47 Tác dụng của Cây ba kích – và những thông tin không thể bỏ qua

Ngoài sâm đương quy thì ba kích cũng là loại dược liệu được đấng mày râu cực kỳ yêu thích. Chúng không chỉ cho hương vị thơm ngon khi ngâm rượu. Mà hơn hết nó còn giúp chức năng sinh ký của các đấng mày râu cải thiện đáng kể đấy!

Nhưng dù chúng có hiệu quả như thế thì vẫn có những hạn chế nhất định. Nếu bạn sử dụng đúng thì mang lại lợi ích cao. Mà sai 1 chút thôi thì lại là vấn đề lớn đấy!

Nắm bắt được tâm lý đó, hôm nay chúng mình chia sẻ với các bạn bài viết này. bạn sẽ nắm được các thông tin về cách sử dụng cây ba kích hiệu quả. Cách ngâm rượu ba kích. Cùng nhiều thông tin hữu ích khác đấy!

Mục lục

Những thông tin cơ bản về cây ba kích

1.1 Những đặc trưng về cây ba kích

Ngoài cái tên là ba kích thì nó còn được biến đến với nhiều tên gọi khác nhau. Ví dụ như ba kích thiên, đan điền âm vũ,… Một số nơi thì gọi cây ba kích là cây ruột gà vì hình dáng củ của nó. Tuy nhiên các tên này thì không phổ biến bằng tên ba kích.

Cây ba kích có tên tiếng Anh đầy đủ là Morinda officinalis. Đây là một giống cây nằm trong họ cà phê.

Ban đầu nhiều người nghĩ ba kích là cây thân gỗ dáng thẳng. Nhưng thực chất đây là cây dây leo với thân thảo thôi. Thân cây mảnh và có lớp lông mịn màng. Giống cây này thay vì mọc riêng rẽ sẽ tập trung thành từng bụi nhỏ to khác nhau. Thông thường chúng sẽ mọc ở độ cao tầm 500m chứ không mọc trên mặt đất.

Cây ba kich

Cây ba kich

Phần lá

Cây ba kích có lá đơn hình lưỡi mác hay bầu dục tùy vào từng cây. Các lá cây mọc đối nhau với phần đuôi tròn tròn đáng yêu. Cũng có lá thì đuôi sẽ có hình tim. Trong khi phần đầu lá thì là ngọn gấp đặc biệt. Những chiếc lá non có màu xanh biếc mát mắt. Khi già sẽ ngả dần sang màu trắng. Đến khi khô héo chúng sẽ có các đốm nâu. Nếu bạn để ý sẽ thấy mặt dưới lá có khoảng 8 cặp gân nhỏ rõ ràng.

Phần hoa

Cây ba kích cũng có hoa như bao cây khác. Hoa của chúng nhỏ xinh thường mọc chủ yếu ở đầu cành. Những bông hoa xinh xẻo màu trắng hoặc vàng. Khác hẳn vẻ xù xì của cây. Đài hoa thuôn dài và có các đài nhỏ có kích thước to nhỏ khác nhau. Vào độ tháng 5 hoặc tháng 6 thì hoa ba kích bắt đầu nở rộ.

Khi hoa tàn sẽ lộ ra quả ba kích. Quả ba kích hình cầu nhỏ nhắn. Bên ngoài quả có 1 lớp lông mỏng. Khi quả chín sẽ chuyển sang màu đỏ tươi đẹp mắt. Quả ba kích là giống quả kép và thường xuất hiện và tầm tháng 7 đến tháng 10.

1.2 Ba kích mọc nhiều ở đâu?

Ở Việt Nam bạn dễ dàng tìm thấy ba kích ở một số tỉnh có có nhiều núi 1 chút. Ví dụ như Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình. Ở Phú Thọ hay Quảng Ninh cũng tìm thấy loại cây này. Ở các tỉnh miền núi Bắc Bộ hay trung du thì nó mọc hoang chứ không hề được trồng. Cây ba kích sẽ mọc xen lần cũng các loại cây khác. Chúng có thể ở bên sườn núi hoặc bên nương rẫy.

