15 tác dụng của Cây chút chít – sức khỏe, trị bệnh và cách dùng

Cây chút chít là một loài cây dại thường mọc ở ven bờ sông, suối. Ngày nay chúng ta rất khó để tìm thấy nó. Và cũng ít ai biết chút chút là một vị thuốc dân gian trong đông y gọi là thổ địa hoàng.

Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn đọc biết rõ hơn về công thức chữa bệnh của cây.

1. Thông tin về cây chút chít

Chút chít hay còn gọi là thổ đại hoàng, lưỡi bò, dương đề. Tên khoa học của nó là Rumex wallichii Meissn và thuộc họ Rau Răm (Polygonaceae)

1.1. Đặc điểm của chút chít

Chút chít thường mọc dại ở bờ ruộng ẩm hoặc các đất ruộng sâu. Trung bình, cây cao đến 1m, ít nhánh. Lá dưới thân to, rộng khoảng 5 – 7cm còn các lá giữa thân thon thuôn , tù hai đầu, mép có răng tròn, hai mặt một màu.

Cây chút chít có tác dụng gì?

Cây chút chít có tác dụng gì?

Các lá trên bẹ xim có nhiều hoa xanh, cuống hoa 1- 2cm, mép hoa có răng, ở lưng có cục chồi màu xanh dẹt to. Quả chút chít hình 3 cạnh nằm trong bao hoa.

Cây chút chít nếu được chăm sóc thì có củ to, nếu mọc ở chỗ đất hoang, không có dinh dưỡng thì rễ gãy không thành củ. Cây thường xuất hiện từ tháng 11, 12 năm trước đến tháng 6 năm sau. Có thể trồng cây bằng hạt, gieo hạt vào mùa xuân, đến mùa thu đào lấy củ rồi phơi khô làm thuốc.

Thu hoạch:

Có thể thu hoạch rễ cây quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa thu đông (tháng 8, 9, 10). Rễ cây sau khi thu hoạch mang về thì rửa sạch, cắt bỏ rễ con, để nguyên cả củ hoặc thái mỏng đem sảy hoặc phơi khô.

Dược liệu:

Mấu rễ cây chút chít tròn, dài khoảng 10 – 20cm, đường kính 1-1,5cm, vỏ ngoài rễ có màu nâu tươi hoặc vàng nâu, có vết nhăn dọc, vết cắt ngang không bằng phẳng và có mùi thơm nhẹ.

Theo Y học cổ truyền, cây chút chít có vị chua đắng, tính lạnh tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, lương huyết, sát trùng… Có thể chữa các bệnh: táo bón, hắc lào, mụn nhọt, sưng đau, ứ huyết,…

Theo bài thuốc dân gian, khi bị hắc lào, người ta thường dùng lá xát vào những vùng da bị bệnh hoặc sắc lá và rễ chút chít lấy nước để chữa hay rửa các mụn ghẻ.

Rễ cây chút chít

Rễ cây chút chít

1.2 Thành phần hóa học có trong cây

Rễ và lá cây chút chít có chứa antraglucozit gồm rumicim, crizarobin, tamin, emodin, acid chrysophanic, nhựa. antraglucozit toàn phần trung bình chiếm 3  – 3,4% bao gồm 0,47% ở dạng tự do và 2,54% ở dạng kết hợp.

2. Công dụng của cây thuốc Đông y chút chít

2.1. Điều trị chứng mẩn ngứa:

Dùng 15g lá chút chít tươi rửa sạch, giã nát và chà xát lên chỗ bị ngứa, rửa sạch và lau khô.

Mỗi ngày làm 2 lần.

2.2. Điều trị mụn nhọt chưa vỡ mủ: 

Lấy 15g rễ chút chít đã rửa sạch, thái mỏng, cho thêm ít dấm rồi đắp lên nốt mụn trong khoảng 1 – 2h.

Mỗi ngày đắp 2 lần, liên tục 3 ngày sẽ có tác dụng

2.3. Chữa bệnh táo bón:

Sắc lấy nước uống gồm 4g rễ chút chít và 4g cam thảo, sắc cùng 3 bát nước đến khi còn 1 bát, chia ra uống 2 lần trong ngày, uống khi thuốc còn nóng.

Uống liên tục 3 ngày để thấy tác dụng.

Tác dụng của cây chút chít

Tác dụng của cây chút chít

2.4. Trị bệnh ngứa có trùng:

Dùng rễ chút chít đã rửa sạch giã nát cùng mỡ lợn rồi thêm vào ít muối, bôi lên chỗ ngứa. Mỗi ngày bôi 2 – 3 lần.

