Cây cúc tần – tác dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng

Trước đây ở các vùng quê cây cúc tần cực kỳ dễ bắt gặp luôn. Nó hay có ở các bờ ao, tường rào hay chỗ nào ẩm ướt. Nhưng hiện tại, với tốc độ phát triển nhanh chóng, cốt thép, bê tông đã thay thế dần. Diện tích đất thu hẹp lại đồng nghĩa với việc người ta cũng ít thấy cây cúc tần hơn. Nhưng không hẳn là không có.

Cây Cúc Tần

Cây Cúc Tần

Ở một số nơi thì vẫn có cây cúc tần xuất hiện. Dù nó không còn nhiều như trước nhưng vẫn có những bụi nhỏ. Trước đây người ta sử dụng cây cúc tần để làm rất nhiều việc luôn đấy! Nhất là công dụng chữa bệnh. Trong các cuốn y học cổ truyền thì cây cúc tần xuất hiện khác nhiều luôn. Đến tận ngày hôm nay người ta vẫn còn lưu truyền các bài thuốc đó.

Tuy nhiên cây cúc tần chữa được bệnh gì? Tác dụng của cây cúc tần có thực sự tốt không? Nó được dùng cho đối tượng nào? Cây có tác dụng phụ gì không?… Và còn nhiều thắc mắc khác nữa đúng không? 

Vậy thì bạn hãy đón đọc ngay bài viết này nhé! Ở đây chúng mình sẽ chỉ cho các bạn các thông tin cần thiết về cây. Đồng thời giải đáp cặn kẽ thắc mắc của các bạn. Từ đó để bạn có cái nhìn cụ thể hơn về cây cúc tần. 

1. Cây cúc tần là cây như thế nào? Đặc điểm của cây ra sao?

Cây cúc tần có danh pháp là Pluchea indica. Cây cúc tần được các nhà khoa học xếp vào danh mục thuộc họ thực vật Cúc.

1.1 Hình dáng của cây cúc tần

Ngoài cái tên là cây cúc tần thì dân gian còn gọi nó là cây đài bi, phật phà, cây lức. Đấy là cách gọi của từng vùng miền chứ thực ra chúng đều là 2 mà thôi.

Cây cúc tần là giống cây bụi mọc thành từng khóm cao tầm 1 đến 2m. Cành cây nhỏ có lông mềm và ngắn. Lá cúc tần màu xanh lục hơi xám. Mép lá có hình các răng cưa. Các lá mọc so le nhau và gần như gắn trực tiếp vào cành.

Hoa của cây cúc tận sẽ mọc thành từng khóm nhỏ ở đầu cành hoặc ngọn. Đầu hoa phảng phất màu tím nhạt. Các bộ phận của cây đều có mùi thơm dễ chịu và có lông mỏng.

Cây cúc tần cho quả nhỏ với các cạnh. Thường cây đài bi sẽ có thêm dây tơ hồng leo bám ký sinh nữa.

1.2 Cây cúc tần phân bố ở đâu là chính

Cây cúc tần vốn là loài cây hoang dã mọc ở Malaysia hay Ấn Độ. Ở nước ta thì cây hay được dùng làm hàng rào. Nhất là các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Còn những tỉnh như Nghệ An, Thanh Hóa hay Ninh Bình diện tích cây mọc hoang vẫn còn rất lớn.

Nếu có trồng thì người ta sẽ trồng vào độ xuân thu, và thu hái vào độ hè thu để làm thảo dược.

1.3 Thu hái và chế biến cây cúc tần

  • Khi thu hái cây làm thuốc sẽ dùng lá, rễ và phần ngọn non.
  • Thường nếu để thu hái thì lúc nào cũng được. Nhưng nếu muốn có được chất lượng thảo dược tốt thì người ta hay hái vào mùa hè hoặc thu.
  • Khi hái xong có thể chế biến tươi hay khô tùy mục đích. Cúc tần khô chỉ cần phơi hoặc sấy khô đơn thuần là được.
  • Người ta cho rằng cúc tần nên bảo quản ở nhiệt độ lạnh để giữ được nhiều dinh dưỡng nhất. Đó là đối với cúc tần tươi. Còn cúc tần đã phơi khô rồi cứ để chỗ thoáng mát, tránh mối mọt là được.

