21+ tác dụng của cây cứt lợn – cách dùng và lưu ý quan trọng

Cây cứt lợn hẳn chẳng còn xa lạ đối với mọi người dân. Đây chỉ là loại cây cỏ dại mọc ven đường thực sự chẳng ai để ý đến. Có chăng nó chỉ là thức ăn cho trâu bò mà thôi. Nhưng bỗng đâu thời gian gần đây người ta đồn đại nhiều về công dụng của nó.

Trước đây cây cứt lợn chỉ nghe người ta nói là cầm máu được thôi. Ấy thế mà giờ đây nó còn có nhiều công dụng hơn thế. Chính vì vậy mà từ già cho tới trẻ, từ thành phố đến nông thôn đều đi tìm cho bằng được. 

Cây cứt lợn

Cây cứt lợn

Nhưng hiện tại khi cuộc sống hiện đại hóa đang nhanh chóng mặt. Xi măng bê tông cốt thép nhiều thì việc tìm được nhiều cây này cũng khó khăn. Tuy nhiên không phải là không có.

Tóm lại hiện nay cây cứt lợn được nhiều người trọng dụng vì khả năng chữa bệnh của nó. Nhưng cụ thể chữa được bệnh gì? Liều dùng ra làm sao? Có cần kiêng kỵ gì không thì lại chẳng mấy ai để ý. 

Và để bạn hiểu rõ hơn về cây này, chúng mình xin phép gửi tới các bạn bài viết này với đầy đủ các thông tin về cây cứt lợn. Đồng thời bạn sẽ biết được tác dụng của cây cứt lợn ra sao? Cùng nhiều thông tin thú vị khác về cây này. Cùng đón đọc ngay sau đây với chúng mình nhé! 

Mục lục

1. Cây cứt lợn là cây gì? Đặc điểm của cây ra sao?

Một số nơi thay vì gọi là cây cứt lợn thì họ gọi nó là cây thắng hồng kế. Hoặc là cây cỏ hôi.

Còn cây cứt lợn có tên danh pháp chỉ là 1 là Ageratum conyzoides. Người ta xếp nó vào loại thực vật nằm trong họ nhà cúc.

Thực chất cái tên cây cứt lợn bắt nguồn từ việc khi vò lá ra nó có mùi hôi như thế. Ngoài ra thì nhiều người cho rằng nó hay mọc ở những nơi bẩn thỉu nên mới đặt cho nó cái tên như vậy.

1.1 Hình dáng bên ngoài của cây cứt lợn

Cây cứt lợn là cây thân thảo, toàn thân đều có lông tơ, mềm. Chiều cao của cây chỉ khoảng 20 đến 50cm là cùng. Đây là cây cỏ dại mọc mỗi năm 1 lần.

Lá của cây hình giống quả trứng và mọc đối nhau trên cành. Mỗi lá có thể dài từ 2 đến 6cm và đều có 2 cạnh. Lá có thể rộng tầm bằng ngón tay trỏ hoặc hơn. Cả 2 mặt lá đều có lông với mép lá có những răng cưa nhỏ. Thường thì mặt trên của lá đậm hơn.

Cây cứt lợn cho hoa thường là màu tím. Nhưng cũng có thể là màu xanh. Sau khi có hoa là đến lúc cây có quả đen với 5 sống chạy dọc.

1.2 Cây cứt lợn có nhiều ở đâu?

Đây là cây mọc hoang ở bất cứ đâu. Nhưng nhiều nhất vẫn là những khu nông thôn nhiều mưa, đất ẩm. Dù là điều kiện thời tiết nào cây cũng có thể sống và phát triển được. Nó có thể xanh quanh năm. Dường như chẳng bao giờ héo úa. Có một số tài liệu ghi chép về nguồn gốc của nó là ở Nam Mỹ.

Tác dụng của cây cứt lợn

Tác dụng của cây cứt lợn

1.3 Dùng bộ phận nào của cây để trị bệnh

Nếu dùng làm thuốc người ta có thể dùng lá, thân hay rễ ở dạng tươi hay khô đều được.

Còn dùng cây để chữa viêm xoang thì nhiều người dùng dạng tươi hơn.

