35 tác dụng của Cây dành dành – cách dùng và lưu ý khi sử dụng

Có một bài hát về cây dành dành mà đến tận bây giờ mình vẫn nhớ. Ngày đó dành dành trong mắt mình là một cây đẹp nhưng cũng không có gì nổi bật hơn các cây khác là mấy. 

Sau đó lớn lên 1 chút liền biết thì ra cây dành dành không đơn thuần như thế. Nó được sử dụng để làm cây bóng mát hoặc cây cảnh. Vì hoa của chúng vừa thơm vừa đẹp. Mà nhìn cây cũng rất thanh nhã nữa. 

Cây dành dành

Cây dành dành

Ấy vậy mà vẫn chưa hết công dụng  của nó đâu. Mới đây mình còn khám phá ra cây dành dành có thể dùng làm thuốc chữa bệnh nữa. Thực tế thì mình biết hơi muộn. Chứ từ lâu rồi cây đã được ứng dụng để chữa bệnh trong y học cổ truyền rồi. 

Nhưng cụ thể thì cây dành dành chữa được bệnh gì? Thì mình tin chắc nhiều người đang đọc bài viết này cũng rất tò mò đúng không? Tác dụng của cây dành dành ra sao cũng hẳn là thắc mắc của nhiều người nữa. 

Và để các bạn hiểu hơn về cây. Đồng thời có thêm các kiến thức hữu ích về thảo dược quanh mình thì hãy cùng đọc ngay bài viết này với chúng mình nhé! Ở đây sẽ có tất tần tật các thông tin về cây dành dành. Những điều hay ho thú vị mà bình thường bạn ít nghe thấy đấy! Cùng tìm hiểu ngay sau đây với chúng mình nhé! 

Mục lục

1. Cây dành dành là cây gì? Đặc điểm của cây dành dành

Các bạn có biết bài “Chi tử hoa khai” không? Thực ra nó chính là bài hát “Dành dành nở hoa” đấy! Thực tế thì nhiều nơi người ta vẫn gọi dành dành theo tên Hán của nó là chi tử hoặc thủy hoàng chi. Người dân tộc Tày thì gọi cây là mác làng cương.

Còn danh pháp của cây được gọi là Gardenia Jasminoides Ellis.

1.1 Hình dáng của cây dành dành

Từ lâu dành dành đã được xếp vào hàng những cây thuốc có giá trị. Cây dành dành chỉ cao tầm 2 đến 3m. Cây chia thành nhiều nhánh.

Tùy cây mà lá vòng theo 3 cái 1 hoặc mà mọc đối nhau. Lá thuôn dài hoặc bầu dục rất thanh nhã. Cả 2 mặt lá đều nhẵn nhụi. Lá có màu xanh đậm và khá mềm. Ôm ấp lấy cành như những bẹ của các cây khác.

Các bông hoa mọc đơn độc ở đầu cành. Hoa dành dành to và có màu trắng tinh khiết. Nhưng khi hoa sắp tàn thì nó sẽ dần chuyển sang màu vàng nhạt. Hoa có mùi thơm dễ chịu. Hoa dành dành tất cả mọi thứ đều có 6. Từ cuống hoa, đài hoa hay các sống dọc ở ống đài. Đến thùy hoa cũng là 6.

Nếu bạn để ý sẽ thấy các tràng của hoa dành dành đều có ống nhẵn. Đến nhụy của hoa cũng có 6 luôn. Nhụy sẽ chia thành 2 ngăn nhưng không rõ ràng. Bên trong mỗi ô lại có nhiều noãn khác nhau.

Quả dành dành hình bầu dục khá giống các loại hạt. Vỏ quả màu vàng nhạt. Bên ngoài vỏ thay vì nhẵn mịn thì nó lại có các góc cạnh. Thường thì các góc cạnh này sẽ dài khoảng 3cm. Bóc quả ra sẽ thấy cùi màu nâu hơi đỏ và các hạt đen. Nhìn ngon thế thôi chứ quả dành dành đắng lắm.

