Cây bồ đề là gì? tác dụng trị bệnh, cách dùng và lưu ý

Bắt nguồn từ Ấn Độ và thường xuất hiện ở tây nam Trung Quốc, phía đông của Đông Dương đến Việt Nam, cây bồ đề hay còn gọi là cây giác ngộ,thuộc chi Đa đề.

Tác dụng của lá bồ đề

Tác dụng của lá bồ đề

Vậy cây bồ đề có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống chúng ta, để biết thêm thông tin bạn có thể đọc tìm hiểu dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu thông tin chung về cây bồ đề

1.1. Đặc điểm cây bồ đề

Bồ đề là có những đặc điểm sau:

  • Nguồn gốc: Cây bồ đề thuộc họ dâu tằm, thân gỗ
  •  Thân cây: Thường có màu xanh, chiều cao cây tầm 15m, đường kính trung bình là 2m, hình dạng lồi lõm, bên ngoài là lớp vỏ màu vàng nhạt.
  • Cành cây: Có rễ khí sinh mọc lơ lửng trong không khí, treo ngược xuống. Các cành vươn ra xung quanh tạo thành tán lá hình tròn, hình trứng ngược, tạo bóng mát lớn.
  • Lá cây: Màu xanh thẫm, lá cây mọc cách nhau. Với hình dạng tam giác, vẻ ngoài bóng bẩy nên lá bồ đề luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật cho các thi sĩ, họa sĩ.
  • Hoa: Hoa của cây bồ đề luôn mọc ẩn dưới nách lá.
  • Quả: Do hoa mọc ẩn dưới nách lá nên quả của nó cũng mọc ẩn. Quả có hình tròn dẹt. Mùa Đông là lúc quả chín với màu tím đậm.
  • Điều kiện sống: Ưa sáng, chịu sống nơi có bóng bán phần. Mọc ở nơi điều kiện đất đủ dinh dưỡng, nhiều mùn đất, chịu ẩm và thoát nước tốt.
  • Tác dụng: Chế biến cao su cứng từ nhựa cây, trị các triệu chứng sốt, ra mồ hôi từ hoa. Do nhân giống, uốn tỉa dễ nên cây được làm cảnh rất đẹp.
Sử dụng cây bồ đề trị bệnh

Sử dụng cây bồ đề trị bệnh

1.2. Sự phân bố và hình thức thu hái cây bồ đề

Cây thường mọc hoang hoặc được người dân trồng ở vùng rừng núi, trung du các tỉnh, vùng như Hoàng Liên Sơn, Sơn La, Lai Châu, Nghệ An, Thanh Hóa…nước ta.

Người ta thường thu hoạch nhựa cây có độ tuổi 5-10 năm vào giữa tháng 6- 7. Khi thu hoạch người ta thường phân nhựa cây thành 2 loại: Loại có màu vàng nhạt, có mùi vani là loại tốt. Loại có màu nâu đỏ, mùi ít thơm hơn và chứa nhiều tạp chất là loại kém.

2. Tác dụng làm thuốc trị bệnh của cây bồ đề

2.1. Chữa đau răng

Theo tôi biết, lá bồ đề được dùng để giảm đau răng rất hiệu quả. Người ta thường sắc một nắm lá bồ đề đã rửa sạch để lấy nước ngậm và súc miệng.

2.2. Giúp sát trùng vết 

Bạn có thể cho bông thấm vào nước cốt của lá và chồi non cây bồ đề đã được dã nát, sau đó chấm lên vết thương để sát trùng.

2.3. Chữa đau xương khớp

Những người đau xương khớp có thể dùng 80g an tức hương ( thành phần có trong cây lbồ đề) trộn chung với 160g thịt heo nạc thái thành miếng bỏ lên lên lò đốt nóng để xông.

Lưu ý: Phải để an tức hương cháy ở trên một miếng đồng, hướng lỗ ống về phía đau để xông.

2.4. Chữa trị cho phụ nữ sau sinh bị huyết vận, huyết trướng, cấm khẩu

Phụ nữ sau sinh có thể dùng 4g bột tán trộn đều giữa an tức hương và thủy phi (4g an tức hương, 20g thủy phi) uống chung với nước gừng để trị huyết vận, huyết trướng.

Có nên sử dụng cây bồ đề trị bệnh

Có nên sử dụng cây bồ đề trị bệnh

2.5. Điều trị khi bị trúng phong

  • Đem tán bột các hỗn hợp gồm 8g quỳ cửu, 4g an tức hương, 20g ngưu hoàng, đơn sa, hùng hoàng, nhũ hương( mỗi thứ 3,, 3,2g tê giác. 
  • Sau đó, dùng bột này uống chung với nước sắc của 4g sinh khương và 4g thạch xương bồ đề.

