16 tác dụng của cà chua – trị bệnh, làm đẹp và lưu ý quan trọng

Cà chua là loại thực phẩm rất quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày của mọi gia đình. Cà chua ăn sống hay chế biến chín đều có nhiều tác dụng với sức khỏe con người. Chính vì vậy, cà chua được mệnh danh là loại thần dược tự nhiên có ích với tất cả mọi người.

Thành phần trong cà chua có nhiều chất dinh dưỡng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người. Cụ thể lợi ích của cà chua là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!

Mục lục

1. Cà chua dùng để làm gì? Tác dụng của cà chua

1. Giúp ngăn ngừa và phòng chống ung thư

Một trong những công dụng nổi bật của cà chua trong vấn đề chăm sóc sức khỏe chính là khả năng ngăn ngừa và phòng chống ung thư hiệu quả. Theo kết quả nghiên cứu khoa học, cà chua giúp phòng chống ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày, ung thư trực tràng, ung thư thực quản, ung thư đại tràng, ung thư buồng trứng…

Nguyên nhân là do thành phần giàu chất chống oxy hóa và hàm lượng lycopene dồi dào có trong quả cà chua. Nghiên cứu này cũng nói thêm, ăn cà chua  nấu cùng dầu oliu hiệu quả phòng chống ung thư lại càng rõ rệt hơn.

Cây cà chua

Cây cà chua

2. Tốt cho mắt, giúp cải thiện thị lực

Trong cà chua chứa nhiều vitamin A và vitamin C. Đây là hai loại vitamin rất tốt cho đôi mắt của bạn. Nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều cà chua giúp ngăn ngừa hiện tượng mỏi mắt và thoái hóa điểm vàng ở người trường thành.

Bên cạnh đó, thành phần giàu lycopene, zeaxanthin và lutein của cà chua còn giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể, cải thiện tình trạng thị lực kém.

3. Giúp hạn chế lượng đường trong máu

Cà chua rất giàu dinh dưỡng nhưng hàm lượng carbohydrate lại rất ít. Do đó bạn ăn nhiều cũng không lo tích tụ lượng đường xấu trong cơ thể.

Ngoài ra, trong cà chua cũng chứa một lượng lớn crom và chất xơ. Hai chất này có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu một cách ổn định. Bên cạnh đó chất chống oxy hóa dồi dào có trong cà chua cũng giúp bảo vệ thành mạch, tim, thận của bạn khỏi ảnh hưởng của bệnh tiểu đường.

4. Hỗ trợ làm sáng da

Cà chua rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Những chất này trước hết giúp bảo vệ làn da của bạn khỏi tác hại của ánh nắng, khói bụi ô nhiễm. Bên cạnh đó, dưỡng chất đi sâu vào da giúp cải thiện màu da của bạn. Mang đến cho bạn làm da sáng ẩm, hồng hào, khỏe mạnh từ sâu bên trong.

5. Cà chua giúp cho xương thêm chắc khỏe

Cà chua ngoài vitamin A và C còn chưa vitamin K cùng sắt và nhiều loại khoáng chất. Thường xuyên ăn và uống nước ép cà chua giúp xương bạn bổ sung dưỡng chất, dẻo dai và chắc khỏe hơn.

6. Giúp cho bạn có giấc ngủ ngon

Hàm lượng vitamin dồi dào có trong cà chua giúp bạn cung cấp đủ chất. Nhờ vậy giấc ngủ cũng ngon và sâu hơn. Cách đơn giản là bạn uống mỗi ngày một ly nước ép cà chua hoặc bổ sung cà chua trong chế độ ăn hằng ngày của mình.

Tác dụng của cà chua

Tác dụng của cà chua

7. Cà chua giúp làm đẹp tóc

Cà chua giúp mái tóc của bạn bóng đẹp và chắc khỏe hơn. Cân bằng độ ẩm trên da đầu. Nhờ vậy giảm thiểu tình trạng da đầu khô sinh gàu hay tóc xơ yếu dễ gãy rụng.

Một mẹo nhỏ để chữa gàu và ngứa da đầu tư cà chua. Bạn ép lấy nước cà chua rồi bôi lên tóc và da đầu, xoa bóp nhẹ nhàng, để trong 5 phút rồi xả sạch lại với nước. Bạn thực hiện khoảng 2 lần 1 tuần sẽ thấy da đầu không bị gàu và ngứa nữa.