Nói là chúng mọc nhiều ở trên cao cũng không đúng. Thực tế người ta chỉ tìm thấy cây này ở độ cao 100m so với mực nước biển thôi. Quá 100m thì càng hiếm gặp hơn.

Cây ba kích không phải trông năm nay năm sau được thu hoạch luôn. Mà phải đợi khi cây được 3 năm nới sử dụng được. Khi thu hoạch người ta sẽ lấy củ hoặc rễ về làm nguyên liệu. Rễ cây ba kích chỉ to cỡ ngón tay út trẻ con thôi. Bên ngoài rễ sẽ có màu hồng nhạt. Cũng có cây sẽ cho rễ màu nâu nhạt. Bẻ rễ ra sẽ thấy có màu hồng hoặc tím. Rễ được mang về chặt khúc chừng 1 ngón tay rồi phơi khô. Bạn biết không, vào những năm 1970 người ta thu hoạch được cả chục tấn ba kích mỗi năm đấy! Dù thời đó có thể ba kích chưa được trồng nhiều đâu.

Rễ ba kích

Rễ ba kích

1.3 Đặc điểm của rễ cây ba kích

Những rễ nào mà to thì sẽ được gọi là củ chứ không phải rễ nữa. Và củ ba kích cũng là bộ phận được dùng làm thuốc nhiều nhất. Củ ba kích người ta thường phơi khô hơn là sấy khô. Khi phơi hoặc sấy sẽ cắt ngắn ra chừng 5cm 1 đoạnlà được.

Củ ba kích có thể dễ dàng nhận thấy qua hình dáng.

  • Các củ ba kích thì dài ngắn không đều. Thuôn trụ và có đường kính tầm 1 đến 2cm.
  • Loại củ này có nhiều cùi, ít lõi và dễ bóc vỏ. Chất củ thì khá cứng.
  • Bên ngoài có các vân dọc đan xen hai màu vàng và xám
  • Củ ba kích thì không có mùi gì cả. Mặc dù có vị ngọt nhưng vẫn có cả chút chát nữa.
  • Lõi củ ba kích ít. Thường thì hay có chút màu nâu hoặc tím. Giữa lõi lại có chút màu nâu vàng nhạt nữa.

1.4 Các bộ phận của cây ba kích được dùng làm thuốc

Cây ba kích người ta hầu như thu hoạch hết để làm thuốc. Từ hoa lá, quả, rễ, củ. Nhưng trong đó thì củ ba kích được dùng nhiều nhất.

Có mấy loại ba kích? Đó là những loại nào?

Hiện nay ở nước ta có 2 loại cây ba kích chính. 1 loại là ba kích tím. Loại còn lại là ba kích trắng. Mỗi loại cũng có vẻ ngoài với màu sắc khác nhau. Nếu ba kích tím có màu vàng đậm, cùi tím thì ba kích trắng lại nhạt màu hơn. Cụ thể thì củ có màu vàng nhạt và cùi thì trắng. Khi ngâm rượu thì người ta thích dùng ba kích tím hơn vì nó làm rượu chuyển sang màu tím. Còn ba kích trắng thì không hề.

Ngoài ra thì ba kích tím cũng được đánh giá nhiều chất và công dụng hơn người anh em. Cũng chính vì thế mà ba kích tím có giá nhỉnh hơn ba kích trắng.

Thu hái và sơ chế ba kích đúng cách

Thông thường sau khi cây được 3 tuổi người ta tiến hành thu hái. Thời điểm thu hái tốt nhất là khi tàn quả. Tức từ tháng 10 đến tháng 11. Khi thu hoạch thì dùng cuốc, thuổng đào rộng ở quanh gốc cây. Mục đích là không bị đứt rễ và lấy được nhiều rễ nhát. Sau đó thì đem rễ đi rửa sạch đất cát. Rễ cây ba kích cũng chia làm 2 loại theo kích thước.

