15 tác dụng của cây Hương Phụ – thảo dược trị bệnh và làm đẹp

Trong đông y, hương phụ là loại dược liệu có lợi cho sức khỏe con người và “góp mặt” trong nhiều thang thuốc chữa bệnh. Hương phụ đặc biệt tốt cho sức khỏe của chị em phụ nữ bởi loại dược liệu này có tác dụng tốt trong chữa những bệnh lý liên quan như: viêm tử cung, kinh nguyệt không đều, đau bụng do kinh nguyệt, một số bệnh phụ nữ liên quan đến sinh nở . 

Tác dụng của cây hương phụ

Tác dụng của cây hương phụ

Không chỉ vậy, hương phụ còn điều trị đau dạ dày do thần kinh, chứng bệnh ăn không tiêu, giúp tiêu hóa tốt hơn, chữa nôn mửa, đau bụng, đi lỵ,… 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm, công dụng cũng như những bài thuốc từ loại thảo dược thần kỳ này. Lưu ý, tất cả những bài thuốc trong bài viết này đều mang tính chất tham khảo và cần sự đồng ý của các y bác sĩ trước khi sử dụng.

Cây Hương Phụ có đặc điểm gì ?

Hương phụ hay còn được gọi là củ gấu là một loại cỏ sống lâu năm khó tiêu diệt của nhà nông.

  • Tên khoa học: Cyperus rotundus L
  • Thuộc họ: Cói (Cyperaceae)

Cây có chiều cao từ 20 cm – 60 cm. Phần thân rễ của Hương phụ nằm bò dưới mặt đất, phình to ra thành củ hình quả trứng. 

Lá củ gấu dài và có chiều rộng hẹp. Gốc có phần bẹ ôm, bao bọc thân. Đâu lá hình lưỡi kiếm, có gân nổi rõ ở chính giữa lá. 

Hoa mọc theo từng cụm, có phân nhánh thành những bông nhỏ mọc trên ngọn cây. 

Củ gấu “có mặt” ở mọi nơi như ven đường, đồng ruộng, ven biển. Với hệ thống thân rễ phát triển cực nhanh, củ gấu luôn làm những người nông dân đau đầu vì không thể diệt. Chỉ cần một mẫu thân rễ nhỏ cũng đủ để củ gấu phát triển và mọc lên tràn lan. Tuy nhiên, củ gấu không thể phát triển được dưới những tán cây lớn vì củ gấu là loại cây ưa sáng. 

Bộ phận nào của cây Hương Phụ dùng để chế thuốc ?

Hiện tại, chưa có ai trồng củ gấu để thu hoạch. Nguồn thu hoạch hiện tại chỉ là củ gấu mọc hoang. Nó thường được thu hoạch vào mùa xuân và mùa thu nhưng vào mùa thu, củ gấu chắc và tốt hơn. 

Thân rễ là bộ phận được sử dụng để làm thuốc. Người ta sẽ phơi khô toàn cây sau khi thu hoạch. Sau đó thì vun thành đồng để đốt. Đốt đến khi phần lá cây và phần rễ bị cháy sạch và thu lấy củ để riêng. Cuối cùng đem củ rửa sạch rồi phơi hoặc sấy khô để đêm cất, bảo quản. 

Cây củ gấu có tác dụng gì?

Cây củ gấu có tác dụng gì?

Dược liệu này có hương thơm nhẹ, có một vị đắng cay nhẹ. 

Người ta thường sử dụng Hương phụ bằng nhiều cách như: sắc thuốc, ngâm rượu hoặc tán thành bột mịn. Những bác sĩ đông y thường chế biến Hương phụ theo những cách phức tạp để sử dụng. Tuy nhiên, theo một số nguồn, Hương phụ có tác dụng tốt nhất khi dùng ở trạng thái nguyên bản, không cần chế biến gì thêm.

Tìm hiểu về thành phần hóa học trong cây Hương Phụ

Trong Hương phụ có chứa 0,3 – 2,8% tinh dầu màu vàng, có một mùi hương nhẹ đặt biệt của hương phụ. 

Do mỗi loại Hương phụ có nguồn gốc khác nhau nên thành phần tinh dầu có nó không hoàn toàn giống nhau.  

Công dụng và liều dùng hương phụ

Hương phụ là một vị thuốc kinh niên được các bác sĩ đông y sử dụng rất nhiều. Tí vị của Hương phụ: Có vị cay, đắng, ngọt, vào hai kinh can và tam tiêu. 

