6 tác dụng của cây cơm nguội – cùng trị bệnh và lưu ý quan trọng

Cây cơm nguội – cái tên nghe thật độc đáo phải không nào. Ở Việt Nam nó được trồng tại nhiều không gian chung như trên đường phố, trong công viên,… để làm đẹp không gian và tạo nên sự mới lạ cho người nhìn. 

Cây cơm nguội

Cây cơm nguội

Không những vậy mà nó còn được trồng trong vườn thuốc của các nhà trung y có tác dụng chữa các căn bệnh như phong thấp, đau gân, đau xương khớp, viêm gan,…. các căn bệnh nhẹ thường gặp cũng có thể chữa bằng cây cơm nguội như nước ăn chân tay, mẩn ngứa ngoài da,…. 

Thế nhưng hiện nay không nhiều người biết đến các công dụng hữu ích của cây cơm nguội vậy nên #ohana xin viết bài này để cung cấp thêm các thông tin cần thiết về loài cây này.

1. Cây cơm nguội là gì? Tìm hiểu về đặc điểm của cây cơm nguội

1.1 Nguồn gốc và hình thái

Ngoài cái tên cây cơm nguội mọi người còn gọi nó là cây nhội, cây thu phong hay cây trọng dương mộc,…

Cơm nguội là giống cây thân gỗ có dáng to khỏe, cây trưởng thành có thể cao đến hơn 20m. Cây rất dễ trồng và sinh trưởng, bạn có thể bắt gặp những cây cơm nguội mọc hoang ven đường hay trong rừng, ở thành phố nó được người ta trồng để tỏa bóng râm.

Cây có lá rậm, xanh quanh năm. Lá thuộc dạng lá kép mọc đan xen. Lá cơm nguội khá dài từ 7cm đến 12cm, 1 cuống lá sẽ có 3 lá mọc ra hình bầu dục thuôn dài, mép lá là các đường răng cưa nhỏ khá sắc.

Vào khoảng tháng 3, tháng 4, khi trời vào đầu hạ sẽ có những bông hoa vàng nhạt mọc dưới các kẽ lá thành từng chùm. Hoa cơm nguội là loại hoa đơn với số cánh khác nhau. Nếu là hoa cái thì có từ 3 đến 5 cánh, còn hoa đực thì sẽ có 5 lá với 5 nhị hoa. 

Quả cây cơm nguội lúc mới mọc có màu xanh sau đó chuyển dần sang màu nâu là quả đã chín. Quả có hình cầu và nếm thử vị hơi chát.

tác dụng của cây cơm nguội

tác dụng của cây cơm nguội

1.2 Phân bố

Trên thế giới tổng cộng có hơn 100 loài cơm nguội khác nhau và phân bố chủ yếu ở các nước Trung Quốc, Indonesia hay Malaysia. Mục đích phổ biến nhất là để làm cảnh.

Ở Việt Nam cây cơm nguội thường thấy ở các tỉnh miền bắc như Lào Cai, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Ninh Bình,….

1.3 Đặc tính y học của cây cơm nguội

Quả cơm nguội khi chín ăn có vị chát và cay nhẹ nhưng ăn mát và có khả năng giải độc, hoạt huyết và thông nhiệt. 

Còn lá cây cơm nguội được người dân nấu canh hoặc xào với thịt lợn, gỏi lá cơm nguội ăn rất đưa cơm đấy.

Dần dần người ta nghiên cứu và tìm hiểu được thêm rất nhiều công dụng khác của loại cây này. Người dân ở Ấn Độ dùng lá cây ép lấy tinh chất để trị bệnh lở loét.

Ở Trung Quốc thì người ta tìm được thêm nhiều công dụng riêng  của loại cây này như vỏ cây và rễ cây trị phong thấp hay bệnh về xương. Còn lá cây thì có thể hỗ trợ chữa ung thư đường tiêu hóa hay ung thư dạ dày, đau họng, viêm gan,… Ngoài ra cũng có thể chữa được nhọt mụn trên người hay ngứa rát.

Cây cơm nguội có tác dụng gì?

Cây cơm nguội có tác dụng gì?

