15 tác dụng của Cây huyết giác – trị bệnh, sức khỏe và lưu ý

Cây Huyết Giác là cây gì ? 

1.1 Mô tả về cây Huyết Giác

Tên khoa học: Pleomele cochinchinensis Merr. (Dracaena loureiri Gagnep).

Họ khoa học: Thuộc họ Hành Alliaceae.

Huyết giác là một loại cây thuốc quý sống lâu năm. Thân cây phân nhánh nhỏ, có đường kính khoảng 20 – 25 cm đối với cây to, còn đường kính những cây nhỏ khoảng 1,6 -2 cm. 

Lá cây huyết giác có hình như hình lưỡi kiếm, có phiến lá dày, đỉnh lá nhọn hoắt. Một điểm đặc biệt là lá cây huyết giác không có cuống lá như những loại cây khác. Mỗi lá có độ dài nằm trong khoảng 25 – 80 cm, còn chiều rộng nhỏ, chỉ khoảng 3 – 4 cm. Lá cây cứng, có gân lá ở chính giữa và một vài gân nhỏ ẩn dưới mặt lá.

Giữa những lớp lá xanh xanh sẽ từng chùm hoa Huyết Giác màu vàng nhạt, dài khoảng 1 m. Trong mỗi chùm hoa có nhiều nhành hoa nhỏ với độ dài khoảng 30 cm.

Quả Huyết Giác có hình cầu, có đường kính khoảng 1m. Quả căng mọng. Khi quả khô thì có màu đen, hạt hình quả cầu. 

Cây huyết giác có tác dụng gì

Cây huyết giác có tác dụng gì

1.2 Nơi phân bố của cây Huyết Giác

Cây Huyết Giác xuất hiện nhiều ở Quảng Tây ( Trung Quốc), Campuchia, các tỉnh phía Bắc của nước ta. Tại Việt Nam, cây Huyết Giác thường mọc hoang ở một số tỉnh miền Bắc như Quảng Ninh, Hòa Bình, Hà Nam, Hà Tây,… và vùng Bắc Trung Bộ như Nghệ An, Hà Tĩnh.

Người ta thường tìm thấy cây Huyết Giác ở trên núi đá vôi trong đất liền và hải đảo. 

Cây Huyết giác được thu hoạch quanh năm. Bộ phận sử dụng là phần thân hóa gỗ của những cây Huyết Giác đã chết lâu năm. Chỉ những cây già đã chết mới có gỗ, phần thân – lõi gỗ hóa thành màu đỏ nâu. Phần này được thu hoạch và đem phơi khô để sử dụng.

1.3 Thành phần hóa học trong cây Huyết Giác

Các nhà khoa học đã làm thí nghiệm và đưa ra kết luận. Trong huyết giác có chứa chất màu đỏ hòa tan được trong cồn, không tan trong ete, clorofom và benzen. Ngoài ra, trong huyết giác còn có axeton, axit. Màu đỏ của Huyết Giác sẽ chuyển sang màu cam khi tác dụng với Kiềm.

Vị thuốc Huyết Giác:  chính là chất gỗ có màu đỏ nâu từ cây già đã chết và bị một loại nấm hay sâu nào đấy gây ra trên phần gỗ mục nát. Chất gỗ có phần cứng cứng chắc, không có mùi và vị hơi chát.

Những tác dụng dược lý của cây Huyết Giác?

2.1 Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Chống đông máu: từ Huyết Giác chiết ra một loại dịch có khả năng ức chế kết tập tiểu cầu do ADP gây ra, nhằm cản trở sự hình thành huyết khối thực nghiệm. 

Giúp kháng khuẩn: Huyết Giác có tác dụng ức chế một số loại nấm gây bệnh trên cơ thể con người. Không chỉ vậy, phần dịch từ nó còn có tác dụng ức chế sự phát triển của Staphylococcus aureus.

Các chuyên gia đã làm một cuộc thí nghiệm trên chuột nhắt trắng. Và đưa ra kết quả: dịch huyết giác có một công dụng bất ngờ – chính là nâng cao tỉ lệ sống trong điều kiện thiếu oxy và áp suất thấp.

