53 tác dụng của cây hoàng kỳ – trị bệnh, cách dùng và lưu ý

Hoàng kỳ là một loại thảo dược nổi tiếng trong Đông y. Trước đây các cụ nhà ta thường dùng nó để điều trị các bệnh như đau xương khớp hay thủy thũng,…

Nhưng hoàng kỳ không chỉ bị giới hạn trong các bài thuốc dân gian nữa. hiện tại nó đã được cả y học thế giới công nhận. Đồng thời ứng dụng nó vào việc điều trị nhiều bệnh khác nữa. Điển hình như bệnh lupus ban đỏ, trĩ hay cơ thể suy nhược. 

Hoàng kỳ

Hoàng kỳ

Có thể thể nói hoàng kỳ đã được các nhà khoa học chứng minh về công dụng của nó. Cũng như làm cho các công dụng của cây hoàng kỳ trong y học cổ truyền càng có thêm cơ sở tin tưởng.

Để giúp các bạn nắm được các tác dụng của loại thảo dược này. Không chỉ trong y học truyền thống mà còn cả trong y học hiện đại. Thì hãy cùng chúng mình khám phá các thông tin về nó ngay trong bài viết dưới đây nhé! 

Mục lục

1. Hoàng kỳ là cây gì? Đặc điểm của cây hoàng kỳ là gì?

Cây hoàng kỳ tươi có lẽ hẳn nhiều người chưa rõ bằng dược liệu hoàng kỳ. Bởi vì được liệu hoàng kỳ mà mọi người hay thấy thì nó phổ biến hơn. Còn cây tươi thì có lẽ phải là những ai nghiên cứu chuyên sâu về cây cối hay thảo dược mới nắm rõ. Nhưng thực tế nó cũng không khó như bạn vẫn nghĩ đâu. Có những đặc điểm rất riêng của cây hoàng kỳ mà bạn có thể nhận dạng nó với các loại cây khác. 

Nhiều người cũng đã dựa vào đặc điểm của cây như này là nhận dạng được cây tươi với độ chính xác tương đối cao đấy!

Hoàng kỳ còn được gọi là khẩu kỳ, Tiễn kỳ hay miên hoàng kỳ. Các nhà khoa học thì gọi nó là Astragalus membranaceus. Còn các nhà y học thì gọi nó là Radix Astragali. người ta xếp hoàng kỳ vào nhóm thực vật nằm trong họ Đậu.

Dược liệu hoàng kỳ là rễ của cây hoàng kỳ phơi hoặc sấy khô. Cũng có thể là rễ của cây hoàng kỳ Mông Cổ nữa. 

1.1 Nhận dạng cây hoàng kỳ

Hoàng kỳ có họ thân thảo với vòng đời dài. Cây cao tầm 60 đến 70 phân, thân cây thẳng và chia thành nhiều cành. Các lá là dạng lá kép lông chim nên mọc đối nhau. Mỗi lá kép lại có khoảng 20 đến 30 lá chét nữa. Các lá chét có lông ở trục và có hình giống quả trứng. 

Hoa của cây thường dài hơn lá và tràng hoa có màu vàng nhạt hoặc pha trắng. Tầm tháng 6 đến tháng 7 là lúc cây trổ hoa. Mùa quả thì đến tháng 8, tháng 10. Quả giống hình đậu và hơi dẹt. Bên trong có nhiều hạt màu đen giống hạt cà. Rễ cây hình trụ cỡ bằng đầu ngón trỏ. Vỏ rễ màu vàng nâu ruột thì màu vàng. rễ cây bám sâu trong đất.

Theo đánh giá thì cây hoàng kỳ Mông Cổ không khác nhiều so với cây hoàng kỳ như đã miêu tả ở trên. Nhưng lá chét thì nhiều hơn. Lá cũng nhỏ và tràng hoa thì cũng dài hơn nữa.

Nhận biết cây hoàng kỳ

Nhận biết cây hoàng kỳ

1.2 Cây hoàng kỳ có nhiều ở đâu? Người ta thu hái và chế biến nó ra sao?

Người ta dùng rễ cây để làm thuốc. Cây này có nhiều ở những nơi đất pha cát. Ở Trung Quốc có nhiều ở Diên An, hoa Bắc, Bửu Kê,… Còn ở nước ta thì nó có nhiều ở Đà Lạt và Sapa. Khi dùng làm thuốc người ta chọn cây có tuổi từ 3 trở lên. Nhưng tốt nhất là cây nào từ 6 tuổi trở đi. Thời điểm tốt nhất để hái là tầm xuân hoặc thu.

Thu hoạch xong sẽ rửa sạch đất cát rồi bỏ hết các rễ thừa và 2 đầu. Sau đó sấy hoặc phơi khô là được. 

Củ để làm, thuốc nên chọn củ to ruột vàng thịt củ dai thì nhiều dưỡng chất hơn. Dược liệu bào chế xong có hình trụ dài đường kính cỡ đầu ngón tay trỏ. Vỏ ngoài có màu vàng nâu hay xám. Ruột vẫn màu vàng và ít xơ.

