27+ tác dụng của Cây đinh lăng – cách sử dụng và lưu ý cần thiết

Ở làng quê Việt Nam hẳn chẳng còn ai xa lạ gì với cây đinh lăng nữa cả. Đầu tiên là người ta hay tận dụng lá đinh lăng để làm món cá hấp. Thực sự đó là 1 món ăn hấp dẫn vô cùng luôn. Sau đó người ta có thể còn tận dụng nhiều bộ phận khác để làm cảnh. Nhìn chung là về mặt ẩm thực hay thẩm mỹ thì cây đinh lăng có khá nhiều công dụng. 

Cây đinh lăng

Cây đinh lăng

Nhưng cái công dụng mà người ta hay nhắc đến cây đinh lăng nhất chính là chữa bệnh. Đối với những người giàu có thì có nhân sâm. Còn người nghèo thì đã có củ đinh lăng đây rồi. Nó giúp người nghèo điều trị được kha khá bệnh mà nhân sâm cũng chữa trị được. Nhưng đương nhiên giá thành rẻ hơn rất nhiều rồi. 

Thế đây! Một cây cảnh mà bạn có thể bắt gặp ở bất cứ đâu cũng có thể mang đến nhiều công dụng như vậy đấy! Nhưng mấy ai biết được công dụng thực sự của nó. Có chăng chỉ là 1 vài tác dụng nổi bật mà thôi. Còn vô vàn các công dụng khác nữa mà có thể chẳng mấy ai hay biết. 

Và để độc giả biết thêm được thật nhiều tác dụng của cây đinh lăng. Cũng như nhiều điều thú vị về cây đinh lăng thì mình xin chia sẻ bài viết này. Hi vọng sau đó các bạn sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về loại cây này. 

Mục lục

1. Tìm hiểu đặc điểm của cây đinh lăng

Cây đinh lăng còn được gọi với cái tên khác khá hay là nam dương sâm. Ngoài ra nó cũng được gọi là cây gỏi cá nữa. Nhưng danh pháp của em này chỉ là Polyscias fruticosa thôi. Người ta xếp cây đinh lăng vào dòng nhân sâm.

1.1 Hình dáng bên ngoài của cây đinh lăng

Nếu người ta nói là cây đinh lăng thì bạn hãy nghĩ rằng đó là tên gọi chung chỉ cây lá nếp nhé! Đây là giống cây bụi với thân gỗ màu xám và nhỏ. Nhìn chung thì cây chỉ cao hơn 1m tý thôi. Nhưng cũng có cây cao tới 2m là bình thường. Vỏ cây nhẵn nhụi và hoàn toàn không có gai.

Cây đinh lăng có đặc điểm là xanh tốt quanh năm và nhân giống nhanh. Chỉ cần cắm cành xuống đất ẩm là chúng đã có thể mọc cây lên rồi. Cây đinh lăng thích hợp ở nơi nhiều ánh sáng. Chịu được hạn nhưng không thể chịu được ngập.

Hoa đinh lăng là hoa lưỡng tính và nhỏ. Chúng thay vì mọc thành từng bông sẽ mọc thành chùm ở đầu cành. Cuống hoa nối với cành hình trụ và có màu xanh nhạt. Ở cuống sẽ có các lá bắc hình tam giác nhỏ nữa. Mỗi đài hoa sẽ có 5 răng hình oval màu xanh. 

So với các giống cây khác thì cây đinh lăng cho hoa với các cánh ngắn hơn hẳn. Chỉ cỡ 3mm mà thô. Mỗi bông hoa thường có 5 bộ nhị riêng và màu trắng. Mỗi bộ nhụy thì thường có từ 2 đến 3 lá noãn thôi.

Quả đinh lăng là quả hạch hình bầu dục. Vỏ của quả cũng có màu xanh với những nốt tròn. Quả đinh lăng khác với những quả khác khi đỉnh quả quả còn có cả vòi nhụy nữa.

Lá đinh lăng là dạng lá kép khá giống lông chim. Mỗi lá có thể dài từ 20 đến 40cm tùy giống. Mỗi lá có nhiều lá chét nhỏ và có răng cưa.