Tại Việt Nam cũng có những phát hiện lớn với loài cây này. Các bác sĩ tại đại học Y Hà Nội vào năm 1963 làm nghiên cứu và thấy rằng lá cơm nguội, quả cơm nguội có tác động mạnh đến trùng roi. Từ đó người ta điều chế ra một loại thuốc từ cây cơm nguội để chữa bệnh liên quan đến trùng roi như tiêu chảy hay viêm âm đạo.

Tại những vùng núi xa xôi nơi y học chưa phát triển thì việc vận dụng cây cơm nguội để chữa bệnh phụ khoa cho phụ nữ là vô cùng hiệu quả.

Xem thêm:

2. Cây cơm nguội dùng để trị bệnh gì? Tác dụng của cây cơm nguội

1. Giúp điều trị chấn thương (do té ngã)

Ki bị thương ngoài da do té ngã hay vận động mạnh, bạn giã nhuyễn 1 củ gừng tươi, 1 thìa muối trắng và 1 nắm lá cơm nguội. Sau đó làm sạch vết thương rồi đắp hỗn hợp này lên. Băng bó lại và phải thường xuyên thay băng ngày 1 lần để vết thương nhanh khỏi.

2. Hỗ trợ điều trị ung thư thực quản, ung thư dạ dày

Thang thuốc này có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư. Sắc lấy nước từ 60g lá cơm nguội uống ngày 1 lần.

3. Trị ho dai dẳng lâu ngày

Sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh cũng không tốt cho sức khỏe. Thay vào đó bạn có thể dùng thuốc dân gian để chữa bệnh. Khi bị cơn ho dai dẳng không dứt, dùng 20g lá cơm nguội, 20g cây thuốc giòi,2 cái vỏ quýt và 8g cam thảo. Rửa sạch rồi cho hết vào nồi nấu với 1 lít nước đến khi lượng nước trong nồi còn 1 nửa ban đầu thì nhấc xuống. Mỗi ngày uống 1 thang liên tục trong 3 ngày bạn sẽ thấy cơn ho thuyên giảm.

Tác dụng củ cây cơm nguội

Tác dụng củ cây cơm nguội

4. Giúp trị bệnh mề đay, mẩn ngứa

Do vệ sinh không cẩn thận hoặc do thời tiết, bẩm sinh,… mà cơ thể bạn bị nổi mề đay, mẩn ngứa khó chịu. Hãy mua lá cơm nguội và nghể răm liều lượng bằng nhau. Cho lên bếp nấu nước tắm. Không bỏ bã mà dùng bã rau lau người đặc biệt những vùng da bị bệnh, sau một thời gian bạn sẽ thấy da khỏi hoàn toàn. 

5. Chữa trị nước ăn chân tay, bệnh chàm

Đây là những căn bệnh khá phổ biến và cũng đã và đang có các loại thuốc đặc trị. Nhưng thuốc thì sẽ có nhiều thành phần  có thể không phù hợp với cơ thể bạn. Nếu bệnh nhẹ thì bạn có thể lấy lá cơm nguội đun lấy nước tắm hoặc ngâm vùng da bị bệnh.

6. Trị bệnh lỵ, tiêu chảy

Hái lấy khoảng 50g lá cơm nguội vào rửa sạch rồi đun lấy nước. Một ngày uống khoảng 2-3 cốc nước chia thành các lần khác thời gian. Cơn đau bụng sẽ thuyên giảm.

Nếu bạn ngại uống thì có thể nấu thành canh. Nguyên liệu gồm có 20g lá cơm nguội, 20g rau răm. Rửa sạch rồi thái rối nấu canh. Ăn 1 đến 2 lần trong 1 ngày và dùng đến khi hết đi ngoài.

3. Lời kết

Các phương thuốc trên là thuốc dân gian, có tác dụng hỗ trợ và điều trị bệnh. Nhưng vì là dân gian nên có thể không phù hợp với thể trạng của một số người. Vì vậy #ohana khuyên bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Tất cả chỉ mang tính chất tham khảo, không nên trực tiếp áp dụng mà không tìm hiểu vì nếu không may sẽ gây nguy hiểm. 

Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về loài cây này.

Xem thêm:

4/5 - (2 bình chọn)
4/5 - (2 bình chọn)