1.4 Khái quát công dụng dược lý của cây

Theo y học cổ truyền thì cây cúc tần thơm, cay và hơi đắng. Có tính ấm nóng. Do đó người ta dùng để giải độc, cải thiện tình trạng kém ăn, đánh tan phong hàn hay sát trùng đều tốt. Đồng thời nó cũng giúp tiêu hóa khỏe, chữa bí tiểu hiệu quả.

Cũng có người dùng nó để chữa các bệnh cảm mạo thông thường hay đau nhức xương khớp, các chấn thương nhẹ,…

Ngoài ra còn có 1 vài công dụng khác như:

  • Hạ sốt hiệu quả
  • Người bị gai đôi cột sống có thể sử dụng để giảm đau đớn.
  • Giúp tinh thần thoải mái hơn nhiều.

Xem thêm:

2. Cây cúc tần dùng trị bệnh gì? Tác dụng của cây cúc tần

Cây cúc tần có nhiều công dụng. Từ nghiên cứu khoa học cho đến các bài thuốc dân gian. Nhưng để chữa được bệnh đương nhiên thì bạn cần có các bài thuốc cụ thể từ cây rồi đúng không? Vậy đó là những bài thuốc gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé! 

1. Cảm gây ra nhức đầu

Lá sẻ và lá chanh mỗi thứ đúng 9g. Thêm 18g lá cúc tần nữa là được. Cho vào nồi đun để lấy nước uống khi nóng sẽ cho công dụng cao. Riêng phần bã thì đổ thêm nước để lấy nước xông hơi.

Bạn cũng có thể thêm lá bàng và lá hương nhu để tăng công dụng chữa cảm sốt, giảm nhức đầu.

2. Lưng hay bị đau mỏi

Lấy các cành non và lá của cây đem rửa sạch rồi giã nhuyễn. Cho vào nồi sao nóng lên cùng chút rượu. Lấy hỗn hợp đắp vào vùng cần điều trị.

3. Giúp vết thương mau lành

Chỉ cần dùng lá cúc tần giã nát ra rồi đắp trực tiếp vào chỗ vết thương là được. Kể cả vết bầm tím cũng áp dụng cách này.

4. Thấp khớp hay đau nhức xương

Lấy 1 nắm rễ cây cúc tần rửa sạch rồi đem sắc lấy nước để uống. Liệu trình 1 tuần sẽ thấy tình trạng thuyên giảm hẳn.

Ngoài ra có thể thêm các nguyên liệu như. Rễ bưởi bung, rễ trinh nữ mỗi vị 20g. Cam thảo dây, đinh lăng, mỗi vị 10g để tăng công dụng của bài thuốc lên.

5. Giảm căng thẳng

Đu đủ chín tới, óc lợn mỗi thứ 1 lạng. Thêm cúc tần và hoa cúc trắng đã xét nát mỗi thứ 50g. Cho vào nồi các nguyên liệu trừ óc lợn ra đun với 1l nước trước. Khi nào nồi nước sôi thì cho óc lợn vào đun đến khi chín nhừ. Có thể thêm gia vị để ăn như canh.

Nên ăn trước bữa ăn khi còn nóng. Ngày ăn 2 lần liên tục trong 7 ngày sẽ thu được kết quả tốt.

6. Viêm phế quản gây ra ho

Lấy khoảng 1 nắm lá cúc tần đã già rửa sạch rồi thái nhỏ ra. Cùng với đó là 2 nắm gạo tẻ, vài lát gừng tươi và chút thịt lợn băm nhuyễn. Cho vào nồi nấu thành cháo để ăn nóng khi đói. Cứ ăn liên tục 3 ngày liền. Ngày nào cũng ăn 3 bữa sẽ đỡ bệnh.

7. Dứt điểm hen suyễn

Rau cúc tần và rau muống mỗi thứ 1 bó đem để ở chỗ mát. Sau đó nhặt sạch lá úa rồi đem rửa nhiều lần với nước. Ngâm nước muối loãng cho sạch hoàn toàn. Cho vào cối giã lấy nước cốt để uống. Cứ uống nước hỗn hợp này suốt 3 tháng sẽ thu được kết quả như ý muốn.

8. Trị trĩ

Lá lốt, ngải cứu, cúc tần, lá sung mỗi thứ 1 lượng bằng nhau. Thêm vài lát nghệ tươi nữa. Cho tất cả vào nồi rồi đun để lấy nước xông hậu môn. Xông khoảng 15p đến khi nước bớt nóng thì ngâm hậu môn chừng 15p nữa cho giảm khó chịu. Cuối cùng dùng khăn mềm lau lại là được.