Tác dụng của lá đinh lăng

Tác dụng của lá đinh lăng

1.2 Cây đinh lăng có nhiều ở đâu? Thu hái cây như nào?

Cây đinh lăng được đánh giá là có khả năng sống sót rất cao. Ở các tỉnh miền núi như Lào Cai hay Yên Bái thì cây mọc hoang. Vì nơi đây khí hậu mát mẻ thuận lợi cho cây phát triển. Ngoài ra các tỉnh ven biên giới Trung Quốc cũng có. Vì thấy được tiềm năng của cây nên hiện tại người ta đã nhân giống và trồng ở nhiều nơi trên cả nước rồi.

Ngày trước cây đinh lăng chủ yếu là cho lá để làm rau ăn thôi. Nhưng thời gian gần đây người ta cũng tận dụng cả củ hay rễ của cây để làm thuốc nước. Chỉ cần đào củ lên rồi rửa sạch và phơi khô là được.

1.3 Phân loại cây đinh lăng

Bản thân cây đinh lăng không chỉ có 1 loại. Có nhiều loại khác cũng được gọi là cây đinh lăng. Do đó nếu định dùng cây chữa bệnh thì bạn cần phân biệt rõ từng loại để tránh nhầm lẫn.

– Cây đinh lăng phổ biến nhất là đinh lăng lá nhỏ. Thường thì cứ nhắc đến cây đinh lăng là người ta nghĩ đến cây này đầu tiên. Lá cây đinh lăng được dùng làm gia vị. Rễ và củ đem chế biến thành thuốc.

– Cây đinh lăng đĩa thì kích thước to lớn hơn. Thường thì cây này chỉ trồng làm cảnh nên cũng khá ít người biết.

– Cây đinh lăng có lá răng thì lá cây to bản và trò. Lá cây sẽ có các răng cưa như bị ai xé. Cây này cũng được dùng làm cây cảnh trong nhà. Nên nó có khá nhiều tại các tiệm cây cảnh.

– Giống đinh lăng lá bạc thì có ngoại hình khá giống cây đinh lăng lá răng.  Chỉ khác là viền lá của nó có màu bạc rất bắt mắt.

– Cây đinh lăng lá to thì ít gặp hơn hẳn. Đặc điểm của cây là có lá thuôn và to.

– Vì là cây có hình tròn nên được gọi là cây đinh lăng lá tròn. Cây này cũng được dùng nhiều để làm cảnh.

1.4 Bộ phận của cây được dùng làm thuốc

Hầu như người ta tận dụng tất cả các bộ phận của cây đinh lăng để làm thuốc. Ngoài quả đinh lăng ra. Nhất là vỏ rễ được cho là nhiều công dụng nhất. Cây đinh lăng trồng được 3 năm là có thể thu hoạch làm thuốc rồi.

Khi mùa thu đến rễ cây có nhiều rễ mầm chứa nhiều dưỡng chất nên người ta sẽ thu hái vào lúc này. Cây nào tuổi đời trên 3 năm thì sẽ chỉ dùng vỏ rễ mà thôi. Cách thu hái rễ đinh lăng cũng khá cầu kỳ.

Đầu tiên là đào cả cây lên sau đó rửa cho sạch rồi cắt bỏ phần rễ gần thân cây nhất. Rễ nhỏ sẽ dùng toàn bộ rễ. Rễ nào to thì tách ra chỉ lấy vỏ.

Riêng lá đinh lăng thù thu hái lúc nào cũng được. Còn hoa thì chỉ có mùa nên thường sẽ thu hoạch vào độ tháng 4 đến tháng 7. Nếu dùng thân cây thì khi nào cây cao chừng 2m mới thu hoạch. 

Cây đinh lăng có tác dụng gì?

Cây đinh lăng có tác dụng gì?

1.5 Chế biến các bộ phận của cây đinh lăng

Ngoài lá hay thân ra thì các bộ phận khác dùng khô hay tươi đều được. Thường là ngâm rượu để làm thuốc bổ. Đương nhiên phải ngâm đúng cách thì mới phát huy hết công dụng được.  Hoặc người ta cũng có thể đun lấy nước uống. Nhưng cách sau thì ít người làm hơn.

Hoa đinh lăng dùng khô hay tươi đều được. Nhưng theo nhiều người thì hoa khô tốt hơn hẳn. Và có dùng thì chỉ dùng khi hoa còn ở thể nụ. 

Lá đinh lăng tươi nấu nước hay giã nát trị thương đều có công dụng tốt cả. Lá đinh lăng khi phơi khô hoặc sao lên thì có thể để lót gối. Nếu nghiền nhỏ ra thì hay để xoa bóp trực tràng.