1.4 Cây cứt lợn trong Đông y và Tây y

Cây cứt lợn trong Đông y và Tây y đều được nghiên cứu cụ thể. Với mỗi nên y học đều có những giá trị khác nhau. Dưới đây là cây cứt lợn dưới góc nhìn của y học truyền thống và y học hiện đại. 

Y học hiện đại

Phần lớn công dụng của nó đều từ tinh dầu của cây mà ra. Thực tế thì tinh dầu cũng chiếm khá lớn trong cây.

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra được trong cây cứt lợn còn có nhiều chất khác. Ví dụ như caryophyllene, ageratochromen, saponin. Ngoài ra còn có cả alcaloid và cadinen nữa.

Ngoài saponin và alcaloid đã được nghiên cứu nhiều thì các chất còn lại hiện tại vẫn đang được nghiên cứu cụ thể.

Y học truyền thống

Cây cứt lợn trng đông y đắng và hơi cay nhưng lại mát. Chính vì thế người ta hay tận dụng để chữa bệnh hơn là làm thức ăn cho vật nuôi. Hay là thực phẩm.

Công dụng của cây cứt lợn chủ yếu nhờ vào việc thông qua 1 kinh âm ở tay và 1 kinh liên quan tới nội tạng. Như vậy có thể thấy cây cứt lợn sẽ điều trị được các bệnh về tim, dạ dày hay là phổi tốt. Ngoài ra nó còn có thể chữa được các bệnh về dây thần kinh cũng rất hiệu nghiệm.

Cây hoa cứt lợn có tác dụng gì?

Cây hoa cứt lợn có tác dụng gì?

1.5 Khái quát công dụng của cây cứt lợn

Người xưa thường sử dụng cây cứt lợn để điều trị bệnh viêm xoang. Ngoài ra nó còn được tận dụng để làm 1 vài công việc khác như:

  • Dứt điểm tình trạng viêm mũi do dị ứng
  • Làm đẹp tóc
  • Giúp mẹ sau sinh ổn định chu kỳ kinh nguyệt.

Xem thêm:

2. Cây cứt lợn dùng làm gì? 21 tác dụng của cây cứt lợn ra sao?

Có thể thấy cây cứt lợn là loại cây có nhiều công dụng. Từ thời xa xưa đã được các cụ tận dụng để làm thuốc rồi. Nhưng để biến những công dụng đó thành sự thật thì bạn cần có những phương pháp hay bài thuốc cụ thể. Và dưới đây là các bài thuốc hay dùng cỏ cứt lợn chữa bệnh đấy! 

1. Sau sinh bị rong huyết

Mẹ sau sinh rất hay bị rong huyết. Tình trạng này kéo dài khiến mẹ mệt mỏi và khó chịu. Lúc này mẹ chỉ cần 1 nắm to cây cứt lợn để giã nát ra rồi chắt lấy nước cốt. Mẹ uống làm 1 đến 2 lần trong ngày. Thực hiện 1 tuần sẽ thấy có hiệu quả rõ.

2. Đường hô hấp bị viêm

Để điều trị bệnh này thì người ta dùng nước uống là chính. Lấy cây cứt lợn đã phơi khô 20g. Thêm lá bồng bồng 12g và cam thảo 16g nữa. Rồi đem tất cả làm sạch và cho vào nồi nấu với 1000ml nước. Đun đến khi còn ⅕ thì mới chắt ra chia làm vài ba lần uống trong ngày.

3. Chốc đầu

Chốc đầu chính là tình trạng da đầu xuất hiện các vết mụn nước hoặc mụn mụn. Bệnh này có liên cầu khuẩn gây ra. Trẻ dưới 5 tuổi rất hay gặp tình trạng này luôn.

Lúc này mẹ lấy cây cứt lợn nấu với nước. Sau đó đợi nước còn âm ấm thì gội đầu cho bé. Đều đặn ngày làm từ 1 đến 2 lần trong 2 tuần bé sẽ khỏi.

4. Ngừa ung thư, nhất là dạ dày và cổ tử cung

Người xưa tin rằng cây cứt lợn và 1 vài thảo dược khác kết hợp thành bài sẽ ngăn chặn được ung thư. Nhất là ung thư cổ tử cung và dạ dày.

Có thể dùng cỏ hôi 20g, thêm 30g kim nữu khấu, 30g dạ hương ngư và 30g cỏ mực. Đem tất cả giã nát rồi chắt lấy nước cốt để uống. Chia ra 2 lần uống sau ăn nửa tiếng để có được công dụng cao nhất.