Nếu người nào bị nhẹ thì đều đặn ngày làm vài ba lần trong vòng 2 tháng sẽ khỏi.

9. Lợi tiểu

Dùng lá cúc tần để đun với nước lấy nước uống mỗi ngày. Nếu lá tươi thì dùng 1 lạng. Còn lá khô thì chỉ cần 40g là được rồi.

10. Gai cột sống

Lấy 1 nắm lá cúc tần già to rửa sạch rồi đem giã nát. Chắt lấy nước cốt thêm 1 ít muối hạt và chút bia vào lắc đều rồi uống. Cứ liên tục dùng 1 tuần sẽ thấy không còn đau đớn nữa.

11. Tiêu hóa khỏe

Bạn có thể dùng lá cúc tần ăn như rau sống sau mỗi bữa ăn là được.

Cúc tần có tác dụng gì với sức khỏe?

Cúc tần có tác dụng gì với sức khỏe?

12. Viêm họng, viêm mũi

Cỏ xước, cúc tần, hoa cứt lợn mỗi thứ 1 lượng bằng nhau. Cho thêm nước vào nguyên liệu và đun để lấy nước cho bé uống. Nếu có nước mưa thì là tốt nhất. Mỗi ngày dùng nhiều lần sẽ giảm ho đáng kể.

Nếu trẻ bị ho kèm sốt cao thì bạn nên cho thêm lá diếp cá vào.

13. Thổ huyết

Lấy 1 bó cúc tần cả lá già, lá non, thân rồi ngọn rửa sạch rồi ngâm với nước muối cho sạch rồi đem giã nát ra. Cho thêm chút nước lọc để chắt lấy nước cốt. Uống nước này liên tục 100 ngày sẽ không còn tình trạng ho ra máu nữa.

Xem thêm:

3. Những món ngon từ cây cúc tần

Cây cúc tần không chỉ chữa được bệnh mà nó còn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon nữa đấy! Có thể đối với nhiều người thì nghe rất lạ. Nhưng với nhiều thế hệ người Việt thì đây lại là món ăn ngon, hấp dẫn. Chỉ cần ăn một lần thôi bạn sẽ thấy cả hương vị quê hương trong đó. Cùng xem đó là các món gì nhé! 

3.1 Cá kho với lá đài bi

Bởi vì đặc tính là thơm lại hơi đắng nên mùi tanh của cá sẽ hoàn toàn bị át đi. Nhất là cá biển thì càng hợp. Nhưng cá đồng cũng ngon lắm đấy! Chỉ cần xếp 1 lớp lá đài bi dưới đáy nồi. Rồi đến 1 lớp cá cùng chút gừng và xả. Thêm 1 lớp lá đài bi nữa. Cho gia vị theo khẩu vị vừa ăn và chút dầu ăn cùng nước màu. 

Cứ đun đến khi các có màu vàng nâu hấp dẫn. Từng miếng các cay nhẹ của gừng, riềng và xả. Nhưng lại thơm mùi lá đài bi cực kỳ hấp dẫn. Món này ăn với cơm nóng là ngon hết ý.

Tác dụng của lá cúc tần

Tác dụng của lá cúc tần

3.2 Dồi nhồi lá đài bi

Trước đây người dân vùng sông Hồng rất hay chế biến món này. Thực ra cũng chẳng có gì là khó. Khi làm dồi người ta cho thêm ít cúc tần non thái nhỏ vào cùng rau thơm là được.

Món dồi làm ra có mùi vị rất riêng mà không loại rau thơm nào có được. Khi ăn một miếng liền muốn ăn thêm miếng thứ 2 thứ 3. Nhất là dồi chó nhồi lá cúc tần ăn với lá mơ lông thì hết ý.

4. Kết luận

Trên đây là toàn bộ các thông tin chi tiết về lá đài bi. Từ tác dụng của cây cúc tần đến các món ăn từ cây. Nhưng bạn có thể tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng. Bởi vì các bài thuốc này chưa được khoa học kiểm chứng. Và nếu có thể thì xin ý kiến bác sĩ để điều trị cho an toàn hơn nhé! Chúc các bạn thành công. 

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)