Người ta có thể chế biến hoàng kỳ theo 2 cách sau:

  • Sinh kỳ hay còn gọi là hoàng kỳ sống. Loại này chỉ cần đem củ về ủ cho mềm sau đó thái lát mỏng rồi phơi khô là được. 
  • Chích kỳ hay còn gọi là hoàng kỳ tẩm mật rồi đem sao. Đầu tiên sẽ hòa mật ong với nước rồi đem hoàng kỳ đã thái lát ngâm vào nước này. Tiếp tục sao đến khi cầm vào dược liệu không còn mật dính ở tay nữa. Đợi khi nào dược liệu nguội sẽ cất đi. Tỷ lệ để làm chích kỳ là 10 cân hoàng kỳ thì cần 3,5 cân mật ong. 

Chích kỳ thì bạn nên dùng trong thời gian ngắn thôi. Còn các loại hay dạng bào chế khác thì để ở nơi thoáng mát, tránh mối mọt. 

2. Hoàng kỳ dùng làm gì? 53 công dụng của cây hoàng kỳ trong Đông y

Trong Đông y hoàng kỳ ngọt và ấm nên có thể tiêu thũng, mạnh gân cốt, sinh cơ. Không chỉ được dùng trong các bài thuốc dân gian mà nó còn được dùng trong cả y học hiện đại. Để điều trị bệnh trĩ, lupus ban đỏ hay cơ thể ốm yếu nữa. 

Nhìn chung để có được các công dụng này thì các thầy thuốc mất rất nhiều năm để nghiên cứu. Sau đó để sáng chế ra bài thuốc dùng hoàng kỳ làm nguyên liệu, rồi thử nghiệm. Thực sự rất nhiêu khê. Mà không chỉ có y học cổ truyền thôi đâu. Mà y học hiện đại người ta cũng đánh giá rất cao công dụng của hoàng kỳ nữa. Do đó nhiều người rất tin tưởng vào công dụng của hoàng kỳ đã được nghiên cứu. 

Theo đó hoàng kỳ tươi có thể tiêu thũng, tốt cho máu, ích khí, thải độc, tiêu trướng khí tốt. Ngoài ra còn có tác dụng sinh cơ nữa. Nếu nước lên thì tốt khí huyết và bổ trung tuyệt vời. Nhờ đó mà nó được dùng để trừ tà khí, nâng cao sức khỏe, trừ hư suyễn, điều trị ung nhọt. Cùng với đó là làm lành vết thương, nâng cao chức năng thận, tốt cho người tiểu đường. 

Để cụ thể hóa các công dụng này thì người ta đã sáng chế ra các bài thuốc sau. Hãy cùng chúng mình khám phá các bài thuốc đó ngay sau đây! 

1. Người bị phong thấp, mạch phù, cơ thể nặng nề

Tình trạng phong thấp hầu như rất nhiều người gặp phải. Nó khiến cho cơ thể và các khớp xương trở nên đau nhức, đi lại hay vận động tương đối khó khăn. Và đối với người bệnh khi xương khớp đau rồi lại chẳng muốn vận động thêm gì nữa. Thành ra cơ thể cũng trở nên nặng nề hơn. 

Để giúp giảm triệu chứng đau đớn ở xương khớp. Cũng như giúp các cơn đau xuất hiện với tần số thưa dần thì bạn có thể dùng bài thuốc từ hoàng kỳ. Bài thuốc này cũng dùng cho người bị phù mạch nữa đấy!

  • Hoàng kỳ và phòng kỷ mỗi vị 40g. Cam thảo giảm ½ lượng. Thêm 30g bạch truật và 4 lát gừng cùng 1 trái táo vào.
  • Ngoài gừng và táo ra thì cho các nguyên liệu vào nghiền bột. Sau đó lấy đúng 20g đem nấu nước với gừng và táo để uống. 
Tác dụng của hoàng kỳ là gì?

Tác dụng của hoàng kỳ là gì?

2. Sa nội tạng

Sa nội tạng là bệnh nói chung bao gồm sa trực sàng, sa dạ dày, sa tử cung,… Các bệnh này sẽ trở nên nghiêm trọng nếu như bạn không điều trị nó ở giai đoạn còn nhẹ. Để lâu thì tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, khả năng chữa khỏi là không cao. 

Đồng thời trong thời gian đó nó cũng gây ra rất nhiều hậu quả xấu đối với sức khỏe của bạn nữa. Vì vậy, hãy điều trị tình trạng bệnh này ngay khi có thể với bài thuốc từ hoàng kỳ dưới đây! 

  • 30g kỷ tử, 1 con chim bồ câu và 60g hoàng kỳ
  • Đem các nguyên liệu nấu chín rồi nêm gia vị vào để ăn nóng. 

3.  Tiểu ít nhưng vẫn buồn tiểu

Buồn tiểu là tình trạng rất tự nhiên ở con người. Vì lúc đó bàng quang không còn khả năng chứa nước tiểu nữa nên muốn đẩy ra ngoài. Nhưng nếu tiểu ít mà lúc nào cũng trong trạng thái muốn đi tiểu thì lại là chuyện khác. Đây có thể được coi là 1 căn bệnh. 

Mà căn bệnh này không điều trị thì nó khiến người bệnh cảm thấy bứt rứt khó chịu vô cùng. Lúc nào cũng trong trạng thái muốn đi vệ sinh. Mà đi lại rất ít. 

Với bài thuốc từ hoàng kỳ dưới đây bạn sẽ hoàn toàn đánh bay tình trạng này 1 cách nhanh chóng. Đường tiểu cũng sẽ mau trở về trạng thái ban đầu hơn. 