Người ta thường dùng cây dành dành cho quả tròn và ngắn để làm thảo dược. Loại này được gọi là dành dành núi. Còn quả nào dài và to hơn thì chỉ để làm màu thực phẩm. Người ta gọi nó là dành dành nước.

Tác dụng của cây dành dành

Tác dụng của cây dành dành

1.2 Cây dành dành có nhiều ở đâu?

Cây dành dành lần đầu tiên được phát hiện ra ở các nước châu Á. Ví dụ như Nhật Bản, TRung Quốc, Hàn Quốc hay Triều Tiên. Ở nước ta cây thường có nhiều ở các tỉnh khu vực phía Bắc.

Cây dành dành có thể mọc hoang cũng có thể được người dân trồng trọt để làm cây cảnh. Các khu vực đồng bằng sông Hồng hay sông Cửu Long người ta trồng khá nhiều cây này.

1.3 Thu hái cây như nào?

Hầu như mọi bộ phận của cây dành dành đều có thể lấy làm dược liệu. Từ quả, thân, vỏ thân, rễ đến lá và hoa. 

Lá dành dành dùng làm thuốc thì thường hay để tươi. Lúc nào dùng thì hái. Còn rễ thì sau khi đào lên đem rửa sạch đất cát rồi thái mỏng phơi khô bảo quản. Quả dành dành người ta sẽ đợi đến lúc chín mới thu hái. Sau đó ngắt cuống và phơi khô. Dân gian hay gọi là thuốc chi tử.

Hoặc người ta cũng có thể tách vỏ quả ra để phơi nhân bên trong và gọi nó là nhân chi tử. 

Hoa dành dành không chỉ đẹp mà còn thơm nữa. Mùi thơm rất dễ chịu. Người xưa đã tận dụng hoa dành dành để giảm đau ngứa mắt. Hay tử cung bị đau. Thậm chí vỏ rễ còn được người Trung Quốc tận dụng để làm thuốc cầm máu. Hoặc lành các vết thương do ngã.

1.4 Khái quát công dụng của cây dành dành

Cây dành dành được dùng làm cây cảnh ở nhiều nơi. Nhưng nó cũng được biết đến là cây thuốc với nhiều tác dụng chữa bệnh.

Gốc và rễ dành dành nếu để lâu có thể tạo thành hình thù đẹp. Người ta có thể tận dụng để chơi gốc khô rất độc đáo.

Quả dành dành được sử dụng để làm thuốc cầm máu, chữa ho ra máu hay giảm sốt rất tốt. 

Trong nhiều bài thuốc bắc thì người ta cũng dùng hạt dành dành để làm nguyên liệu.

Y học truyền thống nghiên cứu dành dành

Cây dành dành từ xưa đã được các cụ sử dụng để:

  • Chữa bí tiểu
  • Ngăn máu chảy
  • Giảm sưng viêm hiệu quả
  • Hạ nhiệt cơ thể cũng rất tốt

Y học hiện đại nghiên cứu dành dành

Các nhà nghiên cứu hiện đại sau khi nghiên cứu phát hiện ra trong lá dành dành có nhiều chất diệt được nấm.

Chính vì thế người ta tận dụng cây dành dành để điều trị 1 số bệnh:

  • Người đi tiểu khó khăn, tiểu ra máu
  • Người bị chảy máu cam
  • Xương khớp sưng đau do chấn thương
  • Chữa viêm gan gây vàng da, 
  • Các bệnh về đường tiêu hóa
  • Giã rượu hiệu quả
  • Giảm sốt cũng như ho, ho ra máu
  • Giảm vết bỏng rát
  • Người bị đau mắt dùng cây dành dành cũng được
  • Nhất là người bị phù thũng thì đừng quên cây dành dành
  • Người ta cũng dùng cây dành dành để giảm mụn sưng viêm

Xem thêm:

2. 6 Công dụng nổi bật của cây Dành Dành

Cây dành dành cũng tốn khá nhiều công sức của các nhà nghiên cứu. Người ta tiến hành nghiên cứu hết lần này đến lần khác và rồi rút ra được nhiều điều hay ho về cây dành dành. Dưới đây là những điều mà sau nhiều năm nghiên cứu dành dành, các nhà khoa học đã rút ra được. 