  • Những rễ nào mà to, cùi dày có màu tìm thì càng tốt là loại có giá cao hơn.
  • Còn rễ nào nhỏ, rải, cùi mỏng, trắng thì rẻ hơn.

Sơ chế rễ ba kích đúng cách

  • Rễ ba kích cần rửa sạch đất cát rồi để ráo hẳn mới đem chế biến.
  • Dùng dao sắc khứa nhẹ vào cùi thịt của củ để tách lấy phần lõi. Lõi củ ba kích thì vứt đi.
  • Khi ngâm rượu hay làm thuốc chỉ dùng cùi thịt của củ thôi.

1.5 Bào chế thuốc từ cây ba kích theo Đông y

  • Trước khi chế biến thì đem ba kích ngâm trong nước câu kỷ tử cho mềm. Ngâm ít nhất 1 đêm mới được. Sau khi ngâm xong thì lại vớt ra ngâm tiếp với rượu. Cũng bằng đấy thời gian nữa.  Cuối cùng mới vớt ra và đem sao vàng. Khi sao vàng thì thêm cùng 1 số thảo dược như cúc hoa nữa. Sau khi sao xong thì để nguội và cho vào lọ thủy tinh đậy kín nắp.
  • Cam thảo đem giã dập ra để tinh dầu tiết ra nhiều nhất. Cho vào nồi đun với nước. Sau khi tinh dầu ra hết thì lọc bỏ bã. Cho ba kích vào nước cốt cam thảo. Đun đến khi ba kích  mềm thật mềm thì tiến hành bỏ lõi củ vứt đi. Cùi thịt ngấm nước cam thảo mang đi phơi khô.
  • Ba kích cũng rửa sạch rồi ngâm với rượu cho mềm. Sau đó đem cắt thành từng khúc cỡ 1 ngón tay và sấy khô. Cho vào lọ thủy tinh đậy kín nắp để bảo quản.
  • Ngoài các cách trên thì ba kích bạn có thể hấp cách thủy. Cụ thể là lấy 1 cân ba kích cùng với 20g muối hạt cho vào nồi cách thủy. Đến khi nào củ mềm xốp thì rút bỏ lõi. Cùi thịt cũng mang đi phơi khô hoặc sấy.
  • Nếu không muốn làm như trên thì bạn đem ba kích đã sơ chế sạch đi ủ. Đến khi nào mềm thì cũng bỏ lõi rồi thái nhỏ. Đem phần cùi thịt đi ngâm rượu 2 tiếng cho ngấm. Hỗn hợp này bạn sao vàng cũng được. Hoặc có thời gian thì đem nấu cao cũng rất tốt. Sau đó bảo quản ở nơi thoáng mát.
Lưu ý quan trọng

Bất kể cách làm nào thì ba kích sau khi phơi hoặc sấy khô đều cần để ở nơi thoáng mát, bảo quản kỹ. Tốt nhất là cho trong lọ thủy tinh đậy kín. Khi dùng bạn chỉ dùng từ 8 đến 16g thôi. Dù là ở dạng nào đi chăng nữa. Nếu không muốn dùng độc vị ba kích thì có thêm thêm 1 vài thảo dược cho bổ thận.

Ba kích tím

Ba kích tím

1.6 Tác dụng và độc tính của cây ba kích

Tác dụng tuyệt vời của ba kích

Trong Đông y, cây ba kích nói chung và nhất là rễ ba kích có rất nhiều tác dụng. Điển hình phải kể đến như bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý. Ngoài ra còn có thể làm giảm các vết viêm ở mô, ổn định huyết áp, tăng cường sinh lực,… Cùng rất nhiều công dụng khác nữa. Xét về tín dược thì ba kích còn có vài tính chất cơ bản sau mà bạn nên biết.