  • 1 con cá chép chừng 3 lạng và 30g hoàng kỳ.
  • Đem 2 nguyên liệu nấu chín rồi nêm gia vị vừa ăn và ăn nóng. Tuần nên ăn món này 2 lần là được.

4. Hồi phục cơ thể sau giải phẫu

Sau khi phẫu thuật cơ thể bệnh nhân còn rất yếu. Không những mất sức tỏng quá trình giải phẫu mà còn mất rất nhiều năng lượng để cơ thể hồi phục lại nữa. Chưa kể còn có tác động của các thuốc Tây y nữa. Lúc này việc cần nhất là bồi bổ cơ thể. Giúp cơ thể có đầy đủ các dưỡng chất để khỏe mạnh lại. Đồng thời tránh tình trạng cơ thể suy kiệt quá mà lâu hồi phục, vết mổ cũng lâu lành hơn. 

Món canh từ hoàng kỳ được đánh giá là 1 trong những món ăn bồi ổ tuyệt vời cho người ốm. Nhất là những người vừa mới phẫu thuật xong. Nó sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất để cơ thể kiện lại tế bào. Đồng thời cũng tránh được tình trạng suy kiệt quá sức sau phẫu thuật. 

  • A giao và hoàng kỳ mỗi vị 30g. Thêm 20g đường đen và 2 lạng gạo nếp nữa.
  • Đem giã nát a giao ra rồi đem sao vàng lên và nghiền bột. Bột này để riêng. Nước khô hoàng kỳ lên rồi thái lát mỏng. Sau đó cho vào nồi cùng với gạo nếp để nấu cháo. Thêm đường và bột a giao vào khuấy đều. Đun thêm 1 chút rồi tắt bếp. Cháo này ăn nóng.
Những lưu ý khi sử dụng hoàng kỳ

Những lưu ý khi sử dụng hoàng kỳ

5. Suy nhược cơ thể, hồi hộp, lo âu, hay quên

Suy nhược cơ thể hay nói theo cách dân gian chính là cơ thể mệt mỏi không muốn làm gì. Đến cả việc ăn uống cũng trở nên khó khăn. Tình trạng này khiến bệnh nhân không chỉ đơn thuần là mất sức khỏe đâu. Mà nó còn dần dần gây ra nhiều bệnh khác nữa. 

Ví dụ như sức đề kháng kém đi, cơ thể sút cân, biếng ăn,… Và nhiều bệnh quan trọng khác. Bởi vì các tế bào của bạn không có đủ năng lượng để làm việc cũng như dưỡng chất để khỏe mạnh mà.

Do đó nếu gặp phải tình trạng này cần phải điều trị ngay. Để mau chóng hồi phục lại cơ thể, giúp ngũ tạng khỏe mạnh đào thải các độc tố ra bên ngoài. 

  • 20g hành, 15g gừng tươi, 30g hoàng kỳ và 150g nấm hương.
  • Các nguyên liệu đem rửa sạch rồi để ráo. Đun nóng dầu mè trên bếp rồi cho gừng, hoàng kỳ và hành vào xào chín đi. nêm gia vị vào cho đậm đà rồi thả nấm hương vào. Đảo thêm 1 chút thì trút nước vừa ăn vào. Đun nhỏ lửa chừng 1 tiếng thì thêm rau cải vào để ăn canh. Đun sôi thì lấy ra dùng. 

6. Ngừa cảm và điều trị viêm phế quản tốt

  • Thái mỏng hoàng kỳ ra rồi phơi khô
  • Sau đó lấy chừng 1 nhúm cỡ 10g nấu với nước sôi nửa tiếng rồi uống như trà.

7. Sốt lai rai, ăn uống kém, nhịp tim nhanh, mặt xanh da vàng

  • Bài 1: 1 ít cam thảo sống, 1 ít cam thảo đã sao, 6 phần chích kỳ. Các nguyên liệu nghiền bột ra. Khi nào uống lấy 1 thìa canh cỡ vừa nấu với nước để uống. Ngày dùng 3 thìa để nấu nước uống. 
  • Bài 2: 2g quế chi, 6g đại táp, 5g thược dược, 4g sinh khương, 2g cam thảo, 6g chích kỳ. Đem nấu nước để chia ra 3 lần uống trong ngày. Có thể uống cùng mật ong và chút mạch nha. 
  • Bài 3: 24g hoàng kỳ, 8g bạch truật và 8g phòng phong. Đem các nguyên liệu nghiền thành bột mịn. Khi nào uống thì lấy 1 thìa canh cỡ vừa uống với nước hoặc rượu. Ngày dùng 2 thìa. 
  • Bài 4: 12g đương quy, 12g đảng sâm, 12g bạch truật, 4g thăng ma và 4g chích thảo, 6g vỏ quýt khô và 6g trần bì. Thêm 16g hoàng kỳ nữa. Các nguyên liệu đem nấu nước uống. Nếu cơ thể hư nhược thì thêm 10g huyền sâm và 8g tri mẫu vào nấu nước cùng. 

8. Sa trực tràng

  • 3g phòng phong, 10g sơn tra nhục, 3g thăng ma, 30g hoàng kỳ sống và 15g đan sâm.
  • Đem các nguyên liệu nấu nước để uống. Trực tràng mà lòi ra ngoài rồi thì lấy than từ kinh giới, băng phiến và thuyền thoái đem nghiền bột mịn. Trộn với tinh dầu để bôi ngoài. 