2.1 Chống oxy hóa tốt

Các nhà nghiên cứu sau nhiều lần nghiên cứu đã tìm ra trong lá dành dành có các chất chống oxy hóa khá tốt. Điều này được so sánh với vitamin C. Thậm chí quả dành dành chiết dịch ra cũng có chất chống oxy hóa. Theo đó nếu dịch chiết từ quả dành dành trong nước sẽ có công dụng cao hơn trong rượu.

2.2 Phòng tránh bị viêm da

Các nhà khoa học cũng đã làm thí nghiệm trên chuột bạch khi sử dụng dịch chiết từ cây dành dành. Sau đó phát hiện ra dịch chiết này khiến cho các chất histamine được giải phóng ra nhiều hơn. Từ đây có thể kết luận được rằng nó hoàn toàn có khả năng ngăn chặn tình trạng viêm da.

2.3 Chứa hoạt chất ngăn sự hình thành ung thư

Sau khi thí nghiệm màng CAM, các nhà nghiên cứu vui mừng phát hiện ra rằng. Ethanol từ trong quả dành dành sẽ ngăn chặn sự hình thành các tế bào ung thư.

Quả dành dành

Quả dành dành

2.4 Dễ ngủ

Tiến hành thí nghiệm trên 21 người bị mất ngủ. Lần 1 điều trị 2 tuần sau đó cách 2 tuần điều trị tiếp. Thì người ta phát hiện ra trong cây dành dành có crocetin giúp dễ ngủ hơn nhiều.

2.5 Gan khỏe

Cây dành dành khi chiết dịch ra sẽ có chất lycoprotein 27 kDa. Người ta sử dụng chất náy trên chuột và thấy được. Nó sẽ giúp gan khỏe mạnh hơn. Đồng thời làm đường huyết được ổn định.

2.6 Ổn định đường huyết

Crocetin không chỉ giúp cải thiện giấc ngủ mà nó còn có công dụng hạ đường huyết rất tốt nữa. Ngoài ra còn ngăn chặn tình trạng các cục máu đông ở não gây ra đột quỵ. Các thí nghiệm này đã được thực hiện trên chuột.

3. Cây dành dành dùng trị bệnh gì? 35 tác dụng của cây dành dành

Ngay từ xa xưa các cụ nhà ta đã tận dụng cây dành dành để làm thuốc chữa bệnh rồi. Thậm chí không phải chỉ có 1 bệnh mà còn rất nhiều bệnh nữa. Nhưng đến ngày nay mọi người chỉ biết cây dành dành có 1 vài tác dụng mà thôi. Thực tế thì nó có nhiều công dụng vô cùng. Các bài thuốc này đều đã được ghi trong các sách cổ. Và đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Bạn có thể cân nhắc để áp dụng các bài thuốc này tại nhà. Để mang lại hiệu quả chữa bệnh cao. 

1. Đau mắt đỏ

  • Lấy 1 nắm lá dành dành tươi
  • Đem rửa thật sạch cho hết đất cát. Có thể dùng nước sôi trụng qua để sạch hoàn toàn. Đợi ráo nước rồi cho vào cối giã nát ra. Lấy hỗn hợp cho vào một miếng gạc rồi đắp lên mắt và cố định lại.

2. Người thường xuyên dùng rượu bia dẫn tới da vàng

Tần giao, mục túc, hoàng liên thảo, cao nhân trần, dành dành, hoạt thành, xa tiền tử. Mỗi nguyên liệu các bạn lấy bằng nhau là được. Cho tất cả vào ấm để nấu nước uống.

