Cà độc dược là gì? Tác dụng và lưu ý cực quan trọng khi sử dụng

Cà độc dược  – vừa nghe cái tên thôi nhiều người đã nghĩ là nó chỉ có độc thôi. Dùng vào là chết người. Nhưng bạn biết không nó vẫn được đánh giá là 1 trong các loại thảo dược chữa bệnh tốt của Đông y đấy!

Bằng chứng là có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh từ cà độc dược đã được áp dụng. Và thu được kết quả cao. Thậm chí đến tận ngày nay nó vẫn được nhiều người áp dụng vì hiệu quả mà nó mang lại. 

Cà độc dược

Cà độc dược

Tuy nhiên cũng đúng như tên gọi của nó. Nếu bạn dùng đúng thì chữa được bệnh, còn không thì nó lại là loại thuốc độc cho cơ thể bạn. Chính vì thế khi sử dụng loại dược liệu này cần đặc biệt cẩn trọng. Để có thể chữa bệnh an toàn cũng như hạn chế được rủi ro mà nó mang lại.

Vậy cùng khai thác cả 2 khía cạnh đối lập nhau của cà độc dược nhé! Để bạn có thể yên tâm khi dùng nó chữa bệnh. Cũng như hạn chế được tác dụng phụ của loại dược liệu này cho cơ thể. 

1. Cà độc dược là cây gì? Đặc điểm của cây cà độc dược

Ngoài cái tên là cà độc dược thì nó còn được gọi với nhiều tên khác nhau. Ví dụ như là cà lục dược, mạn đà la, sùa tùa,… Tuy vậy tên khoa học của nó chỉ được biết đến là Datura mele mà thôi. Người ta xếp cà độc dược vào nhóm thực vật nằm trong họ cà.

Hiện tại ở nước ta có 3 loại cà độc dược chính:

Loại đầu tiên thì thân và cành có màu xanh trong khi hoa thì màu trắng. Loại thứ 2 thì thân và cành cũng màu xanh. Nhưng hoa thì lại có những chấm tím. Còn loại cuối thì được lai từ 2 loại trên.

1.1 Nhận dạng cây cà độc dược

Cây cà độc dược bản thân là loại thân cỏ. Nhưng ở phần gốc cây của nó lại chuyển thành dạng gỗ. Đây là cây có vòng đời dài. Kể cả khi trưởng thành rồi thì nó cũng chỉ cao tầm 1 đến 1 mét rưỡi mà thôi.

Các cành non của cây thì có nhiều lông mềm. Cành có thể có màu xanh thuần hoặc hơi ánh tím tùy loại. Lá của cây thì có màu xanh thuần túy và đều có lông ở 2 mặt.

Mỗi lá cây thì có các răng cưa to. Lá chia thành từng phiến lệch nhau và mọc chếch trên cành. Hoa của cây giống hoa loa kèn. Kích thước lớn. Mỗi hoa sẽ mọc từ kẽ lá theo từng bông riêng biệt. 

Sau đó cây sẽ cho quả hình cầu với nhiều gai nhọn. Khi quả chín sẽ có hiện tượng quả nứt theo các đường dọc. Mỗi quả lại có nhiều hạt nhỏ, dẹt màu nâu đen.

Tìm hiểu về cây cà độc dược

Tìm hiểu về cây cà độc dược

1.2 Cây cà độc dược có nhiều ở đâu?

Theo nhiều tài liệu thì cây cà độc dược bắt nguồn từ Peru và Maxi co. Tại nước ta đây là cây mọc hoang. Người ta có thể trồng nó làm cảnh hoặc làm thuốc. Một số tỉnh trồng cây này nhiều là Hậu Giang, Bến Tre, Kiên Giang,…

Còn ở ở các tỉnh từ miền Trung đổ ra thì nó là cây mọc hoang ở ven đường hoặc nơi đất trống. Một số nhà cũng dùng nó làm cây cảnh.