  • Các nhà khoa học để thử trên những con chuột bạch bị nhiễm Ammoni Clorua và thu được kết quả bất ngờ. Những con chuột này có sức đề kháng tăng lên đáng kể. Các chất độc tố cũng được đào thải và đẩy lùi.
  • Tác dụng của ba kích đối với cơ thể chuột bạch giống như chất Androgen. Nghĩa là nó giúp tăng cường nội tiết tố lên nhiều. Từ đó mà tăng ham muốn. Chất lượng các cuộc giao hợp cũng cao hơn.
  • Rượu ba kích được cho rằng có tác dụng giúp cải thiện giấc ngủ, tăng cường hoạt động não và duy trì huyết áp ổn định. Nhất là đối với tuyến cơ năng thì nó tác dụng rất nhanh.

Nguy cơ tiềm ẩn của ba kích

Đương nhiên dù ba kích tốt là thế nhưng không có nghĩa bạn dùng tự ý. hoặc tự thêm thắt các vị thuốc khác vào được. Bổ đâu chẳng thấy lại thấy hại cơ thể.

Một số trường hợp dùng ba kích vô tội vạ mà bị buồn nôn, chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh. Nếu dùng lõi ba kích còn có thể bị liệt dương.

Xem thêm:

Những bài thuốc dân gian về cách sử dụng cây ba kích hiệu quả

1. Giúp đi tiểu dễ dàng hơn

Nguyên liệu:  Tùy vào tình trạng bệnh mà bạn tham khảo ý kiến dược sĩ dùng liều lượng cho đúng. Các nguyên liệu bao gồm thỏ ty tử, ba kích thiên, ích trí nhân và tang phiêu tiêu.

Các nguyên liệu này bạn đem nghiền thành bột thật mịn. Sau đó cho thêm 1 chút rượu vào hỗn hợp bột sao cho ướt vừa đủ. Nặn thành các viên nhỏ như hạt ngô thôi là được rồi. Khi dùng bạn chỉ cần dùng 12 viên là được rồi. Có thể sắc thành thuốc. Hoặc cũng có thể pha với rượu và chút muối hạt.

2. Tăng cường khả năng sinh lý ở nam giới

Nguyên liệu cần có:

  • Ba kích thiên và ngưu tất sống mỗi loại 3kg
  • Rượu nếp 5l

Bạn cho tất cả nguyên liệu vào 1 lọ thủy tinh sạch rồi ngâm ủ. Khoảng ba tháng sau thì có thể sử dụng được rồi. Mỗi ngày chỉ dùng từ 1 đến 2 chén nhỏ thôi.

Tác dụng của cây ba kích

Tác dụng của cây ba kích

3. Điều trị vấn đề xương khớp do phong hàn

Nguyên liệu:

  • Ba kích, quế tâm, khương hoạt, ngũ gia bì, ca khương dạng bào mỗi thứ 60g.
  • Mật ong tươi: 100ml
  • Ngưu tất: 120g
  • Đỗ trọng sao vàng bỏ vỏ: 80g

Các nguyên liệu trên bạn cho vào cối nghiền bột thật mịn. Sau đó cho mật ong đã chuẩn bị vào trộn đều đến khi hỗn hợp dẻo lại. Lúc này thì nặn thành viên nhỏ. Khi dùng thì lấy ra 10 viên để pha cùng rượu.

4. Dưỡng nhan cho nữ, tăng cường sinh lực cho nam

Nguyên liệu:

  • Cam cúc hoa và ba kích thiên mỗi thứ 60g
  • Câu kỷ tử, thục tiêu mỗi loại 30g
  • Thục địa: 46g
  • Phụ tử: 20g

Các nguyên liệu bạn cũng cho vào cối nghiền bột thật mịn. Sau đó cho hỗn hợp bột vào rượu để ngâm ủ. Chỉ cần 3 lít rượu là đủ. KHi dùng chỉ cần 30ml rượu này. Ngày uống chia làm 2 lần vào lúc đói.

