11+ tác dụng của cây cối xay – lưu ý cách dùng và hiệu quả

Thế giới thuốc nam có vô cùng đa dạng các loại cây mà có tìm hiểu cũng hiếm ai biết hết được. Có loại cây nghe tên thì ai cũng biết nhưng có loại trong một trăm người có lẽ chỉ có vài người biết đến. Bạn đã từng thấy cây cối xay chưa? Đây là một vị thuốc nam khá phổ biến, công dụng được dùng nhiều nhất là trị sỏi thận, trĩ và các bệnh đau xương khớp. 

Kết hợp cây cối xay với nhiều vị thuốc khác sẽ tạo ra những bài thuốc mới có công dụng khiến bạn bất ngờ đấy. 

Lá cối xay thu hoạch theo mùa nên có 2 cách chế biến là dùng ngay (lá tươi)  hoặc dùng dần (phơi khô), mỗi loại có cách sử dụng mang lại hiệu quả khác nhau tùy vào mục đích sử dụng. Vậy công dụng ấy là gì và có điểm gì cần lưu ý khi dùng lá cối xay làm thuốc? #ohana sẽ giải đáp cho bạn ngay trong bài viết này nhé. 

1. Tìm hiểu đặc điểm của cây cối xay

1.1 Cây cối xay là cây gì?

Cây cối xay hay còn gọi là cây mãnh thảo, nhĩ hương thảo hoặc kim hoa thảo. Đây là một giống cây nằm trong họ Cẩm quỳ ( tên khoa học là Malvaceae). Cái tên cối xay bắt nguồn từ hình dáng bên ngoài tương tự như một cái cối xay thu nhỏ của nó.

Cây sinh trưởng ở những khu vực đất ít ẩm, mọc thành từng bụi. Tuổi đời của cây khá dài và cao từ 1 đến 1m5. 

Thân cây mềm và có chất nhờn bên trong, phủ quanh thân là một lớp lông tơ mảnh.  Lá cây hình trái tim, viền răng cưa nhỏ ngắn và rất mềm. Lá dài khoảng 10cm và mọc đan xen. 

Hoa cối xay rất đẹp, hoa nhuộm sắc vàng với 5 cánh hoa chụm vào như một cái đài ôm lấy nhụy. Nhìn khá giống hoa vàng vàng rực rỡ.

Cây cối xay là một vị thuốc nằm trong sách Đông Y với khả năng thanh nhiệt giải độc, điều hòa tính khí.

Tùy vào từng bộ phận mà cây cối xay có tác dụng khác nhau như lá cây có chất nhầy tự nhiên có khả năng làm giảm sự kích thích, còn phần vỏ quả giúp cho hệ bài tiết tốt hơn, phần hạt cối xay nhuận tràng và rễ cây nấu nước uống giúp hạ sốt.

Tác dụng của cây cối xay

Tác dụng của cây cối xay

1.2 Phân bố

Cây cối xay là loại cây phổ biến ở Hòa Bình. Ngoài ra nó còn xuất hiện tại những vùng đất cao trên 400m,tại ven núi ven rừng. Không cần ai chăm bón vẫn sinh trưởng mạnh mẽ.

Cây cũng được trồng khá nhiều tại các nước Đông Nam Á như Ấn Độ hay Trung Quốc, ngoài ra còn có ở các khu vực nắng nóng tại châu Phi. 

Thời gian mọc hoa và ra quả của cây cối xay là cuối xuân đến mùa hạ, cụ thể là từ tháng 2 đến tháng 6. Người thu hoạch sẽ tận dụng toàn bộ thân, rễ đến hoa, quả của cây cối xay.

Ngoài tác dụng chính là dùng để chữa bệnh ra nó còn có thể có nhiều công dụng khác như làm dây buộc (sợi trắng bóng trong thân cây), tăng sức đề kháng,…

Sau khi thu hoạch bạn hãy tán mịn thành bột hoặc mang đi phơi khô để sử dụng quanh năm.

2. Cây cối xay dùng trị bệnh gì? 11 tác dụng của cây cối xay

Thực ra đây chỉ là một loại cây dại mọc tự nhiên không ai để ý đến, tuy nhiên từ khi người ta phát hiện ra công dụng tuyệt vời trong y học của nó thì nó đã được trồng trọt để bán cho những người cần đến nó. 

Vậy cây cối xay có thể điều trị được những loại bệnh nào? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Trị bệnh sỏi thận

Sỏi thận là bệnh khá phổ biến hiện nay, nguyên nhân có rất nhiều nhưng chủ yếu là do chế độ ăn uống có nhiều hóa chất khiến chúng kết tinh lại trong thận thành các tinh thể rắn màu trắng. 

Sỏi thận để lâu đến khi nó to hơn sẽ gây ảnh hưởng đến việc bài tiết cũng như gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể. 

Vì bệnh này không có triệu chứng hoàn toàn nên nhiều người không sử dụng thuốc tây mà tìm đến các vị thuốc dân gian rẻ và không có tác dụng phụ. 

Cây cối xay có khả năng chữa sỏi thận rất hiệu quả. Bạn có thể chọn dùng lá, hoa hay quả cối xay để sắc thuốc. Rửa sạch nguyên liệu, cho vào nồi cùng một lượng nước nấu đến khi nước giảm còn một nửa thì tắt bếp.