Nếu định sao vàng các bộ phận của cây đinh lăng thì nên tẩm chút rượu gừng hoặc mật ong. Mà cả 2 được thì càng tốt. Như vậy khi uống sẽ đậm đà hơn. Hơn nữa khi chế thuốc cũng mang lại công dụng cao hơn.

1.6 Khái quát công dụng của cây đinh lăng

Đông y chứng minh được cây đinh lăng cũng giống như  1 loại nhân sâm vậy. Do đó nó cũng có công năng giống như 1 loại nhân sâm.

Rễ và củ của cây

  • Rượu ngâm từ rễ cây đinh lăng được đánh giá là nâng cao sức khỏe, tăng độ bền của cơ bắp. Cải thiện khả năng tập trung. Đồng thời giúp người dùng ăn ngon miệng và ngủ ngon hơn.
  • Đối với mẹ sau sinh thì hạn chế tắc tia sữa.
  • Nếu kết hợp cùng với 1 vài thảo dược khác thì sẽ giúp cải thiện tình trạng liệt dương. Hay chữa thiếu máu rất tốt.
  • Người bị hen suyễn thâm niên cũng dùng được.
Rễ đinh lăng

Rễ đinh lăng

Lá đinh lăng

  • Lá đinh lăng tươi sẽ giúp các vết thương mau lành, tránh viêm nhiễm và sưng tấy.
  • Phơi khô lá đinh lăng rồi lót gối là cách hạn chế co giật ở trẻ.
  • Nước sắc từ lá đinh lăng khô có thể chữa được các bệnh về da hay bệnh kiết lỵ tốt.

Thân và cành cây đinh lăng

Nước hay rượu từ thân và cành lá đinh lăng sẽ giảm tình trạng đau mỏi lưng gối.

Nụ đinh lăng

Nụ người ta hay phơi khô rồi đem nấu nước hoặc ngâm rượu để uống. Nước từ nụ hoa có tác dụng chữa bí tiểu, giảm tình trạng hay quên. Tốt cho người hay bị đau đầu nữa. Cải thiện tình trạng ăn uống và ngủ nghỉ.

Xem thêm:

2. Cây đinh lăng dùng để làm gì? Tác dụng của cây đinh lăng

Cây đinh lăng được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian. Cũng bởi vì mọi bộ phận của nó đều có thể sử dụng để làm thuốc được mà. Dưới đây sẽ là 1 vài bài thuốc dân gian mà bạn có thể tham khảo khi dùng cây đinh lăng chữa bệnh. 

1. Gọi sữa cho mẹ sau sinh

  • Cho vào nồi rễ đinh lăng 40g và 3 lát gừng tươi. Thêm nửa lít nước vào để đun.
  • Đun đến khi còn ½ thì lấy nước đó uống. Nên uống khi còn nóng sẽ tốt hơn.

2. Ho đã thành mãn tính

  • 8g rễ đinh lăng, 8g nghệ vàng, 8g đậu săn, 8g bách bộ, 8g rau tần, 8g rễ dâu và 4g gừng khô.
  • Cho tất cả vào nồi với nửa lít nước rồi đun đến khi còn ½ thì lấy uống. Chia đều ra 2 bữa để uống nóng.

3. Thấp khớp

  • 4 g vỏ quýt, 4g quế chi, 8g thiên niên kiện, 8g cối xay, 8g ngưu tất nam, 8g huyết rồng, 8g hà thủ ô, 12g rễ đinh lăng.
  • Trừ quế chi ra thì mang tất cả đi sắc nước uống. Khi nào nước sôi thì mới cho quế chi vào. Nước chia ra 2 bữa để uống khi còn ấm.

4. Người mệt mỏi

  • Lấy 0,5g rễ đinh lăng đã phơi khô
  • Cho vào nồi với 100ml nước và đun sôi 15p cho dưỡng chất ra hết. Chia nước thành vài lần uống hết trong ngày.

5. Mẹ sau sinh mà vú bị căng nóng

  • Lấy 1 nhúm rễ đinh lăng khoảng 30g
  • Cho vào nồi sắc với 250ml nước. Liên tục điều trị vài ba ngày là đỡ.

6. Người hay bị mỏi gối, đau lưng

  • Cành và thân cây đinh lăng lấy 1 nhúm chừng 25g sau đó cho thêm chút cam thảo dây, đài bi và rễ cây xấu hổ.
  • Cho vào nồi sắc nước để chia thành 3 bữa uống hết trong ngày.

