7 tác dụng của cây bồng bồng – cách dùng và lưu ý quan trọng

Cây bồng bồng là loại thảo dược quý được thiên nhiên ban tặng cho con người. Nhưng chưa nói đến việc nó có công dụng chữa bệnh như nào. Thì có khi nhiều người còn chẳng biết cây bồng bồng là cây gì ấy chứ! Đúng thế không? Đương nhiên là cũng có người biết rồi. Nhưng số lượng hẳn là không nhiều lắm.

Nhưng chắc chắn 1 điều người nào bị hen hay xoang chắc chẳng còn lạ gì với cây này nữa nhỉ? Từ trước đây rất lâu nó đã được coi như loại thảo dược. Có khả năng khắc tinh lại 2 căn bệnh kia rồi. Thế nên nhiều người đã dùng nó và thu được kết quả tốt.

Cây bồng bồng

Cây bồng bồng

Đến ngày nay khi khoa học tiên tiến hiện đại thì đã có nhiều bài thuốc hay dược liệu dành cho 2 bệnh nhân trên hơn. Nhưng đó chỉ là giảm đi các triệu chứng tạm thời mà thôi. Còn nguyên nhân gốc rễ căn bản thì hầu như chưa giải quyết được. Chính vì thế mà nhiều người rất tin tưởng lựa chọn cây bồng bồng để giải quyết vấn đề. 

Vậy nhưng để cây mang lại hiệu quả tốt thì đương nhiên bạn phải dùng đúng cách rồi. Chứ đâu thể dùng nhăng mà chữa bệnh được. Để giúp các bạn có kim chỉ nam trong việc điều trị bệnh. Thì chúng mình xin giới thiệu tới các bạn các thông tin sau về tác dụng của cây bồng bồng. Với hi vọng nó sẽ phần nào giải đáp các thắc mắc cho bạn. 

1. Cây bồng bồng là gì? Đặc điểm của cây bồng bồng

Cây bồng bồng còn có tên gọi khác là nam tỳ bà, bông bông hay cây lá hen. Người dân tộc Tày thì gọi nó là cây cốc may. Nhưng khi nghiên cứu thì người ta chỉ gọi nó là Calotropis gigantea (L.) Dryand. Sau đó thì xếp đây là loại thực vật thuộc họ thiên lý.

1.1 Đặc điểm của cây bồng bồng

  • Trong tự nhiên cây có thể cao hơn 7m. Còn nếu trồng bình thường thì cây thân gỗ này chỉ cao tầm 5 đến 7m thôi. Trên mỗi cành thì lại có nhiều lông mịn màu trắng. Các lá thuôn dài đến tận 20cm và mọc đối nhau. Ở góc lá sẽ có những bụi tuyến màu trắng mịn. Lá cây không có lá đi kèm.
  • Hoa của cây có thể mọc thành tán đơn hoặc kép. Mỗi hoa to tới 5cm. Các hoa đều nhau và rất đẹp. Hoa có thể có màu trắng hơi xám hoặc pha đốm hồng đều được. Hoa của cây được bao bởi đài chia 5. Trong khi các tràng thì lại có hình bánh xe. Hoa có 5 nhị nối liền với nhau như ống. Ngoài ra còn có 5 phần phụ như 5 con rồng nữa. Nhìn chung là hoa nở quanh năm. Nhưng nhiều nhất làm tầm tháng 12-1.
  • Đầu nhụy sẽ có các bao phấn. Sau đó trong các bao phấn thì các hạt phấn sẽ hợp với nhau thành 1 khối có gốc và gót đính. Ngoài ra nó còn có 2 lá noãn tách rời. Trong khi đầu nhụy và bầu thượng dính liền với bao phấn.
  • Quả chia làm 2 đại với nhiều hạt khác nhau. Mỗi hạt có thể dài tới hơn 2cm. Mỗi hạt thì có nhiều lông.
Tác dụng của cây bồng bồng

Tác dụng của cây bồng bồng

1.2 Cây bồng bồng thu hoạch như nào và sơ chế ra sao?

Hầu như các bộ phận của cây đều dùng làm thuốc được. Từ rễ, thân, lá cho đến hoa. Thậm chí nhựa cây cũng dùng để diệt chấy nữa.

Trên thế giới cây bồng bồng có nhiều ở Ấn Độ, Lào, Bangladesh hay Nepal… Tại Việt Nam nó có nhiều ở những nơi ven biển hay hải đảo. Người ta tận dụng nó để làm hàng rào cho đẹp.

Bất cứ khi nào cần thảo dược thì có thể thu lá của nó. Sau khi hái tươi người ta lau sạch lông rồi dùng tươi hoặc thái nhỏ phơi khô đều được.

