9+ tác dụng của cây duối – cách dùng và lưu ý quan trọng

Cây duối là loài cây trồng phổ biến tại vùng nông thôn Việt Nam. Người ta thường dùng cây này để làm hàng rào tự nhiên ngăn cách giữa các ngôi nhà. Những cây cổ thụ hoặc có dáng đẹp còn được dùng để làm cây cảnh trang trí cho ngôi nhà thêm đẹp.

Cây duối

Cây duối

Tuy nhiên, bạn biết không lợi ích của cây duối còn nhiều hơn thế! Bật mí với bạn đây là loài cây dùng làm dược liệu chữa nhiều căn bệnh đó! Những lợi ích của cây duối là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé! Sẽ có nhiều điều khiến bạn phải bất ngờ vì mình đã trót “xem nhẹ”” loài cây này đó!

1. Tìm hiểu về đặc điểm của cây duối

1.1 Cây duối nhìn như thế nào? Có nguồn gốc từ đâu?

Cây duối  thuộc họ dâu tằm Moraceas. Loài cây này có tên khoa học là Streblus asper Lour. Tuy nhiên, nó được biết với những cái tên phổ biến hơn là ruối, duối dai, duối nhám, hoàng anh mộc hay may xói theo tiếng của dân tộc Tày.

Cây duối vốn là một loại cây mọc hoang, được người đi rừng mang về trồng làm hàng rào cho nhà của mình. Nguyên nhân là bởi tán lá của nó rất rậm, cây mọc khỏe, xanh tốt quanh năm và toàn thân cây có nhựa mủ. 

1.2 Đặc tính sinh học của cây duối

Duối thuộc họ thân gỗ. Thân và cành của nó tuy nhỏ rất chắc khỏe. Cây cao khoảng 4 – 5m, tán lá xum xuê. Lá cây hình giọt nước, mặt nhám, mép có răng cưa, rộng khoảng 3cm và lá mọc so le với nhau.

Hoa duối có đặc tính khá nổi bật là mỗi cây chỉ trổ một loại hoa cái hoặc hoa đực. Nguyên nhân là do đây là loại cây đơn tính khác gốc. Hoa duối cái có màu xanh lục, hoa duối đực có màu vàng. Hoa có hình cầu mọc đơn lẻ, ngoài ra còn có thể mọc theo chùm.

Tác dụng của quả ruối

Tác dụng của quả ruối

Cây duối có cả quả. Quả của loại cây này có hình cầu, hơi dẹt, kích thước chỉ to bằng đầu ngón tay út. Quả khi chín có màu vàng rất bắt mắt và ăn được.

Cây duối sống được nhiều năm. Đây là một loài cây sinh trưởng rất tốt dù trên đất khô cằn hay nghèo dinh dưỡng. Rễ cây rất đẹp, thân lá xanh tốt, do vậy nó thường được các nghệ nhân cây cảnh uốn nắn thành cây cảnh bonsai làm cảnh. Nhiêu cây duối cổ thụ được chăm sóc tốt có giá trị rất cao.

1.3 Phân bố và cách thu hái duối

Cây duối được trồng phổ biến ở các quốc gia Châu Á. Ngoài Việt Nam, các quốc gia khác như Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Xri Lanca, Mianma, miền Nam Trung Quốc cũng trồng cây duối rất nhiều.

Cây duối có thể được trồng bằng hạt hoặc bằng cành. Ở nước ta, cây duối thường mọc dại ở các vùng đồi núi. Người dân thường trồng trong vườn nhà để làm hàng rào tự nhiên, vừa đẹp lại vừa có ích.

Không chỉ có tác dụng làm cảnh, cây duối còn có tác dụng chữa bệnh. Hầu hết các bộ phận của cây duối đều có thể làm thuốc được. Do vậy, loài cây này được thu hái quanh năm để chế tạo thành dược liệu. Lá, cành, rễ sau khi thu hoạch sẽ được làm sạch rồi thái ngắn và đem phơi khô. Nhựa cây có thể dùng trực tiếp.

Cây ruối cảnh

Cây ruối cảnh

Xem thêm:

2. Cây duối dùng để làm gì? 9 tác dụng của cây duối với sức khỏe

2.1 Khái quát về tác dụng của cây duối

Sách Đông Y có nói rằng, duối có tính mát, vị chát đắng, có công dụng chính là giải độc, thanh lọc cơ thể. Loài cây này dùng để chữa các bệnh như đau bụng, lỵ, sâu răng, chữa gãy xương. Ngoài ra duối còn dùng để cầm máu, sát trùng hay chăm sóc xương cốt rất tốt.

Từ xa xưa, ông cha ta đã dùng cây duối để chữa đau nhức đầu, đau nhức răng, các vết mụn nhọt do viêm, lợi tiểu, giảm trước bụng. Với phụ nữ đang cho con bú còn có tác dụng lợi sữa.

Lá duối có tác dụng hiệu quả với các bệnh như: Viêm sưng đường tiểu, chống chứng tiểu khó, chữa bệnh táo bón và bệnh khí hư ở nữ giới. Những bà mẹ sau sinh lá duối còn giúp sữa về nhiều hơn. Ngoài ra, lá duối còn chữa các viêm da, lở loét da và mụn nhọt.

Hạt duối dùng để chữa chứng chảy máu cam hay tiêu chảy. Những người mắc bệnh bạch ban dùng lá duối để chữa bệnh.