9. Người bị viêm xoang

Viêm xoang hay còn gọi là viêm mũi dị ứng. Đây là căn bệnh rất hay gặp khi thời tiết giao mùa ở những người có ệ hô hấp kém. Viêm xoang thực chất là chất nhầy ở trong khoang mũi còn nhiều, khiến cho đường thở bị khò khè. Lúc nào cũng cảm thấy khó chịu. Lúc này bạn có thể dùng các bài thuốc dân gian để từ từ đẩy dịch đó ra bên ngoài. Cũng như làm lành các vết viêm bên trong khoang mũi. 

  • Bài 1: 10 quả đại táo đem nấu nước với 15g hoàng kỳ để uống. 
  • Bài 2: Đem hoàng kỳ tươi làm thành viên hoàn cỡ 1g. Ngày dùng 6 viên liên tục 1 liệu trình 10 ngày. Nghỉ 5 ngày thì dùng tiếp liệu trình 2.

10. Viêm phế quản dẫn đến ho kéo dài

  • 10g bách bộ, 24g hoàng kỳ, 10g tuyên phục hoa, 6g địa long.
  • Đem các nguyên liệu nghiền thành bột mịn rồi vo viên lại. Mỗi ngày dùng viên hoàn này 3 lần. Liệu trình 10 ngày rồi nghỉ vài ngày mới dùng tiếp. Sau vài ba liệu trình sẽ thấy tình trạng đỡ hẳn. 

11. Bệnh nhân bị các bệnh mạch vành

  • Đan sâm và xích thược mỗi thứ đúng 15g. Thêm 30g hoàng kỳ và 10g xuyên khung, 12g đương quy nữa.
  • Đem nấu nước uống. Liệu trình từ 4 đến 6 tuần là đỡ.

12. Tốt cho máu, điều trị huyết hư tốt

  • 40g hoàng kỳ và 8g đương quy
  • Đem nấu nước để uống trong ngày. 

13. Người bị viêm thận

  • Gừng tươi, hoàng kỳ, phòng kỷ mỗi vị đúng 12g. Thêm 8g bạch truật, 4g cam thảo và 3 quả đại táo nữa.
  • Đem nấu nước uống trong ngày.

14. Phì đại tiền liệt tuyến

  • 1 lạng hoàng kỳ tươi và 30g hoạt thạch
  • Đem các nguyên liệu nấu nước 2 lần rồi lấy nước đó hòa với 3g bột hổ phách để uống những lúc đói trong ngày.

15. Viêm khớp, hậu quả do tai biến mạch máu não

  • 4g địa long, 4g đào nhân, 4g hồng hoa và 4g xuyên khung. Thêm 8g xích thược và 8g đương quy nữa. Cùng với đó là khoảng 40 đến 160g hoàng kỳ.
  • Đem nấu nước uống là được.

16. Đau xương do huyết hư, cơ thể suy nhược

  • 12 sinh khương, 16g hoàng kỳ, 12g bạch thược, 6g quế chi, 3 quả đại táo.
  • Đem nấu nước uống trong ngày.

17. Người bị lupus ban đỏ

  • Lấy 30g hoàng kỳ
  • Đem nấu nước uống trong ngày

18. Sang thương không làm mủ, mụn lở loét

  • Bài 1: Kim ngân và hoàng kỳ mỗi vị đúng 20g. Thêm 16g đương quy và 6g cam thảo nữa. Đem nấu nước để uống là được. 
  • Bài 2: Lấy các nguyên liệu gồm tạo giác thích, đương quy, thiên hoa phấn, bạch truật và trạch tả. Mỗi thảo dược đúng 12g. Thêm 4g cam thảo, 16g hoàng kỳ và 6g xuyên khung nữa. Đem các nguyên liệu nấu nước uống trong ngày.

19. Vàng da do nghiện rượu, chân tay sưng phù

  • 80g hoàng kỳ và mộc qua giảm ½ lượng. 
  • Đem các nguyên liệu nghiền thành bột. Mỗi ngày dùng 3 lần bột này uống với rượu. Mỗi lần 8g là được. 

20. Giảm tình trạng khát liên tục

  • 2 lạng can địa hoàng. Chích thảo, quát lâu, mạch mô đã rút lõi, phục thần và hoàng kỳ mỗi vị đúng 120g.
  • Đem các nguyên liệu nấu nước uống là được. 

21. Móng tay sưng tấy, lở loét

  • 80g hoàng kỳ và 120g lan như
  • Đem cả 2 nguyên liệu ngâm giấm 1 đêm rồi cho vào nồi cùng 1 cốc mỡ lợn. Đun đến còn ⅓ thì lấy hỗn hợp thoa vào chỗ bị loét. làm liên tục đến khi khỏi thì thôi. 

22. Phổi hư dẫn đến nôn ra máu

  • Lấy 80g hoàng kỳ rồi nghiền bột ra
  • Khi nào dùng thì lấy đúng 8g hòa với nước ấm. Ngày uống từ 24 đến 32g.