5. Điều trị rối loạn kinh nguyệt

Nguyên liệu:

  • Nhục quế đã bỏ vỏ và ngô thù du mỗi loại 160g
  • Tử kim đằng: 640g
  • Ka kích: 120g
  • Thanh diêm: 80g
  • Lương khương: 20g

Các nguyên liệu trên sau khi đem nghiền bột mịn thì cho rượu hồ vào để hỗn hợp hơi sệt. Sau đó vo thành từng viên nhỏ. Khi dùng thì chỉ cần 20 viên mỗi ngày thôi. Đem pha cùng với rượu muối loãng là được.

6. Dứt điểm tình trạng bạch trọc

Nguyên liệu:  Lộc nhung, sơn dược, xích thạch chi, ngũ vị tử, ba kích, phá cố chỉ và thỏ ty tử mỗi loại 40g. Riêng ba kích thì phải bỏ lõi rồi đem chưng rượu. Thỏ ty tử sau khi chưng rượu 1 ngày thì phải sấy khô. Còn phá cố chỉ phải được sao thơm vàng.

Các nguyên liệu trên đem nghiền bột mịn và trộn đều. Khi đói thì lấy 1 chút pha cùng rượu để uống.

7. Đi tiểu đều đặn, giảm đau bụng

Nguyên liệu: Sinh địa, ngục thung dung, ba kích  mỗi loại đúng 60g. Tang phiêu diêu, thỏ ty tử, sơn dược, tục đoạn mỗi thứ 40g. Long cốt, quan quế, ngũ vị tử, phụ tử, sơn thù du mỗi loại 20g. Cùng với đó là 4 g lộc nhung và 12g đỗ trọng bỏ vỏ đã ngâm rượu.

Các nguyên liệu trên cũng đem tán bột rồi trộn thật đều. Vo viên chúng lại sao cho mỗi viên chừng ngón trỏ là được. Môi ngày đều đặn dùng 2 đến 3 viên tùy tình trạng bệnh.

8. Điều trị tình trạng liệt dương

Nguyên liệu: Ba kích, đỗ trọng, ích trí nhân, ngũ vị tử, ngưu tất, phục linh, sơn dược, sơn thù, tục đoạn, thỏ ty tử, viễn chí, xà sàng tử. Mỗi loại cần 30g thôi.  Thêm vào đó nhục thung dung cần 60g nữa.

Các nguyên liệu cũng đem nghiền mịn rồi thêm chút mật ong vào cho sệt dễ vo viên. Sau đó thì mỗi ngày lúc đói lấy 6 đến 12 viên ra uống là được.

9. Điều trị các tình trạng thận hư, bàng quang lạnh, đầy bụng

Thảo dược: Bạch linh, chỉ xác, hoàng kỳ, mẫu đơn, ngưu tất, nhân sâm, phúc bồn tử, quế tâm, sơn thù, tân lang, thự dự, tiên linh tỳ, trạch tả, tục đoạn, viễn chí. Mỗi thứ khoảng 22g là được. Ba kích, lộc nhung, nhục thung dung, thạch lộc, thục địa, phụ tử. Mỗi loại cũng chỉ cần 30g thôi.

Các nguyên liệu cũng đem đi nghiền bột cho mịn rồi cho vào lọ thủy tinh đậy kín nắp lại. Lúc nào đói thì uống 2 đến 3 thìa, tương đương 15 đến 20g là được.

10. Giúp da dẻ hồng hào, mạch tượng mạch

–Thảo dược: Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại nguyên liệu sau. Hồi hương, ích trí nhân, bạch truật, mẫu lệ. Cùng với đó là ba kích, thỏ ty tử, cốt toái bổ, bạch long cốt và nhục thung dung. Thêm vào phúc bồn tử và nhân sâm là được.

Các thảo dược trên mỗi loại cũng chỉ cần 40g thôi. Bạn không nên dùng nhiều hơn liều lượng này nhé!

Cũng đem các nguyên liệu này nghiền bột rồi cho vào lọ thủy tinh đậy kín nắp. Mục đích để tránh ẩm mốc. Mỗi ngày đều đặn dùng 2 lần. Mỗi lần khoảng 1 đến 2 thìa to là được. Cỡ chừng 10 đến 20g.