5. Giúp các vết lở loét hoặc vết bỏng mau lành

Người bị bỏng có thể lấy cây cứt lợn trộn với ít gạo nguyên cám và muối rồi đem nghiền mịn hỗn hợp này. Sau đó cho hỗn hợp vào vải và băng vào chỗ bị bỏng.

Còn đối với các vết thương hở thì giã nát cây cứt lợn ra rồi cho vào băng gạc để đắp vào chỗ cần điều trị. Sau đó cố định lại. Ngày đắp từ 3 đến 4 lần sẽ mau chóng lành vết thương.

6. Bong gân

Ngoài bong gân thì bài thuốc này còn dùng cho cả người bị thấp khớp nữa. Cụt hể là lấy thân và lá cây còn tươi cùng với 1 ít muối và gạo. Đem nghiền nát ra rồi cho vào vải để chườm vào chỗ bị thương. Chườm 2 giờ liền rồi nhấc ra rửa sạch lại. 

Một ngày làm vài ba lần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

7. Người bị sỏi thận

Nếu bị sỏi thận với kích thước nhỏ bạn có thể kết hợp cây cứt lợn với 1 vài thảo dược khác. Bài thuốc này sẽ bào mòn và khiến sỏi tiêu biến. Còn người nào sỏi to và có nhiều biến chứng khác thì nó chỉ hỗ trợ điều trị mà thôi.

Bông mã đề, cây cứt lợn mỗi vị 20g. Thêm 12g râu ngô và 16g kim tiền thảo. Cho vào nồi để lấy nước uống. Chia nước ra vài ba lần uống trong ngày là được. Liên tục 1 tháng bạn sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm hẳn.

8. Điều trị sốt rét và giải cảm

Dùng độc vị cây cứt lợn sẽ đánh bay cảm hay sốt rét. Chỉ cần lấy cây cứt lợn đã phơi khô 1 nhúm to rồi nấu với 500ml nước. Khi nào còn 150ml nước thì tẳ bếp và chia ra 2 lần để uống.

9. Chăm sóc tóc

Cây cứt lợn còn được tận dụng để trị mụn và làm đẹp tóc. Nếu cần làm đẹp tóc thì giã nát cây cứt lợn ra cả lá và cành. Giã thành bột là được. Sau đó lấy bột này ủ tóc chừng 2 tiếng rồi gội đầu như thường. 

Lúc gội đầu bạn bạn xả nước không hay dùng dầu gội đều được. 1 tuần làm vài ba lần sẽ giúp tóc hết gầu và bóng đẹp.

10. Trị mụn trứng cá

Lấy thân, lá hay cành của cây cứt lợn giã nhỏ ra cùng vài hạt muối. Sau đó lấy hỗn hợp đắp vào chỗ bị mụn và cố định lại. Chừng 1 giờ sau thì gỡ ra và rửa sạch lại. Ngày làm 1 lần liên tục vào ngày là mụn tiêu sưng rõ rệt,

Còn nếu muốn ngăn chặn mụn thì làm mặt nạ từ cây cứt lợn tầm 3 đến 4 lần 1 tuần là được. 1 tháng sau bạn sẽ thấy da sáng hơn hẳn, mụn thì không xuất hiện.

11. Làm sạch gầu

Bạn có thể lấy cây cứt lợn nấu với bồ kết để làm nước gội đầu. Vừa giúp tóc mượt lại vừa sạch gàu nữa.

12. Người bị viêm họng

Kim ngân hoa và cây cứt lợn mỗi vị 20g. Thêm 6g cây giẻ quạt và 16g cam thảo đất. Rồi đem tất cả nguyên liệu nấu với nước để uống. Ngày uống từ 2 đến 3 lần.

13. Sỏi tiết niệu

Cât cứt lợn , mã đề mỗi cây 20g. Thêm 12g râu ngô và 16g kim tiền thảo để nấu nước uống. Nước chia ra vài lần uống hết trong ngày là được.

14. Yết hầu có bệnh

Hái 1 nắm thật to cây cứt lợn rồi đem giã nát ra. Chắt lấy nước cốt hòa với đường phèn để uống. Nước chia ra 3 bữa trong ngày. 