Một thí nghiệm ở trên thỏ: hàm lượng glycogen trong gan giảm và lượng lgA, lgG trong máu tăng khi thỏ được tiêm dịch Huyết Giác. 

Không chỉ vậy, dịch Huyết Giác còn làm giãn mạch trong thí nghiệm trên hệ mạch tai thỏ.

Tác dụng của cây huyết giác

Tác dụng của cây huyết giác

2.2 Theo Y học cổ truyền

Những tác dụng của Huyết Giác trong Y học cổ truyền: chỉ huyết, hoạt huyết, sinh cơ hành khí.

Một số bệnh lý có thể sử dụng các phương thuốc từ Huyết Giác phải kể đến là: sưng bầm, chấn thương tụ máu, tê môi, đau nhức xương khớp, u hạch, mụn nhọt.

Những bài thuốc chữa bệnh từ huyết giác

3.1 Làm giảm sưng, giảm đau nhức

Nguyên liệu:

  • 20 g Huyết Giác
  • 20 g quế chi
  • 20 g thiên niên kiện
  • 20 g đại hồi
  • 20 g địa liền
  • Gỗ vang
  • 500 ml rượu trắng 30 độ

Cách làm: Giã nhỏ tất cả các nguyên liệu rồi đem ngâm cùng rượu. Sau 1 tuần thì lấy ra tách nước. Cuối cùng, bỏ bã và xoa bóp vào vết thương, vết đau.

3.2 Trị chứng tức ngực, nhói tim

Nguyên liệu:

  • Huyết giác 12g
  • Đương quy 12g
  • Ngưu tất 12g
  • Mạch môn 12g
  • Sinh địa 12g

Cách làm: Bỏ tất cả các nguyên liệu trên vào nồi sắc với 2 bát nước để uống.

Có nên sử dụng huyết giác trị bệnh

Có nên sử dụng huyết giác trị bệnh

3.3 Cầm máu do vết thương hở

Giã nhỏ Huyết Giác thành bột cùng nhựa của cây. Sau đó bôi trực tiếp lên vết thương để cầm máu. Sử dụng phương thức này cầm máu vừa nhanh vừa hiệu quả.

3.4 Chữa chảy máu cam

Sử dụng phần nhựa cây huyết giác kết hợp cùng bạc hà theo tỉ lệ 1:1. Tán tất cả thành bột rồi đắp vào mũi để cầm máu.

3.5 Giảm đau do bong gân

Nguyên liệu:

  • Huyết giác
  • Quế chi
  • Đại hồi
  • Địa liền
  • Thiên niên kiện

Cách làm: Ngâm tất cả nguyên liệu trên với rượu giống như bài thuốc trị giảm sưng, giảm đau nhức. Xoa bóp với phương thuốc 3 lần mỗi ngày để giảm đau do bong gân.

3.6 Thuốc bổ máu

Nguyên liệu

  • Huyết giác 100g
  • Hoài sơn 100g
  • Hà thủ ô 100g
  • Quả tơ hồng 100g
  • Đỗ đen sao cháy 100g
  • Vừng đen 100g
  • Ngải cứu 20g
  • Gạo nếp rang. 

Cách làm: Giã tất cả các nguyên liệu trên thành bột. Sau đó đem bột trộn cùng mật ong. Vo thành từng viên thuốc để dùng dần. Mỗi viên khoảng 10 g

Liều lượng: Mỗi ngày uống khoảng 1 – 2 viên.

3.7 Chữa viêm khớp dạng thấp

Nguyên liệu:

  • Mỗi loại 16g bao gồm: Huyết rồng, hy thiêm, thổ phục linh, rễ vòi voi.
  • Mỗi loại 12g bao gồm: ngưu tất, sinh địa.
  • Mỗi loại 10g bao gồm: Huyết dụ, nam độc lực, rễ cây cúc áo, rễ cà gai leo.

Cách làm: Sắc các dược liệu trên và uống thuốc mỗi ngày.