7. Điều trị viêm gan

  • Rễ đinh lăng, rễ cỏ tranh và biển đậu mỗi vị đúng 12g. Sau đó thêm 8g nghệ nữa.
  • Đem tất cả đi sắc nước uống mỗi ngày. Khi nào bệnh khỏi thì mới dừng.
Cần lưu ý gì khi sử dụng lá đinh lăng trị bệnh?

Cần lưu ý gì khi sử dụng lá đinh lăng trị bệnh?

8. Nâng cao sức khỏe tình dục cho nam

  • 6g sa nhân, 8g cao ban long, 8g trâu cổ, 12g cám nếp và 12g rễ đinh lăng.
  • Đem tất cả đi sắc nước để uống.
  • Kết hợp thêm việc ăn uống, nghỉ ngơi và tập thể dục điều độ để có kết quả tốt nhất.

9. Dành cho người thiếu máu

  • 20g tam thất, 1 lạng hà thủ ô, 1 lạng hoàng tinh, 1 lạng thục địa, 1 lạng rễ đinh lăng.
  • Đem các nguyên liệu đi nghiền bột. Khi nào uống thì lấy 100g hòa với nước để uống.

10. Người bị ho suyễn lâu năm

  • 4g gừng khô, 6g xương bồ, 8g tang bạch bì, 8g nghệ vàng, 8g đậu săng, 8g rễ đinh lăng, 8g tần dày lá
  • Đem đun với 600ml nước đến khi còn khoảng 250mml thì tắt bếp và lấy uống. Chia làm 2 lần uống lúc nóng để có kết quả cao nhất.

11. Người ăn uống không tiêu

  • Lấy 10g rễ đinh lăng rồi sắc với 300ml nước.
  • Đun đến khi còn 2 thì chia đều ra để uống vài lần trong ngày.

12. Dành cho người đau tức ngực, người nóng

  • 20g rễ sài hồ, 20g lá tre, 20g chua me đất, 30g rau má, 30g rễ đinh lăng tươi, 30g cam thảo dây, 10g vỏ quýt, 10g vỏ chanh.
  • Đem các nguyên liệu đi thái nhỏ rồi nấu với 250ml nước. Khi sôi thì chia đều ra 3 bữa uống hết.

13. Viêm gan lâu năm

  • 8g uất kim, 8g ngưu tất, 12g rễ đinh lăng, 12g hoài sơn, 12g chi tử, 12g rễ cỏ tranh, 12g xa tiền tử, 12g ngũ gia bì, 16g ý dĩ và 20g nhân trần.
  • Cho các nguyên liệu đi sắc nước để uống.

14. Nâng cao sức khỏe

  • Lấy 1 lạng rễ đinh lăng khô đem đi nghiền nhỏ.
  • Cho vào 1l rượu để ngâm ủ 10 ngày. Rượu nên là từ 30 độ để có kết quả tốt nhất. Đồng thời cứ vài ngày lắc đều bình rượu 1 lần. Khi nào dùng thì lấy khoảng 1 thìa cà phê to để uống trước ăn. Ngày không quá 2 thìa.

15. Điều trị mất ngủ, nâng cao trí nhớ

  • Lá vông và lá dâu mỗi vị 20g. Thêm 12g tâm sen, 16g liên nhục và 24g lá đinh lăng nữa.
  • Cho vào nồi đun với 400ml nước rồi đun cạn còn 150ml thì chia đều ra để uống 2 bữa trong ngày.

16. Cứng khớp, vận động khó khăn

  • 12g xuyên khung, 12g cam thảo, 12g vỏ quýt, 12g đại táo, 12g đương quy, 12g khởi tử, 20g củ đinh lăng, 20g thổ phục linh, 16g ngưu tất. Chú ý là củ đinh lăng đã được sao thơm nhé!
  • Cho vào nồi cùng 800ml nước để đun đến còn 250ml thì lấy nước đó uống. Chia đều ra vài lần uống hết trong ngày. Liệu trình nửa tháng sẽ thấy có kết quả. Cũng có thể dùng thêm để bệnh giảm như ý muốn.

17. Phế nhiệt gây nên ho khan

  • 16g tía tô, 12g cát cánh, 12g đại táo, 12g trần bì, 16g cam thả, 16g mạch môn, 20g lá xương sông, 20g rau má, 20g xa tiền thảo, 20g củ đinh lăng.
  • Cho các nguyên liệu đem đi sắc nước uống là được.

