Cần sa là gì – những lợi ích và tác hại của cây cần sa

Khi nhắc đến cần sa chúng ta liền nghĩ đến ma túy. Từ thời xa xưa, cần sa được sử dụng để điều trị một số căn bệnh. Tuy nhiên, vì tính gây nghiện mà chúng lại trở thành nguyên liệu tạo nên ma túy.

Sử dụng cần sa trị bệnh

Sử dụng cần sa trị bệnh

Ngày nay, nhà nước đã cấm trồng cần sa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nghĩ cần sa là xấu hoàn toàn. Thực chất là không, bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết cần sa có tác dụng gì trong đời sống con người, nếu biết sử dụng đúng cách. 

1. Giống cây cần sa là gì

Cần sa có tên gọi khác như cây gai mèo, cây lanh mèo, lanh mán, đại ma,…

Có tên gọi khoa học là Cannabis sativa L, thuộc loại cây thân thảo, sống quanh năm. 

Các bộ phận của cây đều được phủ một lớp lông mềm. Hiện nay có ba màu chủ yếu là màu xanh, màu xám hoặc nâu. 

Cần sa tồn tại dưới ba dạng: 

  • Thảo mộc: dạng cây nguyên gốc gồm: lá, hoa, quả. Sau khi thu hoạch sẽ ép khô và đưa ra thị trường tiêu thụ. 
  • Nhựa cần sa: các bộ phận của cần sa thảo mộc sẽ được ép chặt tạo thành phẩm. Nhựa sau khi ép có màu đen hoặc màu tối sẫm. Nồng độ gây nghiện cao hơn so với dạng thảo mộc. 
  • Tinh dầu: được chiết xuất từ cần sa thảo mộc. Có màu tối, mùi hắc và nồng độ gây nghiện cao hơn rất nhiều so với nhựa cần sa.

2. Có bao nhiêu loại cần sa

Từ thời nguyên thủy, cần sa xuất hiện ở vùng đất Trung Á. Sau dần, những cuộc chiến xâm lược lãnh thổ đã mang cần sa ra khắp thế giới. 

Cần sa ban đầu được trồng bởi người nông dân. Mục đích ban đầu là để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của họ. 

giống cần sa bản địa thuộc chủng loại là Landrace. Qua hàng nghìn năm, người ta bắt đầu phối giống tạo nên các chủng loại cần sa mới. Hiện nay, sự phân loại dựa trên tỉ lệ các hợp chất như sau: 

Vị thuốc cần sa

Vị thuốc cần sa

THC cao, CBD thấp (hưng phấn hơn);

CBD cao, THC thấp (sáng suốt, minh mẫn hơn);

THC và CBD cân bằng (hưng phấn nhẹ).

Theo đó; THC là viết tắt của Tetrahydrocannabinol: đây là thành phần chính của cây cần sa. Tác động mạnh lên hệ thần kinh tạo nên những cơn phê, ảo giác.

CBD có tên gọi đầy đủ là Cannabidiol. Sau THC thì đây là thành phần chính thứ hai của cần sa. Ngược với khả năng gây nghiện của THC, CBD không gây hiệu ứng phê nên được dùng trong y học nhiều hơn. 

3. Những tác dụng không ai ngờ của cần sa

3.1 Chữa ung thư

Theo nghiên cứu khoa học gần đây, phát hiện ra cần sa có tác dụng chữa ung thư. Chất Cannabidiol có khả năng ngăn chặn sự hình thành các mạch máu, xâm lấn và di căn khối u. Thí nghiệm trên chuột có tế bào ung thư phổi, thì sau khi tim THC có trong cần sa, khối u đã giảm đi một nửa. Đây là tin vui đến cho các bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, tất cả đang trong quá trình nghiên cứu nên chúng ta hãy chờ kết quả. 

3.2 Ngăn ngừa bệnh tiểu đường 

Bệnh tiểu đường xuất hiện khi có sự rối loạn chuyển hóa carbohydrate trong cơ thể. Lúc này cơ thể bị thiếu trầm trọng insulin, lượng đường cơ thể luôn cao. Bệnh này khiến bệnh nhân đi tiểu nhiều, hay khát nước, nếu không chữa trị sẽ các biến chứng nguy hiểm. 

Cần sa có tác dụng trong việc điều chỉnh insulin trong cơ thể, lúc này hoocmon insulin trong tuyến tụy không bị thiếu. Lượng đường trong máu được cân bằng. Cần sa có tác dụng ngăn ngừa và điều hòa bệnh tiểu đường. 