1.3 Thu hái, chế biến và bảo quản cây cà độc dược đúng cách

Người ta thường dùng lá và hoa của cây để làm thuốc. Tuy nhiên cũng có bài thuốc dùng cành hay rễ hay quả của cây.

Khi thu hoạch lá người ta sẽ căn vào lúc cây chuẩn bị ra hoa hoặc đang có hoa. Sau đó chỉ lấy lá vừa tới. Hoa thì người ta sẽ hái vào độ mùa thu.

Sau khi thu hái lá và hoa thì sẽ rửa sạch rồi phơi hoặc sấy khổ. Dược liệu sau khi sơ chế thì sẽ cho vào túi nilon buộc kín lại. Rồi để ở nơi thoáng mát để bảo quản được lâu.

2. Cà độc dược dùng làm gì? 6 tác dụng của cà độc dược

Người xưa tin rằng cà độc dược cay, tính bình và đương nhiên là có độc. Nhưng nó cũng được dùng để giảm ho, giảm đau hay ngừa hen suyễn tốt.

Như mình đã nói ngay từ đầu cà độc dược mặc dù là một loại dược liệu có độc nhưng nó vẫn có thể  chữa bệnh được. Bằng chứng là có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh từ cà độc dược mà bạn có thể tham khảo. Các bài thuốc này bạn cần dùng thật đúng thì hiệu quả mang lại là không thể phủ nhận. Thậm chí còn được đánh giá là tốt hơn nhiều so với các loại dược liệu khác. Chính vì thế mà bạn có thể cân nhắc để sử dụng loại dược liệu này để chữa bệnh cho mình.

Có một số bài thuốc dân gian người ta sử dụng cà độc dược làm dược liệu chữa bệnh rất hiệu quả.

  • Ví dụ các bệnh về đường hô hấp đơn giản đến phức tạp như hen suyễn.
  • Hạn chế say tàu xe hay dạ dày co thắt
  • Giảm đau răng hay đau dây thần kinh tọa
  • Làm giảm đi tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân
  • Tiêu mụn nhọt tốt

Ngoài ra người ta còn dùng nó để trị trị, các bệnh về đau xương, đau dây thần kinh. Hoặc cũng có thể dùng cà độc dược để điều trị tình trạng tâm thần rối loạn, hành vi không kiểm soát.

1. Viêm mũi dị ứng

Rất nhiều người đa áp dụng cách điều trị viêm xoang bằng cà độc dược như sau:

Bước 1: Cà độc dược đem phơi khô

Bước 2: Dùng 1 cái lon đục 1 lỗ đường kính tầm 2cm ở trên nắp. 

Bước 3: Thái nhỏ lá cà độc dược ra rồi đem đậy kín nắp lại.

Bước 4: Đặt lon đó lên bếp đun nhỏ lửa. Đến khi nào có khói bốc ra là được.

Bước 5: Hứng lấy khói toát ra từ lon rồi xông lên mũi. Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Tùy vào tình trạng sức khỏe mà hít từ 3 đến 6 phút. Khói này sẽ tiêu diệt vi khuẩn trong khoang mũi rất tốt.

Mỗi ngày chỉ cần làm chừng 2 lần. Mỗi lần vài ba phút là được. Áp dụng đều đặn sau 1 tháng sẽ thấy tình trạng bệnh khỏe hẳn.

Khi dùng cách này đặc biệt chú ý người nào có bệnh về đường tim mạch hay sức khỏe yếu.

Tác dụng của cà độc dược là gì?

Tác dụng của cà độc dược là gì?

2. Ho, hen

  • Lấy lá và hoa của cây cà độc dược.
  • Đem nguyên liệu rửa sạch sẽ rồi phơi khô đi. Sau đó thái nhỏ ra rồi thêm một chút Kali nitrat vào. Cho vào giấy rồi cuộn lại như điếu thuốc. Đốt lên là hút để điều trị hen. Mỗi ngày chỉ dùng 1g cho 1 lần mà thôi.