3. Thấp nhiệt gây ra viêm gan và vàng da

Cam thảo 4g, hoàng bá 12g, chi tử 16g rồi cho vào ấm để nấu nước uống.

4. Đi ngoài ra máu, cầm máu cam

Trắc bá diệp, xích thược, hoàng cầm, tri mẫu. Mỗi thảo dược đúng 12g. Thêm dành dành 16g và cam thảo 4g cùng với cát cánh 8g nữa. Cho vào nồi để nấu nước uống.

5. Người bị bỏng

Chi tử nhân đem rửa sạch rồi để thật ráo nước mới đem nghiền bột. Cho dầu mè vào trộn đều hỗn hợp. Sau đó đắp hỗn hợp lên chỗ da bị bỏng rồi băng lại là được.

6. Chó dại cắn

Đem đốt vỏ cây dành dành thành than rồi nghiệt bột. Lấy đúng 1 lượng lưu hoàng bằng đấy rồi trộn đều. Đắp hỗn hợp lên chỗ chó cắn.

7. Gãy xương gây ra sưng đau

Giã nát quả dành dành rồi thêm bạch miến vào rồi trộn đều lên. Đắp hỗn hợp lên chỗ bị đau.

8. Viêm bàng quang dẫn đến đi tiểu có máu

Mao căn 20g, cam thảo 8g, đông quỳ tử 12g, nhân quả dành dành 16g. Đem tất cả đi nấu nước uống là được.

Sử dụng dành dành để trị bệnh

Sử dụng dành dành để trị bệnh

9. Đau xương, bong gân

Quả dành dành rửa sạch rồi đem nghiền thành bột nhuyễn. Thêm nước vừa đủ để tạo thành hỗn hợp sánh. Thêm ít rượu trắng vào hỗn hợp vừa trộn. Khuấy đều rồi đắp lên chỗ bong gân. Mỗi ngày chỉ cần làm 1 lần thôi.

10. Phù thũng

Đun bạch truật 8g, dành dành 20g và thêm mộc hương 6g nữa. Nước uống nhiều lần trong ngày.

11. Bí tiểu, sỏi tiết niệu

  • Kim tiền thảo, rễ dành dành và lá mã đề mỗi vị đúng 12g.
  • Các thảo dược đem rửa sạch rồi để thật ráo nước rồi đem đi nấu nước để uống. Mỗi ngày lấy đúng 1 lượng thảo dược để nấu nước uống.

12. Trị mụn

Bồ công anh 15g, kim ngân hoa 8g và thêm dành dành 12g nữa. Đem tất cả nấu thành nước uống trong ngày. Liệu trình 7 ngày để thấy kết quả.

13. Người bị thổ huyết

Lấy quả dành dành sao vàng thơm lên. Lấy hoa hòe và quả dành dành đã sao mỗi thứ 20g rồi nấu nước để uống. Khi uống hòa với vài hạt muối.

14. Họng đau, miệng loét

Đốt quả dành dành thành than rồi nghiền nhỏ ra. Thêm lòng trắng trứng trộn đều. Đắp hỗn hợp vào chỗ loét.

15. Đau đầu

Quả dành dành sao vàng lên rồi lấy đúng 20g. Hạt muồng muồng đem sao cháy đen rồi lấy 16g. Lúc đó đem cả 2 nguyên liệu đi nấu nước để uống trong ngày là được.

16. Đầy bụng, người không yên

Hậu phác, dành dành, chỉ thực mỗi thứ lấy số gam bằng nhau. Sau đó cho vào nồi để nấu nước uống nhiều lần trong ngày.

17. Thương hàn

Đầu tiên lấy 240g nhân trần nấu với 1000ml nước. Đun đến khi còn chừng 400ml thì cho thêm đại hoàng 120g và 14 quả chi tử vào. Đun tiếp đến khi còn 300ml nước thì tắt bếp. Đem số nước chia ra 3 bữa để uống.

