17 tác dụng của cam thảo – thảo dược thần kỳ và lưu ý

Cam thảo là loại dược liệu quen thuộc đối với nhiều người. Người ta hay dùng cam thảo để hãm nước cùng với 1 số thảo dược khác để tạo cảm giác ngọt. Hoặc là giúp cho bài thuốc chữa bệnh đạt được công dụng tốt nhất. Nhưng đương nhiên cam thảo không chỉ là dược liệu phụ trong các bài thuốc nữa. Mà nó cũng có những công dụng chữa bệnh nhất định. 

Cam thảo

Cam thảo

Để giúp các bạn hiểu thêm về tác dụng của cam thảo, cũng như những thông tin thú vị về loại thảo dược này. Thì hãy tham khảo ngay bài viết này của chúng mình nhé! Bạn sẽ thấy được nhiều thông tin thú vị. Cũng như tìm được các phương thức chữa bệnh phù hợp với bản thân. Cùng đón đọc ngay sau đây nhé! 

1. Cây cam thảo là cây gì? Đặc điểm của cây cam thảo

Người ta còn có tên gọi khác là quốc lão, bắc cam thảo, sinh cam thảo. Nhưng tên khoa học của nó chỉ là Glycyrrhiza uralensis Fisch thôi. Người ta xếp cây cam thảo vào nhóm thực vật trong họ cánh bướm hoặc họ đậu.

Nhiều tài liệu ghi chép cam thảo là loại thuốc xưa rất xưa. Nó mang lại nhiều lợi ích cho con người. Đến tận ngày nay các công dụng đó vẫn được lưu truyền và áp dụng.

1.1 Đặc điểm của cây cam thảo trong tự nhiên

+ Cây cam thảo có tuổi đời cao:

Chiều cao của cây chỉ từ tầm 30 đến 100cm mà thôi. Những cây này có đặc điểm giống như dưới đây.

  • Rễ cây có màu vàng nhạt
  • Mọi bộ phận của cây đều có  1 lớp lông mỏng bao phủ
  • Cây cam thảo lâu năm cho lá kép nhưng dạng lẻ. Mỗi lá có thể dài từ 2 đến 5,5cm. 
  • Quả của cây cam thảo thì thì cong cong hình lưỡi liềm. Mỗi quả có thể dài tầm 1 đốt ngón tay. Và rộng cỡ 6 đến 8cm. 
  • Quả cam thảo có màu nâu đen, bề mặt có lông rất nhiều. Mỗi quả cam thảo tách ra đều có 2 đến 8 quả hình dẹt. Hạt nhẵn bóng có màu nâu ám hoặc xanh đen.

+ Cây cam thảo nhẵn

  • Cây này chỉ cao từ 1 đến 1,5m thôi. Rễ có màu vàng nhạt. Cây cho lá kép giống như hình lông chim. Lá cây có hình trái xoan hơi tù ở đầu. 
  • Cây hoa cho nhỏ thành từng chùm và có màu tím nhạt.
  • Quả của cây thì dẹp, thẳng hoặc cũng có thể hơi cong. Quả không có lông. Bên trong mỗi quả có từ 2 đến 4 hạt tròn.

1.2 Cam thảo phân bố nhiều ở đâu?

Theo nhiều tài liệu thì cây cam thảo có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nó có nhiều ở các tỉnh như Thiểm Tây, Sơn Tây, Hắc Long Giang,… Mỗi tỉnh lại có những khu vực phân bố rất nhiều cam thảo.

Một vài tỉnh nước ta như Vĩnh Phúc cũng có trồng cây cam thảo.

Cây cam thảo bắc có tác dụng gì?

Cây cam thảo bắc có tác dụng gì?

1.3 Người ta thu hái cây cam thảo như nào?

Khi lấy làm dược liệu thì người ta hay dùng rễ và thân của cây cam thảo.