3. Xương khớp đau nhức

Người ta còn dùng các bài thuốc từ cây cà độc dược để giảm đau xương khớp hiệu quả. Thường thì người ta hay dùng theo dạng thuốc xoa.

Cách làm thuốc xoa từ cà độc dược rất đơn giản.

  • Lấy 3 lạng gồm lá, hoa, quả, rễ của cây cùng với đó là 1000ml rượu nếp trắng. 
  • Các nguyên liệu từ cà độc dược thì đem rửa sạch rồi để thật khô. Sau đó băm nhỏ lên rồi rang nóng trên chảo.
  • Khi nào nguyên liệu chuyển sang màu vàng thì đợi nguội và cho vào bình ngâm cùng rượu trắng. Sau 2 tuần thì lấy ra dùng được. 

Khi nào thấy các triệu chứng đau nhức xương thì lấy rượu này lắc đều lên rồi lấy 1 ít xoa vào chỗ bị đau. Cơn đau sẽ lập tức tiêu giảm. Áp dụng mỗi ngày sẽ thấy được sự hiệu quả của nó.

4. Đau dây thần kinh tọa

Không chỉ điều trị tốt các bệnh về xương khớp hay hô hấp. Mà cà độc dược còn được người ta dùng nhiều để điều trị tình trạng đau dây thần kinh tọa nữa. Bạn có thể áp dụng bài thuốc sau để điều trị.

  • Lấy vài chiếc lá cà độc dược đem rửa cho sạch rồi để thật ráo nước. Sau đó hơ nóng đến khi lá nóng lên nhưng vẫn còn mềm. 
  • Lấy lá đó đắp lên chỗ bị đau dây thần kinh tọa. Đến khi lá nguội thì lấy lá khác nóng đắp vào. Sau 1 vài lần sẽ thấy giảm đau tốt.
  • 1 thời gian áp dụng bạn sẽ thấy hiệu quả mà nó mang lại.
Cà độc dược có công dụng gì?

Cà độc dược có công dụng gì?

5. Buồn nôn

  • Chuẩn bị vài lá cà độc dược và 1 chút rượu nếp
  • Đem rửa sạch lá cây đi rồi ngâm với rượu trắng. Ngâm chừng 1 1 tuần là có thể mang ra dùng được. Khi dùng chỉ cần 10 đến 15 giọt để uống mà thôi.

6. Mụn sưng đau

  • Cũng chuẩn bị vài lá cà độc dược và 1 chút rượu trắng. Độ rượu nên là 45 độ là tốt nhất.
  • Sau khi đem lá cà rửa sạch thì cho vào ngâm cùng rượu. Khi nào mụn sưng đau thì lấy rượu đó xoa vào chỗ đau là được rồi.

3. Những điều cần ghi nhớ khi dùng cà độc dược

Như mình đã nói ngay từ đâu cà độc dược vừa là thuốc bổ vừa là thuốc độc. Nó sẽ chỉ phát huy được công dụng thuốc bổ của mình nếu bạn dùng cho đúng người, đúng bệnh, đúng liều lượng.

Còn không thì nó có thể trở thành thuốc độc gây hại cho cơ thể bạn ngay lập tức. Do đó nếu có ý định dùng cà độc dược bạn cần cân nhắc kỹ giữa lợi và hại để đảm bảo cơ thể bạn an toàn đã. Sau đó mới tính đến việc có điều trị bệnh thành công hay không. 