18. Đau mắt đỏ và táo bón đi kèm

Nướng thơm 7 quả chi tử rồi đun với nước đến còn ½. Thêm bột đại hoàng 12g vào để nấu cùng. Chắt lấy nước uống lúc còn nóng.

19. Dạ dày đau nóng

  • Tùy tình trạng bệnh mà bạn dùng 7 hoặc 9 quả chi tử.
  • Đem quả đi rửa sạch sạch rồi nấu với 200ml nước. Đến khi còn ½ thì tắt bếp. Nước này lấy ra uống cùng nước ép từ gừng tươi sẽ mang lại hiệu quả cao.

20. Sau sinh mẹ bị kiết lỵ

Nghiền cây dành dành thành bột mịn rồi hòa với rượu nóng để uống. Nên dùng 1 thìa chừng 5-10ml lúc đói để có kết quả tốt nhất.

21. Bí tiểu

Giã nát 1 củ tỏi, vài hạt muối cùng 14 quả chi tử. Lấy hỗn hợp đắp vào rốn và chỗ bàng quang. Vài phút sau sẽ đi tiểu được.

22. Đi tiểu đau buốt

Quả dành dành nghiền bột. Thêm hoạt thạch đúng bằng bột chi tử. Lấy hỗn hợp này uống với nước ép hành.

23. Ngộ độc rượu dẫn đến đi tiểu ra máu

Quả dành dành khô đem nghiền bột rồi hòa với nước để uống.

Cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

Cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

24. Nóng dẫn đến tiểu ra máu

Quả dành dành lấy đúng 14 quả tách vỏ ra rồi nghiền bột. Thêm mật ong vào để vo viên cỡ bằng hạt ngô là được. Mỗi lần thì dùng 3 viên. Ngày dùng 9 viên. Khi uống nên dùng với nước để dễ uống.

25. Đi ngoài ra máu tươi

Quả dành dành bóc vỏ rồi sao cháy đen thành than. Nghiền bột ra. Khi nào uống lấy 1 thìa cà phê hòa với nước để uống.

26. Mẹ bầu bị hàn mà gây ra phù

Tùy tình trạng bệnh mà lấy dành dành sao cho đủ dùng. Sao vàng lên rồi nghiền bột ra. Khi nào uống lấy 1 thìa cà phê đầy hòa với nước cơm để uống.

27. Lạnh bụng, ăn uống không ngon

Dành dành và xuyên ô dầu lấy số gam bằng nhau. Nghiền bột 2 nguyên liệu trên rồi thâm rượu vào để vo viên lại. Mỗi viên cần bằng đầu đũa là được. Khi nào dùng thì lấy đúng 15 viên uống với nước ép gừng. Người nào bị đau bụng dưới thì thay nước gừng bằng nước hồi hương là được.

28. Trẻ bị nóng, không ăn

Cho vào nồi 1 bát nước, quả dành dành 7 quả và đậu xị 20g để nấu. Đun đến còn ½ thì chắt nước uống. Có hiệu quả ngay lập tức

29. Mụn thịt

Cam thảo, cát cánh, ngũ vị tử, dành dành, hoàng cầm, tang bạch bì, can cát. Mỗi thứ lấy số gam như nhau. Cho vào ấm để nấu nước uống là được.

30. Mình nóng, da bị vàng

Cam thảo, dành dành, hoàng bá mỗi thứ đều bằng nhau rồi đem đi nấu nước.

31. Làm cảnh tuyệt vời

Cây dành dành không chỉ cho hoa hay lá đẹp mà đến dáng của nó cũng dễ tạo thành thế đẹp nữa. Chính vì thế người ta hay trồng dành dành ở những nơi đòi hỏi sự trang nghiêm như chùa, đình,… Hoặc cây dành dành cũng được trồng nhiều để làm cảnh ở biệt thự, sân vườn,… Vừa đẹp lại có không gian thiên nhiên tuyệt vời.