2.6. Chữa chứng đau bụng, quấy khóc ở trẻ

  • Chưng an tích hương với rượu thành cao. 
  • Tán nhuyễn 12g đinh hương, 12g hoắc hương, 12g mộc hương, 12g trầm hương, 12g bát giác hồi hương, 20g cam thảo, 20g súc sa nhân, 20g hương phụ tử.
  • Trộn bột tán nhuyễn với cao trên, sau đó vò thành viên. Cho trẻ uống 8g hỗn hợp này với nước sắc lá tía tô uống mỗi ngày.

2.7. Chữa núm vú nứt nẻ

Phụ nữ  khó chịu vì núm vú bị nứt nẻ có thể bôi hỗn hợp gồm 20g an tích hương và 100ml cồn 80 độ ngâm chung với nhau trong 10 ngày, sau đó lắc đều rồi dùng.

2.8. Có tác dụng với người bị hàn thấp, lãnh khí

Người hay bị hàn có thể nấu hỗn hợp 4g an tức hương, 8g phụ tử, 8g nhân sâm làm nước uống trong ngày.

2.9.Điều trị tim đau bất thường, tim đập nhanh

 Uống 2g an tức hương đã tán thành bột với nước sôi để nguội có thể trị được các triệu chứng đau tim bất thường.

Tác dụng của cây bồ đề

Tác dụng của cây bồ đề

2.10. Chữa trẻ nhỏ bị kinh phong do tà

 Đốt xông an tức hương giúp cho trẻ loại bỏ kinh phong do trúng khí tà ở trẻ.

2.11. Chữa ho

Mỗi ngày uống 2-4 lần hỗn hợp nhựa bồ đề mài trộn với mật ong sẽ giảm các triệu chứng ho. Liều dùng tốt nhất là 0,5g/ lần.

3. Ý nghĩa cây bồ đề mang lại

Cây bồ đề không những là một vị thuốc quý chữa bệnh rất nhiều bệnh cho con người mà nó còn có những ý nghĩa về tinh thần to lớn trong cuộc sống tâm linh của con người. Đặc biệt, với những vị xuất gia thì cây bồ đề được xem như là sự vững chắc trong sự tồn tại của Phật giáo.

Tương truyền tên là cây bồ đề (nghĩa là giác ngộ) là vì xuất xứ của câu chuyện như sau: Có một vị thái tử tên là Tất- đạt- đa Cồ- đàm đã đạt được giác ngộ và trở thành một vị Phật khi ngồi thiền định dưới gốc cây này. Để tưởng nhớ đến điều đó người ta đã đặt tên cho cây là cây bồ đề. Cây bồ đề được xem là một vật ý thiêng liêng.

 Cây bồ đề ngoài ý nghĩa về tinh thần nó còn có nhiều tác dụng khác nữa. Bạn cũng biết rằng nhựa của cây bồ đề có mùi thơm vani do đó nó được dùng để chế tạo ra một loại nước hoa. Ngoài ra, trong nhiều ngành công nghiệp nước ta, nhựa bồ đề còn được chế tạo ra làm các vật dụng cao su cứng.

Dùng cây bồ đề trị bệnh như thế nào?

Dùng cây bồ đề trị bệnh như thế nào?

Lưu ý thêm

Như đã giới thiệu ở trên, hoa, lá và chồi cây cũng có thể làm dược liệu chữa bệnh như dùng hoa để giảm sốt, dùng lá và chồi cây hay cành non tẩy trùng vết thương rất tốt đó nhé .

Điều kiện sống và cách ương trồng nhân giống rất dễ, cộng với với dễ tỉa uốn nên cây bồ đề thường được dùng làm cây cảnh. Để chọn cây bồ đề làm cảnh thì người ta thường chọn những cây có kích thước nhỏ, đẹp. Người ta quan niệm rằng cây bồ đề cảnh có thể làm đẹp cho không gian sống và đem lại may mắn cho gia đình của họ.

4. Điều kiêng kỵ khi sử dụng cây bồ đề

Người ta quan niệm rằng những người bị bệnh liên quan đến khí hư, chán ăn, ăn không được nhiều, âm hư hỏa vượng hoặc những người mắc bệnh mà không chứa ác khí trong người thì không nên dùng các phương thuốc từ cây bồ đề.

5. Lời kết

Qua bài đọc trên, các bạn cũng đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về cây bồ đề và hiểu được cây bồ đề có nghĩa to lớn như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta rồi đúng không ạ?

Mong rằng những kiến thức trên đây có thể giúp ích cho cuộc sống của chúng ta.

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)