6 tác dụng của Cây huyết dụ – cách trồng, chăm sóc hiệu quả

Cây huyết dụ ở nước ta có lẽ các bạn không còn xa lạ gì với loài cây này nhỉ. Nó được trồng ở khắp mọi nơi từ trong nhà đến đường phố, từ trường học đến công viên để tạo không gian xanh và có tác dụng bảo vệ mọi người.

Không những vậy mà cả cây đều là các vị thuốc quý chữa được nhiều loại bệnh. Đó là bệnh gì và công dụng như thế nào thì hãy cùng đọc bài viết dưới đây của #ohana nhé!

1. Cây huyết dụ là cây gì? Đặc điểm của cây huyết dụ

1.1 Nguồn gốc và phân bố

 Ngoài cái tên huyết dụ nó còn được gọi là cây thiết dụ hay cây hồng trúc, tiếng anh gọi là Cordyline terminalis Kunth và nằm trong họ cây Huyết Dụ (Asteliaceae). Một số thông tin cho rằng huyết dụ thuộc họ cây măng tây và là giống cây có hoa của họ này.

Thời xưa đây là giống cây thuốc quý có thân hình nhỏ nhắn, chỉ cao từ 1 đến 3m. Từ một thân cây phân thành các nhánh nhỏ chứa các lá dài. Vì cây có tuổi đời dài và lá cây rụng khá nhiều nên bạn sẽ thấy cây luôn có những nhánh cây bị đứt đoạn do lá rụng hình thành.

Cây gọi huyết dụ vì lá cây dài đến hơn 20cm, phần cuống lá bao lấy thân cây và có màu xanh ngả sang đỏ tía. Lá mọc xum xuê trên đỉnh hướng vào bên trong.

Có 2 giống cây huyết dụ là huyết dụ lá đỏ và huyết dụ lá 2 màu xanh, đỏ. Hai cây này đều giống nhau về hình dạng nhưng cây huyết dụ lá đỏ có công hiệu chữa bệnh tốt hơn.

Cây huyết dụ

Cây huyết dụ

Thu hái hiệu quả

Huyết dụ có ra hoa. Vào cuối mùa đông đầu mùa xuân sẽ có những bông hoa nhỏ mọc ra từ đỉnh và nách lá. Hoa ban đầu có màu đỏ sau đó chuyển dần sang màu tím, mỗi hoa chứa một vòi nhị dài. Quả huyết dụ là quả mọng màu đỏ, căng tròn đẹp mắt.

Huyết dụ bắt nguồn và phân bố chủ yếu ở các nước nhiệt đới. Ở nước ta nó được trồng ở dọc khắp đất nước. Thời gian thu hoạch là vào khoảng tháng 5-6 khi mà trời bắt đầu vào hè và khô ráo.

Người ta sẽ cắt lấy lá cây huyết dụ, loại bỏ lá hỏng, bị sâu ăn hay khô héo. Mang về rửa sạch sử dụng luôn hoặc phơi khô để sử dụng dần. Còn rễ cây huyết dụ thì thu hoạch lúc nào cũng được, đào cây lấy rễ đem đi phơi khô để làm thuốc.

1.2 Cây huyết dụ có tác dụng gì?

Trong y học phương Đông, huyết dụ là loài cây có tính hàn, ăn vào có vị nhạt và mát. Tốt cho người cần bổ máu, thêm máu hay bị thương chảy máu. Ngoài ra cũng có ích cho các bệnh liên quan đến máu như phụ nữ rong kinh, ho ra máu, thổ huyết,… và các bệnh khác như lậu, kiết lỵ, đau nhức xương khớp,…. 

Vì được thu hoạch vào một đợt trong năm nên có 2 dạng sử dụng là lá tươi hoặc lá khô. Bạn có thể kết hợp nó với các loại thực vật khác để đạt hiệu quả cao nhất. Liều lượng huyết dụ sử dụng để sắc nước với lá tươi là 20 đến 30g còn lá khô là 8 đến 16g. 

Cây huyết dụ lá đỏ

Cây huyết dụ lá đỏ

1.3 Ý nghĩa phong thủy của cây huyết dụ

Huyết dụ được trồng phổ biến ngoài lý do làm thuốc còn do ý nghĩa phong thủy tuyệt vời của nó nữa.

Các cô gái hawaii nhiệt tình thoải mái lựa chọn lá cây huyết dụ may thành những chiếc váy hula rực rỡ sắc màu. CÒn các gia đình thì treo lá huyết dụ trong góc nhà để làm đồ trang trí, nó được ưa chuộng vì có ý nghĩa tâm linh lớn lao hơn nhiều đồ trang trí thông thường.

Đó là bảo vệ gia chủ. Nó như một tấm bùa lớn bao bọc cả nhà ngăn chặn sự xâm nhập của tà ma ác quỷ, mang lại sự may mắn bình an. Từ cái tên huyết dụ đã mang đến sự tin tưởng cho người sở hữu rồi. Vì như trong văn hóa Trung Quốc xưa, người ta thường lấy máu bôi lên kiếm hay cho người bệnh uống mong tăng thêm sức mạnh chống lại thế lực đen tối.

Ngoài ra thì lá huyết dụ cũng có thể dùng để bảo quản thực phẩm như lá chuối, lá khoai. 

1.4 Lưu ý quan trọng khi sử dụng cây huyết dụ

Phụ nữ đang mang thai hoặc mới sinh cần cẩn thận khi sử dụng lá huyết dụ, tuyệt đối không dùng khi còn sót rau nếu không muốn bị băng huyết nguy hiểm đến tính mạng.