+ Thu hoạch đúng cách:

Cam thảo người ta thường thu hái từ tầm tháng 2 đến tháng 8 hằng năm. Đây được coi là thời điểm lý tưởng vì cây cam thảo có nhiều bột và chất nhất.

Những cây nào mà đã được 3 đến 4 năm tuổi thì người ta thường tiến hành thu hoạch vào độ cuối thu hoặc đầu đông. Thời điểm này cây đã úa và lụi. Đồng thời rễ cây cũng chắc, nhiều bột và có nhiều dưỡng chất nhất. Nếu không thì có thể thu vào mùa xuân kết hợp cùng nhân giống. Nhưng thời điểm này củ không còn tốt nữa. 

Rễ cây cam thảo dù to hay nhỏ đều dùng được. Chỉ cần rửa sạch đất cát phân loại theo kích thước và đem phơi khô là được. Theo đó cứ khoảng 2 cân rưỡi tươi thì thu được 1 cân khô. 

Khi phơi người ta phơi héo 1 nửa thì bó lại. Lúc này chỉ phơi đầu và không phơi rễ nữa. Mục đích là để vỏ cây vẫn có màu nâu đỏ đẹp.

+ Sơ chế đúng cách

Sau khi thu hoạch rễ cam thảo xong người ta sẽ tiến hành rửa thật sạch đất cát rồi thái mỏng ra. Sau đó có thể dùng tươi hoặc đem sấy và phơi khô.

Hướng dẫn sử dụng cây tham khảo

Hướng dẫn sử dụng cây tham khảo

1.4 Cách bào chế cam thảo như thế nào?

3 dạng chính của cam thảo thường là chích thảo, sinh thảo hay bột. Với mỗi dạng thì lại có cách bào chế khác nhau.

  • Rễ cây cam thảo rửa nhanh dưới nước cho hết đất cát rồi đem nấu cho chín mềm. Sau đó thái miệng thật mỏng. Cuối cùng thì đem phơi khô thì gọi là sinh thảo.
  • Dùng dao cạo lớp vỏ ngoài ở rễ cây cam thảo rồi thái thành miếng tròn và sấy khô đi. Sau đó nghiền bột thật mịn rồi cho vào lọ thủy tinh bảo quản. Người ta dùng cách này để tạo ra bột cam thảo. 
  • Cam thảo đem phơi thật khô rồi thêm mật ong vào để ướp. Theo tỷ lệ 1 cân cam thảo thì dùng 2 lạng mật ong hòa với 200ml nước sôi. Sau đó đem các nguyên liệu sao vàng đến khi khô lại thì gọi là chích thảo.

Cam thảo sau khi chế biến xong thì để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nấm mốc, mối mọt.

2. Cam thảo có thể dùng làm gì? 17 tác dụng của cam thảo

Cam thảo người ta có thể nấu thành cao lỏng, người bột hay viên nang, viên nhai đều được. Tùy vào tình trạng bệnh mà bạn tiến hành chọn dạng bào chế cho phù hợp.

Cam thảo có thể điều trị được rất nhiều bệnh khác nhau. Hầu như những công dụng của cam thảo đều đã được nghiên cứu kỹ càng. Nhưng để có thể cụ thể hóa được các công dụng của cam thảo thì bạn cần có các bài thuốc cụ thể. Và dưới đây là những bài thuốc đã được nhiều người áp dụng và đã thành công.

1. Dạ dày viêm loét

Cam thảo đem nấu thành cao lỏng rồi hòa với nước nóng để uống. Ngày dùng 60ml chia đều cho 4 lần. TRong vòng 1 tuần sẽ thấy bệnh tiến triển rõ nét.

2. Ho dai dẳng

Nghiền cam thảo khô thành bột mịn. Mỗi lần lấy 1 thìa cà phê nhỏ hòa với nước ấm để uống. Ngày dùng vài ba thìa trong 1 vài ngày sẽ thấy tình trạng thuyên giảm hẳn.

3. Trẻ nhỏ bị cấm khẩu

Lấy 10g cam thảo nấu với 200ml nước. Đun cạn còn ⅔ thì lấy ra cho bé uống. Sau đó đợi đến khi con nôn hết dãi đờm ra thì cho bé uống thêm 1 chút sữa nữa là được.

4. Người bị mụn, người bị ngộ độc

Cam thảo đem nấu thành cao. Mỗi ngày dùng từ 1 đến 2 thìa cà phê nhỏ để uống. Sau vài ngày dùng sẽ thấy tình trạng thuyên giảm. Tiêu độc hết mà vết sưng ở mụn cũng giảm đi.

Những lưu ý khi sử dụng cam thảo

Những lưu ý khi sử dụng cam thảo

5. Khó thở, tâm hư phế nhược

Đương quy 10g, cam thảo 12g, nhị sâm 8g. Đem các nguyên liệu sấy thật khô rồi nghiền bột cho mịn. Sau đó cho vào lọ thủy tinh để dùng dần. Khi nào uống thì lấy đúng 1 thìa cà phê nhỏ để hòa với nước ấm để uống. Mỗi ngày dùng 3 đến 4 thìa.

6. Viêm họng

Lấy 1 nhúm cam thảo sống đem cho vào bình rồi chế nước sôi vào để hãm trà. Mỗi ngày dùng 2 đến 3 tách trà cam thảo trong 1 thời gian sẽ thấy tình trạng bệnh đỡ hẳn.

7. Viêm tắc tĩnh mạch

Lấy 1 nắm cam thảo tươi cớ 45 đến 50g đem nấu với 600ml nước. Đun cạn đến khi còn 200ml thì chia ra 3 lần để uống hết trong ngày. Nên dùng trước 3 bữa chính 20p để đạt hiệu quả cao.

8. Giảm vị đắng chát của nhiều bài thuốc

Trong các bài thuốc Đông y người ta dùng cam thảo để điều hòa tính vị của các thảo dược khác. Nếu dùng với hoàng liên sẽ làm nó bớt đắng và lạnh hơn. TRong bài Tam ảo thang người ta cũng cùng cam thảo. ngoài tác dụng tiêu đờm thì nó còn được biết đến với công dụng giảm vị cay của ma hoàng. Vị đắng của  hạnh nhân trong bài điều vị thừa khí thang cũng giảm đi. 

Ngoài ra cam thảo kết hợp với mang tiêu cũng giảm đi tính xổ mạnh. Kết hợp cùng các nguyên liệu khác như tế tân, bán hạ. Chủ yếu cũng là giảm đi tính tê và cây của dược liệu còn lại.

Đối với các bài thuốc cho trẻ em người ta hay dùng cam thảo. Vì cam thảo ngọt nên dễ uống. 

9. Bổ khí

Mỗi nguyên liệu sau lấy số gam như nhau bao gồm. Nhân sâm, hoàng kỳ và cam thảo. Các vị thuốc này sẽ nâng cao tác dụng bổ khí của sâm lên. Còn đơn thuần dùng bổ khí thì dùng cam thảo là được.

Có nên sử dụng cam thảo trị bệnh?

Có nên sử dụng cam thảo trị bệnh?

10. Rối loạn nhịp tim

Dùng các nguyên liệu sau 4 quả đại táo, 30g thục địa, 12g sinh khương, 12g quế chi, 12g a giao, 12g mạch môn, 12g ma nhân, 12g đảng sâ, 16g chích cam thảo. Đem các nguyên liệu nấu nước uống. 

Bài thuốc này tốt cho người cần bổ huyết, dưỡng tâm.

11. Giảm viêm nhiễm

Người ta sẽ phối hợp thêm nhiều thảo dược khác cũng có công dụng trị mụn, giảm viêm. Ví dụ như kim ngân hoa, bồ công anh hay liên kiều. Nếu người nào họng sưng đau nữa thì có thể thêm huyền sâm, ngư tinh thảo, xạ can, cát cánh, ngưu bàng tử, sơn đậu căn.

12. Người bị bệnh Addison

Diệp Duy Pháp cùng các cộng sự đã tiến hành thí nghiệm trên 33 ca mắc bệnh Addison. Mỗi ngày cho bệnh nhân dùng nước nấu từ cam thảo từ 3 đến 5ml 3 lần.  Người nào bệnh nặng thì dùng từ 8 đến 10ml. Thời gian điều trị từ 25 đến 30 ngày. Cùng với đó là có dùng thêm corticoit cho 16 ca khác. Kết quả thu được là nếu bệnh nhẹ dùng mỗi cam thảo là được. Còn 16 ca kia đều có chuyển biến tốt.

13. Viêm gan

Khi điều trị viêm gan B thì người ta dùng cam thảo dạng viên có tên là Glycyricin. Khi điều trị cho 330 ca thì thấy có 44,8% số ca là kháng nguyên e từ dương về âm. 

Đồng thời thí nghiệm này cũng đã chỉ ra các tế bào gan hoại tử sẽ giảm đi, các thoái hóa mở cũng không còn nhiều. Các tế bào gan được tái sinh, các tình trạng viêm cũng giảm đi thấy rõ. Các tế bào liên kết tốt hơn. Nhờ vậy mà tình trạng xơ gan được giảm đi.

14. Ho lao

Lấy 18g cam thảo tươi nấu nước để uống. Sắc đặc còn 150ml thì chia ra mỗi lần uống 50ml. Điều trị từ 1 đến 3 tháng. Kết hợp với thuốc chống lao sẽ có kết quả tốt. Cụ thể điều trị 23 ca có kết quả tốt. 32 ca tiến triển chứ không có ca nào nặng hơn cả.

15. Chân hoặc lưng đau

Người ta châm cứu thủy huyệt bằng dịch cam thảo 4ml nồng độ 300%. Mỗi lần điều trị cách nhau 1 ngày và áp dụng 4 đến 7 lần châm cứu. Sau thời gian điều trị đã có 27 ca đau lâu ngày và mới đau thành công. 

Nếu người nào bệnh nhẹ thì 1 liệu trình. Bệnh lâu ngày thì 2 liệu trình. Cụ thể trong 27 ca thì có 20 ca thành công hết đau. 7 ca nhìn chung là không còn triệu chứng đau nữa.

16. Ngộ độc thức ăn

Lấy sinh cam thảo tầm 9 đến 15g tùy tình trạng ngộ độc. Đem nấu nước rồi uống vài ba lần liên tục trong 2 giờ. Nếu bị sốt thì thêm 1g bột hoàng liên vào nước để uống. Nếu mà bị nặng thì lấy 30g cam thảo đem nấu nước thật đặc còn 300ml thì thụt dạ dày. Liên tục mỗi lần cách nhau vài ba giờ. Cùng với đó là truyền dịch.

Sau khi áp dụng cách này thì có 55 ca ngộ độc bồ hòn đã khỏi, 179 ca ngộ độc lệ chi núi thành công, 204 người bị ngộ độc thịt cá tiến triển tốt. Riêng cam thảo điều trị thành công cho 279 ca bị ngộ độc.

17. Viêm vú

Lấy 30g xích thược nấu với 30g sinh cam thảo. Đem nấu nước để uống. Tùy tình trạng bệnh mà ngày dùng 1 đến 3 thang. Điều trị liên tục 1 thời gian bếnh ẽ giảm. Nhất là người bị viêm tuyến vú chưa có mủ thì càng dễ điều trị.

3. Những điều cần nhớ khi sử dụng cam thảo

Có thể nói rằng cam thảo có rất nhiều công dụng khác nhau. Điển hình như là các công dụng trên. Tuy nhiên cam thảo cũng như các vị thuốc Đông y khác, nếu dùng không đúng thì cũng gây ra hậu quả khó lường. Vậy nếu đang có ý định sử dụng cam thảo thì bạn cần chú ý những điều gì? Dưới đây là những điều mà bạn cần chú ý khi sử dụng cam thảo để an toàn nhất! 

3.1 Những người không dùng được cam thảo

Trước khi dùng cam thảo nên mang các vị thuốc kê đơn theo toa, không theo toa và cả thực phẩm chức năng. Để bác sĩ cho bạn ý kiến tốt nhất.

Mẹ bầu tốt nhất là không dùng cam thảo, rễ cam thảo hay các chế phẩm từ cam thảo. Theo nhiều nghiên cứu thì cam thảo có chất glycyrrhiza. Chất này ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Và có thể ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ về sau.

Năm 2002 có bài báo đăng trên tạp chí dịch tễ của Hoa Kỳ cũng đã chỉ ra rằng. Nếu dùng cam thảo nhiều trong thai kỳ còn có thể gây ra tình trạng sinh non. Nếu mẹ bầu muốn dùng thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng cho an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Nếu đang dùng thuốc đặc trị hoặc bất cứ dược phẩm, thảo dược nào thì cần cân nhắc.
  • Nếu đã từng có tiền sử bị dị ứng cam thảo hay các vị thuốc trong các bài thuốc trên cũng cần chú ý khi sử dụng.
  • Nếu người nào bệnh lý nhiều, sức khỏe không ổn định, mắc nhiều bệnh càng cần cân nhắc hơn khi dùng cam thảo.
  • Nếu bạn dị ứng thực phẩm, động vật hay thuốc nhuộm thì cần chú ý khi dùng cam thảo.

Khi sử dụng bất cứ thảo dược nào, kể cả cam thảo thì cần cân nhắc lợi và hại của nó. Nếu muốn an toàn thì hãy xin ý kiến bác sĩ để điều trị cho an toàn.

3.2 Cách dùng cam thảo đúng cách

+ Cách sử dụng:

Thông thường cam thảo hay được nấu nước uống hoặc nhai trực tiếp. Ngoải a có thể dùng thành dạng cao lỏng, nấu trà hay các loại bánh kẹo có cam thảo.

+ Liều lượng khuyến cáo

Đối với tình trạng bệnh khác nhau, cơ địa mỗi người khác nhau thì liều lượng cũng khác nhau. Nhưng dù sao cũng không nên dùng nhiều nếu không được bác sĩ cho phép. Nên tiêu thụ ở mức từ 4 đến 80g 1 ngày là được rồi.

3.3 Liều dùng cam thảo đối với từng trường hợp khác nhau

Cam thảo đối với từng trường hợp khác nhau thì sẽ có liều dùng khác nhau. Như vậy sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh của bạn mà chọn liều dùng cho thích hợp. Có như vậy thì bệnh mới được điều trị thành công. Cũng như hạn chế được tác dụng phụ của cam thảo. 

Đối với người dạ dày kích ứng

Dùng hỗn hợp 1ml gồm các dược liệu như cam thảo, lá bạc hà, hoa cúc Đức, caraway, bạch chỉ, chanh, celandine, kế sữa. Ngày dùng 3ml trong vòng 1 tháng là được.

Cũng 1ml nhưng hỗn hợp có thể là celandine, bạch chỉ, hoa cúc Đức, tinh dầu chanh, kế sữa, lá bạc hà, cam thảo. Cũng dùng 3ml 1 ngày trong vòng 1 tháng.

Có 1 cách dùng khác gồm hoa cúc Đức, cam thảo, chanh, caraway, cây thập tự, lá bạc hà. Mỗi ngày dùng 3ml chia đều cho 3 lần. Liên tục trong 3 tháng là được.

Người mới giải phẫu xong

Trước khi gây tê bạn có thể dùng thuốc có tên là Sualin® . Thuốc này có chứa khoảng 97mg cam thảo. Nên dùng trước nửa tiếng để có tác dụng tốt nhất.

Còn trước khi đặt ống thứ bác sĩ sẽ tiêm cho cho bạn khoảng 30ml chất lỏng với nồng độ cam thảo là 0,5g trong vòng 1 phút.

Người bị các bệnh viêm da

Nếu bị các bệnh lý về da thì có thể dùng cam thảo dưới dạng gel nồng độ 1 đến 3%. Mỗi ngày dùng 3 lần liên tục trong 15 ngày là được.

Đối với những bệnh nhân và tình trạng bệnh, cũng như lứa tuổi khác nhau. Thì liều dùng cam thảo cũng như dạng dùng cũng sẽ khác nhau. Để an toàn bạn cứ tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra liều lượng thích hợp cho bản thân.

3.4 Lạm dụng cam thảo thì sao?

Cam thảo có thể dùng ở dạng gel hoặc viên nang đều được.

Nhìn chung cam thảo không có độc tính và khá an toàn. Nhưng nếu bạn dùng trong thời gian dài thì lại có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Ví dụ như cao huyết áp, sụt giảm kali trong cơ thể, tê liệt cơ thể, suy nhược thần kinh hoặc cơ thể. Thậm chí còn ảnh hưởng tới cả não bộ dù bạn là người khỏe mạnh.

Ngoài ra cũng có người gặp phải tình trạng như  mệt mỏi, chậm kinh, tắc kinh, đau đầu, giữ nước trong cơ thể,… Thậm chí còn ảnh hưởng đến khả năng tình dục của nam giới nữa.

Người nào mà dùng thuốc lá mà còn nhai cam thảo thì dễ bị cao huyết áp. Và nhiều triệu chứng nguy hiểm khác.

Nếu gặp phải tác dụng phụ của cam thảo hay thắc mắc về tác dụng phụ của thảo dược này. Thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. 

3.5 Vậy cam thảo có an toàn không?

Cam thảo thực sự an toàn khi bạn dùng đúng liều lượng trong chế biến thực phẩm. Hoặc nếu dùng nhiều hơn để chữa bệnh hay đắp ngoài thì chỉ dùng thời gian ngắn mà thôi.

Bạn không nên dùng cam thảo liên tục 4 tuần thì sẽ rất nguy hiểm. Kể cả bạn giảm liều lượng xuống rồi dùng nó trong thời gian dài cũng không được.

Cam thảo tuyệt đối không được dùng cùng hải tả, cam toại, đại kích hay nguyên hoa. Nếu không thì hậu quả khôn lường. 

3.6 Cam thảo có thể ảnh hưởng đến các bệnh nhân bị bệnh gì?

Một số tình trạng bệnh dùng cam thảo có thể không tốt như bạn nghĩ.

  • Những người bệnh tim có thể dùng cam thảo không hề tốt.
  • Những bệnh nhân đang gặp các vấn đề liên quan tới hooc môn như ung thư vú, tử cung, u xơ cổ tử cung thì cũng không hẳn dùng cam thảo là tốt.
  • Nó có thể làm huyết áp của bạn tăng lên
  • Nếu thần kinh của bạn ảnh hưởng đến cơ bắp thì cũng nên hạn chế dùng.
  • Nó có thể sẽ làm kali trong máu tụt xuống
  • Cam thảo không hẳn tốt cho người bệnh thận.
  • Cam thảo sẽ ảnh hướng đến các vấn đề liên quan tới giới tính của nam giới.
  • Nếu đang có lịch trình phải giải phẫu thì bạn nên ngưng dùng cam thảo trước và sau khi phẫu thuật xong ít nhất là 2 tuần.

4. Kết luận

Như vậy là mình đã giới thiệu xong tác dụng của cam thảo rồi đấy! Giờ đây có thể căn cứ vào tình trạng của bạn thân để bạn có thể sử dụng cam thảo cho đúng. Và nếu sử dụng thành công rồi thì đừng quên chia sẻ để nhiều người biết đến công dụng của nó hơn nhé!

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)