Vỏ cây duối dùng để chữa tiêu chảy, kiết lỵ khi sắc thành nước uống. Trong trường hợp khẩn cấp, cắn nhai vỏ cây duối còn chữa độc rắn cắn.

Rễ cây duối dùng để chữa chứng sốt, an thần, ngăn động kinh. Ngoài ra còn có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm và phòng chống bệnh táo bón.

Nhựa của cây duối dùng để sát trùng, giảm đau đầu. Ngoài ra những ai bị tay chân nứt nẻ dùng nhựa cây duối tr cũng rất hiệu quả. 

2.2 Những bài thuốc dân gian sử dụng thành phần cây duối

Một số bài thuốc dân gian dùng cây suối để trị bệnh:

1. Trị bệnh bí tiểu, nước tiểu có màu đỏ (do nóng trong)

Để trị bệnh bí tiểu, nước tiểu có màu đỏ bạn sắc 20gram rễ và cành cây duổi với 500ml nước. Sắc đến khi còn một nửa thì uống 3 lần/ngày. Uống liên tục 10 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả ngay. 

2. Trị bệnh nước tiểu đục, đái buốt

Để trị bệnh nước tiểu đục, đái buốt chúng ta sẽ dùng 20gram rễ và vỏ của cây duối. Bạn dùng thêm 20gram cây nhót rừng rồi sao vàng hỗn hợp lên. Tiếp đó, bạn sắc hỗn hợp với 30gram mỗi loại râu ngô, bạch mại, bông mã đề cùng 20gram cỏ nhọ nồi. Đổ vào 750ml nước sắc đến khi còn 300ml nước là được. Ngày uống 3  lần. 

3. Trị bệnh phù thũng

Để trị bệnh phù thùng chúng ta sẽ dùng đến lá duối. Bạn sử dụng 

  • 12g lá duối 
  • 12g vỏ bưởi đã sao vàng
  • 12g vỏ quýt
  • 12g cây bố rừng
  • 10g vỏ tỏi
  • 10g sả

Bạn sắc hỗn hợp trên với 600ml, còn ⅓ thì đem uống. Mỗi thang có thể sắc 2 lần.

4. Trị bệnh đau đầu (do thay đổi thời tiết)

Lấy nhựa của cây duối trộn với chú vôi tôi. Sau đó bạn bôi lên 2 miếng giấy sạch cắt tròn khoảng 3cm rồi dán lên vùng thái dương. Mỗi ngày làm như vậy khoảng 1 – 2 lần.

5. Có thể dùng để bó gãy xương

Bạn dùng vỏ duối giã nhỏ trộn với chuối tiêu, lá thanh táo, dây tơ hồng rồi bó vào chỗ bị gãy xương sẽ giúp xương nhanh lành.

6. Chữa trị sâu răng hiệu quả

Để chữa sâu răng chúng ta sẽ dùng vỏ duối. Bạn rửa sạch vỏ duối rồi đem ngâm cùng rượu đặc. Sau 10 ngày ngâm, bạn dùng tăng bông tẩm rượu thuốc rồi chấm vào chỗ sưng đau. Sẽ rất nhanh cơn đau biến mất.

7. Kích sữa cho bà bầu

Bạn sắc 50 gram lá dưới (có thể dùng lá dưới khô hoặc lá dưới tươi) rồi uống. Với những bà mẹ mới sinh thiếu sữa sẽ rất nhanh có sữa.

8. Trị mụn nhọt

Với các vết mụn nhọt do viêm, bạn dùng nhựa của cây dưới bôi lên miếng giấy sạch, đường kính khoảng 1-2 cm rồi dán lên cùng da bị mụn nhọt. Mỗi ngày thực hiện khoảng 1 – 2 lần.

9. Tốt cho người bị sỏi thận

Những người mắc bệnh sỏi thận có bài thuốc rất hiệu quả từ lá duối. Bạn dùng khoảng 15 chiếc lá duối đem rửa sạch với nước, có thể ngâm nước muối để đảm bảo vệ sinh hơn. Sau đó bạn cắt nhỏ lá duối rồi cho thêm 250ml nước lọc đem xay nhuyễn. Bạn lọc lấy nước trong rồi uống mỗi ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Sau thời gian khoảng 1 tuần thực hiện bạn sẽ thấy sức khỏe của mình cải thiện lên đáng kể. 

Tuy nhiên, lá duối chỉ có tác dụng với những bệnh nhân mắc sỏi thận thời kỳ đầu khi viên sỏi còn nhỏ, chưa có biến chứng nguy hiểm. Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh sỏi thận lâu ngày hoặc bệnh tình diễn biến phức tạp cần hỏi ý kiến bác sĩ trước để đảm bảo an toàn.

2.3 Những ai nên và không nên sử dụng thành phần cây duối

Cây duối có tác dụng chữa bệnh rất tốt và trên thực tế nó đã chữa được rất nhiều bệnh như phù thũng, mụn nhọt, đau nhức răng, gãy xương, tắc sữa, tiểu buốt, tiểu rát…

Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng loại cây này. Bạn nên cẩn trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Với những ai đang điều trị bằng thuốc tây cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi chuyển qua chữa bệnh bằng cây duối.

3. Lời kết

Cây duối là một loài cây có nhiều công dụng tốt với sức khỏe và đời sống. Sau bài viết hôm nay chắc hẳn nhiều người đã có ý định trồng trong vườn nhà một cây duối rồi đúng không nào!

Xem thêm:

4.5/5 - (2 bình chọn)
4.5/5 - (2 bình chọn)