Công dụng và liều dùng Hương phụ: 

  • Chữa trị một số bệnh của chị em phụ nữ như: các bệnh về kinh nguyệt, viêm tử cung mãn tính và các bệnh phụ nữ khi đang mang thai, sau sinh. 
  • Hỗ trợ chữa trị chứng bệnh đau dạ dày do thần kinh, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa: trị chứng ăn không tiêu, chữa nôn mửa, đau bụng và đi lỵ. 
  • Sử dụng Hương phụ dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc vo viên để uống mỗi ngày.
  • Hương phụ gần như không có độc tính, khá an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên vẫn cần lưu ý và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

15 bài thuốc chữa bệnh từ Hương Phụ

5.1 Chữa bệnh đau bao tử cơ năng và đau sườn ngực

Sắc thuốc với 8g hương phụ, 4g cam thảo, 10g ô dược để uống chữa bệnh. Mỗi ngày chỉ dùng 1 thang thuốc trên. 

5.2 Trị vị hàn khí thống

Sử dụng 10g hương phụ và 10g lương khương để sắc thuốc cho bệnh nhân.

5.3 Chữa rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh

Bài thuốc 1: Chuẩn bị dược liệu là Hương phụ, ngải điệp, trần bì mỗi loại 15g, kết hợp cùng 2 đóa nguyệt quý hoa để sắc lấy nước uống. 

Bài thuốc 2: Trị đau bụng kinh bằng phương thuốc sử dụng 20g hương phụ, 10g ích mẫu sắc uống.

5.4 Điều trị đau ngực sườn

Sắc thuốc uống với 10g hương phụ, 8g diên hồ sách.

5.5 Trị đầy trướng bụng

Sử dụng 8g hương phụ, 4g hải tảo và nấu chung với rượu trắng. Dùng phần nước thuốc để uống. 

Sử dụng hương phụ trị bệnh

Sử dụng hương phụ trị bệnh

5.6 Điều trị rối loạn tiêu hóa, ăn không thấy ngon

Sử dụng thanh thuốc đông y bao gồm các dược liệu sau:

  • Mỗi dược liệu sử dụng 6g: Hương phụ, chỉ thực
  • Mỗi loại 10g: Hậu phác, bán hạ, phục linh, trần bì, bạch truật, sinh khương.
  • Lấy 5g mỗi loại: đậu khấu nhân, hoắc hương, sa nhân, cam thảo, mộc hương
  • 5 quả táo

Cách thực hiện: Sắc thang thuốc trên. Sử dụng phần nước thuốc uống để trị chứng ăn kém ngon và một số bệnh về tiêu hóa.

5.7 Chữa sa trực tràng

Chuẩn bị hương phụ và kinh giới tuệ một lượng bằng nhau tán ra thành bột nhỏ. Mỗi lần uống thuốc thì dùng 8g bột nấu nước và uống. Hoặc dùng để ngâm rửa bên ngoài.

5.8 Phụ nữ thai động, có thai nôn khan, nôn ra nước chua, ăn uống không thấy ngon và nằm ngồi khó khăn

Chuẩn bị

  • 80g hương phụ
  • 8g hoắc hướng
  • 8g cam thảo

Thực hiện: Xay nhuyễn các dược liệu thành bột mịn. 

Mỗi lần uống thì trộn 8g bột với nước sôi và một ít muối.

5.9 Chữa chứng mộng tinh lâu ngày

Nguyên liệu: 

  • 500g hương phụ
  • 180h phục linh ( phục thần)

Cách làm:

  • Ngâm Hương phụ với nước vo gạo trong 1 đêm. Sau đó vớt hương phụ ra và cắt bỏ rễ.
  • Tiếp tục ngâm với hỗn hợp gồm: rượu trắng, nước muối, đồng tiện, đậu đen, sữa bò. Ngâm tất cả trong 1 đêm. 
  • Sau đó, vớt hương phụ ra rồi sấy khô.
  • Cho phục linh vào và tán thành bột.
  • Trộn phần bột với mật ong rồi vo viên với mỗi viên khoảng 10g.

Mỗi buổi tối, uống 1 viên hòa trong nước muối loãng.

5.10 Chữa đau bụng, nôn mửa

Chuẩn bị: Hương phụ, riềng, gừng khô

Cách làm: Lấy cả 3 dược liệu theo tỉ lệ 1:1:1 rồi giã thành bột mịn.

Mỗi lần chỉ uống 6g. Mỗi ngày uống thuốc 3 lần sau các bữa ăn.

5.11 Diều trị kinh nguyệt không đều  ở phụ nữ

Chuẩn bị:

  • 9g hương phụ
  • 20g hồng đường
  • 20g ích mẫu

Đun sôi hương phụ và ích mẫu với nước lọc. Cho sôi đều. Sau đó lọc lấy nước thuốc. Hòa tan hồng đường ( đường đỏ) vào bát thuốc.