Nếu không dùng cách này thì bạn nghiền bột từ cây cứt lợn khô. Lúc nào dùng thì ngậm bột trong miệng. Hoặc hòa với nước ấm để uống là được.

15. Giảm đau nhức xương

Đem cây cứt lợn đã khô cho vào bếp. Cho 1 đầu vào bếp, còn 1 đầu thì để ra ngoài. Khói đốt từ cây thì xả vào chỗ bị đau.

16. Vết thương có mủ

Giã nát cây cứt lợn tươi ra rồi thêm đường đỏ vào đắp vào chỗ vết thương có mủ.

17. Đối với người bị ngư khẩu tiện độc

Cách này cần tìm hiểu kỹ mới làm.

Dùng 100 đến 120g cây cứt lợn tươi giã nát cùng 15g trà bính. Sau đó hơ nóng hỗn hợp rồi đắp vào chỗ bị bệnh.

Bệnh này thực chất là do giang mai hay hạch bạch huyết sưng tấy lên ở bẹn. Sưng bên trái gọi là ngư khẩu. Sưng bên phải gọi là tiện độc.

18. Vết thương ngoài chảy máu

Giã nát cây cứt lợn tươi rồi đắp vào chỗ chảy máu.

19. Mụn có mủ nhưng chưa vỡ

Giã nát cây cứt lợn tươi cùng đường đỏ rồi đắp vào chỗ có mủ.

20. Viêm miệng

  • Chỉ cần lấy 1 nắm nhỏ khoảng 15g cả cành và lá cây cứt lợn đun nước để uống là được. 
  • Đông Y gọi đây là bệnh “nga khẩu sang” hay “tuyết chứng khẩu”. Còn y học hiện đại gọi là viêm miệng áp-tơ. Bệnh này do nấm gây nên và hay gặp ở trẻ suy dinh dưỡng, tiêu chảy lâu ngày. Hay người dùng nhiều kháng sinh và hooc môn tuyến thượng thận.

Biểu hiện của bệnh là các niêm mạc ở miệng đỏ tấy lên. Có các nốt trắng và màng trắng đi kèm. Để lâu sẽ lan dần tới lưỡi, vòm họng, lợi… Các vết này lau không sạch. Không chữa trị sẽ gây viêm đường tiêu hóa hoặc hô hấp.

21. Gãy xương đã cố định

Giã nát 1 nắm lá cây cứt lợn rồi đắp vào đỗ xương đã cố định là được.

Xem thêm:

3. Sử dụng cây cứt lợn để điều trị viêm xoang

Do môi trường ngày càng ô nhiễm nên số người mắc viêm xoang ngày càng nhiều. Hiện nay thì thị trường chủ yếu là các thuốc xoang điều trị tạm thời ở dạng xịt. Nhìn chung là không có nhiều thuốc điều trị tận gốc căn bệnh này.

Vậy nhưng cây cứt lợn lại có thể điều trị được bệnh đó. Cách này đã được các cụ áp dụng từ rất lâu rồi. Đến nay nó vẫn còn nguyên giá trị.

Vào năm 1965 dược sĩ quê Phú Thọ Điều Ngọc Thực đã tiến hành thử nghiệm lại. Kết quả thu được trên bản thân và người bệnh rất tốt.

3.1 Cây cứt lợn chữa viêm xoang như nào theo y học?

Như mình đã nói cây cứt lợn cay đắng nhưng lại mát. Do đó mà người ta dùng nó để tiêu độc, thanh  nhiệt, tiêu thũng, giảm mụn, trị các bệnh về yết hầu,… rất tốt. Và đương nhiên trong đó có bệnh viêm mũi dị ứng hay còn gọi là viêm xoang.

Các nhà nghiên cứu hiện đại cũng thấy được rằng cây cứt lợn có nhiều tinh dầu. Trong tinh dầu lại có nhiều phenol. Phenol chính là chất được dùng để ngăn phù nề, kháng vi khuẩn, dị ứng tốt. Do đó nó có thể cải thiện tình trạng xoang của bạn.

3.2 Dùng cây cứt lợn chữa viêm xoang hiệu quả

Người Việt cổ đã dùng cây cứt lợn để chữa bệnh viêm xoang rồi. Cách làm này rất an toàn và dùng được cho cả trẻ em. Sau thời gian dài truyền miệng và được nhiều người thử nghiệm. Thì nó đã được ghi chép cẩn thận trong sách. Đến hiện tại người ta đã tận dụng để sản xuất các thuốc điều trị viêm xoang rồi.