23. Người hay phiền muộn, có nhiều mụn, ghẻ lở

  • 40g chích thảo và 240g chích kỳ
  • Đem giã nát. Khi nào dùng thì lấy 8g hỗn hợp cho vào nồi nấu nước cùng 1 quả đại táo. 

24. Người cao tuổi tâm trạng không yên, hay mệt mỏi

người cao tuổi thì sức đề kháng cũng không còn được tốt nữa. Lúc này có thể gặp rất nhiều tình trạng bệnh khác nhau. Nhất là biểu hiện tâm trạng không yên. Lúc nào trong người cũng cảm thấy lo lắng, khó chịu, bứt rứt không yên. Lâu ngày thì sinh ra mệt mỏi, hay cáu gắt. 

Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề là tâm trí không ổn định mới gây ra. Lúc này việc cần làm là bình ổn lại tâm trí. Tự khác các biểu hiện khác cũng sẽ không còn nữa. 

  • 20g vỏ quýt khô đã bỏ xơ trắng và 20g hoàng kỳ
  • Đem 2 nguyên liệu nghiền bột. Chế nước uống cùng bột thuốc là lấy 1 bát mè đen nghiền rồi lọc ra và đem nấu nước đến khi nổi bọt. Thêm 1 thìa mật ong vào. Lấy 12g bột thuốc uống với nước này lúc đói. 

25. Thổ huyết

  • 10g hoàng kỳ và tử bối phù bình gấp đôi lượng lên.
  • Đem 2 nguyên liệu nghiền bột rồi lúc nào uống lấy 1 thìa cà phê nhỏ uống với gừng tươi và mật ong. 

26. Mụn lâu không vỡ mủ

Mụn có mủ mà để lâu không vỡ vừa khiến bạn cảm thấy khó chịu mà còn cảm thấy cực kỳ ngứa tay nữa. Chỉ muốn chọc 1 cái sao cho mụn vỡ ra cho thỏa thích thôi. Nhưng nếu tác động như vậy thì có thể vô tình cung cấp thêm vi khuẩn cho vết mụn. 

Dù mủ đã vỡ ra rồi nhưng phần da bị rách kia chính là nơi vi khuẩn trú ngụ làm tình trạng nặng thêm. Lúc này hãy cứ để mụn vỡ tự nhiên theo cách dưới đây! 

  • 8g đương quy, 4g xuyên sơn giáp sao, 12g xuyên khung, 16g hoàng kỳ, 6g tạo giác thích.
  • Đem các nguyên liệu nấu nước để uống. 

27. Bí tiểu

  • 8g hoàng kỳ 
  • Đem nấu với 2 bát con nước đến còn lại ½ thì lấy ra uống nóng. Trẻ em thì giảm liều lượng đi ½.

28. Khí hư dẫn đến bạch trọc

  • 20g hoàng kỳ đã sao muối và phục linh gấp đôi lượng.
  • Các nguyên liệu đem nghiền bột rồi khi nào uống lấy 1 thìa canh hòa với nước uống lúc đói. 

29. Tả huyết, trường phong

  • Lấy hoàng kỳ và hoàng liên số gam bằng nhau
  • Đem 2 nguyên liệu nghiền thành bột mịn rồi thêm miến vào để làm viên hoàng. Cứ uống đến khi bệnh khỏi hoàn toàn. 

30. Tiểu buốt, tiểu có máu

  • Tùy tình trạng bệnh mà lấy nhân sâm và hoàng kỳ số gam như nhau. Thêm 1 củ đại la bặc nữa.
  • Nhân sâm và hoàng kỳ đem tán bột mịn. Đại la bặc thì thái miếng mỏng rồi tẩm với 80g mật ong và sao đến khi mật ong bám hoàn toàn vào dược liệu. Lấy từng miếng này chấm với bột thuốc để ăn. 

31. Ho ra máu và mủ

  • 40g cam thảo và 160g hoàng kỳ.
  • Đem các nguyên liệu nghiền bột. Khi nào uống thì lấy 8g hòa với nước nóng để uống. 

32. Bộ phận sinh dục bị ngứa

  • 40g hoàng kỳ và 40g nhân sâm đem nghiền bột. Thêm 4g long não nữa.
  • Khi nào uống thì lấy bột hòa với nước ngó sen tươi để làm viên hoàn cỡ hạt đậu đen. Mỗi lần uống 20 viên với nước nóng để đạt kết quả cao nhất.

33. Băng huyết, rong huyết ở nữ giới

  • Bạch truật, đương quy, hoàng kỳ, cam thảo và đảng sâm. Mỗi nguyên liệu đúng 12g. Thêm 6g sài hồ, 4g thăng ma và 6g trần bì vào nữa. 
  • Đem các nguyên liệu để nấu nước uống. 

34. Đau mỏi cột sống, đau xương do trời lạnh

  • 30g mỡ lợn, 1 cân thịt rắn, 60g hoàng kỳ và 10g tục đoạn.
  • Đầu tiên mang mỡ lợn đi rán cho ra hết mỡ. Sau đó cho thịt rắn vào để xào cho chín. Lúc xào thì cho thêm ít rượu vào nữa. Sau đó cho thịt rắn đã chín vào nồi rồi trúc các dược liệu khác vào. Thêm 1 ít gừng tươi và  nước vừa đủ vào để hầm 1 giờ. Sau khi chín thì nêm nếm gia vị vừa ăn và ăn nóng. 