3.1 Những ai không dùng được cà độc dược chữa bệnh

Bản thân cà độc dược là loại cây có độc. Do đó nó hoàn toàn không phù hợp đối với những người dưới đây:

  • Mẹ bầu và mẹ đang cho con bú. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng cà độc dược gây nguy hiểm trong thai kỳ của mẹ. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Mà nó còn ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé. Còn đối với mẹ đang cho con bú thì các hoạt chất có trong cà độc dược sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Đồng thời còn làm giảm lượng sữa nữa.
  • Những người bị suy tim mà dùng cà độc dược sẽ làm tim đập nhanh hơn. Bệnh tình càng trở nên tồi tệ hơn nhiều.
  • Người bị Down hay người thường xuyên bị táo bón.
  • Người đang có các triệu chứng về dạ dày, thực quản hay là bị sốt.
  • Người gặp các vấn đề về tâm thần hay cao huyết áp cũng không được dùng.
  • Bệnh nhân đang bị tình trạng bí tiểu, đại tràng viêm loét cũng tuyệt đối không dùng.
Cần lưu ý gì khi sử dụng cà độc dược?

Cần lưu ý gì khi sử dụng cà độc dược?

3.2 Tác dụng phụ của cà độc dược

Cà độc dược từ cái tên của nó cũng đã nghe thấy mùi nguy hiểm rồi. Thậm chí tác dụng phụ của nó còn nhiều chẳng kém công dụng của nó luôn ấy. Chính vì thế dù có dùng bạn cùng cần thật cẩn trọng. Để hạn chế tối đa rủi ro mà loại dược liệu này mang lại cho con người nhé! Dưới đây là những tác dụng phụ được ghi nhận từ cà độc dược. 

1. Mẹ bầu và mẹ sau sinh

Mẹ bầu dùng cà độc dược sẽ làm thai nhi chậm phát triển. Thậm chí là nguy hiểm. Còn đối với mẹ đang có cho bú thì sẽ ảnh hưởng đến sữa mẹ.

2. Gây ra hiện tượng suy tim

Cà độc dược kích thích tim đập nhanh hơn rồi từ đó gây ra hiện tượng suy tim trầm trọng.

3. Ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa

Các chất có trong cà độc dược sẽ làm cho thức ăn lâu tiêu hóa hơn. Do đó các vi khuẩn hay virus cũng dễ tấn công ruột hơn. Hơn nữa đường tiêu hóa của bạn cũng hay bị nghẽn. Từ đó mà tình trạng táo bón ngày càng nặng hơn.

4. Làm tâm thần hoặc mất trí nhớ tạm thời

Khi dùng cà độc dược quá nhiều cùng 1 lúc thì có thể làm huyết áp cao đột ngột. Đặc biệt là người nào cao huyết áp thì càng nguy hiểm.

5. Không dành cho tất cả mọi người

Cà độc dược khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng lên nhanh chóng. Chính vì thế mà người nào đang bị sốt hay thể lực kém thì tuyệt đối không dùng cà độc dược dưới bất kỳ hình thức nào.

6. Có thể tương tác với thuốc

Đối với 1 số thuốc đặc trị các bệnh trầm cảm hay thuốc kháng sinh. Thì cà độc dược có thể gây ra những phản ứng không mong muốn.

7. Táo bón

Vì nó làm tắc nghẽn ruột mà tình trạng táo bón càng nặng hơn.

8. Down

Người bị Down đặc biệt nhạy cảm với các chất độc hại ở cà độc dược. Thậm chí nó còn gây hại lớn cho đối tượng này.

9. Sốt

Người đã bị sốt mà còn dùng cà độc dược thì càng làm nhiệt độ cơ thể cao hơn mà thôi.

10. Loét dạ dày

Cà độc dược có thể khiến những người đang bị loét dạ dày càng bị nặng hơn.

11. Trào ngược thực quản

Tình trạng trào ngược thực quản sẽ càng tồi tệ nếu bạn dùng cà độc dược.

12. Cao huyết áp

Với người bị huyết áp cao mà dùng quá nhiều cà độc dược thì sẽ làm huyết áp cao hơn rất là nhiều. Vì bản thân cà độc dược sẽ làm tăng huyết áp.