Mỗi ngày uống từ 1 đến 2 lít nước, sử dụng trong một thời gian sẽ có hiệu quả. Chú ý không dùng quá 2 lít nước cối xay trong 1 ngày nhé. 

Tác dụng của bài thuốc này là làm giảm sự đau bụng, tiểu tiện khó khăn cũng như thu nhỏ đường kính của các viên sỏi. Thông thường sử dụng trong 2 tháng sẽ có hiệu quả. 

Cây cối xay có tác dụng gì?

Cây cối xay có tác dụng gì?

2. Trị bệnh tiểu buốt, tiểu rắt

Tìm mua cây cối xay (30 gram), râu ngô tươi (12 gram), cây mã đề (20 gram), rễ cây tranh (20 gram), rau má (12 gram) và cỏ mần trầu là 8 gram.

Rửa sạch với nước rồi cho hết nguyên liệu vào bình đun với 650ml nước. Đun trên lửa nhỏ đến khi nước còn khoảng ⅓ là được. Một bài thuốc chia thành 2 thang dùng trước khi ăn. Tùy vào tình trạng cơ thể nhưng chủ yếu là dùng 10 ngày là đã thấy sự cải thiện rồi. 

3. Trị bệnh về xương khớp

Nguyên liệu gồm có: 5g lá cối xay phơi khô, 5g rễ cây trinh nữ, 3g rễ cây gấc, 3g lá lốt và 3g rễ cây cỏ xước. 

Rửa sạch rồi cho các nguyên liệu vào bình sắc lấy nước uống. Dùng hàng ngày trong vòng 1 tháng sẽ giúp giảm các cơn đau cơ, xương khớp chắc khỏe.

5. Hỗ trợ điều trị bệnh vàng da (do viêm gan)

Một trong những triệu chứng của bệnh viêm gan là da vàng vọt. Bạn rửa sạch lá cây nhân trần và cây cối xay, định lượng như nhau là 30 gram và sắc lấy nước. Sử dụng như một loại trà bình thường liên tục trong một khoảng thời gian để mang đến hiệu quả tốt nhất. 

Lưu ý khi sử dụng cây cối xay trị bệnh

Lưu ý khi sử dụng cây cối xay trị bệnh

6. Chữa bệnh nổi mề đay (nguyên nhân do dị ứng)

Nếu bạn bị nổi mề đay thì có thể dùng lá cối xay để làm thuốc. Tuy nhiên cần lưu ý nó có tác dụng với mề đay do dị ứng gây ra.

Nấu 30 gram lá cối xay với 1 lạng thịt nạc thành canh, dùng hàng ngày trong khoảng 7 đến 10 ngày các vết mề đay sẽ thuyên giảm và biến mất. Nếu không quen vị bạn có thể nêm thêm chút muối cho dễ ăn. 

7. Điều trị nhức đầu, cảm sốt

Ngoài chườm khăn, xoa bóp hay cạo gió,… bạn có thể dùng bài thuốc này để điều trị bệnh nhức đầu, cảm sốt. Nấu lá cây cối xay với lá bạc hà, cam thảo, lá chỉ thiên và 3 lát gừng tươi nấu lấy nước dùng trước khi ăn. Uống liên tục khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy hạ sốt và khỏe mạnh hơn.

11. Trị mụn nhọt

Mụn là “kẻ thù” của các chị em phụ nữ đặc biệt là trẻ vị thành niên trong tuổi dậy thì. Hiện nay có rất nhiều các vị thuốc đặc trị hữu hiệu khiến nó không còn là nỗi ám ảnh nữa. Tuy nhiên không phải ai cũng hợp hay có đủ khả năng mua chúng. Vậy tại sao bạn không tận dụng ngay loại thảo dược sẵn có nhỉ? 

Chỉ cần lấy lá cối xay rửa thật sạch, giã lấy nước rồi đắp trực tiếp hoặc hòa thêm chút nước sạch thoa lên vết mụn nhọt. Sau khoảng 15 đến 20 phút thì bạn rửa mặt lại với nước. Bạn có thể dùng chúng hàng ngày để trị mụn hoặc bôi cả mặt như mặt nạ rửa để có một làn da mịn màng, trắng sáng.

3. Những ai không nên sử dụng cây cối xay

Khoa học đã nghiên cứu và tìm ra rất nhiều công dụng tuyệt vời của cây cối xay như chữa chứng viêm tai giữa, bệnh liên quan đến tiểu tiện, sỏi thận, đau đầu, khó chịu,… Vì thế nó không chỉ có người già mà chính những người trẻ làm việc trong môi trường tiếng ồn cao cũng nên thủ sẵn các bộ phận của cây cối xay trong nhà. 

Nhưng ngược lại có những người không phù hợp để sử dụng loại cây này. Đó là phụ nữ có thai và trong thời kỳ cho con bú, người đang bị tiêu chảy, phân lỏng hơn bình thường,… vì cây cối xay có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu. Đây vừa là tác dụng vừa là hạn chế của nó. 

4. Lời kết

Trên đây là một số công dụng của cây cối xay mà #wikiohana thu thập được. Tuy nhiên nó chỉ mang tính chất tham khảo vì mỗi người có thể trạng và bệnh tình khác nhau, cần lựa chọn bài thuốc phù hợp nhất với cơ thể của mình. tốt nhất bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)