35. Trị cảm cúm, chữa suy nhược cơ thể

  • Hoàng kỳ, đảng sâm mỗi vị 30g. Thêm phục linh và bạch truật mỗi vị 15g nữa. Cùng với đó là 6g cam thảo và gạo tẻ 60g nữa.
  • Đem các nguyên liệu nấu nước rồi bỏ bã. Thêm gạo vào để nấu thành cháo để ăn. 

36. Động thai

  • 30g xuyên khung, 60g gạo nếp và 30g hoàng kỳ.
  • Đem xuyên khung và hoàng kỳ nấu nước rồi bỏ bã đi. Thêm gạo vào nấu cháo để ăn. 

37. Trĩ có máu

  • 30g hoàng kỳ, 15g da nhím nướng và 60g gạo tẻ
  • Da nhím và hoàng kỳ đem nấu với nước rồi chắt lấy nước và bỏ bã. Thêm gạo vào để nấu thành cháo. Cháo này ăn lúc đói. 

38. Lở ngứa hoặc huyết trắng

  • 1 quả tim lợn và hoàng kỳ đã sao với rượu và nghiền bột.
  • Tim lợn làm sạch rồi luộc lên và chấm với bột thuốc để ăn. 

39. Sa dạ dày

Thăng ma, sài hồ, hoàng kỳ, ngũ vị tươi để làm thành dịch tiêm bắp. Mỗi lần tiêm 4ml, ngày tiêm 2 lần. Hoặc tiêm dịch này vào huyệt trung quản. 0,5ml/1 huyệt. Tiêm 1 tháng liền.

40. Nhũn não

Chiết dịch từ hoàng kỳ, xích thược và xuyên khung, đơn sâm để truyền. Mỗi ngày truyền 250ml. Truyền 10 ngày thì nghỉ 4 ngày rồi truyền tiếp. Cùng với đó thì lấy các nguyên liệu gồm sơn tra, địa long, hoàng kỳ, địa long và xuyên khung, ngưu tất, hồng hoa và đơn sâm. Nước này sẽ giúp mạch được thông thoáng. 

41. Viêm loét dạ dày hành tá tràng

bạch thược, hoàng kỳ, cam thảo mỗi vị đúng 12g. Thêm đại táo 5 quả, quế chi 10g, sinh khương 3g, đường phèn 30g. Đem các nguyên liệu nấu nước uống rồi chia ra uống 2 lần trong ngày. 

42. Bệnh tim mạch

Đơn sâm, xích thược mỗi vị 15g. Thêm đương quy 12g, xuyên khung 10g và hoàng kỳ 30g. Đem nấu nước để uống. Liệu trình 4 đến 6 ngày tùy tình trạng bệnh. 

43. Bạch cầu giảm

Hoàng kỳ tươi 30g, Tiểu hồng táo 20 quả và điều sâm 15g nữa. Đem nấu nước để uống. 

44. Sốt xuất huyết

Cũng lấy dịch hoàng kỳ để tiêm vào bắp. Mỗi lần tiêm tiêm 5ml. Ngày tiêm 10ml. Tiêm liên tục 1 tuần. 

45. Sau khi bóc võng mạc mắt thì suy giảm thị lực

Lấy dịch hoàng kỳ 2ml tiêm vào bắp. Tiêm liên tục liệu trình 30 mũi. 

46. Phù thũng

Lấy 1 nhúm hoàng kỳ tầm 10g đem nấu nước uống là được. 

47. Mồ hôi tự ra

Phòng phong và hoàng kỳ mỗi vị 40g. Bạch truật gấp đôi lượng lên. Đem các nguyên liệu nghiền bột mịn. Mỗi lần chỉ cần lấy 12g hòa với nước và thêm 3 lát gừng tươi để nấu nước uống là được. 

48. Vết thương lâu lành

Mẫu lệ, hoàng kỳ, nhân sâm, sinh khương, phục linh mỗi vị đúng 12g. Thêm cam thảo 8g và  4g ngũ vị tử nữa. Đem nấu nước để uống lúc ấm. 

49. Nóng trong, táo nhiệt

8g đương quy đã tẩm rượu cho vào nồi nấu chung với 40g hoàng kỳ. Nước này uống lúc đói. 

50. Trẻ bị viêm đường hô hấp

Dịch chiết từ hoàng kỳ 2ml cho bệnh nhân uống ngày 1 lần. Trong 100 ca điều trị thì có 94 ca thì cải thiện tốt. 

51. Hen suyễn

Bệnh viện nhi thuộc học vện y học số 1 ở Thượng hải đã thí nghiệm cho bệnh nhân uống 2ml hoàng kỳ. Cùng với đó là thủy châm huyệt túc tam lý 2 bên. Tuần làm 2 lần liên tục trong  12 tuần. Cứ mỗi liệu trình cách nhau 2 tuần. Sau 3 đến 4 liệu trình thì ghi kết quả lại.

Trong 41 ca điều trị thì có tới 85,4% số ca mắc bệnh tiến triển. hơn 56% số ca ăn ngon hơn nhiều. Tình trạng mất ngủ, kén ăn cũng được cải thiện nhiều, không còn bị cảm nữa. Có người còn tăng cân, các vết chàm mờ đi và cũng giảm mồ hôi trộm tốt. 

