17 tác dụng của cây Cây chìa vôi – đặc điểm, cách dùng và lưu ý

Nếu bạn là 1 người có tìm hiểu về các bài thuốc dân gian thì hẳn chẳng còn lạ gì với cái tên cây chìa vôi nữa. Thực tế từ xa xưa các cụ đã sử dụng cây chìa vôi vào 1 số bài thuốc chữa bệnh. Nhất là các bài thuốc chữa xương khớp. Và đều thu được kết quả cao. Như vậy có thể thấy cây chìa vôi là cứu tinh của những người bị khớp.

Cây chìa vôi

Cây chìa vôi

Đương nhiên ngoài công dụng điều trị các bệnh về khớp ra thì nó cũng có nhiều công dụng khác. Đối với nhiều người các công dụng này có thể còn khá lạ lẫm. Nhưng với nhiều người khác họ đã áp dụng và thu được thành công tốt đẹp. 

Tuy nhiên bạn cũng cần biết được rằng nó chỉ có thể áp dụng đối với 1 số bệnh nhất định hoặc đối tượng nhất định. Vì thế nhất thiết cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định sử dụng nhé! 

Và để bạn hiểu rõ hơn về cây chìa vôi thì chúng mình xin giới thiệu tới các bạn bài viết này. Bài viết là tổng hợp tất cả các thông tin cần thiết về cây mà bạn cần chú ý. Từ tác dụng của cây chìa vôi cho đến cách sử dụng chúng như nào? Tránh những điều gì để có kết quả nói. Nói chung là đầy đủ cả. Hi vọng đây sẽ là bài viết bổ ích cho các bạn. 

1. Cây chìa vôi là cây gì? Cây chìa vôi có đặc điểm gì?

Cây chìa vôi ở 1 số nơi người ta gọi là cây bạch liêm, cây bạch phấn trắng hay cây đau xương. Tuy nhiên đấy cũng chỉ là tên gọi ở từng nơi thôi. Còn bản thân nó chỉ có 1 danh pháp là Cissus modeccoides Planch. Cây chìa vôi được xếp vào thực vật thuộc họ nho.

Từ xa xưa các cụ đã sử dụng cây chìa vôi để điều trị một số bệnh và thu được kết quả tốt.

1.1 Hình dáng bên ngoài của cây chìa vôi

Cây chìa vôi có thân leo. Thường thì thân cây sẽ dài từ 2 đến 4m. Thân cây chỉ to tầm bằng ngón tay út thôi nhưng nhẵn mịn. Thân cây chìa vôi là không có nhánh nhưng có nhiều tua cuốn nhỏ xoăn như lò xo. Thân cây sẽ có màu xanh lục đẹp mắt.

Thân cây thay vì có lông thì lại có  1 lớp phấn trắng bao phủ. Lá cây chìa vôi chia thành các thùy to nhỏ khác nhau. Cuống lá hình trái tim. Chiều dài và chiều rộng của lá thường dao động từ 6 đến 8m. Đầu lá thì sẽ thuôn nhọn.

Cây chìa vôi cho hoa màu vàng nhạt. Các bông hoa này sẽ mọc đối diện với lá nhưng nhỏ hơn. Hoa chìa vôi thì nhiều gân. Cây chìa vôi cho quả tròn chỉ t khoảng đầu đũa thôi. Khi quả chín thì có màu đen bóng. Thường thì mùa hoa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 6. Quả bắt đầu đậu từ tháng 5 đến tháng 10.

Cây chìa vôi cũng có củ. Củ cũng khá nhỏ thôi chỉ bằng quả trứng gà mà thôi. Hai đầu củ thì hơi nhọn. Vỏ củ có màu đen nhưng lớp lõi lại là màu trắng. Thường thì củ và gốc cây sẽ tách rời. Nhưng cũng có củ thì dính liền.