Dùng nước nhỏ

Chuẩn bị

  • Cây cứt lợn gồm cả hoa. Nên chọn cây hoa tím.
  • 1 chai xịt mũi hoặc lọ nước nhỏ mũi đã hết.

Thực hiện

  • Bỏ rễ, lá úa rồi rửa sạch và ngâm nước muối 15p.
  • Rửa lại lần nữa rồi để ráo.
  • Giã nát cây ra rồi chắt lấy nước cốt vào lọ xịt. Lọ này cần được làm sạch và tiệt trùng rồi để đảm bảo vệ sinh nhé! Sau đó bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Cách dùng

Nếu nhỏ ơ dạng giọt thì mỗi lần chỉ nhỏ 4 đến 6 giọt thôi. Đều đặn ngày làm 3 đến 4 lần là được. Không chỉ giúp mũi thanh mát dễ chịu mà còn giảm đi vi khuẩn và dịch nhầy trong khoang mũi. 

Ban đầu khi mới nhỏ bạn sẽ thấy nóng bỏng và khó chịu. Nhưng 1 lát sau là dịu đi ngay. Nên bạn không cần lo lắng quá làm gì cả. Nhưng cần chú ý nếu nhỏ vài lần mà tình trạng nóng không đỡ thì dừng ngay lập tức.

Tẩm nước từ cây cứt lợn vào bông rồi nhét vào mũi

Thực hiện

  • Rửa sạch rồi để ráo vài cây cứt lợn.
  • Đem giã nát rồi chắt lấy nước cốt cho vào lọ thủy tinh đã tiệt trùng. Bảo quản trong tủ lạnh.

Sử dụng

  • Nhúng bông y tế vào dung dịch nước cốt hoa cứt lợn sau đó nhét vào mũi.
  • 20p sau thì gỡ bông ra để mủ trong khoang mũi chảy ra ngoài.

Đều đặn sử dụng mỗi ngày cách làm này sẽ ngăn bệnh tiến triển nặng. Đồng thời giúp bệnh mau khỏi. 

Chú ý khi rút bông ra không nên xì mạnh. Vì tai và mũi thông nhau bằng vòi nhĩ. Xì mạnh mủ sẽ theo vòi nhĩ chảy lên tai gây ra viêm tai.

Kết hợp xông và uống nước từ cây cứt lợn

Hai cách trên có thể khiến bạn cảm thấy nóng rát, khó chịu thì có thể dùng cách vừa uống vừa xông. Cách này cũng mang lại hiệu quả cao lắm.

Thực hiện

  • Rửa sạch 1 nắm cây cứt lợn đã khô. Chừng 20, 30g gì đó.
  • Đun cùng nửa lít nước.

Sử dụng

Lấy 1 nửa nước để xông. 1 nửa còn lại thì chia ra để uống nhiều lần trong ngày. Tốt nhất nếu uống thì uống trước bữa ăn chừng 15p thì sẽ có công hiệu cao. Mỗi tuần nên xông vài ba lần để có kết quả cao.

3.3 Lưu ý khi dùng cây cứt lợn chữa viêm xoang

Đã có nhiều người áp dụng cách điều trị viêm xoang bằng cây cứt lợn. Kết quả thu về khả quan và không hề có tác dụng phụ nào cả.

Các bài thuốc dùng cây cứt lợn chữa viêm xoang sẽ giảm triệu chứng khó chịu và đẩy mủ ra ngoài. Có thể nói nó an toàn nhưng không phải tuyệt đối. Do đó bạn cũng cần cẩn trọng. Vì đây chỉ là các bài thuốc truyền miệng mà thôi. Và nó chỉ hiệu quả với người mới bị.

Nếu bị nặng bạn nên đến cơ sở y tế khám chuyên khoa và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Ai bị xoang lâu năm thì có thể kết hợp cùng nước sắc từ cây kim ngân hoa để có tác dụng mạnh hơn.

4. Những điều thú vị về cây cứt lợn có thể bạn không biết

Cây cứt lợn không chỉ có giá trị đối với y học truyền thống của người Việt Nam. Mà trên nhiều nước nó cũng có những công dụng nhất định. Vậy đó là những công dụng gì? Nếu áp dụng theo thì có gây hại cho cơ thể không? 