52. Viêm gan lâu ngày

– Ngô Khai Chi dùng 4ml hoàng kỳ tiêm bắp ngày 1 lần.  Cùng với đó cho bệnh nhân uống thêm vitamin để bảo vệ gan. Liệu trình từ 1 đến 3 tháng. Sau đó thì 29 ca điều trị thì điều có triệu chứng tốt. Chức năng gan đã tốt trở lại. 

– Hậu Thế Vinh cùng các nhà nghiên cứu khác tiêm 1 lần 4ml sâm kỳ, đan sâm 1g. Mỗi ngày chỉ tiêm 1 lần vào bắp. Tuần tiêm 6 lần liên tục trong 3 tháng. Trong 112 ca điều trị thì có 52 ca đã khỏi khi chỉ dùng thuốc này với vitamin mà thôi. Nhìn chung thì khoảng 83% thuốc có tác dụng với người viêm gan kéo dài. Những người cải thiện, chức năng gan hồi phục cũng lên tới 86%.

– Mạnh Tiên dùng hoàn toàn dịch tiêm hoàng kỳ tiêm vào 2 bên huyệt thận du và 2 bên túc tam lý. Mỗi lần tiêm cách nhau 3 ngày. Mỗi lần cũng chỉ 1ml mà thôi. Liệu trình điều trị 2 tháng.  Có người thì được tiêm thêm 1ml đảng sâm và thuốc bảo vệ gan. Điều trị 114 ca có HbsAg dương tính thì có 75,3% số ca có tiến bộ hoặc chuyển sang âm tính. 

53. Người bị vẩy nến

Lưu Minh Nhuệ cho người vảy nến uống mỗi lần 4 viên cao hoàng kỳ. Ngày dùng 2 lần. Nếu không thì tiêm hoàng kỳ ngày 2ml. Cũng có thể cho uống nước nấu từ hoàng kỳ kết hợp với bôi thuốc mỡ Boric 10%. hoặc là phun thuốc mỡ lưu huỳnh 10%. Sau đó quan sát kết quả.

Trong 204 ca điều trị thì có 42 ca khỏi hoàn toàn, 91 ca đỡ nhiễm, 62 ca cơ bản là khỏi. Còn 9 ca không có tác dụng. Tính ra tỷ lệ thành công là hơn 95%.

3. Những điều cần lưu ý khi quyết định dùng hoàng kỳ chữa bệnh

Có thể thấy hoàng kỳ có nhiều công dụng thực sự. Ít nhất là đối với một nhóm đối tượng nó được coi như loại thảo dược tuyệt vời. Nhưng điều đó cũng nói nên rằng không phải ai cũng có thể dùng được nó. Bởi nếu cứ cố đấm ăn xôi, người chịu hậu quả lại là chính người bệnh. 

Chưa kể hoàng kỳ còn có đặc điểm là chưa hẳn là đã hợp với tất cả các loại thảo dược khác. Mà thực tế không chỉ hoàng kỳ, nhiều thảo dược khác cũng vậy. Do đó, bạn cần đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng hoàng kỳ. Để vừa đảm bảo sức khỏe bản thân được an toàn. Lại vừa có thể mang lại nhiều lợi ích nhất cho cơ thể. 

3.1 Cẩn trọng khi dùng hoàng kỳ

Như mình đã nói ngay từ đầu, hoàn kỳ có độc tính thấp. Thế nên không phải ai cũng dùng nó được. Mà có dùng thì cũng cần chú ý theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Chứ cũng không thể dùng bộp chộp theo sở thích mà được. Chính vì thế, những điều được ghi lại ở dưới đây chính là kim chỉ nam để bạn có thể dùng hoàng kỳ đúng cách. Cũng như giúp nó phát huy tốt công dụng của hoàng kỳ. 

  • Hoàng kỳ đại kỵ với bạch tiễn bì và miết giáp. Hoàng kỳ sợ vị phòng phong nên không dùng chung với nhau. 
  • Cấm dùng cho trường hợp hư chứng, thực chứng và âm hư hỏa vượng.

Nhân sâm là loại dược liệu đại bổ thường dùng để bổ sung sinh lực và nguyên khí toàn phần. Nó hay đực dùng cho người đang cấp cứu. Còn hoàng kỳ thì dùng cho người hay đau ốm, suy nhược cơ thể thôi. Nên chúng khác nhau oàn nhé! Nhưng cũng không thể phủ nhận hoàng kỳ tốt chẳng thua nhân sâm. 

Mặc dù có nhiều bài thuốc và món ăn từ hoàng kỳ để bồi bổ cơ thể. Nhưng trước khi sử dụng bạn cũng nên cân nhắc hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Để yên tâm khi sử dụng nhé! 

3.2 Tác dụng phụ của hoàng kỳ

Nếu nói hoàng kỳ không có tác dụng phụ là hoàn toàn sai lầm. Bởi vì hoàng kỳ có độc tính dù chỉ là 1 ít. Nhưng nó hoàn toàn có thể khiến người ta bị ngộ độc nếu dùng quá nhiều. 

Vì thế người ta mới xây dựng nên công thức cũng như các bài thuốc với liều lượng cụ thể. Để người bệnh có thể tuân theo mà làm. Nhưng nếu chẳng may bạn dùng quá số lượng cho phép. Thì cơ thể bạn có thể gặp phải những triệu chứng đáng lo ngại sau đấy! 

