Cây bồ công anh !! tác dụng, cách dùng và ý nghĩa

Bạn chắc hẳn chẳng còn xa lạ gì với cái tên bồ công anh nữa đúng không? Những bức ảnh chụp bồ công anh xuất hiện ở khắp mọi nơi. Bông hoa mỏng manh theo gió cuốn đi nhẹ nhàng là hình ảnh mà ai cũng nhớ.

Dù cho đó có là 1 người khô khan đến đâu, nhìn những hình ảnh ấy vẫn động lòng. Nhưng khoan hãy nói về tính nghệ thuật của nó. Cây bồ công anh còn được dùng vào nhiều việc lắm. 

Bồ Công Anh

Bồ Công Anh

Ví dụ như có thể làm một số món ăn khá ngon từ lá cây này. Hay người ta còn sử dụng cây bồ công anh để chữa bệnh nữa. Đương nhiên các công dụng này được ít người biết đến hơn. Nhưng không có nghĩa là nó không có. Thực sự thì người ta cũng đã làm thử và có được kết quả tốt rồi đấy! Chứ không đơn giản chỉ là truyền miệng đâu. 

Và để rõ hơn về công dụng chữa bệnh cũng như nấu ăn của nó. Thì hôm nay chúng mình xin chia sẻ bài viết này. Nó sẽ là cuốn cẩm nang để bạn soi vào thấy được nhiều thông tin hữu ích về cây. Hi vọng rằng những ai đang có ý định dùng cây bồ công anh chữa bệnh sẽ tìm thấy được bài thuốc thích hợp. Cùng đón đọc ngay sau đây nhé! 

Mục lục

1. Bồ công anh là cây gì? nhận biết, đặc điểm và lưu ý

Trước tiên muốn dùng cây chữa bệnh thì cần biết cây bồ công anh là cây gì đã chứ, đúng không? 

Ở Châu Á nói chung hay Việt Nam nói riêng, bồ công anh là loại cây rất phổ biến. Mặc dù phổ biến là thế song độ nhận diện lại chưa thực sự cao lắm. 

Bồ công anh hay còn được gọi với cái tên khác là bồ cóc, diếp hoang, diếp trời,… Nhưng nghe có vẻ không lãng mạn bằng bồ công anh nhi? Tê nước ngoài đầy đủ của chúng là Lactuca indica L. Bồ công anh được các nhà khoa học xếp vào nhóm thực vật thuộc họ cúc.

1.1 Cây bồ công anh có hình dáng như nào?

Bồ công anh vốn là cây thân thảo. Mỗi vòng đời của chúng chỉ kéo dài được 12 đến 24 tháng thôi. Thân cây thẳng đứng. Không xanh ngắt cũng chẳng nâu mà lại có những đốm tía nhỏ xuất hiện trên thân cây nhẵn nhụi thôi. Thường thì bồ công anh chỉ cao tầm 0,5 đến 2m là nhiều. Tùy loại mà chiều cao thay đổi.

Cá bồ công anh vốn không có cuống. Từ cành chúng mọc so le nhau. Viền lá sẽ có những răng cưa hơi tù. Cũng có loại thì mép lá phẳng.

Hoa thay vì mọc đơn lẻ nó sẽ tụ thành từng cụm, từng chùy. Tường thì hoa sẽ mọc ra từ thân. Cũng có thể mọc ra từ kẽ lá nếu cây có nhiều nhánh. Chiều dài của từng thùy này rơi vào tầm 20 đến 40cm. 

Hoa bồ công anh màu vàng đẹp mặt với các bao hình trụ ôm ấp bên ngoài. Môi bao đấy lại bảo vệ cho khoảng 10 bông hoa nhỏ xinh. Đầu hoa  có màu vàng nhạt chứ không hề tươi rói. Nếu bạn để ý sẽ thấy nhụy hoa có các gai nhỏ. Tai hoa hình thuôn dài và hơi tù ở đầu. Còn tràng hoa thì có lưỡi dài mềm mại.

Khi hoa tàn thì sẽ lộ ra quả bồ công anh. Quả có màu đen và bên ngoài bao bởi 1 lớp lông trắng mịn. Cây nào cũng vậy thôi chẳng riêng bô công anh. Bấm vào thân hay lá thì cây đều chảy nhựa cả.