Cần sa là cây gì?

Cần sa là cây gì?

3.3 Ngăn chặn sự lây lan của HIV

Cần sa tạo nên ma túy, ma túy là con đường dẫn đến HIV. Bây giờ cần sa lại có thể ngăn chặn sự lây lan của HIV, nghe có vẻ vô lý nhưng có thể tin được. Tổ hợp chất THC được tim vào những con khỉ có tế bào HIV. Sau một thời gian, các nhà thí nghiệm nhận thấy rằng hệ miễn dịch của chúng tăng lên, kéo dài được sự sống. Như vậy, nếu nghiên cứu thành công, chất THC trong cần sa sẽ giúp người HIV tăng sức đề kháng, sống lâu hơn. 

3.4 Ngăn ngừa bệnh Alzheimer

Alzheimer là căn bệnh thoái hóa thần kinh. Gây ra các hiện tượng quên, mất trí nhớ, suy giảm khả năng tư duy, ảnh hưởng đến các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Thường căn bệnh này xuất hiện ở những người lớn tuổi. 

Trong cần sa có chất THC có tác dụng ngăn ngừa bệnh Alzheimer rất hiệu quả. Thành phần này giúp giảm các nguyên nhân gây nên bệnh hoặc khống chế sự phát triển của bệnh. 

3.5 Cần sa có tác dụng trong chữa bệnh tự kỷ 

Tự kỷ là căn bệnh hay gặp ở trẻ em. Những đứa trẻ tự kỷ thường hay lên động kinh, đập phá đồ đạc và hủy hoại bản thân. Trẻ em bị căn bệnh này dường như không thể học tập, vui chơi như bình thường. 

Ở Mỹ, một gia đình đã sử dụng cần sa lỏng cho đứa con trai tự kỷ của mình. Sau một thời gian sử dụng, những hành vi phá hủy bản thân của cậu đã giảm đáng kể. 

3.6 Giúp xương mau lành 

Xương gãy do ngoại lực tác động vào khiến chúng ta đau đớn. Trẻ em có mức độ lành vết xương gãy nhanh hơn so với người lớn. 

Chất CBD trong cần sa có tác dụng giúp xương gãy mau lành. Bởi vì CBD phản ứng hóa học với collagen (chất tạo keo), đẩy nhanh quá trình hàn gắn (chỗ xương bị gãy. Phát hiện này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc hồi phục xương của ngành y tế. 

3.7 Trị bệnh tăng nhãn áp 

Trong mắt chúng ta, dịch mắt tiết ra và dịch mắt thoát đi phải có sự cân bằng áp suất. Tuy nhiên, nếu quá trình này đảo lộn, dịch mắt thoát đi ít hơn tiết ra sẽ gây nên bị tăng nhãn áp. 

Biểu hiện của bệnh là mắt mờ, đau, mắt bị đỏ và dần là mất thị lực. 

Sử dụng cần sa sẽ giúp giảm nhẹ áp suất lên mắt, giúp giảm bệnh tăng nhãn áp ở người bệnh. 

3.8 Chữa buồn nôn

Buồn nôn là hiện tượng thường thấy. Nó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: có thai, say rượu, ngộ độc,…

Hoặc những bệnh nhân bị ung thư, sử dụng hóa trị buồn nôn rất thường xuyên xảy ra. 

Sử dụng cần sa sẽ phản ứng với các cơ quan thụ cảm trong não bộ để giảm triệu chứng buồn nôn. Điều này là tin vui với các bệnh nhân ung thư. Đối với bệnh nhân đang phải hóa trị, xạ trị khiến họ không nạp được thức ăn, liên tục nôn ói, cơ thể mệt mỏi. Vì vậy, các chất trong cần sa giúp họ có thể ăn và cơ thể bớt mệt mỏi, đau đớn. 

3.9 Sử dụng cần sa trong trị bệnh đau nửa đầu

Đau nửa đầu, đau đầu khiến nhiều người khó chịu, cản trở sinh hoạt hàng ngày. Đau nửa đầu hay đi kèm với chứng mất ngủ. Nhiều người lựa chọn thuốc kháng sinh hay thuốc ngủ để nhanh chóng xoa dịu cơn đau. Tuy nhiên, lâu dần thuốc mất tác dụng, bệnh nặng hơn và xuất hiện thêm căn bệnh đau dạ dày. 