Xem thêm:

3. Sử dụng lá đinh lăng để chữa bệnh như thế nào?

Thực tế từ xa xưa đã có nhiều bài thuốc sử dụng các bộ phận của cây đinh lăng để làm thuốc rồi. Nhưng dù sao đó cũng là truyền miệng. Nếu bạn không có liều lượng chính xác thì khó mà thu được kết quả như ý. Dưới đây là những bài thuốc sử dụng các bộ phận của cây đinh lăng để chữa bệnh. Căn cứ vào tình trạng bệnh của mình mà bạn có thể lựa chọn bài thuốc như ý! 

3.1 Bài thuốc từ lá đinh lăng tươi

Lá đinh lăng là bộ phận được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc dân gian. Bởi vì thực tế mà nó lá đinh lăng có rất nhiều công dụng. Nếu biết áp dụng đúng đối tượng thì không những chữa được bệnh mà cơ thể cũng khỏe hơn rất nhiều. 

1. Thanh nhiệt

50g lá đinh lăng, 50g cam thảo dây và cúc hoa 1g.

Đem các nguyên liệu cho vào bình để hãm trà như bình thường là được. Sau đó dùng như nước chè.

2. Nâng cao sức khỏe cho mẹ sau sinh

Sau khi sinh dù mẹ nào có khỏe đến mấy thì cũng cần được bồi bổ để cơ thể mau hồi phục. Dùng nước nấu từ lá đinh lăng hay canh lá đinh lăng đều được. 

Cách làm như sau:

  • Lá đinh lăng lấy 2 lạng rồi rửa sạch và để cho ráo nước.
  • Nấu thịt hoặc cá trước để làm canh. Khi nước sôi thì thả lá đinh lăng vào. Nước sôi lần nước thì nêm nếm gia vị rồi tắt bếp. Món này ăn nóng để có công dụng tốt nhất.

Khi nấu chỉ nấu lá đinh lăng tới chín vừa thôi. Nhừ quá sẽ bị mất chất. Hoặc bạn cũng có thể nấu nước lá đinh lăng để uống cũng được.

3. Đái rắt, đái buốt

  • Các nguyên liệu cần có là liên tiền thảo, lá đinh lăng, xa tiền thảo, kim tiền thảo. Mỗi nguyên liệu lấy 1 lượng bằng nhau.
  • Cho vào nồi đun nước để uống. Nếu mà bệnh nặng quá thì lấy thêm 1 nhúm chè búp non sắc cùng.

4. Sỏi thận gây nên tiểu tiện khó

  • 40g lá xấu hổ, 40g lá đinh lăng, 24g râu ngô, 20g xa tiền thảo, 30g rau ngổ.
  • Cho các nguyên liệu vào nồi để sắc nước uống hết trong ngày là được.

5. Điều trị và phòng tránh dị ứng

Đối với người có làn da nhạy cảm, dễ bị nổi mẩn hoặc trong người có dấu hiệu dị ứng.Thì có thể nấu nước lá đinh lăng để ngăn chặn tình trạng này. Bởi vì lá đinh lăng được biết đến với công dụng giải độc và làm lành các vết dị ứng trên da hiệu quả.

Cách làm như sau:

  • Lấy 1 nắm lá đinh lăng to, cỡ khoảng 2 lạng rồi đem rửa sạch. Sau đó thì cho vào 200ml nước đun sôi để hãm như hãm chè. Ủ chừng 7p cho ngấm thì lắc đều rồi uống là được.
  • Sau khi uống nước đầu tiên thì bạn cho thêm 200ml nước vào nữa rồi đun để lấy nước thứ 2. Cứ làm như vậy mỗi ngày thì tình trạng bệnh sẽ mau khỏi.

6. Mẹ sau sinh bị tắc tia sữa

Mẹ nào sau sinh mà bị tắc sữa, ít sữa thì có thể dùng nước lá đinh lăng để cải thiện tình trạng này.

Cách làm:

  • Lấy 1 nhúm lá đinh lăng cỡ 40g rồi đem rửa sạch. Cho vào nồi đun cùng 300ml nước. Khi đun thì để lửa nhỏ để ra nhiều tinh chất nhất.
  • Đun đặc đến khi còn ⅔ thì mới lấy uống. Nước chia làm 2 lần để uống hết trong ngày. Tốt nhất là nên dùng ấm nóng để có công hiệu cao nhất.