13. Tiểu khó

Những người bị bí tiểu mà còn dùng cà độc dược thì càng khó đi tiểu hơn.

14. Đại tràng viêm loét

Những vết viêm loét ở đại tràng sẽ càng nặng nề hơn nếu dùng cà độc dược.

15. Tăng nhịp tim

Nhịp tim sẽ tăng lên nếu dùng cà độc dược quá liều.

16. Tác dụng phụ khác

Ngoài ra khi dùng cà độc dược còn có thể có các tác dụng phụ dưới đây!

  • Miệng khô rát
  • Mồ hôi đổ ra nhiều dù không nóng
  • Nội tạng bị co thắt
  • Mất kiểm soát hành vi
  • Da khô và xuất hiện các vết ban đỏ
  • Gây ra hiện tượng co giật, ảo giác
  • Thậm chí là mắt sẽ mờ dần đi rồi rơi vào hôn mê

Đương nhiên đây chỉ là 1 số tác dụng phụ hay gặp mà thôi. Cũng không phải ai cũng bị các triệu chứng này. Và nó cũng còn nhiều phản ứng phụ khác nhau nữa. Vì thế, khi cơ thể có bất kỳ biểu hiện khác thường nào. Cần ngưng sử dụng cà gai leo, đồng thời đến bệnh viện để kiểm tra kỹ.

3.3 Hướng dẫn giải độc khi bị trúng độc từ cà độc dược

Nếu dùng cà độc dược mà gây ra hiện tượng ngộ độc thì điều đầu tiên cần làm là loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Nếu là người lớn thì cho dùng nước chè đặc. Người bệnh sẽ nôn ra và làm sạch được dạ dày. Sau đó thì đặt người bệnh ở nơi yên tĩnh và giữ ấm cho cơ thể là được.

Nếu người nào bị nhẹ hoặc sau khi sơ cứu thì có thể dùng bài thuốc sau để đẩy độc ra. Giúp cơ thể mau khỏe khoắn hơn. Nguyên liệu cho bài thuốc gồm có kim ngân hoa 2 lạng, cam thảo 10g, liên kiều 1 lạng, vỏ đậu xanh 4 lạng. Đem các nguyên liệu nấu với 600ml nước đến còn 200ml nước là được. Để bệnh nhân uống từng ngụm nhỏ cho đến hết. 

Nhìn chung cà độc dược có nhiều công dụng chữa bệnh thật. Nhưng đó là khi bạn dùng nó đúng cách và đúng liều lượng của bác sĩ mà thôi. Còn không nó sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm. Do đó trước khi dùng thì tốt nhất nên xin ý kiến bác sĩ để điều trị cho an toàn.

3.4 Cách dùng cà độc dược đúng liều lượng

  • Người ta có thể dùng cà độc dược ở dạng thuốc sắc cho đơn giản.
  • Đối với từng tình trạng bệnh, độ tuổi, sức khỏe cũng như nhiều vấn đề kháng mà liều lượng mỗi người là khác nhau. Do đó bạn cần thảo luận với bác sĩ để tìm ra liều lượng phù hợp với bản thân.

3.5 Cà độc dược có thể phản ứng với thực phẩm nào không?

Cũng giống như các dược liệu khác thôi, cà độc dược không thể tùy ý kết hợp với bất cứ thực phẩm hay thuốc nào. Bởi vì nó có thể gây ra hiện tượng nguy hiểm ngoài ý muốn. Do đó bạn cần cẩn trọng khi sử dụng cà độc dược. Nhất là đối với các thuốc Tây đặc trị. 

Khi dùng cà độc dược với các thảo dược hay các thuốc đặc trị. Mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Thì có thể làm giảm đi tác dụng của thuốc. Thậm chí còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau nữa. Vì thế chỉ áp dụng khi cho chỉ định của bác sĩ mà thôi.