Tác dụng của cây chìa vôi

Tác dụng của cây chìa vôi

1.2 Các loại cây chìa vôi bạn cần phân biệt

Cây chìa vôi có nhiều loại lắm chứ không chỉ có 1 loại đâu. Nên muốn chữa bệnh được hiệu quả thì bạn cần tìm đúng cây chìa vôi với hình dáng bên ngoài như trên. Như vậy khi sử dụng bạn cũng yên tâm hơn nhiều.

Các loại cây chìa vôi không chữa được bệnh thường có lá đơn, hình tam giác. Các lá này mọc so le nhau. Các cây này có tên khoa học cũng khác là Ipomoea turpethum R. Br. Và đương nhiên nó cũng là giống thực vật ở họ khác rồi. Nó ở họ bìm bìm.

Thường thì các cây này để chữa chứng tiểu đục hay lỵ…

Ngoài loại trên còn có loại chìa vôi Java, chìa vôi bốn cạnh, hay chìa vôi bò nữa.

1.3 Cây chìa vôi mọc nhiều ở đâu? Thu hái và chế biến ra sao?

Thường thì cây chìa vôi sẽ tập trung ở các khu vực nhiệt đới gió mùa như Đông Nam Á. Ở nước ta đây là cây mọc hoang ở bất cứ đâu. Chỗ nào cũng có thể bắt gặp được. Ví dụ như bờ ao, ven suốt, núi cao, đồng bằng,…

Nếu người ta muốn dùng cây chìa vôi làm thảo dược thì có thể hái quanh năm. Nhưng theo kinh nghiệm của nhiều người thì tốt nhất nên thu hoạch vào mùa thu hoặc đông. Các bộ phận của cây như thân, rễ, lá đều có thể dùng làm thuốc được. Họ có thể chế biến thành nhiều cách khác nhau.

Dây cây thì hay được thái thành từng khúc rồi đem sao vàng hoặc phơi khô. Lúc nào dùng thì người ta có thể ngâm với nước vo gạo hoặc rượu. Củ của cây trước khi mang đi chế biến thì sẽ ngâm nước 1 đêm cho mềm. Sau đó mới vớt ra rồi thái mỏng và phơi khô. Khi nào dùng mới đem ngâm với nước gạo.

Cây chìa vôi có tác dụng gì?

Cây chìa vôi có tác dụng gì?

1.4 Khái quát tác dụng của cây chìa vôi

Đông y nhận định dây chìa vôi đắng, mát. Vì thế mà nó thanh nhiệt và giải độc rất tốt. Ngoài ra nó cũng giảm tình trạng đau nhức gân cốt, thận viêm, hay bị rắn cắn. Kể cả người bị mụn nhọt hay các bệnh về da đều dùng được.

Lá cây thì lại có tính hàn, hơi đắng và có độc. Nên thường hay dùng lá để trị mụn hay tiêu thũng hơn. Củ chìa vôi tính ôn vừa đắng vừa chua. Nên được dùng để trừ tê thấp, có khả năng sát trùng tốt, chữa bí tiểu.

Đối với những người có các bệnh liên quan đến xương khớp hay muốn nhuận tràng thì có thể sử dụng cây chìa vôi.

Ngoài ra cây chìa vôi cũng được sử dụng để đả thông kinh mạch, hạ hỏa, chữa u hạch, trĩ, đi ngoài ra máu,…

Để các bạn hiểu hơn về công dụng của cây chìa vôi thì mình sẽ cùng các bạn khám phá các bài thuốc dân gian từ cây chìa vôi ngay sau đây!

Xem thêm:

2. Cây chìa vôi dùng để làm gì? Tác dụng của cây chìa vôi

Cây chìa vôi có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Đương nhiên điều này chỉ có được khi bạn sử dụng chúng cho đúng liều lượng, đúng đối tượng và đúng bệnh rồi.

Và sau đây là các bài thuốc từ cây chìa vôi bạn có thể áp dụng để điều trị tình trạng bệnh của mình. 