8. Giảm cân bằng cà chua

Cà chua chứa nhiều dưỡng chất nhưng lại rất ít kalo, đường và chất béo. Ăn nhiều cà chua khiến bạn cảm thấy no lâu, hạn chế việc ăn vặt hay ăn tinh bột. Dưỡng chất có trong cà chua còn giúp cho hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh dù đang ăn kiêng.

9. Giúp điều trị một số bệnh mãn tính

Trong cà chua có chứa carotenoid và bioflavonoid. Đây là hai chất có khả năng chống viêm và giảm đau. Một kết quả nghiên cứu khoa học uy tín trên thế giới đã cho thấy ảnh hưởng tích cực của cà chua hỗ trợ điều trị một số căn bệnh mãn tính. Đặc biệt là bệnh về tim mạch hay hội chứng mất trí nhớ ở người lớn tuổi. 

10. Giúp cải thiện hệ tiêu hóa

Cà chua chứa nhiều chất xơ. Thường xuyên ăn cà chua giúp ngăn ngừa táo bón và bệnh tiêu chảy. Sắc tố và vitamin có trong cà chua cũng giúp ngăn ngừa bệnh vàng da hay mụn nhọt do tích tụ nhiều độc tộ.

Ngoài ra, chất xơ trong cà chua còn giúp ngăn ngừa bệnh trĩ và chất folate có trong cà chua cũng giúp ngăn ngừa hình thành khối u ở ruột già hay đại tràng.

Cà chua có tác dụng gì?

Cà chua có tác dụng gì?

11. Cà chua giúp trị bệnh tăng huyết áp

Cà chua giúp ổn định huyết áp, tránh hiện tượng huyết áp đột ngột tăng cao.

Bạn có thể ăn sống hoặc uống nước ép cà chua. Khi ăn sống cà chua, để dễ ăn hơn bạn có thể thêm chút đường. Nước ép cà chua nguyên chất vẫn là tốt nhất.

12. Giảm thiểu tác hại của thuốc lá

Thuốc lá chứa nhiều thành phần độc hại, là nguyên nhân dẫn đến ung thư.

Theo một kết quả nghiên cứu khoa học, axit chlorogenic và axit coumaric có trong cà chua giúp giảm nitrosamines có trong thuốc lá. Bảo vệ cơ thể của bạn khỏi tác hại của thuốc lá gây ra.

13. Có thể dùng để điều trị sốt cao (kèm theo khát nước)

Khi sốt cao cơ thể sẽ xuất hiện trình trạng khát nước liên tục do mất nước. Lúc này bạn có thể sắc lát cà chua rồi nấu với nước uống như trà. Ngoài ra bạn còn có thể trộn nước ép cà chua và nước ép dưa hấu rồi uống 2 – 3 lần mỗi ngày.

14. Chữa trị lở loét, mụn nhọt

Một bài thuốc dân gian điều trị lở loét, mụn nhọt đó là bạn sử dụng ngọn cây cà chua. Ngọn cây cà chua hát về bạn rửa cho sạch rồi bỏ vào cối thêm chút muối hạt, giã nát. Bạn dùng hỗn hợp này đắp lên nơi bị mụn nhọt, lở loét rồi băng lại bằng gạc sạch.

Cách thứ 2 là bạn nấu cà chua với dầu hoặc mỡ cho đến khi hỗn hợp sệt lại như thuốc mỡ. Bạn để nguội rồi bôi lên vùng da bị tổn thương đến khi khỏi.

Lưu ý khi sử dụng cà chua làm đẹp

Lưu ý khi sử dụng cà chua làm đẹp

15. Cà chua tốt cho người viêm thận

Thành phần dinh dưỡng có trong cà chua giúp thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu, duy trì sự đàn hồi của thành mạch máu, phòng tránh xơ cứng, xơ vữa động mạch. 

Bên cạnh đó, cà chua chứa nhiều chất xơ, nước và vitamin hỗ trợ điều trị bệnh nhân bị viêm thận.