Khi thấy nước nguội rồi thì nên hâm nóng lạnh. Bạn không nên dùng nước lạnh. Càng không nên để sang ngày hôm sau.

Nếu không có lá đinh lăng tươi thì bạn dùng lá đinh lăng khô cũng được. Chỉ cần sao vàng lá lên rồi cho vào lọ thủy tinh để giữ cho lâu. 

Hoặc bạn cũng có thể áp dụng cách này. Thái nhỏ  1 lạng lá đinh lăng tươi ra rồi nấu với 1 cái bong bóng lớn. Cho thêm gạo nếp để nấu thành cháo. Cách này dùng cho mẹ nào ít sữa.

7. Điều hòa kinh nguyệt, giảm đau ở tử cung

Kể cả chị em phụ nữ bình thường kinh nguyệt không đều, khí huyết khó lưu thông thì vẫn dùng lá đinh lăng được. Ngoài ra nó còn giúp ổn định lượng đường huyết tốt đấy!

Ngoài ra nước nấu từ lá đinh lăng sẽ giúp chị em có sức đề kháng tốt hơn. Từ đó giảm đi các triệu chứng đau vùng bụng hay tử cung khó chịu. Nhất là đối với mẹ sau sinh.

Cách làm:

  • Tùy vào mục đích của bạn mà lấy lá và cành đinh lăng cho đủ dùng là được. Sau khi rửa sạch thì đem sao vàng lên rồi cho vào lọ thủy tinh bảo quản.
  • Mỗi ngày lấy 1 ít hãm chè để uống. Sử dụng đều đặn sẽ thu được kết quả tốt.

8. Điều trị được 1 số bệnh về tiêu hóa

Lá đinh lăng còn được biết đến với công dụng là điều trị các bệnh về đường tiêu hóa hiệu quả. Ví dụ như khó tiêu, chướng bụng, đi ngoài. Cách thực hiện rất đơn giản. Cứ lấy 1 nắm lá đinh lăng nấu nước để uống. Vài ngày sau tình trạng bệnh sẽ đỡ hẳn.

9. Người bị đau lưng do thời tiết

Vùng lưng là nơi nhạy cảm nhất mỗi khi thời tiết thay đổi. Nó hay bị đau và gây ra sự bất tiện. Chính vì thế lúc này bạn hãy dùng lá đinh lăng như là 1 loại thuốc giảm đau tự nhiên và hiệu quả.

Cách làm:

  • 15g đài bi, 30g lá và cành đinh lăng, 15g rễ cây xấu hổ, 15g cam thảo dây.
  • Cho vào nồi để sắc với 800ml nước để lấy nước uống. 
  • Đun đến khi còn 300ml thì mới đem dùng. Số nước đó chia làm 3 bữa để uống. Liệu trình điều trị 5 ngày.

10. Vết thương đỡ sưng đau

  • Lấy 1 nắm lá đinh lăng tươi, rửa sạch rồi để ráo
  • Sau đó giã nát và đắp vào chỗ bị thương là được

3.2 Bài thuốc sử dụng lá đinh lăng khô

Ngoài việc nấu nước lá đinh lăng tươi để uống ra thì người ta còn dùng lá đinh lăng khô để làm trà nữa. Trà đinh lăng thơm và dễ uống lại tốt cho sức khỏe. Nên nhiều người rất hay áp dụng cách này. 

Tuy nhiên công dụng của lá đinh lăng khô thì ít người biết đến hơn so với lá đinh lăng tươi. Sau đây là 1 vài công dụng mà nước lá đinh lăng khô mang lại cho con người.

1. Điều trị các bệnh ngoài da

Khi gặp tình trạng dị ứng thức ăn hay dị ứng do thời tiết thì bạn hãy dùng nước lá đinh lăng khô để điều trị.

Cách làm:

  • Hái lá đinh lăng tươi rửa sạch rồi phơi khô đi.
  • Khi nào dùng thì chỉ cần lấy 80g đem hãm với nửa lít nước.
  • Đun đến khi còn ½ thì mới đem dùng. Nên uống khi còn ấm để có tác dụng cao nhất.
  • Liên tục dùng trong 10 ngày bệnh sẽ đỡ.

2. Ho dai dẳng

Nước nấu từ lá đinh lăng có công dụng chữa ho hiệu quả. Bạn có thể áp dụng cách làm sau để thu được kết quả mong muốn.