1. Người hay bị tụ máu, bong gân

Lấy lá chìa vôi và lá thầu dầu tía mỗi thứ 1 nắm. Đầu tiên là đem giã nát cả 2 lá sau đó thêm rượu hoặc giấm vào trộn đều. Cuối cùng mang đi sao nóng rồi đắp vào chỗ cần điều trị. Mỗi ngày có thể áp dụng từ 1 đến 2 lần là được.

2. Người bị phong thấp

Cách 1: Nguyên liệu dây chìa vôi 20g, dây đau xương và cây lá lốt mỗi vị 15g. Đem các nguyên liệu sao vàng hạ thổ rồi khi nào dùng mang đi đun nước uống hết trong ngày.

Cách 2: Chuẩn bị dây chìa vôi 20g, cành dâu 15, quế chi và bạch chỉ mỗi vị 10g. Cho tất cả vào nồi và đun lấy nước uống. Uống nhiều lần trong ngày. 

Ai nên sử dụng cây chìa vôi

Ai nên sử dụng cây chìa vôi

3. Xương khớp bị đau nhức

Đau xương ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống. Người bệnh không chỉ đau nhức mà lao động cũng còn gặp nhiều khó khăn nữa. Như vậy bạn chỉ cần đun nửa lít nước với lá lốt 15g và dây chìa vôi 20g là được. Đun đến khi còn ½ thìa chia đều ra uống hết trong ngày.

4. Xương khớp hay bị đau

Bạn chuẩn bị các nguyên liệu sau đúng và đủ. Ngưu tất 40g, dây chìa vôi 50g, cẩu tích và đương quy mỗi vị 20g. Thêm xuyên khung 20g nữa. Sau đó cho tất cả vào bình rượu 1l để ngâm ủ 1 tháng. Khi nào dùng chỉ lấy 1 chén nhỏ để uống. Không quá 2 chén 1 ngày.

5. Sưng viêm tấy đỏ trên da

Áp dụng cả đắp cả uống để có công dụng tốt nhất. Đầu tiên lá giã lá chìa vôi rồi đắp vào chỗ da cần chữa trị. Nước uống thì lấy thổ phục linh 20g, bồ công anh và kim ngân hoa mỗi vị 10g rồi đun lấy nước uống.

6. Mắt cá chân bị chai sạn do nhiều nguyên nhân

1 nắm lá chìa vôi cùng với 1 ít râu tôm sống giã nát ra rồi cho vào băng gạc băng vào mắt cá chân. Mỗi ngày đắp 1 lần.

7. Tiêu độc rắn

Khi bị rắn cắn hãy nhai nát lá chìa vôi với muối và từ từ nuốt lấy nước. Phần bã thì nhả ra đắp vào chỗ bị cắn.

8. Ong chích

Lá chìa vôi lấy cả lá cả râu,… đem giã nát ra rồi đắp vào chỗ ong đốt. Như vậy vết đốt không bị sưng lên.

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

9. Nang lông viêm chữa mãi không khỏi

Người bị viêm nang lông hay viêm tuyến mồ hôi nên dùng cây chìa vôi. Vì nó có công dụng rất tốt đấy!

Bạn chỉ cần giã nát lá chìa vôi ra rồi thêm lòng trắng trứng gà vào trộn đều. Đắp hỗn hợp vào chỗ da cần điều trị và băng lại. Ngày làm 1 lần, kiên trì nhiều ngày để có được kết quả như ý.

10. Mẹ sau sinh hay bị đau bụng

Các mẹ ngày xưa sau sinh mà bị đau bụng thì lấy dây chìa vôi sao nóng lên rồi đắp vào bụng. Các cơn đau sẽ dần dần chấm dứt.

3. Sử dụng cây chìa vôi để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Công dụng nổi bật nhất của cây chìa vôi chính là điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Và để mọi người cùng hiểu hơn về công năng này của cây thì hãy cùng chúng mình khám phá ngay sau đây nhé! 

3.1 Thoát bị đĩa đệm là gì?

Nếu lớp vòng sợi khu vực ngoài đĩa đệm mất đi khả năng co giãn hoặc bị rách thì người ta gọi đó là thoát vị đĩa đệm. Cũng chính vì thế mà các chất nhầy ở bên trong sẽ từ từ thấm ra ngoài rồi chèn vào dây thần kinh và gây đau.