16. Hỗ trợ người bị viêm gan mãn tính

Với những người bị viêm gan mãn tính, cà chua có tác dụng điều trị bệnh rất tốt nhờ thành phần giàu dinh dưỡng có khả năng chống viêm, giảm đau. Bạn có thể chế biến món thịt bò xào cà chua, vừa ngon miệng lại có ích cho người mắc bệnh viêm gan.

Xem thêm:

2. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng cà chua

2.1 Những ai không nên sử dụng cà chua?

– Với những người đang mắc bệnh gout, sỏi mệt không nên ăn cà chua. Nguyên nhân là do lượng axit hữu cơ và lượng putin cao có trong ca chua khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn.

– Cà chua có thể ăn sống hoặc ăn chín nhưng tuyệt đối bạn khôn được ăn cà chua trong lúc đói. Chất phenolic và pectin  trong quả cà chua chín phản ứng với axit trong dạ dày khiến dạ dày chịu tổn thương, gây nên tình trạng đau quặn, nôn mửa, chóng mặt.

– Cà chua cũng không phải là loại thực phẩm tốt với những người mắc bệnh viêm đại tràng hay viêm dạ dày cấp tính. Nếu muốn ăn nên dùng với số lượng và liều lượng hạn chế bởi cà chua sẽ khiến cho bệnh tình trở nặng hơn.

– Vitamin K có trong cà chua gây gián đoạn quá trình hoạt động của thuốc chống đông máu. Do vậy, bạn không nên ăn cà chua khi đang sử dụng thuốc chống đông máu.

2.2 Những nguyên tắc cần tuân theo khi sử dụng cà chua

1. Cần loại bỏ cuống cà hạt khi ăn

Cà chua rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ăn cà chua như thế nào cũng được. Theo lời khuyên của bác sĩ, khi chế biến cà chua bạn nên bỏ hạt và cuống của quả cà chua.

Hạt của quả cà chua cứng như hạt ổi, không có nhiều dưỡng chất lại kho tiêu. Khi đi vào cơ thể khiến cho dạ dày bạn phải co bóp nhiều hơn mới có thể tiêu hóa. Nếu không tiêu hóa hết được sẽ tích tụ lại gây táo bón. Với trẻ em chức năng da dày còn chưa hoàn thiện nên bỏ hạt cà chua khi ăn.

Cuống cà chua là nơi đóng lại nhiều vi khuẩn, bụi và tàn dư của các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. bạn không được dùng hết mà phải cắt bỏ cuống trước khi ăn nhé!

2. Cà chua không nên bảo quản trong tủ lạnh

Cà chua nên được bảo quản ở nhiệt độ thường. Tủ lạnh khiến cho tình trạng của cà chua trở nên nhanh thối hỏng hơ do cà chua không thể giữ nhiệt ở nhiệt độ dưới 10 độ C.

Không những vậy, việc để cà chua vào tủ lạnh còn khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập ảnh hưởng đến mùi hương và chất lượng dinh dưỡng trong quả.

3. Không nên sử dụng thường xuyên

Ăn cà chua rất tốt nhưng không phải cứ ăn nhiều là tốt cho sức khỏe. Hàm lượng axit oxalic có trong cà chua khiến cho thận và dạ dày của bạn bị ảnh hưởng, lau ngày sinh bệnh khó chữa.

4. Không sử dụng xoong gang, nhôm để nấu

Axit trong cà chua sẽ phản ứng với kim loại tạo ra chất độc hại cho cơ thể. Do vật bạn nên tránh sử dụng chảo nổi làm bằng gang, nhôm để chế biến món ăn có cà chua đó.

5. Không sử dụng cà chua chưa chín ( còn xanh)

Thành phần trong có chua chín có chứa hàm lượng lớn tomatidine. Đây là chất độc nguy hại với sức khỏe con người. Ăn cà chua xanh khiến cơ thể bạn trở nên mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, bụng quặn đau liên hồi. Do vậy bạn tuyệt đối không ăn cà chua khi còn sống, chỉ ăn khi cà chua đã chín đỏ thôi nhé!

3. Lời kết

Cà chua là một loại thực phẩm lý tưởng trong chế độ ăn của mỗi người. Do vậy, bạn hãy thường xuyên sử dụng cà chua trong menu đồ ăn của gia đình mình nhé! Đồng thời, hay lưu ý một vài điểm quan trọng, các trường hợp tránh và hạn chế ăn cà chua nhé!

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)