Cách làm:

  • Hái lá đinh lăng tươi rửa sạch rồi thái nhỏ. Mang đi phơi khô rồi sao vàng lên mới cho vào lọ bảo quản.
  • Khi nào uống thì lấy 1 nhúm cỡ 10g nấu với nước để uống. Khi đun thì nhớ đun nhỏ lửa.
  • Làm nhiều ngày sẽ thấy tình trạng ho giảm dần rồi mất hẳn.

3. Các công dụng khác

Những công dụng trên thì cũng có người biết. Nhưng các công dụng dưới đây sẽ khiến bạn trầm trồ về sự tuyệt vời của lá đinh lăng đấy!

  • Người bị mất ngủ thì chỉ cần áp dụng bài thuốc sau. Lá vông, tang diệp, mỗi vị 20g. Thêm 24g lá đinh lăng, tâm sen 12g, liên nhục 16g rồi đun với 400ml nước. Khi nào còn chừng 150ml thì tắt bếp và chia ra uống hết trong ngày là được.
  • Lá đinh lăng được đánh giá là có khả năng ngăn sự hình thành sỏi. Đối với người bị sỏi thận thì sẽ làm giảm kích thước sỏi và giảm đau hiệu quả. Do đó bạn nên dùng nước lá đinh lăng nếu bị bệnh về thận.

3.3 Dùng nước nấu từ lá đinh lăng thời gian dài có sao không?

Từ những điều trên có thể thấy nước lá đinh lăng có rất nhiều công dụng. Nó tốt cho người bị gan, thận, tiêu hóa hay kể cả người mất ngủ. Nhưng liệu dùng nước lá đinh lăng thay nước lọc mỗi ngày có được không? 

Theo các chuyên gia thì dù được đánh giá là tốt cho sức khỏe thật nhưng nước lá đinh lăng vẫn có nhiều saponin. Do đó nếu dùng thời gian dài sẽ gây chóng mặt, hoa mắt, váng đầu, người khó chịu, cơ thể ốm yếu,…

Vì thế cách tốt nhất là chỉ nên dùng lá đinh lăng với liều lượng cho phép là được. Không nên ham hố để rồi gặp tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy, buồn nôn. Kể cả người khỏe mạnh cũng không nên dùng nước lá đinh lăng như nước trà.

Như vậy có thể thấy khi dùng lá đinh lăng thì chỉ nên dùng đúng liều lượng đối với các đối tượng bị bệnh như ở trên thôi. Và khi sử dụng cũng chỉ sử dụng trong 1 thời gian vừa phải thôi. Nếu khỏe mạnh mà muốn dùng nước lá đinh lăng thì cần xin ý kiến của bác sĩ cho an tâm.

3.4 Nước nấu từ lá đinh lăng có nên cho trẻ nhỏ uống

Trong các đối tượng thì mẹ sau sinh gặp các vấn đề về sữa hay kinh nguyệt mới là phù hợp nhất. Hoặc đối với người cần bồi bổ sức khỏe, người bị ho, người bị ốm hay bị khớp thôi,….

Còn với trẻ nhỏ lá đinh lăng chỉ được phép sử dụng bên ngoài như đắp hoặc lót dưới gối. Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng nước để uống. Vì cơ thể của trẻ chưa hoàn thiện. Việc sử dụng nước lá đinh lăng có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các em. Hay khiến các em bị bệnh tim mạch sớm.

Mẹ bầu 3 tháng đầu cũng nhất định không được sử dụng nước lá đinh lăng. Mặc dù hiện tại chưa có căn cứ nào khẳng định lá đinh lăng ảnh hưởng đến mẹ bầu. Nhưng để an toàn cho mẹ và bé thì tốt nhất không nên dùng.

Như vậy có thể thấy lá đinh lăng có rất nhiều tác dụng với sức khỏe con người. Nhưng cũng chỉ nên dùng đúng liều lượng trong thời gian cho phép mà thôi. Không dùng thay nước lọc để hạn chế tác dụng phụ.

4. Những điều cần chú ý khi sử dụng cây đinh lăng

Cây đinh lăng đúng là rất tốt. Nó giúp điều trị được kha khá bệnh khác nhau. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn có thể dùng chúng vô tội vạ. Như vậy sẽ chẳng thu được tác dụng gì đâu. Ngược lại còn ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bạn nữa.

1. Cây đinh lăng trồng bao lâu thì sử dụng được?

Trước đây cây đinh lăng đã được dùng nhiều để làm thuốc rồi. Nhưng chỉ có 1 số bộ phận thôi. Chỉ có vài năm gần đây củ đinh lăng bắt đầu mới hot và được sử dụng nhiều. Vì mọi người nghĩ nó tốt nên phải để lâu mới có nhiều chất được.