Các cơn đau này ở mỗi người là khác nhau. Có người sẽ đau vai gáy, mỏi lưng, chân tay tế. Nhưng đặc điểm chung là lao động sẽ khó khăn hơn nhiều. Bệnh tình sẽ càng nặng hơn nếu bạn chủ quan không chữa trị kịp thời.

3.2 Dùng cây chìa vôi để chữa thoát vị đĩa đệm

Khi đã xác định được bản thân bị thoát vị đĩa đệm thì bạn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian từ cây chìa vôi để điều trị. Các bài thuốc đó như sau: 

Nước sắc cây chìa vôi

Tùy vào tình trạng bệnh mà bạn chuẩn bị các nguyên liệu sau với lượng từ 10 đến 20g. Miễn sao chúng bằng nhau là được. Gồm có dền gai, lá lốt, chìa vôi, cỏ ngươi, tầm gửi và cỏ xước.

  • Cây dền gai được biết đến có tác dụng làm mát cơ thể, trừ thấp trong người tốt. Vì thế tốt cho thận.
  • Cây cỏ xước sẽ giúp tăng cường độ bền của gân cốt. Giúp thận hoạt động tốt.
  • Trong lá lốt có chất kháng khuẩn, giảm đau hiệu quả.

Mang tất cả các nguyên liệu đi phơi khô rồi đun với nước để uống. Khi sắc thì cho vào tầm 3 đến 4 bát nước để uống hết trong ngày là được. 

Công dụng của bài thuốc trên là tăng cường độ bền của gân cốt và các khớp tốt. Đồng thời làm giảm đi các triệu chứng khó chịu do bệnh tình gây ra. Từ đó mà nó góp phần điều trị bệnh được tốt hơn.

Đắp lá chìa vôi giã nát

Nguyên liệu chỉ cần lá chìa vôi và muối hạt là được rồi.

Thực hiện như sau:

Trên lá cây có lớp bột trắng nên bạn rửa sạch đi cho khỏi ngứa hay dị ứng nhé! Sau đó cho vào nồi cùng muối trắng và rang lên. Khi hỗn hợp nóng thì lấy ra đắp vào chỗ bị đau. Bạn không cần làm hỗn hợp nóng quá đâu kẻo bị bỏng. Chỉ cần tầm 50 đến 60 độ là được rồi. Bạn có thể rang lại rồi đắp lên chỗ đau vài lần nữa đều được.

Kết hợp cả uống và đắp thì bạn sẽ mau chóng nhận ra các cơn đau thuyên giảm tử từ. Đương nhiên cách làm này phải thật kiên trì. Đều đặn làm mỗi ngày uống và đắp để thu được kết quả như mong muốn. Chứ không thể ngày 1 ngày 2 là khỏi được đâu.

3.3 Liều dùng cây chìa vôi thích hợp

Đối với nước uống thì bạn nên dùng từ 10 đến 30g mỗi ngày. Bất kể dạng lỏng nào từ cây chìa vôi đều thế. Không nên lạm dụng.

3.4 Một vài bài thuốc chữa đau nhức xương khác từ dân gian

Ngoài 2 bài thuốc trên thì còn 1 vài bài thuốc khác bạn có thể áp dụng để làm giảm đi tình trạng đau nhức ở xương khớp. Bằng việc kết hợp với các loại thảo dược khác nhau.

  • Lấy dây chìa vôi 20g, đau xương và lá lốt mỗi vị 15g. Cho các nguyên liệu đi sao vàng hạ thổ rồi đun lấy nước uống là được.
  • Cũng lấy chìa vôi 20g, thêm quế chi và bạch chỉ 10g cùng với tang chi 15g là được. Đem đi sắc lấy nước uống.
  • Đương quy, cẩu tích mỗi vị 20g, thêm ngưu tất 40g và chìa vôi 50g nữa rồi ngâm với 1l rượu trong 1 tuần rồi uống. Khi uống lấy 1 chén nhỏ là được. 1 ngày không dùng quá 3 chén.