Lúc này việc cần làm là ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Để có thể ngăn chặn sự nguy hại đến với cơ thể bạn nhé! 

Nhìn chung hoàng kỳ an toàn với người trường thành. Nếu có tác dụng phụ thì cũng thường là dùng cùng các thảo dược khác mà ra. 

Bởi vì hoàng kỳ làm hệ miễn dịch tốt hơn nên có cũng có thể gây ra 1 số bệnh như lupus ban đỏ, viêm thấp khớp, đa xơ cứng,…

Hoàng kỳ có nhiều loại, có loại gây hại cho con người. Nên cần xin ý kiến bác sĩ để phân biệt các loại này với nhau. 

Nhìn chung không phải người nào dùng nhiều cũng có các biểu hiện như trên. Nhưng đó là những biểu hiện thường gặp nhất. Nếu có tác dụng phụ nào thì nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị. 

3.3 Liều lượng khuyến cáo khi sử dụng hoàng kỳ

Mình xin nhắc lại rằng hoàng kỳ dù có tốt như nào thì cũng có những ưu nhược điểm song hành cùng với nhau. Nếu ưu điểm của nó càng nhiều thì điều này cũng có nghĩa là nhược điểm của nó cũng không ít. Nên ai mà có suy nghĩ rằng hoàng kỳ tốt như này dùng thoải mái đều được. Thì bỏ ngay đi nhé! Bởi vì suy nghĩ này có thể hại bạn bất cứ khi nào đấy! 

Bất cứ ai hay bất cứ đối tượng nào khi sử dụng hoàng kỳ thì đều cần tuân thủ liều lượng bác sĩ đưa ra. Không phải để ngăn cấm các bạn sử dụng điều trị tốt. Mà liều lượng đó đã được nghiên cứu là tốt cho bản thân bạn rồi. Có dùng thôi thì tác dụng của nó cũng đến thế thôi. 

Liều lượng dùng sẽ thay đổi tùy theo từng cơ địa cũng như tình trạng bệnh. Bạn cần thảo luận với bác sĩ để tìm ra liều lượng chính xác với bản thân nhất. 

Khi dùng hoàng kỳ người ta có thể nấu nước, dùng ngoài hay dùng dưới dạng bột, viên hoàn. Nhưng tối đa cũng chỉ đến tầm 10 đến 15g 1 ngày. Có thay đổi liều lượng thì cũng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Có thể lên đến 80g/ngày.

Hoàng kỳ có thể dùng độc vị cũng có thể kết hợp với các thảo dược hay thực phẩm khác. ví dụ như cam thảo, kỷ tử, quế chi hay táo tàu khô,…

Hoàng kỳ bạn có thể nấu cháo hoặc nấu các món ăn cùng các thảo dược khác đều được. 

3.4 Hoàng kỳ có thực sự an toàn không?

Hoàng kỳ nên uống vào ban sáng là tốt nhất. Nếu sau khi sử dụng mà cơ thể có biểu hiện khác thường thì cần ngưng sử dụng ngay. Một ngày chỉ được uống từ 15g hoàng kỳ trở xuống. lạm dụng sẽ dẫn tới tình trạng kích động, hai má đỏ cùng nhiều triệu chứng khác.

Mỗi dạng bào chế khác nhau thì cách dùng cũng khác nhau. Nhất là dạng tiêm nếu dùng thì cần có sự theo dõi của bác sĩ. 

So với các loại thuốc tây thì hoàng kỳ cũng không cần kiêng khem khá nhiều. Nhưng cũng cần nghiên cứu kỹ hơn về độ an toàn của nó. Cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng loại dược liệu này. Tốt nhất là xin ý kiến bác sĩ điều trị cho an toàn. 

Vẫn chưa có bài báo hay nghiên cứu nào chỉ ra hoàng kỳ an toàn với mẹ bầu hoặc mẹ đang cho con bú. Vì thế nếu có sử dụng thì cần xin ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn. 

Hoàng kỳ không dành cho người nhiễm trùng cấp hoặc không cấp tính dùng. Người bị sốt cũng không dùng hoàng kỳ. Nhưng hoàng kỳ có thể dùng cho trẻ nhỏ. 

3.5 Hoàng kỳ có phản ứng với thuốc tây không?

Bởi vì hoàng kỳ được sử dụng để nâng cao hệ miễn dịch. Do đó hoàng kỳ và các thuốc như cyclosporine hay các loại thuốc cortisone có thể sẽ có tác dụng với nhau. Vì thế nên hạn chế và tránh dùng chung các loại này với nhau. Hoặc với các thuốc tăng hệ miễn dịch khác nữa. 

Không chỉ có thể, hoàng kỳ cũng có thể tương tác với các loại thuốc bạn đang dùng. Chính vì thế trước khi sử dụng nên mang các thuốc cho bác sĩ xem xét rồi hãy dùng hoàng kỳ nhé!

4. Kết luận

Như vậy có thể thấy được công dụng của cây hoàng kỳ thực sự rất tuyệt vời. Cũng chính vì thế mà ngày nay có rất nhiều người muốn sử dụng hoàng kỳ để điều trị bệnh. Nhưng bạn biết đấy! Những bài thuốc trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi vì liều lượng mỗi người sử dụng là khác nhau mà. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh với các bài thuốc này.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)