốc trên dùng để trị chứng di mộng tinh và người bị mất ngủ.

12. Giúp giảm mệt mỏi (do tiêu chảy)

Nguyên liệu và lượng thuốc dùng để trị mệt mỏi do tiêu chảy gồm: Khiếm thực, liên nhục, biển đậu, bạch truật, phục linh, sơn dược, hạt ý dĩ (mỗi thứ 30g) và 8g nhân sâm.

Cách làm: Tán thành bột mịn rồi đem trộn đều tất cả vị thuốc nêu trên.

Liều dùng: Bạn có thể thêm chút đường vào bột thuốc đã pha với nước sôi để cho dễ uống. Mỗi ngày bạn uống 2-3 và một lần uống chỉ dùng 6g bột tán nhuyễn thôi nhé. 

Tác dụng chính: Với những người mắc các chứng bệnh như cơ thể mệt mỏi không có năng lượng, ăn uống ít do không ngon miệng, bị tiêu chảy dài ngày trị không dứt, bị tỳ hư bất vận.

3. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng khiếm thực trị bệnh

– Mặc dù vị thuốc khiếm thực được dùng phổ biến vì tính lành, không độc tuy nhiên không phải vì thế mà bạn nên chủ quan dùng quá nhiều. Việc sử dụng khiếm thực nhiều sẽ gây chứng khó tiêu vì thế mỗi ngày bạn chỉ nên dùng 12- 20g là vừa đủ.

– Những người nên cẩn thận khi sử dụng khiếm thực là người hay mắc chứng tiểu tiện khó, âm hư hỏa vượng, đại tiện khó khi bị bón.

– Khiếm thực nếu được dùng vào mùa thu là tốt nhất là vì khiếm thực vừa có tác dụng chống khô đối với cơ thể mà cũng chẳng gây lạnh. 

– Người dân nước ta khi sử dụng hạt khiếm thực làm thuốc để trị đúng bệnh, an toàn cho sức khỏe thì nên cập nhật kiến thức để phân biệt rõ 2 loại khiếm thực là loại khiếm thực đã đề cập đến trong bài và khiếm thực củ được lấy từ củ súng. Bởi vì mặc dù chúng có chung tên gọi nhưng là 2 giống loài thực vật khác nhau.

4. Lời kết

Bài viết này chúng tôi đã cung cấp một số thông tin và công dụng của cây khiếm thực. Hy vọng những thông tin này giúp bạn hiểu hơn về vị thuốc bổ dưỡng được xem là sâm nước này nhé.

Mong rằng các bạn có thể đồng hành cùng chúng tôi trong những bài tiếp theo.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)