11. Xua tan nỗi lo chân tay lạnh, ăn uống không ngon miệng hay chảy nước mắt

Nguyên liệu: Bá tử nhân, bạch linh, đỗ trọng, ngũ gia bì, ngưu tất, phòng phong, phúc bồn tử, thạch hộc, thạch long nhục, thạch nam, thự dự, tỳ giải, viễn chí, xà sàng tử. Mỗi vị lấy 22g. 

Ba kích, nhục thung dung, thiên hùng, thục địa, thỏ ty tử, tục đoạn, trầm hương. Mỗi loại thảo dược 30g.

Cùng với đó là thiên môn 40g là được.

Các nguyên liệu sau khi đã tán mịn thì cho thêm mật ong tươi vào cho dễ vo viên. Sau đó cho các viên thuốc vào lọ thủy tinh bảo quản. Khi nào đói thì chỉ cần lấy 20g ra ăn hoặc uống là được.

12. Hạn chế khí hư, đổ mồ hôi trộm, ngủ không ngon

Nguyên liệu cần có:

  • Thanh diêm: 60g
  • Ngô thù và nhục quế mỗi loại 120g
  • Tử kim đằng: Nửa cân
  • Lương khương: 180g
  • Ba kích:90g 

Các nguyên liệu trên sau khi tán mịn thì thay vì trộn mật bạn đem trộn cùng rượu để viên lại. Khi nào uống chỉ cần 20g đem pha với nước sạch cho thêm vài hạt muối.

13. Đánh tan nỗi lo xương khớp

Thảo dược cần có:

  • Thạch lộc, ngưu tất và ba kích mỗi loại 18g
  • Khương hoạt và sinh khương mỗi thứ 27g
  • Tiêu: 2g
  • Đương quy: 20g

Các nguyên liệu trên nghiền mịn xong thì bạn đổ rượu vào ngâm. Chỉ cần 2l rượu trắng là được. Nhớ là đậy kín nắp nhé! Sau khi ngâm ủ 2 tiếng thì lại đổ cả rượu và bột lên bếp đun. Nấu trong vòng 1 tiếng đồng hồ thì tắt bếp.

Dùng 15-20ml/lần. 3 lần/ngày

14. Điều trị sán khí

Các loại thảo dược dưới đây bạn tùy vào tình trạng của mình để điều chỉnh làm lượng. Miễn sao đầy đủ là được. Nguyên liệu cần có là địa hoàng, ba kích thiên, kim linh tử, hoàng bá, ngưu tất, hoài sơn. Ngoài ra có thêm mộc qua và tỳ giải nữa.

15. Giúp nam giới không bị liệt dương

Tương tự bạn cũng chỉ cần đầy đủ các nguyên liệu. Tùy vào tình trạng của bạn mà tham khảo ý kiến y sĩ cho phù hợp liều lượng nhất. Thảo dược cần có là sơn thù du, ba kích, câu kỷ tử, bá tử nhân. Ngoài ra còn chuẩn bị thêm nhục thung dung, lộc nhung, ngũ vị tử và câu kỷ tử nữa.

16. Điều trị di mộng tinh

Các nguyên liệu cần có đầy đủ để làm thành bài thuốc hoàn chỉnh. Thiên môn, phúc bồn tử, viễn chí, ba kích và liên tu. Thêm vào đó là bá tử nhân và lộc giác.

17. Điều trị teo cơ, gân cơ bị đau nhức

Phương thuốc này thì cần ít nguyên liệu hơn. Các nguyên liệu cũng dễ tìm. Đó là ba kích, ngưu tất tục đoạn và đỗ trọng.