4.1 Cây cứt lợn có công dụng gì ở các nước khác

Không riêng gì người Việt dùng cây cứt lợn trị bệnh. Mà các nước khác người ta cũng tận dụng cây này. Người Brazil dùng cây cứt lợn để ngăn chặn tình trạng thấp khớp, đau bụng, cảm lạnh,… do truyền dịch. Thậm chí đây còn là loại thuốc bổ với người dân nơi đây.

Một vài quốc gia ở châu Mỹ sử dụng Ageratum conyzoides trong cây cứt lợn để tiêu diệt vi khuẩn. Người châu Phi thì dùng để hạ sốt và làm lành các vết thương ngoài da. Họ cũng dùng để cải thiện tình trạng đau đầu, viêm phổi, đau bụng,…

4.2 Cây cứt lợn có độc không?

Chính vì nó có nhiều công dụng mà người ta tự hỏi nó có tác dụng phụ gì không. Vào năm 1975 1 nhóm các nhà nghiên cứu Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu độc tố trong cây này. Cách thực hiện là 1 tháng liền ngày nào cũng dùng nước từ cây cứt lợn với liều 82g/kg.

Sau đó đi kiểm tra thì thấy gan, thận bình thường. Cơ thể cũng không có gì khác lạ. Các tiến hành thử độc ở động vật cũng có kết quả tương tự.

5. Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây cứt lợn

Cây cứt lợn đúng là có nhiều công dụng và không có độc. Song bạn không thể vì thế mà dùng vô tội vạ được. Cần có liều lượng thích hợp thì mới mang lại kết quả tốt được. Hãy nhớ những điều dưới đây để điều trị mang lại kết quả tốt nhé! 

5.1 Liều dùng thích hợp

Mặc dù nó khá an toàn nhưng khi dùng để chữa bệnh thì cần tuân thủ liều lượng khuyến cáo. Nhất là ai dùng cây này nấu nước uống. Không chỉ giúp bệnh tình của bạn tiến triển tốt. Mà nó cũng tránh được các tác dụng phụ không mong muốn.

Nếu dùng cây tươi thì mỗi ngày nên dùng tối thiểu 30g và tối đa là 60g. Còn dùng dạng khô thì giảm liều lượng đi 1 nửa. Còn nếu giã đắp thì dùng bao nhiêu cũng được.

5.2 Tránh nhầm lẫn cây cứt lợn

Tên gọi của cây cứt lợn na ná như cây cỏ lào hay cây cỏ ngũ sắc. Vì thế mà nhiều người rất hay nhầm với 2 cây này.

Một số tài liệu cũng gọi cây cứt lợn là bông ngũ sắc nên càng khiến nhiều người nhầm. Cứ tưởng 2 cây cùng là 1. Thực chất cây ngũ sắc là cây trâm ổi với danh pháp là Lantana camara.

Một số người hay nhầm lẫn cây cỏ lào với cây cứt lợn. Bởi vì hình dáng bên ngoài của chúng khác giống nhau. Cỏ lào có danh pháp là Chromolaena odorata. Là loại thực vật được xếp vào họ cúc cơ. Đương nhiên là công dụng của nó khác cây cứt lợn rồi. 

Vì thế nếu còn nghi ngờ thì hãy mang cây bạn nhìn thấy đến hỏi thầy thuốc để yên tâm. Nếu đúng thì tốt. Mà không phải cây cứt lợn bạn cứ lấy chữa bệnh thì nguy hiểm lắm.

5.3 Những ai dùng được cây cứt lợn

  • Người nào đang bị xoang ở giai đoạn đầu thì dùng được.
  • Phụ nữ sau khi sinh có biểu hiện rong kinh cũng nên dùng.

6. Kết luận

Trên đây là toàn bộ các thông tin về cây cứt lợn. Từ tác dụng của cây cứt lợn cho đến cách sử dụng chúng chữa bệnh. Hi vọng đây sẽ là cuốn cẩm nang tuyệt vời dành cho bạn. Hay những ai đang có ý định tìm hiểu về cây cỏ này.

4.3/5 - (3 bình chọn)
4.3/5 - (3 bình chọn)