3.5 Cây chìa vôi có thực sự hiệu quả với người bị thoát vị đĩa đệm không?

Rất nhiều trường hợp đã dùng cây chìa vôi vì đã tìm hiểu kỹ càng rằng nó điều trị được các bệnh về xương khớp. Nhưng khi bản thân áp dụng lại không thu được kết quả rõ ràng gì cả. Như thế có thể kết luận cây chìa vôi không có tác dụng đối với người bị thoát vị đĩa đệm.

Nhưng bạn biết đấy dù là thuốc nào hay thảo dược nào cũng thế thôi. Nó chỉ hỗ trợ điều trị chứ không điều trị dứt điểm được. Nói chính xác hơn là làm giảm đi các triệu chứng khó chịu. Ngoài ra còn tùy thuộc vào tình trạng mỗi người mà tiến triển nhanh hay chậm. Cách bạn sử dụng cây chìa vôi trị bệnh như nào nữa.

Nếu đã biết bị thoát vị đĩa đệm thì tốt nhất là đến các cơ sở y tế được bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ tư vấn và điều trị cho phù hợp. Bạn tốt nhất là kết hợp cây chìa vôi với các bài thuốc đặc trị của bác sĩ. Như vậy sẽ mang lại kết quả cao hơn.

Xem thêm:

4. Cây chìa vôi cần được sử dụng cho đúng người

Dẫu vẫn biết rằng cây chìa vôi rất tốt cho nhiều người. Song đối với 1 số người thì cây chìa vôi không hẳn là thần dược đâu. Vì thế để nói nó có hợp với bản thân hay không thì còn xem bạn ở trong trường hợp nào đã. Thể trạng ra sao. Chứ nhất định không thể phán bừa được. 

Dưới đây là những trường hợp nên và không nên dùng cây chìa vôi. Căn cứ vào đây bạn có thể xác định được mình có nên dùng cây chìa vôi hay không? 

4.1 Cây chìa vôi hợp với trường hợp nào?

Ngay từ xa xưa các cụ đã sử dụng cây chìa vôi như 1 loại thảo dược quan trọng trong các bài thuốc chữa bệnh rồi. Nhất là đối với người bị các bệnh liên quan đến xương khớp, thoát vị đĩa đệm, hay các bệnh về da. Tất cả đều thu được kết quả khả quan.

4.2 Cây chìa vôi không hợp với trường hợp nào?

Đương nhiên cây chìa vôi cũng như nhiều loại thảo dược khác thôi. Nó chỉ hợp với một số người thôi còn đối với 1 số đối tượng khác thì tuyệt đối không được dùng. Nhất là mẹ bầu.

Bạn yên tâm là người ta đã nghiên cứu về khả năng chữa bệnh của cây chìa vôi rồi. Và bài viết này cũng đã giúp các bạn hiểu thêm nhiều điều về cây chìa vôi. Nhưng bạn phải xác định rằng công dụng của nó còn phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng bệnh của mỗi người nữa. Không thể áp dụng 1 kết quả cho nhiều người được.

Và tốt nhất khi dùng cây chìa vôi chữa bệnh hãy đến khám ở các cơ sở y tế trước. Sau đó xin ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị cụ thể nhất. Đồng thời tránh được sự cố ngoài ý muốn là được.

5. Kết luận

Vậy là tất tần tật thông tin về cây chìa vôi đã được chúng mình cung cấp đầy đủ rồi. Từ đây các bạn có thể cân nhắc để tìm được cách điều trị bệnh thích hợp. Nhờ vào tác dụng của cây chìa vôi. Nếu có sử dụng cây chìa vôi thì tốt nhất nên tìm hiểu kỹ. Đồng thời còn xin cả ý kiến bác sĩ và đừng ngưng thuốc đang sử dụng nhé! Chúc bạn luôn khỏe.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)