Xem thêm:

2. Cây huyết dụ dùng để trị bệnh gì? Các bài thuốc từ cây huyết dụ

Dưới đây #ohana xin chỉ ra một số bài thuốc với cây huyết dụ. Tuy nhiên tất cả chỉ mang tính chất tham khảo do đó bạn nên tìm hiểu kỹ và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

1. Trị khí hư, bạch đới

Rửa sạch lá huyết dụ tươi (40g), lá bỏng (20g) và lá băn (20g) rồi cho vào ấm sắc đến khi nước gần cạn. 1 thang thuốc trên uống một ngày chia thành 2 đến 3 lần. 

2. Điều trị bệnh đại tiện ra máu tươi

Hái hoặc mua đủ các nguyên liệu sau: 20g lá huyết dụ, 15g rau má phơi khô, 10g khổ sâm, 15g cỏ nhọ nồi. Rửa sạch rồi cho vào ấm với 700ml nước. Đun đến khi nước cạn hơn nửa còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Chia thành 2 lần thuốc uống trong ngày. Sử dụng hàng ngày đến khi đại tiện bình thường.

Tác dụng của cây huyết dụ

Tác dụng của cây huyết dụ

3. Chữa bệnh đi tiểu ra máu

Khi thấy hiện tượng trên bạn ra tiệm thuốc nam mua 20 gram lá huyết dụ tươi, 10 gram rễ cây rang, 10 gram lá cây muối, 10 gram lá lẩu và 10 gram lá tiết dê. Rửa sạch bụi bẩn rồi trụng nhanh qua nước sôi, cho ra rổ cho ráo nước rồi cho vào cối giã nát. Vắt lấy phần nước cốt uống liền.

4. Trị chảy máu dưới da, chảy máu cam

Bình thường chảy máu cam bạn thường tự cầm máu đến khi mũi ngừng chảy máu. Ngoài ra bạn có thể uống thang thuốc này để trị dứt điểm hoàn toàn. Sắc lấy nước từ 30g lá huyết dụ, 20g cỏ nhọ nồi và 20g lá trắc bách diệp. Trước khi cho vào nồi đảo khô các lá thuốc trên lửa nhỏ cho hơi cháy.

Cây huyết dụ có tác dụng gì?

Cây huyết dụ có tác dụng gì?

5. Trị bệnh ho ra máu

Cân 10g lá huyết dụ tươi, 8g cây rẻ quạt, 4g lá thài lài tía và 4g trắc bách diệp. Cho lá trắc bách diệp lên chảo sao đến khi chuyển đen thì bắc xuống. Sau đó phơi khô tất cả các nguyên liệu rồi sắc lấy một phần thuốc chia làm 2 đến 3 đợt uống hết trong ngày.

6. Trị bệnh kinh nguyệt ko đều

Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn không tuần hoàn quãng thời gian như nhau thì bạn sắc thuốc 30g lá huyết dụ và 30g vỏ rễ cây râm bụt. Mỗi ngày uống 1 lần đến khi kinh nguyệt của bạn được đều thì dừng lại.

3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây huyết dụ

Cây huyết dụ là loài cây trang trí tuyệt vời vì không chỉ trồng ngoài trời thoáng đãng mà còn có thể trồng được trong không gian kín. Với những chiếc lá dài tỏa ra khắp phía, thuôn dài nhọn về đầu lá như những ngọn giáo sắc nhọn chống lại điều xui xẻo. 

Cây huyết dụ trồng chăm sóc khá đơn giản. Chỉ cần chú ý việc giữ ấm và ánh sáng cho chúng.

3.1 Ánh sáng và nhiệt độ, độ ẩm

Cây huyết dụ sống ở môi trường nhiệt đới nên rất thích ẩm, thường xuyên tưới nước để cây phát triển tốt nhất. Khi nhiệt độ xuống thấp không nên để cây gần cửa sổ hay cửa ra vào, luôn giữ nhiệt độ phòng ở mức ấm áp. 

Ngoài ra vì là cây sinh trưởng trong rừng nên không tránh khỏi việc cây sẽ rụng lá. Bạn không cần lo lắng mà hãy chăm chỉ dọn dẹp chậu cây và giữ cho nhiệt độ và độ ẩm của cây ở mức độ phù hợp.

Cây huyết dụ lá xanh

Cây huyết dụ lá xanh

3.2 Đất và phân bón

Về đất thì cây huyết dụ có yêu cầu về nguồn đất khá cao. Chất lượng đất tốt, khả năng thoát hút nước hiệu quả cao và độ pH ở mức độ vừa phải. Không nên chọn đất có tính axit hay tính kiềm cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây. 

Khi trời trở lạnh và xuất hiện tuyết, bạn cần quan sát và đảm bảo cho đất thoát nước tốt không bị úng cho sương tuyết tan ra. Vì lá cây to và dài nên khi có bão hay gió lớn, lá cây sẽ bị kéo rơi rụng hoặc nguy hiểm hơn là sẽ bị ngã quật. 

Đất phải luôn được giữ ẩm, tưới nước khi thấy mặt đất khô cằn và giảm lượng nước tưới vào mùa đông.

Nhân giống và thụ tinh cho cây khi thời tiết đang ấm nóng tránh mùa đông sẽ làm giảm hiệu quả. Bạn có thể bón phân dạng lỏng 20-20-20 để cây nhanh lớn hơn, bón phân vừa đủ. 

4. Lời kết

Trên đây chỉ là một số tác dụng của cây huyết dụ mà thôi, ngoài ra nó còn có nhiều công dụng tuyệt vời khác như xuất huyết tử cung, trĩ nội, á sừng, phong thấp đau nhức,… Kết hợp lá huyết dụ với các loại thực vật khác để tăng hiệu quả điều trị.

Hiện nay cây huyết dụ được trồng phổ biến ở nhiều nơi do đó việc tìm hiểu về chủng loại và công dụng của nó là rất cần thiết.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)