33. Cải thiện sức khỏe

Những cây dành dành kích thước mini được trồng trong chậu hay được trưng bày ở ban công, hiên. Mùi thơm của hoa khiến không gian dễ chịu hơn nhiều. Nhờ đó mà sức khỏe của cả gia đình cũng được cải thiện nhiều.

34. Làm màu thực phẩm

Thường thì dành dành nào cho đơn bông thì nhiều quả hơn là bông kép. Quả dành dành người ta đợi chín sẽ dùng để tạo màu cho xôi hay thực phẩm. Vừa đẹp vừa an toàn cho sức khỏe.

Ngoài ra người Bắc Ninh còn tận dụng quả này để làm màu cho bánh phu thê nữa.

35. Viêm gan

  • Một ít đường theo khẩu vị, nhân trần 24g và dành dành 12g.
  • Cho các nguyên liệu đi nấu với khoảng 3 bát con nước. Đun đến chỉ còn khoảng 100ml thì tắt bếp. Thêm đường vào khuấy đều rồi chia ra 3 bữa để uống hết.

Xem thêm:

4. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng cây dành dành

Nhìn vào bảng công dụng như trên bạn cũng đã thấy được cây dành dành chữa được nhiều bệnh đúng không? Nhưng có thật sự là sử dụng dành dành vô tội vạ được không? Nếu sử dụng để đạt được hiệu quả cao nhất thì cần những lưu ý gì? Để giúp bạn trả lời những câu hỏi đó thì bạn hãy cùng theo dõi ngay dưới đây nhé! 

4.1 Những người không nên dùng dành dành chữa bệnh

Có thể thấy dù nó có tốt như nào thì cũng không nên dùng vô tội vạ. Hơn nữa dành dành cũng không dành cho một số trường hợp.

  • Người có cơ thể yếu, thể hàn
  • Ai mà hay bị lạnh bụng, ăn uống tiêu hóa kém cũng không dùng. Hay kể cả người đang đi ngoài cũng không dùng.

Những đối tượng nhạy cảm như mẹ bầu, trẻ nhỏ hay người già cần cân nhắc khi sử dụng dành dành.

Đây là các bài thuốc dân gian do đó bạn cần xin ý kiến bác sĩ để an tâm khi điều trị.

4.2 Sử dụng dành dành như nào cho hiệu quả

Người ta có thể chữa bệnh bằng dành dành tươi hay khô đều được. Dùng độc vị hay cùng với các thảo dược khác đều oke. Người ta có thể ăn sống, nấu nước, giã bột hoặc hãm như trà.

Không chỉ làm thuốc mà nó còn làm màu thực phẩm hay gia vị đều rất tuyệt. 

Theo khuyến cáo nếu dùng dành dành chữa bệnh thì ngày nên dùng tối thiểu 6g, tối đa 12g. Để có kết quả tốt. Nhưng bạn cũng có thể điều chỉnh tùy vào tình trạng bệnh và độ tuổi của bản thân. Nhưng dù sao cũng cần tuân thủ liều lượng của từng bài thuốc. Để có kết quả tốt cũng như tránh tác dụng phụ.

4.3 Lưu ý khác

  • Nếu bạn đang dùng thuốc đặc trị thì không tự ý ngưng giữa chừng để dùng cây dành dành chữa bệnh. Vì bản thân các bài thuốc Đông y chỉ hỗ trợ điều trị thôi. Trừ khi bác sĩ cho phép bạn ngưng dùng thuốc Tây.
  • Cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng các bài thuốc Đông y.
  • Các bài thuốc Đông y hay cụ thể là bài thuốc về dành dành đều có hiệu quả không rõ lắm. Hơn nữa tùy cơ địa mà nó có thể gây ra dị ứng. 1 là bệnh không đỡ. 2 là bệnh sẽ nặng hơn.

Bạn hoàn toàn có thể tận dụng cây dành dành làm thuốc hoặc cây cảnh đều được. Không gian sống có cây dành dành vừa xanh tươi lại tràn ngập hương thơm. 