3.8 Hỗ trợ chữa trị đau khớp

Sắc lấy nước các nguyên liệu sau:

  • Huyết rồng 12g
  • Độc hoạt 12g
  • Uy linh tiên 12g
  • Tang chi 10g
  • Ngũ gia bì 10g

Lưu ý: Uống thuốc mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

3.9 Chữa đau lưng

Nguyên liệu:

  • Rễ trinh nữ, tỷ giải. huyết rồng, tỷ giải, ý dĩ: 16g mỗi thứ.
  • Quế chi, rễ lá tốt, thiên niên kiện: 8g mỗi thứ.
  • Cỏ xước: 12g
  • Trần bì: 6g

Cách làm: Sắc lấy thuốc uống.

3.10 Bài thuốc trị bệnh đau dây thần kinh hông

Vẫn sử dụng cách sắc thuốc như những bài thuốc trên. Tuy nhiên, nguyên liệu cần để trị đau dây thần kinh hông là:

  • 20g huyết rồng
  • 12g ngưu tất
  • 12g hồng hoa
  • 12g nghệ vàng
  • 12g đào nhân
  • 10g nhọ nồi
  • 4g cam thảo

Uống thuốc mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất.

3.11 Chữa bệnh tê thấp, nhức mỏi gân cốt

Chuẩn bị:

  • Huyết rồng, rễ gối hạc, cây mua núi 12 gram mỗi vị
  • Rễ phòng kỷ, dây đau xương, vỏ thân ngũ gia bì chân chim 10 gram mỗi vị. 

Cách làm: Phơi khô các nguyên liệu trên. Sau đó đem ngâm với rượu

Mỗi lần sử dụng 15 – 25ml. Mỗi ngày sử dụng thuốc 2 lần, và mỗi buổi sáng và buổi tối.

3.12 Điều trị đau chân, đùi

Sử dụng kết hợp các nguyên liệu để sắc thuốc uống:

  • Huyết rồng 30g
  • Trạch lan 30g
  • Ngưu tất, mộc qua, xích thược mỗi loại 15g
  • Hương truật, đào nhân, trạch tả mỗi loại 9g
  • Ô dược 6g

Lưu ý: Sử dụng thuốc mỗi ngày 1 lần. Hoặc chia thuốc thành các phần nhỏ để uống nhiều lần trong ngày.

3.13 Thuốc chữa chóng mặt, mệt mỏi, cơ thể thiếu máu

Sắc thuốc lấy nước uống với những thảo dược sau: 16g huyết rồng, 10g nhân sâm, 12g mỗi loại: đương quy, thục địa, hà thủ ô đỏ, đan sâm. Sử dụng thuốc từ 1- 2 lần mỗi ngày tùy vào tình trạng của bệnh.

3.14 Chữa trị rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ

Sắc thuốc với các nguyên liệu:

  • 16g Huyết rồng
  • 12g Ích mẫu
  • 10g Ngưu tất
  • 6g Nghệ vàng

3.15 Làm giảm mồ hôi ở tay, chân

Mồ hôi tay ở tay, chân luôn khiến người mắc bệnh cảm thấy khó chịu, nhất là vào mùa hè hay sau khi vận động. Bạn có thể tham khảo phương thuốc sau để giảm thiểu đáng kể tình trạng mồ hồi tay, chân.

Nguyên liệu: 

  • Huyết rồng, đương quy mỗi loại 16 gram
  • Bạch truật, sa sâm, ý dĩ nhân, hoài sơn, tỷ giải, hoàng kỳ mỗi loại 12 gram 
  • Thương truật, sài hồ, lá lốt, mẫu lệ, ô tạc cốt.

Uống thuốc thường xuyên để không bị mồ hôi ra nhiều ở tay, chân.

Kết luận

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng những bài thuốc, bạn cần đọc kĩ những lưu ý sau:

  • Xem kĩ các thành phần trong thuốc tránh trường hợp người bệnh dị ứng với một trong các thành phần của thang thuốc.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ và các chuyên gia y tế trước kì sử dụng bất kì những phương thuốc nào.
  • Đặc biệt, những người phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú tuyệt đối không được tự ý sử dụng các  bài thuốc khi chưa có sự đồng ý của các y bác sĩ.

Tất cả những thông tin trên bài viết đều mang tính chất tham khảo. Mọi người cần đọc kĩ những lưu ý cũng như nghe lời khuyên từ bác sĩ, các chuyên gia y tế có trình độ chuyên môn trước khi sử dụng thuốc.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)