Nếu dùng khô thì cần cho vào túi nilon bọc kín để không bị ẩm mốc. Sau đó 1 thời gian thì thỉnh thoảng đem ra phơi lại cho khô và khỏi ẩm.

1.3 Khái quát công dụng của cây bồng bồng

Theo đánh giá thì cây bồng bồng giống như 1 glucozit chữa tim vậy. Nó vừa giúp nhịp tim giảm lại vừa tăng trương lực tâm thu lên. Nhưng nếu bạn dùng quá liều thì lại khiến thần kinh bị kích thích. Dẫn đến tình trạng nôn mửa, tụt huyết áp.

Công dụng này khi thí nghiệm trên mèo và thỏ cũng cho kết quả tương tự.

Cây bồng bồng hay được dùng để điều trị các bệnh hen suyễn, phế quản, đường hô hấp viêm. Cũng có thể dùng chữa đau răng hay giảm sưng viêm tốt.

Xem thêm:

2. Cây bồng bồng dùng làm gì? 7 tác dụng của cây bồng bồng

Đương nhiên công dụng nổi bật nhất của cây bồng bồng là chữa trị các bệnh hen suyễn hay xoang. Nhưng ngoài ra thì nó vẫn còn nhiều công dụng khác nữa chứ! Nhờ có các công dụng này mà cây bồng bồng mới nổi tiếng đến thế. Được nhiều người săn lùng đến vậy. Thế tất tần tật các công dụng của cây như thế nào? Hãy cùng khám phá công dụng của cây ngay sau đây nhé! 

1. Giảm ho

  • Cách 1: Tang bạch bì, cam thảo đất mỗi vị 15g. Cùng với đó là lá bồng bồng 10g. Cho tất cả vào nồi rồi nấu với nước vừa đủ. Đun nhỏ lửa đến khi còn chừng 300ml thì lấy nước đó. Chia làm 3 bữa uống ấm. Mỗi ngày 1 thang là được.
  • Cách 2: Kim ngân hoa, lá bồng bồng mỗi thứ 20g. Thêm lá và thân dền gai 50g nữa. Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào nồi. Đun đến khi thảo dược ra hết chất rồi chắt lấy nước. Chia ra nhiều lần uống hết trong ngày. Ngày dùng 1 thang cho đến khi khỏi bệnh.

2. Người bị hen suyễn

  • Cách 1: Cam thảo đất 16g, rau khúc 30g, lá bồng bồng 20g. Sau khi rửa sạch thì cho vào nồi nấu với 600ml nước. Đun còn ⅓ thì lấy nước đó chia làm 2 lần để uống trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 lượng như trê. Dùng đến khi bệnh đỡ.
  • Cách 2: Lá cỏ sữa loại to, lá bồng bồng mỗi thứ 12g. Thêm lá dâu 20g nữa rồi đổ nước vào và đun nhỏ lửa. Đun đến khi còn 1 nửa thì lấy nước đó uống. Chia ra 3 bữa uống khi còn ấm sẽ có công dụng tốt.
  • Cách 3: Lá bồng bồng 5 lá đã lau sạch lông, lá nhót khô 30g. Sau đó thái nhỏ các nguyên liệu rồi cho vào nồi nấu nước để uống như trà. Cứ dùng đến khi bệnh khỏi hẳn.
Cây bồng bồng trị bệnh

Cây bồng bồng trị bệnh

3. Đường hô hấp bị viêm

  • Cây cứt lợn 20g, lá bồng bồng 12g, cam thảo đất 16g.
  • Sau khi rửa sạch thì đem nấu với 500ml nước. Đun chừng 20p cho cạn bớt rồi chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

4. Trị chấy

  • Dầu dừa và mủ cây bồng bồng lấy lượng như nhau.
  • Cho tất cả vào nồi rồi đun trên bếp đến khi 2 nguyên liệu hòa quyện. Đợi hỗn hợp nguội bớt thì xoa lên đầu. Ủ 1 tiếng rồi gội sạch đầu lại là được.

5. Người bị đau răng

  • Chỉ cần bôi trực tiếp mủ từ cây bồng bồng vào chỗ răng đau.
  • Sự đau nhức sẽ dần dần giảm đi. Các vết viêm cũng sẽ tiêu nhanh.

6. Các bệnh về phế quản

  • Rửa sạch tầm 10 lá bồng bồng. 
  • Cho vào nồi nấu với 1000ml nước. Đun cạn còn  ½ thì chia ra uống nhiều lần trong ngày cho hết. 
  • Uống đều đặn đến khi bệnh thuyên giảm.