2. Để càng lâu củ đinh lăng càng nhiều chất?

Thực tế nhiều người tin điều này cũng không hẳn là không có căn cứ. Đã từng có lời đồn rằng củ đinh lăng trồng 30 năm còn tốt hơn cả nhân sâm. Hay lời đồn cây phải 10 năm, 20 năm mới nhiều chất dinh dưỡng,… Chính vì thế người trồng thường để cây rất to, rất lâu mới thu hái. Vì nghĩ rằng như thế dinh dưỡng mới nhiều.

Nhưng đó chỉ là lời đồn thôi. Chẳng có căn cứ khoa học nào chứng minh nó là thực cả. 

3. Thời điểm tốt nhất để sử dụng rễ củ đinh lăng là khi nào?

Ngay cả củ nhân sâm, củ được coi là tốt nhất thì cũng chỉ có thời điểm nó nhiều dưỡng chất thôi. Theo các nhà khoa học chỉ khoảng 6 đến 7 năm thì cây có nhiều dưỡng chất nhất. Nếu để già quá thì lượng dưỡng chất đó sẽ mất đi và hóa thành xơ. 

Cũng giống như nhân sâm vậy, cây đinh lăng để lâu thì củ sẽ to. Nhưng đó chỉ là lõi gỗ bên trong thôi. Còn thực tế dưỡng chất của nó thì đang bị mai một đi nhiều. Bởi vì cái nhiều dưỡng chất nhất chính là vỏ rễ chứ không phải lõi. 

Chính vì thế người ta mới lấy vỏ rễ để ngâm rượu hoặc phơi khô, nghiền bột.

Cây đinh lăng là cây phát triển nhanh và mạnh. Chỉ mới 2 tuổi thôi mà chúng đã rất to rồi. Do đó nếu muốn lấy được củ có nhiều dưỡng chất nhất thì chỉ cần 4 đến 5 năm sau khi trồng là thu hoạch. Còn nếu để sau thời gian này thì chỉ có lõi cây to ra thôi. Điều này đã được khoa học chứng minh cụ thể.

Chính vì thế 20kg củ đinh lăng có tuổi 4 đến 5 vẫn tốt hơn nhiều so với  1 củ mà nặng 20kg đúng không?

4. Sử dụng đinh lăng đúng liều lượng

Khi dùng đúng liều lượng thì kể cả saponin trong cây cũng là chất bổ. Còn nếu làm dụng thì các hồng cầu trong cơ thể sẽ bị phá vỡ. Bởi vì bản thân cây đinh lăng đã có công dụng phá huyết rồi. 

Nếu người nào bị nhẹ thì buồn nôn, mệt mỏi, tiêu chảy. Nhưng dù sao thì so về độc thì đinh lăng vẫn đứng sau nhân sâm.

Nghiên cứu đã chỉ ra tiêm phúc mạc DL50 của đinh lăng là 32,9g/kg. Nghĩa là gấp đôi so với nhân sâm. Nhân sâm chỉ đạt 16,5g/kg mà thôi. 

Thí nghiệm trên chuột cũng chỉ ra nếu dùng 50g/kg từ củ đinh lăng thì nó vẫn sống. Còn thay bằng nhân sâm thì nó sẽ chết. Các con này trước khi chết đều có biểu hiện mệt mỏi, kém ăn hay tiêu chảy.

5. Lưu ý khác

  • Mỗi ngày chỉ nên dùng tối 20g đinh lăng đã phơi khô. Không dùng nhiều hơn.
  • Cây đinh lăng chỉ nên dùng khi từ 3 tuổi trở lên để có công hiệu tốt nhất.
  • Bạn có thể kết hợp thêm các món ăn từ lá đinh lăng để có được tác dụng tốt nhất.

5. Kết luận

Trên đây là tất tần tật thông tin về cây đinh lăng mà bạn có thể tham khảo. Có thể thấy cây đinh lăng có rất nhiều công dụng. Song không nên vì thế mà bạn lạm dụng nó nhé! Cái gì cũng cần đúng liều lượng thì mới có hiệu quả cao được. Hơn nữa đây cũng chỉ là các bài thuốc dân gian thôi. Nên trước khi dùng bạn nên cân nhắc thật kỹ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân nhé! 

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)