Nhất là không được phép dùng với các loại thuốc kháng cholinergic. Ví dụ như atropine hay scopolamine. Bởi vì rất có thể bạn sẽ gặp các phản ứng nguy hiểm sau:

Có thể là tim đập nhanh, huyết áp tụt nhanh chóng, da khô và có các nốt mẩn đỏ hoặc là hoa mắt hay chóng mặt. 

3.6 Nhận biết cà độc dược để chữa bệnh cho đúng

Tên khoa học của cây cà độc dược là Brugmansia suaveolens. Đây là loại cây có chiều cao trung bình, sống khỏe, cành lá có xu hướng rủ xuống đất. Lá khá giống lá thuốc lá, mọc chếch nhau. Hoa của cây mọc rủ xuống. Các bông to đi theo đôi to và có màu trắng. Mỗi hoa có thể dài từ 25 đến 30cm.

Cây cà độc dược có nguồn gốc từ Peru và Mexico. Và ở nước ta 1 số nơi người ta dùng cây cà độc dược làm cây cảnh. Thậm chí có nơi còn gọi nó là cây hoa loa kèn. Theo nhiều chuyên gia thì cây cà độc dược có thể khiến người dùng bị ảo giác hoặc mất tri thức trong thời gian ngắn.                                   

Còn một loại cà độc dược khác có tên khoa học là Datura Stramonium L. Đây cũng là 1 giống cây thân thảo sống theo từng năm một. Cây này chỉ có chiều cao từ 30 đến 100cmthôi. Các lá mềm, nhẵn. Hầu như các lá đều được chia thùy sâu.

Tùy từng cây mà lá đài có thể có màu xanh hoặc là màu tím. Trong khi tràng hoa lại có màu trắng đẹp mắt. Quả của cây giống hình quả trứng nhưng nhỏ hơn và có nhiều gai. Khi chín sẽ nứt thành 4 phần tương đối bằng nhau. Trong mỗi quả lại có nhiều hạt giống hạt cà màu nâu đen và hơi dẹt.

Loại cà độc dược lùn thì hay được dùng làm thuốc hơn. Vì nó có nhiều chất có thể tận dụng được như tinh dầu, hyoscin, axit chlorogenic, hyoscyamin hay alcaloid, tannin và saponin. Cũng nhờ các chất này mà nó trừ thấp, giảm đau thần kinh, xương khớp, tiêu đờm rất tốt.

3.7 Cẩn trọng khi dùng cà độc dược chữa bệnh

Nếu có ý định sử dụng cà độc dược để chữa bệnh thì bạn cần lưu ý những điều sau đây.

  • Nếu đã từng bị dị ứng đối với các thành phần có trong cà độc dược thì  tốt nhất bạn không nên dùng cà độc dược để chữa bệnh.
  • Những người có cơ địa quá mẫn cảm đối với các thành phần trong cà độc dược thì  tốt nhất cũng không nên dùng.
  • Khi nào sử dụng cà độc dược mà thấy có biểu hiện khác thường thì cần ngưng sử dụng. Đồng thời đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám nhé! 
  • Theo bảng xếp hạng những loại thảo dược chữa độc thì cà độc dược được xếp vào bảng A. Chính vì thế chỉ sử dụng cà độc dược khi có hướng dẫn từ thầy thuốc mà thôi.

Mặc dù cà độc dược được đánh giá là mang lại sức khỏe và công dụng chữa bệnh cho con người.  Nhưng nó cũng sẽ mang lại tác dụng phụ nếu bạn không biết cách sử dụng chúng cho đúng. Chính vì thế để đảm bảo an toàn trước khi điều trị bạn nên xin ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bản thân.

4. Kết luận

Trên đây là toàn bộ các kiến thức về tác dụng cà độc dược mà các bạn cần nắm rõ. Có như vậy thì khi dùng điều trị mới an toàn và đảm bảo được hiệu quả. Nếu có thể thì hãy xin ý kiến bác sĩ để điều trị cho an toàn. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và vui tươi. 

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)