Dùng bài thuốc này liên tục trong vòng 3 -5 ngày để đạt được hiệu quả mong muốn.

Đặc biệt:  Với trường hợp bị rong kinh hay bệnh trĩ bị ra máu rỉ rả: Tán mịn hương phụ thành bột. Trộn 6g bột với nước bồ nếp hoặc nước cháo để uống ( ăn). 

5.12 Chứng đau bụng kinh

Bài thuốc 1: Sắc thuốc với các dược liệu: hương phụ, trần bì và ngải diệp mỗi thứ 15g và 2 đóa nguyệt quỳ hoa.

Bài thuốc 2: Sử dụng 20g hương phụ và 10g ích mẫu. 

5.13 Hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều, viêm tử cung mãn tính, đau bụng kinh và một số bệnh phụ nữ

Để có kinh nguyệt đều, các chị em cần phải uống thuốc trước ngày “rụng dâu” khoảng 10 ngày.

Nguyên liệu:

  • 20g hương phụ
  • 15g ích mẫu
  • 10g ngải diệp
  • 15g nhân trần

Sắc thuốc với 500ml nước lọc. Đến khi vơi còn khoảng ⅓ thì tắt bếp. Thuốc chỉ sử dụng trong ngày và mỗi ngày chỉ uống 1 thang thuốc.

Hoặc sử dụng bài thuốc thứ 2:

Dùng các nguyên liệu sau: 20g hương phụ, 8g bạch đồng nữ, 6g ngải cứu, 15 ích mẫu. Đem đun sôi với 300ml nước lọc. Đun với lửa liu riu trong 25 -30 phút. Thuốc chỉ sử dụng trong ngày. Khi uống có thể cho thêm ít đường để bớt vị đắng.

5.14 Trị đau dạ dày

Có đến 3 phương thuốc khác nhau để chữa trị bệnh đau dạ dày:

  • Phương thuốc 1: Sử dụng các nguyên liệu sau để sắc thuốc uống: hương phụ 6g, thanh bì 8g, trần bì 6g, rau má 12g, sài hồ 12g, chỉ xác 6g. Chia thuốc làm 3 phần uống vào các buổi sáng, trưa, tối.
  • Phương thuốc 2: Chuẩn bị các dược liệu với số lượng như sau: hương phụ 12g, lá khôi 16g, ngải cứu 8g, bồ công anh 12g, khổ sâm 12g, rau má 16g,  thanh bì 12g, chỉ xác 12g. Sắc thuốc và uống theo liều lượng như phương thuốc 1.
  • Phương thuốc 3: Chuẩn bị hương phụ, tô mộc, ô dược, bồ công anh, ngải cứu mỗi loại 12g; hồng hoa, uất kim mỗi loại 6g. Đem sắc tất cả các nguyên liệu trên lấy nước uống.

5.15 Chữa tiêu hóa kém

Chuẩn bị:

  •  12g hương phụ
  • 12 vỏ vối
  • 16g vỏ rụt
  • 12g chỉ xác
  • 12g vỏ quýt

Cách thực hiện: Phơi khô các dược liệu rồi đem sắc thuốc uống.

Nếu sử dụng cho bệnh nhân bị tiêu chảy cần bổ sung thêm 8g riềng và 12g búp ổi để sắc thuốc. 

Những điều cần biết trước khi dùng cây Hương Phụ

6.1 Lưu ý khi sử dụng

Không sử dụng Hương Phụ để chữa trị cho trường hợp sau: Bệnh nhân âm hư huyết nhiệt, khí hư. 

Sử dụng  thuốc đúng liều lượng để đảm bảo tính hiệu quả.

Tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi sử dụng để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn. 

6.2 Mức độ an toàn của dược liệu hương phụ với các đối tượng đặc biệt

Hương phụ là thảo dược thiên nhiên có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, chưa có đầy đủ thông tin nào khẳng định trường hợp như phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú có thực sự an toàn và không có tác dụng phụ nào không. Do đó, trước khi sử dụng Hương phụ cần phải hỏi trước ý kiến của các chuyên gia. 

6.3 Tương tác có thể xảy ra với hương phụ là gì?

Hương phụ có thể phản ứng với một số thuốc điều trị hoặc những thực phẩm chức năng khác mà bạn đang sử dụng và mang lại những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng những bài thuốc từ Hương Phụ trên. Nếu xảy ra tình trạng dị ứng hay những tác dụng phụ không mong muốn nào hãy báo ngay cho bác sĩ.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)