Bạn có thể chọn trồng ít hay nhiều để tạo không gian sống tươi đẹp hơn theo sở thích.

5. Cây dành dành có ý nghĩa như thế nào

Mỗi loài hoa đều có ý nghĩa và sứ mệnh riêng của nó trên đời. Cây dành dành cũng vậy. Nếu như hoa hồng là tình yêu nồng nàn, hoa tử đằng là đại diện cho sự chung thủy,… Thì hoa dành dành cũng có ý nghĩa trong tình yêu rất riêng. 

Các cụ ngày xưa cũng đã từng sử dụng hình ảnh hoa dành dành để nói về tâm trạng khi yêu. Vừa say mê vừa thẹn thùng lại chẳng dám nói.

“Rủ nhau đi hái mẫu đơn

Mẫu đơn không hái, hái cơn dành dành.

Rủ nhau đi hái dành dành

Dành dành không hái, hái cành mẫu đơn.”

Ý nghĩa của bài thơ này thực ra rất đơn giản thôi. Từ những ngày mới yêu, sự vụng về, non nớt lại thêm hồi hộp mà hái hoa nọ thành hoa kia. Đây cũng là điều bình thường mà thôi.

Mặc dù so với hoa mẫu đơn thì đúng là hoa dành dành chẳng cao quý bằng. Ấy vậy mà trong thơ ca nó lại đẹp đẽ đến lạ. Dành dành bỗng trở thành loài hoa tượng trưng cho tình yêu chớm nở. Thẹn thùng, bình dị mà cũng rất thanh nhã.

6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dành dành tại nhà

Cây dành dành vừa là cây cảnh lại vừa là cây thuốc tốt. Chính vì thế mà nhiều người tìm cách trồng cây này tại nhà. Thực tế thì cây dành dành trồng cũng khá đơn giản. Cây lại dễ sống, dễ mọc nên không tốn quá nhiều công chăm sóc lắm. Nhưng đương nhiên để cây phát triển tốt thì bạn cũng cần có những lưu ý chứ, đúng không? Và dưới đây là cách trồng cây này tại nhà đã được nhiều nhà vườn áp dụng. Kết quả thu được rất khả quan. 

Người ta có thể trồng cây dành dành bằng cây giống hoặc tự ươm hạt đều được.

6.1 Trồng cây từ cách đem hạt đi ươm

Nếu không có thì bạn hãy đến các cửa hàng nông nghiệp vật tư để mua hạt giống cây. Còn nếu xin được hạt giống từ cây dành dành cũng không sao cả. Nếu nhà bạn trồng được thì nên lấy hạt độ tháng 8 tháng 10 là đẹp nhất. Lúc này quả dành dành vừa chín. Hạt cũng đạt đến độ tuyệt vời nhất.

Sau khi thu hái quả xong cần mang quả đi ủ vài ba ngày sau đó mới gỡ hạt và đem phơi thật khô. Để ở nơi thoáng mát, tránh mối mọt là được.

6.2 Sử dụng hạt giống

Đương nhiên gieo hạt thì cần có bầu đất rồi. Bầu đất tốt nhất cho hạt bạn có thể trộn đất cát, phân chuồng, và lân theo tỷ lệ 89%: 10%:1%. Vậy là có được bầu đất như ý rồi.

Lúc này bạn mang hạt đi ngâm nước ấm. Không nên nóng quá cũng không nên lạnh quá nhé! Sẽ ảnh hưởng đến tiến độ nảy mầm của hạt. Ngâm chừng nửa ngày thì vớt hạt ra và gói vào vải đem đi ủ. Không ủ được thì bạn vùi hạt vào cát ẩm. Hằng ngày tưới nước cho hạt mau nảy mầm là được.