2.5. Chữa bệnh đại tiện ra máu: 

Nguyên liệu: nửa bát rễ chút chít còn nguyên vỏ đã rửa sạch; nửa bát gừng giã nhỏ. Sao đến khi đỏ rồi tẩm giấm, sắc lấy nước uống trong ngày.

2.6. Trị bệnh ngứa lâu ngày:

 Lấy rễ chút chít tươi giã nát, vắt lấy nước cốt và trộn thêm bột khinh phấn tạo hỗn hợp sền sệt rồi bôi vào chỗ ngứa 3-5 lần sẽ có tác dụng.

2.7. Trị ghẻ và nốt mụn trứng cá: 

Ngâm rễ cây chút chít với rượu trắng trong 10 ngày, dùng bông gòn thấm rượu rồi chấm lên vết ghẻ, nốt mụn, mỗi ngày làm 1 lần. Sử dụng đến khi khỏi hẳn.

2.8. Điều trị trĩ nội: 

Nấu 30g rễ chút chít với 120g thịt lợn (nửa nạc nửa mỡ) cho đến khi thịt mỡ nhừ. Uống nước và ăn thịt.

2.9. Trị hắc lào:

Ngâm 90g rễ cây chút chít với 600ml rượu gạo trong vòng 10 ngày, mỗi ngày lắc bình 1 lần. Sau khi ngâm mang lọc lấy nước rồi bôi vào vùng da đang bị hắc lào, mỗi ngày bôi 1 lần đến khi khỏi hẳn.

Có nên sử dụng cây chút chít trị bệnh

Có nên sử dụng cây chút chít trị bệnh

2.10. Trị đại tiện bí: 

Cách 1: Nhai sống 8 – 10g củ chút chít tươi rồi nuốt lấy nước.

Cách 2: Sắc lấy nước uống 9g chút chít, 9g chỉ xác và 6g mộc thông.

Sau 1 tiếng vẫn chưa đi được thì sắc uống tiếp.

2.11. Tan vết bầm tím do dị ứng, xuất huyết nội:

Uống 9g rễ chút chít đã nghiền thành bột mịn với nước sôi để nguội hoặc sắc 30g rễ tươi lấy nước uống.

Mỗi ngày uống 2 lần.

2.12. Điều trị chứng viêm da thần kinh: 

Tán bột 4g rễ chút chít và 6g khô phàn rồi trộn chúng với dấm. Bôi hỗn hợp lên chỗ đau ngứa, ngày bôi từ 1 – 2 lần.

2.13. Là thuốc tẩy:

Sắc 300ml nước với 8g rễ chút chít đã thái mỏng và 4g cam thảo cạn nước đến khi còn 150ml, chia ra uống nhiều lần trong ngày.

2.14. Trị chứng da nổi vết đỏ giống như hình đồng tiền lớn: 

Lấy 120g rễ chút chít rửa sạch rồi giã nát lấy nước; 120g gừng sống, 15g xuyên tiêu tán bột, 10g xuyên sơn giáp đốt tồn tính, giã lấy nước cốt, cho tất cả vào vải bọc sát vào vết ngứa, thêm giấm nếu bị khô.

2.15. Giúp nhuận tràng:

Mỗi viên thuốc chứa 0,5g bột chút chít, 0,3g bột cam thảo, 0,15g diêm sinh, 0,04g bột hồi có tác dụng nhuận tràng (ngày uống 1 – 2 viên) hoặc dùng để tẩy (ngày uống 3 – 6 viên hoặc 8 viên). Uống thuốc vào buổi tối.

3. Những chú ý trước khi dùng chút chít

Bên cạnh việc sử dụng làm thuốc chữa bệnh, lá của cây chút chít cũng được dùng để nấu ăn. Lá của nó có vị chua nên có thể dùng là rau ăn hay dùng để thêm vào các món xà lách nhằm tăng thêm hương vị. Lá chút chít nghiền nhuyễn trong các món súp và nước sốt, đặc biệt là món súp lòng đỏ trứng của người châu Âu.

Những người đang bị hư hàn hay tiêu chảy không nên dùng chút chít.

Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần được bác sĩ tư vấn trước khi áp dụng những bài thuốc trên.

4. Lời kết

 Trên đây là một số hiểu biết về loài cây thảo dược chút chít, mong rằng có thể giúp ích phần nào cho các bạn.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)