Hằng năm cứ vào độ tháng 6 tháng 7 hoa bồ công anh sẽ nở rợp trời. Rồi đến sang thu tầm tháng 8 tháng 9 quả bồ công anh sẽ đậu.

1.2 Cây bồ công anh phân bố nhiều ở đâu?

Bồ công anh vẫn là cây mọc hoang. Ở các tỉnh miền Bắc nước ta có thể dễ dàng gặp được loại hoa này. Không chỉ miền Bắc mà các vùng trung du hay nơi nào không ở cao quá 1000m thì vẫn có bồ công anh.

Nếu trồng bồ công anh thì chỉ cần hạt là trồng được rồi. Kể từ khi gieo hạt đến lúc thu hoạch cũng chỉ mất 4 tháng thôi. Khi trồng miễn làm sao trồng nó ở chỗ đất ẩm như bờ ruộng, bờ sông,… là được.

Không chỉ ở Việt Nam đâu mà nhiều nước châu Á khác cũng bắt gặp cây bồ công anh nhiều. Ví dụ như Indonexia, Trung Quốc hay Nhật Bản. Thậm chí ở Ấn Độ loại cây này cũng có đấy! 

Khi thu hoạch thì người ta hay hái lá tươi về dùng luôn chứ ít khi phơi khô. Còn các bộ phận như hoa và quả cũng được tận dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

1.3 Bồ công anh có mấy loại là những loại nào?

Một trong những cuốn sách nổi tiếng của tiến sĩ Đỗ Tất Lợi về cây thuốc Việt Nam có nói rằng. Bồ công anh là tên gọi chung của 3 loại khác nhau. Ở Việt Nam thì hay gặp nhất là bồ công anh vàng, tím hoặc trắng. Ngoài ra cũng có thêm 1 vài loại khác nữa.

Giống bồ công anh của Việt Nam

Gọi là bồ công anh Việt Nam cho dễ phân biệt thôi. Tên danh pháp của em này là Lactuca indica L. Giống bồ công anh này được xếp vào loại thực vật nằm trong họ cúc. 

Ngoài cái tên bồ công anh Việt thì người ta cũng hay gọi là cây diếp dại, bồ cóc, mũi mác,… Nói chung có rất nhiều tên khác nhau. Giống cây này thì là cây hoang. bạn có thể dễ dàng tìm thấy nó ở các tỉnh phía Bắc hoặc Bắc Trung Bộ có rất nhiều.

Thân cây của giống này chỉ cao từ 60 đến 10ccm thôi. Lá hình mũi mác nên mới được gọi là cây mũi mác. Lá thay vì nhẵn mịn thì nó lại nhăn nheo khá khó ưa. Nhưng cũng giống như những cây gọi là bồ công anh thôi. Lá thì không có cuống.  Thường thì loại này mặt trên lá có màu nâu đậm, còn mặt dưới thì màu nhạt hơn. Mép lá sẽ có những răng cưa nhỏ.

Thân cây nhìn chung là thẳng và khá nhỏ. Chỉ khoảng 2mm thôi. Trên thân sẽ có các mấu nhỏ. Ở mỗi mấu thì lại có lã.

Thông thường cứ vào đợt tháng 5 đến tháng 7 người ta sẽ tiến hành thu hoạch lá và cành. Còn các bộ phận khác hầu như ít thu hoạch.

Giống bồ công anh của Trung Quốc

Loại cây này lại được dùng phổ biến ở nước ta. Tên tiếng ANh của nó khá dài. Đầy đủ sẽ là Taraxacum officinale F. H. Wigg. Riêng loại này người ta còn phân ra thuộc chi Taraxacum G. H. Weber ex Wigg. Và là thực vật nằm trong họ cúc nữa cơ.

Ngoài cái tên bồ công anh Trung Quốc thì nó còn được biết tới với tên gọi bồ công anh lùn. 

Bồ công anh lùn ngoài mọc hoang thì người ta cũng đã quy hoạch để trồng lấy nguyên liệu làm thuốc rồi. Nhưng diện tích nói chung vẫn còn chưa lớn lắm.

Đúng như tên gọi của nó thôi. Thân cây cực kỳ ngắn. