22 tác dụng của cây Cải thìa – cách dùng trị bệnh và lưu ý

Cải thìa – loại rau quen thuộc ngỡ như chỉ đơn giản là một loại rau, nhưng không nó còn có nhiều tác dụng khác như một vị thuốc chữa bệnh khi kết hợp cùng với các loại dược liệu khác.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn về loại rau này.

1. Tìm hiểu một số đặc điểm nổi bật của cải thìa

1.1 Cải thìa là gì?

Cải thìa có rất nhiều tên gọi khác nhau, cải bẹ trắng, bạch giới, cải trắng hay hồ giới,…đều là cải thìa. Nó thuộc họ Cải (Brassicaceae) và có tên khoa học đó là Brassica rapa chinensis.

Cải thảo thuộc cây thân thảo, cao từ 25 đến 70 cm và sống được từ 1 đến 2 năm. Nó không chỉ là một loại rau mà còn là một vị thuốc quý chữa được rất nhiều bệnh. Màu chủ đạo của nó là xanh nhạt, có hoa màu vàng và quả thường dài từ 4 đến 11cm, có mỏ.

Cài thìa có tác dụng gì?

Cài thìa có tác dụng gì?

Ngoài những tên gọi trong Đông y, cải thìa còn có tên khác là Bok choy, có nguồn gốc xuất phát từ Trung Quốc. Sau đó được du nhập về Việt Nam và được trồng rộng rãi ở khắp mọi nơi, trở thành loại thực phẩm quen thuộc.

1.2 Thành phần trong cải thìa gồm những gì?

Trong cải thìa có chứa một hàm lượng nhất định calo, protein, carbohydrate, chất xơ, ít chất béo và không chứa cholesterol. Ngoài ra còn có hàm lượng lớn vitamin A, B, C trong đó cao nhất là vitamin C và một số chất khác như kẽm, photpho, selen, magie, mangan, kali, canxi.

Trong Đông y, cải thìa mang tính ấm và có rất nhiều tác dụng tốt. Đây là loại thực phẩm dưỡng sinh, khi vào cơ thể giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, ngăn ngừa các bệnh về da.

Nên ăn rau cải tươi, không nên ăn cải đã thối dễ gây trúng độc, vì vậy chú ý bảo quản rau thật tốt. Không ăn cải thìa nhiều đối với người bị khí hư, vị hàn.

2. Cải thìa – những tác dụng không ngờ

Cải thìa là loại rau quen thuộc và dễ ăn. Nhưng bên cạnh đó vẫn có những tác dụng tuyệt vời từ cải thìa mà chúng ta chưa biết đến.

1. Ngăn ngừa bệnh ung thư hiệu quả

Trong cải thìa hay các loại cải khác nói chung có một chất gọi là glucosinolate, chất này khi vào trong cơ thể sẽ được chuyển hóa thành isothiocyanate – hợp chất chống lại các tế bào ung thư hiệu quả. Vì vậy, theo các nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên ăn cải thì nguy cơ mắc bệnh ung thư sẽ thấp hơn bình  thường.

Các vitamin A, C và beta – carotene có trong cải thìa sẽ giúp chống lại quá trình oxy hóa mạnh mẽ, ngăn ngừa những tác hại từ các gốc tự do gây ra cho các tế bào. Còn folate lại giúp ngăn chặn sự hình thành các tế bào ung thư từ sự đột biến DNA hiệu quả.

Một chất khác thường rất ít xuất hiện trong rau xanh và trái cây nhưng lại có trong cải thìa, đó là selen. Selen có thể ngăn ngừa sự phát triển của các khối u và sự viêm nhiễm nhờ chức năng hỗ trợ cho hoạt động của các enzym trong gan, khử đi một số hợp chất gây ung thư trong cơ thể.

Có nên sử dụng cài thìa

Có nên sử dụng cài thìa

2. Giúp giải nhiệt, nóng trong

Những người bị bệnh nội nhiệt như khô môi, chân răng sưng, chảy máu, đau rát lưỡi,… có thể dùng rau cải thìa nấu canh ăn như một loại thuốc giải nhiệt hiệu quả.

Với người bị nhiệt miệng thì làm theo cách sau: Làm bột cải thìa bằng cách sao vàng rễ cải rồi tán mịn, bảo quản trong lọ kín để tránh ẩm mốc. Mỗi ngày lấy bột bôi vào chỗ lở từ 2 đến 3 lần. Kiên trì vài ngày đến khi khỏi.

Trẻ em thiếu vitamin C dễ bị chứng nội nhiệt. Đem dầm nát cải thìa rồi thêm nước sôi để nguội vào, chỉ lọc lấy nước, nấu sôi lên rồi để nguội bớt, cho trẻ bú sau 1 tuần sẽ hết dần triệu chứng.

3. Phù hợp cho người bị bệnh về huyết áp

Trong cải thìa có chứa canxi, kali và magie được chứng minh là có tác dụng làm giảm huyết áp một cách tự nhiên.

Để làm giảm huyết áp thì điều cần thiết là duy trì một lượng natri trong cơ thể. Nhưng bên cạnh đó, tăng kali nạp vào cơ thể cũng giúp làm giãn mạch máu hiệu quả.

4. Đảm bảo sức khỏe cho tim mạch

Cải thìa giúp duy trì sức khỏe cho tim nhờ không chứa cholesterol và giàu folate, kali, vitamin C, B6. Một kết quả nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ ít kali (1,000mg mỗi) ngày sẽ tăng khả năng chết do bị thiếu máu cục bộ ở tim hơn người tiêu thụ 4,096mg kali tới 49%.

Trong cải thìa còn chứa các chất giúp ngăn ngừa sự hình thành của hợp chất homocysteine đó là vitamin B6 và folic. Lượng homocysteine sẽ làm tổn hại đến các mạch máu, dẫn đến nguy hiểm cho tim nếu chúng tích tụ quá mức cho phép.

Những lưu ý khi sử dụng cải thìa

Những lưu ý khi sử dụng cải thìa

5. Hạn chế tình trạng viêm nhiễm

Một dưỡng chất quan trọng và có nhiều chức năng có trong cải thìa đó là choline, nhờ chất này bạn có thể ngủ ngon hơn, ghi nhớ tốt hơn, chuyển động cơ dễ dàng hơn.

Ngoài ra, cấu trúc của màng tế bào cũng được duy trì, khả năng hấp thụ chất béo được tăng cường và ngăn chặn viêm nhiễm nhờ chất này. 

6. Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Ăn nhiều cải thìa giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, chất selen có trong cải thìa sẽ giúp chống lại các vi khuẩn gây nhiễm trùng. Nhiệm vụ của selen là kích thích hoạt động của tế bào T, tiêu diệt trực tiếp các vi khuẩn viêm nhiễm.

7. Giúp da khỏe mạnh, căng mướt

Hàm lượng vitamin C có trong cải thìa là nhiều nhất trong tất cả loại rau. Vitamin hỗ trợ hoạt động sản sinh collagen trên da. Ngoài ra, một làn da đẹp luôn cần có vitamin C vì loại chất này giúp chống oxy hóa mạnh mẽ, làm cho da luôn khỏe đẹp.

Vitamin còn hỗ trợ sản sinh collagen chống lại lão hóa, nếp nhăn, cải thiện cấu trúc của bề mặt da.

8. Góp phần giúp xương chắc khỏe

Các chất có trong cải thìa như canxi, photpho, sắt, kẽm, magie, vitamin K đều có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ xương chắc khỏe, giúp duy trì sự khỏe mạnh cũng như cấu trúc xương.

Việc duy trì cấu trúc xương đều nhờ vào 2 chất quan trọng đó là canxi và photpho, quá trình khoáng hóa sẽ diễn ra suôn sẻ nếu 2 chất này duy trì được sự cân bằng. Nếu tiêu thụ quá nhiều 1 trong 2 chất cũng đều gây loãng xương, yếu xương.

Vitamin K là chất quan trọng giúp duy trì sự chắc khỏe và dẻo dai của xương, nếu thiếu vitamin K xương sẽ dễ bị gãy hơn bình thường. 

Cài thìa

Cài thìa

9. Giúp chữa chứng đầy hơi, khó tiêu hóa

Cách làm: Cải thìa rửa sạch rồi giã nát, hầm cho ấm, mỗi ngày trước bữa ăn sáng và tối hãy uống đều đặn. Duy trì liên tục trong 3 đến 5 ngày, mỗi lần chỉ uống 30ml. 

10. Điều trị tốt chứng xuất huyết tiêu hóa

Làm tương như cách trên, giã nát cải thìa rồi hầm nước uống, đều đặn 2 lần mỗi ngày trước bữa ăn. Kiên trì dùng trong 3 đến 5 ngày sẽ thấy hiệu quả.

11. Công thức với cải thìa góp phần giúp chữa liệt dương, thận hư một cách hiệu quả

Xào tôm nõn với 250g cải thìa để ăn. Kiên trì dùng để thấy hiệu quả.

12. Tốt cho người bị cảm gió

Cách 1: Nấu canh cải thìa thái lát (2 cây) với hành tây (7 cây), thêm đường và uống lúc còn nóng, sau đó trùm chăn kín cho đổ mồ hôi rồi dùng khăn sạch lau khô lại.

Cách 2: 250g cải thìa, 60g củ cải trắng, đường đỏ, đem nấu thành nước, sau đó uống nước và ăn cả cái. Sử dụng duy trì từ 3 đến 5 ngày, mỗi ngày 2 đến 3 lần để thấy hiệu quả. 

13. Trị bệnh ho dai dẳng

Đun nước uống với cải thìa và 30g đường phèn. Ngày uống từ 2 đến 3 lần.

14. Giúp giải rượu hiệu quả, nhanh chóng

Cách làm: lõi cải thìa cắt đoạn, giấm, muối ăn, dầu mè, trộn đều hỗn hợp rồi ăn sống hoặc nấu lên rồi uống lúc say rượu sẽ giúp tỉnh từ từ.

15. Điều trị cảm mạo phong hàn

Cách làm: 50g rễ cải thìa thái lát, 30g đường đỏ và 400ml nước sắc cho đến khi cạn còn 150ml nước. Mỗi ngày hãy uống 2 lần và uống khi còn nóng để giúp ra mồ hôi sẽ nhanh khỏi hơn.

16. Giúp chữa bệnh sốt rét

Trong trường hợp bị sốt rét nhưng chưa thể đến bác sĩ ngay thì hãy làm theo cách sau.

Cách làm: 20g hạt cải thìa, 20g lá ngải cứu, 25g rễ cây chân chim, sắc hỗn hợp rồi lấy nước uống sau khi bị bệnh khoảng 2 giờ. Kiên trì để thấy hiệu quả.

17. Chữa chứng hạ bạch cầu

Cách làm: 15g cải thìa, 12,5g lá dâu, 20g lá sen tươi, nấu hỗn hợp lá với nước rồi lọc nước uống. Ngày uống 2 lần sáng và tối.

18. Chứng đi ngoài ra máu

Nghiền nát hạt cải thìa, cam thảo. Bảo quản kín để tránh ẩm mốc, mỗi lần lấy 9g đun với nước và uống. 

19. Hỗ trợ điều trị bệnh viêm cơ tim

Cách làm: 40g cải thìa, 40g cà rốt và 25g hoa cúc dại, đun hỗn hợp trên với nước rồi chia 2 lần uống trong ngày.

20. Hỗ trợ trị bệnh viêm cơ tim do virus

Nếu bạn bị viêm cơ tim do virus tấn công, hãy là theo cách sau.

Cách làm: 40g cải thìa, 15g phục linh, 20g bán hạ chế, 30g gừng tươi. Đem hỗn hợp sắc lấy nước uống trong ngày.

21. Tốt cho người bệnh đái tháo đường

Nguyên liệu: Cải thìa, bã đậu phụ, 2 thứ lượng bằng nhau, bột gạo nếp

Cách làm: Đem hỗn hợp trộn đều lên rồi ăn, kiên trì để thấy kết quả tốt.

22. Hỗ trị điều trị ung thư máu

Đối với những bệnh nhân ung thư máu, chỉ gần dùng cải thìa (có thể tươi hoặc khô đều được) nấu canh ăn như rau bình thường, vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa có tác dụng hỗ trợ trị bệnh. 

3. Những điểm cần lưu ý với cải thìa

Tuy là một loại rau quen thuộc và lành tính, cũng có nhiều tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sử dụng cải thìa cũng nên lưu ý:

  • Không dùng cải thìa cho người vừa khỏi bệnh sởi, mụn ghẻ và các bệnh liên quan đến mắt
  • Không dùng cải thìa cho những người mắc bệnh huyết hư
  • Nếu bị tiêu chảy thì không nên dùng dầu hạt cải thìa
  • Chỉ nên ăn rau cải thìa tươi, không ăn rau đã thối vì dễ bị trúng độc, vì vậy chú ý bảo quản rau

Dù là bệnh nhẹ hay nặng, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vì những bài thuốc trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.

4. Lời kết

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp mọi người có những hiểu biết nhất định về công dụng cũng như cách sử dụng rau cải thìa. 

3/5 - (2 bình chọn)
3/5 - (2 bình chọn)