18. Trị ngủ chập chờn, hiếm muộn

Thảo dược cần có: 

  • Ba kích, cốt toái bổ, long cốt và nhục thung dung. Mỗi vị cần 12g 
  • Thục địa: 16g
  • Ngũ vị tử: 6g
  • Nhân sâm: 8g

Các nguyên liệu khi nghiền bột mịn rồi thì cho thêm chút mật ong vào để dễ vo viên. Vo làm sao mỗi viên to chừng ngón tay trỏ là được. Khi dùng chỉ dùng 1 viên thôi. Mỗi ngày đều đặn dùng từ 2 đến 3 viên tùy trình trạng bệnh.

Rễ ba kích

Rễ ba kích

19. Chấm dứt cước khí, phù nề

Thảo dược:

  • Hoài sơn: 16g
  • Sơn thù nhục: 8g
  • Tục đoạn, ngưu tất, ba kích và đô trọng mỗi thứ 12g

Khác với các bài thuốc trên, bạn cho các nguyên liệu này vào nồi cùng với chút nước để sắc uống là được.

20. Tăng cường sinh lực cho chân tay

Nguyên liệu:

Căn cứ vào tình trạng bệnh của bạn mà điều chỉnh liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Miễn sao thang thuốc phải đủ xuyên tỳ giải, ba kích, thỏ ty tử và lộc thai. Ngoài ra cần có thêm nhục thung dung và đỗ trọng nữa.

Đem các nguyên liệu nghiền bột cho mịn rồi thêm mật ong vào vo viên lại. 2-3 lần/ ngày. 8g/ lần. Khi dùng nhớ pha cùng nước ấm.

21. Giải quyết tình trạng huyết áp cao lúc tiền mãn kinh

Thảo dược:

Mỗi nguyên liệu bạn đều chuẩn bị 1 lượng như nhau. Cỡ chừng 20 đến 28g là được. Thang thuốc cần có ba kích thiên, hoàng bá, tiên mao, tri mẫu và đương quy. Và đương nhiên cần có thêm dâm dương hoắc nữa rồi.

Cho các nguyên liệu vào ấm rồi thêm nước để sắc. Uống hết trong ngày.

Không còn nỗi lo di tinh, hoạt tinh

  • Sơn dược: 24g
  • Thỏ ty tử, ba kích, thần khúc và phúc bồn tử. Mỗi loại lấy 1 lượng bằng nửa sơn dược là được

Sau khi các nguyên liệu tán thành bột mịn thì chia đều ra ngày uống 2 đến 3 lần. Khi dùng nhớ chỉ lấy 1 thìa đầu tầm 12g là được nhé!

Xem thêm:

Cách ngâm rượu ba kích đúng chuẩn

Rượu ba kích là thứ mà ai cũng quen thuộc rồi. Chẳng riêng gì đáng mày râu. Ngoài ngâm độc vị ba kích thì bạn có thể kết hợp thêm với các thảo dược khác để tăng hiệu quả và thêm công dụng. Nhưng dù là làm cách gì thì củ ba kích cũng phải bỏ lõi đi nhé!

Cách 1: Dùng ba kích tươi

Củ ba kích đào xong thì đem rửa sạch đất cát. Dùng dao sắc tách lõi củ ra. Cùi thịt của củ bạn đem ngâm rượu luôn cũng được. Ngoài ra thì mình thấy nhiều người hay sấy khô rồi mới ngâm.

Tỷ lệ ngâm cần đúng chuẩn mới cho ra được rượu ba kích ngon. Cứ 1 kg ba kích thì đổ vào 2 đến 4l rượu nếp. Nồng độ rượu từ 40 đến 50. Rượu nặng thì ngâm lâu hơn. Khi ngâm bạn nên cho thêm 1 thìa muối hạt cho độc ở vỏ vơi bớt.

Sau khi ngâm 2 tháng thì dùng đũa gỗ khuấy đều bình rượu 1 lượt. Đến tháng thứ 3 là có thể uống được rồi. 

Khi bạn dùng loại ba kích tím ngon thì chỉ sau 20 ngày thôi rượu đã có màu tím rồi. Sau 1 tháng là có màu tím đậm mà nhìn không khác gì đen luôn.