7. Công dụng khác

Nhựa mủ của cây người ta tận dụng để làm chất nhuộm ra màu vàng. Còn lớp vỏ thân nghiền ra làm bột giấy. Đến gỗ của cây đốt ra rồi cũng dùng làm thuốc súng.

3. Những lưu ý khi dùng cây bồng bồng

Nhìn chung cây bồng bồng có nhiều công dụng đối với các bệnh hen suyễn hay bệnh về đường hô hấp. Nhưng không thể vì thế mà bạn dùng chúng vô tội vạ được. Thẳng thắn nếu mà không phải thuộc các trường hợp trên thì không nên dùng cây bồng bồng. Còn nếu bạn không biết mình có dùng được hay không thì cần chú ý những điều dưới đây! Nó sẽ giúp bạn được phần nào. 

3.1 Những đối tượng tuyệt đối không dùng cây bồng bồng

Những đối tượng dưới đây không được phép dùng cây bồng bồng để tránh nguy hại tới cơ thể.

  • Mẹ bầu
  • Trẻ dưới 12 tháng tuổi
  • Mẹ đang cho con bú

Mặc dù nó là vị thuốc tốt đấy nhưng khi dùng cần đặc biệt lưu ý nhé! Tốt nhất nên tham khảo bác sĩ trước khi dùng. Để đảm bảo sức khỏe an toàn.

3.2 Sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo

Thường thì người ta hay để nấu nước hơn. Mỗi ngày chỉ cần dùng tối thiểu là 6g và tối đa là 12g là được. Ngoài ra có thể dùng cùng các thảo dược khác để tăng hiệu quả.

Cây bồng bồng

Cây bồng bồng

3.3 Không nhầm lẫn cây bồng bồng với cây khác

Trong họ cây hành tỏi cũng có 1 cây tên là bồng bồng. Người ta hay lấy cây này để nấu canh tôm rất ngon.

Chưa kể thời gian gần đây nhiều người gửi cho chúng mình câu hỏi cây sâm cau đỏ và cây bồng bồng có phải là 1 không? Củ sâm cau đỏ là rễ cây bồng bồng à? Vậy cụ thể đây là cùng 1 cây hay là 2 cây khác nhau.

Cây sâm cau đỏ với cây bồng bồng là 1 sao?

Dựa vào những đặc điểm hình thái dưới đây có thể thấy được 2 cây này hoàn toàn khác nhau. Những thông tin căn cứ nói 2 cây này là 1 không đúng chút nào.

Thân của cây:

  • Ngay từ thân cây chúng đã khác nhau. Cây bồng bồng thuộc dạng thân gỗ. Trong khi cây sâm cau đỏ là cây thân thảo.
  • Cây bồng bồng cao tới 5 hoặc 7m. Trong khi cây sâm cau đỏ còn chưa tới 1m.

Lá của cây:

  • Cây bồng bồng cho lá hình oval. Hay nói đúng hơn là khá giống lá mít. 
  • Còn lá của cây sâm cau đỏ thì thuôn dài và đẹp hơn.

Rễ của cây:

  • Vì cây bồng bồng là cây gỗ nên nó sẽ không có củ. Còn rễ của nó cực kỳ cứng. Và không ai dùng rễ của nó cả.
  • Trong khi sâm cau đỏ thì của có màu đỏ và mùi thơm dịu dễ chịu

Từ những điều này có thế thấy chắc chắn rằng cây bồng bồng và cây sâm cau đỏ là 2 cây hoàn toàn khác nhau. Những tờ báo khẳng định 2 cây này là 1 là hoàn toàn sai sự thật.

Nguyên nhân của sự nhầm lẫn này

Ngoài tự nhiên hiện nay có 2 loại sâm cau chính. 1 là sâm cau đỏ và 2 là sâm cau đen. Vì có những nguồn thông tin sai lệch cũng như chưa tìm hiểu kỹ càng. Mà nhiều tờ báo đưa tin chưa chính xác về cây sâm cau. Sau đó vội kết luận sâm cau đỏ chính là cây bồng bồng. Từ đó dẫn tới người đọc cũng bị nhầm lẫn. 

Hi vọng các tờ báo đã đưa tin về cây sâm cau đỏ là cây bồng bồng đính chính lại thông tin. Để người đọc có thể yên tâm khi sử dụng 2 loại thảo dược này.

4. Kết luận

Thực tế cây bồng bồng không hẳn là 1 loại thảo dược trừ được nhiều bệnh. Nhưng cũng không thể phủ nhận tác dụng của cây bồng bồng đối với người bị hen suyễn được. Chính vì thế biết thêm 1 thảo dược thì bạn lại càng có nhiều kiến thức chữa bệnh hơn thôi.

Xem thêm:

4/5 - (2 bình chọn)
4/5 - (2 bình chọn)