Hút cần sa với liều lượng phù hợp sẽ giúp bệnh nhân trị được căn bệnh này. Chúng ta cũng không lo lắng vì ảnh hưởng đến dạ dày, vì ở đây sử dụng hình thức hút chứ không phải là uống. 

3.10 Tác dụng giảm cân

Cần sa giúp điều chỉnh quá trình sản xuất insulin và giảm thiểu lượng calo nạp vào cơ thể. Điều này hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả. Lúc này vóc dáng sẽ thon gọn, thanh mảnh. 

3.11 Cải thiện giấc ngủ

Mất ngủ do căng thẳng hoặc sang chấn tâm lý gây nên nhiều hệ lụy. Cơ thể mệt mỏi, ốm yếu, không sức sống. Sử dụng cần sa sẽ tác động đến giấc ngủ REM – một phần của chu trình của giấc mơ. 

3.12 Tăng sự sáng tạo 

Những người thường xuyên làm về sáng tạo thường hay bị cạn kiệt ý tưởng. Làm sao để khắc phục khi mà deadline cứ đến? Cần sa sẽ giải quyết tình trạng này. Theo nghiên cứu, những người sử dụng cần sa đúng mực có được trí tưởng tượng khá phong phú và giảm căng thẳng hiệu quả. 

4. Vì sao gọi cần sa là chất gây nghiện chết người

Cần sa theo nghiên cứu cho thấy, không phải ai cũng nghiện. Tuy nhiên, nếu đã nghiện cần sa thì rất khó cai và nguy hiểm đến tính mạng. 

Rượu bia là chất gây nghiện về thể chất. Khi nạp rượu bia vào cơ thể một cách liên tục, cơ thể họ cần chất kích thích này để hoạt động cơ thể bình thường. Cơ thể phát ra tín hiệu buộc họ phải đưa cồn vào cơ thể.Nếu phải cai cơ thể rất khó chịu và lên cơn run nếu phải cai nghiện. 

Ngược lại, nghiện cần sa thuộc về tâm lý. Người nghiện cần sa có tâm lý rằng, họ cần chúng để hoạt động. Họ bị suy nghĩ, tâm lý cơ thể chi phối. Suy nghĩ rằng nếu không có cần sa, cơ thể sẽ héo mòn. 

Tất nhiên, cả yếu tố thể chất và tâm lý đều có trong mỗi loại nghiện. Đối với nghiện cần sa thì yếu tố tâm lý là chủ yếu, còn nghiện rượu bia thì ngược lại. 

Nguyên nhân xuất phát từ chất THC trong lá và hoa của cần sa. Khi sử dụng cần sa, chất THC này xâm nhập vào mạch máu gây nên khoái cảm cho người sử dụng. Mức đạt cực đại khoảng 30 phút và sau 01 đến 03 tiếng mới hết ảo giác. Nếu dùng để ăn hoặc uống thì để hết cảm giác hưng phấn và tỉnh táo phải mất rất lâu. 

Những người nghiện cần sa sẽ bị lệ thuộc và nếu có những triệu chứng sau, họ đã bị rối loạn sử dụng cần sa:

  • Muốn ngưng sử dụng nhưng không thể;
  • Sử dụng liều lượng nhiều hơn so với trước đây;
  • Dành nhiều thời gian, công sức để có cần sa sử dụng;
  • Cảm giác thèm và khát khao mong muốn có nó để dùng;
  • Không tập trung làm việc và học tập;
  • Người đỡ đần, không sức sống, trí tuệ suy giảm;
  • Sử dụng trong bất kỳ tình huống nào, cảm tưởng không có cần sa cơ thể sẽ phá hủy;
  • Có thể gây sát thương nếu có người cản sử dụng cần sa. 

Vì tính chất nguy hiểm nên việc cai nghiện cần sa là rất cần thường. Nhưng đó là quá trình không đơn giản. Ban đầu người nghiện sẽ:

  • Cáu gắt;
  • Kích động;
  • Gặp ác mộng;
  • Đập phá đồ đạc, hủy hoại bản thân;
  • Không muốn ăn;
  • Khát khao được sử dụng. Nếu tâm lý không vững sẽ tái nghiện. 

Lời kết

Cần sa ngày nay được sử dụng với hai mục đích là giải trí và y tế. Tuy nhiên, hệ lụy sử dụng cần sa để thỏa mãn bản thân là rất nguy và bị cấm trên thế giới. Vì vậy, đừng sử dụng cần sa hay ma túy dù chỉ một lần. Về phần chữa bệnh của cần sa cần liên hệ với bác sĩ và giới khoa học để được tư vấn.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)