Cách 2: Dùng ba kích khô

Bạn cho chút rượu vào hỗn hợp ba kích, cam thảo và muối hạt để sao. Sao được 1 lúc thì ủ hỗn hợp thêm 2 giờ nữa rồi hạ nhỏ lửa. Sao thêm 10p thì tiến hành hạ thổ.

Liều lượng ngâm chỉ cần như sau thôi. Cứ 1kg hỗn hợp thì cho vào 6 đến 8l rượu. Nồng độ rượu từ 35 đến 40 độ. 

Nếu bạn định cho thêm dung dịch nước muối loãng 5% và rượu thì thời gian ủ ít nhất từ 2 đến 4 giờ mới hạ thổ nhé!

Lưu ý: Rượu có màu tím nhanh hay chậm phụ thuộc vào thời tiết là nhiều. Cùng là 1 loại ba kích tím nhưng mùa hè chỉ cần 20 ngày thôi. Trong khi mùa đông cần tới 60 ngày.

Sử dụng rượu ba kích hiệu quả

Rượu ba kích thực sự là thứ rượu mà đấng mày râu ưa thích. Nhưng không vì thế mà dùng nhiều đâu nhé! Liều lượng được khuyên dùng là 100-150ml/ ngày. Mỗi bữa cũng chỉ dùng 1 đến 2 chén nhỏ là cùng thôi.

Nếu ông  xã sợ mùi rượu ba kích nồng hăng, khó uống, thì bạn có thể cho thêm 1 chén mật ong vào cho rượu ngọt nhé!

Thuốc hoàn ba kích cho những ai không uống được rượu

Bài thuốc này dành cho những ai không thể uống được rượu.

Nguyên liệu:

  • 80g ba kích
  • 60g tiểu  hổi
  • 200g sừng hươu
  • 16g phụ tử chế
  • 30g quế nhục
  • 160g thục địa
  • 160g hoài sơn
  • Một chút mật ong để hỗn hợp làm viên

Sau khi có được các viên hỗn hợp thì ngày bạn chỉ nên dùng từ 16 đến 20g mỗi lần thôi. Ngày dùng 3 lần là đủ.

Lưu ý: Vì sao lại phải bỏ lõi củ ba kích đi. Vì lõi củ ba kích không có được tác dụng như cùi thịt của củ. Đã ghi nhận trường hợp bị liệt dương do dùng lõi củ ba kích rồi. Nên nhớ dù làm gì với củ ba kích thì cũng bỏ lõi đi nhé!

Lưu ý khi dùng cây ba kích

Cái gì cũng có 2 mặt của nó. Ba kích cũng thế. Dùng đúng thì tốt. Dùng sai thì cơ thể chịu hậu quả. Những trường hợp sau không nên dùng ba kích dưới mọi hình thức.

  • Người mà cứ về chiều là có biểu hiện nóng đầu nhẹ
  • Những ai bị huyết áp thấp cũng không được dùng
  • Người táo bón thì lại càng không nên dùng rượu ba kích
  • Chỉ dùng rượu ba kích đúng liều lượng

Bạn không nên dùng ba kích cùng với các loại thuốc tây y khác. Vì có thể 1 số thành phần trong ba kích sẽ tác dụng với thuốc gây ra tác dụng phụ. 

  • Khi dùng ba kích để chế thuốc thì tuyệt đối không dùng ấm hoặc nồi kim loại. Nó sẽ làm biến chất của thuốc đi.
  • Khi muốn dùng ba kích thì cần có sự chỉ định của bá
  • Dùng ba kích theo liều lượng được chỉ định.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định sử dụng ba kích.
  • Tuân thủ liệu trình điều trị, không nên sử dụng ba kích trong thời gian dài.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây ba kích. Với những thông tin này bạn sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về cây ba kích. Đồng thời bạn sẽ biết được cách sử dụng cây ba kích sao cho hiệu quả. Chúc các bạn thành công.

Cập nhật 02/07/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)