6.3 Sử dụng trực tiếp cây giống

Hạt nảy mầm được khoảng 1 đốt ngón tay và có vài ba lá thật thì bắt đầu đặt vào bầu đất. Khi đặt hạt cố gắng làm sao cho mầm cây ở giữa bầu đất là tốt nhất. Trồng xong thì tưới nước ẩm cho cây là được.

6.4 Chăm sóc cây đúng kỹ thuật

Sau khi có được bầu đất cần nhất định duy trì độ ẩm ổn định cho bầu. Không được để đất khô cong lên. Lúc này bạn cần đặt bầu đất ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Nếu có thể thì làm mái che phủ khoảng 60% ánh nắng cho cây là đẹp. Vừa thoáng lại đủ điều kiện để cây mau lớn. 

Đợi cây cứng cáp hơn thì tiến hành bón phân cho cây. Lúc này thì có thể đem cây đi trồng ở vườn được rồi.

Giai đoạn này bạn có thể tiến hành tạo dáng cho cây luôn cũng được. Cành nào mục, xấu, mọc sai hay hoa đã tàn thì bỏ đi. Cây dành dành càng tỉa nhiều cành gỗ gài thì càng nhiều cành mới mọc ra hơn.

Nhiệt độ

Cần duy trì nhiệt độ từ 15 đến 20 độ cho cây phát triển tối đa. Trong khoảng này thì nụ ra nhiều và đều. Còn nếu cao hơn hoặc thấp hơn sẽ ít nụ hoặc nụ bị rụng.

Nước tưới

Căn cứ vào kích thước của cây cũng như điều kiện thời tiết mà bạn tưới nước cho cây vài ba ngày 1 lần. Kiểm tra mặt đất khô thì mới tưới. Khi tưới thì tưới từ từ từ trên xuống. Nên tưới ở bình có giọt nước nhỏ thì tốt hơn. Cứ tưới đến khi đáy chậu có nước chảy ra.

Bón phân

Chu kỳ bình thường để bón phân cho cây là khoảng 1 tháng 1 lần. Nhưng vào thời điểm cuối đông bạn nên bón thúc cho cây nhiều 1 chút. Để vào xuân cây kịp có lộc và nụ rồi ra hoa.

Thông thường các nhà vườn sẽ tiến hành tỉa cành già, yếu, mọc sai vào độ tháng 9 hoặc tháng 10 hằng năm. Bản thân của cây là có hoa ở nách lá. Nên càng tỉa cành nhiều, càng có nhiều cành mới mọc ra. Hoa cũng sẽ nhiều hơn.

Thay chậu thay đất

Dành dành trồng chậu thì cứ 3 đến 4 năm là cần thay chậu để cây có không gian lớn rồi. Lúc thay chậu thì thay đất 1 phần và tiến hành bón lót cho cây luôn.

7. Kết luận

Như vậy có thể thấy được cây dành dành trong cuộc sống có rất nhiều công dụng đúng không? Tác dụng của cây dành dành có thể kể đến như làm cây cảnh, làm màu thực phẩm hay làm thuốc chữa bệnh. Dù là công dụng nào thì dành dành cũng đều khiến người ta hài lòng cả. 

Nhưng ở đây chúng ta vừa tìm hiểu kỹ hơn về công dụng chữa bệnh của cây dành dành. Có thể thấy được nó có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau. Các bài thuốc này đều được lưu truyền trong dân gian hoặc ghi chép lại trong sách. Nhưng mình cũng cần nhắc lại. Mặc dù nó có hiệu quả nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu kỹ về các bài thuốc này cả. Nên nó có thể hợp với người này mà không hợp với người kia. 

Do đó trước khi sử dụng cần nhất định xin ý kiến bác sĩ. Như vậy để tránh được rủi ro mà cây mang đến cho cơ thể người dùng nhé! Chúng mình hi vọng sau khi đọc xong bài viết này bạn sẽ chia sẻ đến nhiều người. Để họ biết thêm nhiều kiến thức về cây dành dành hơn. Chúc các bạn luôn vui khỏe.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)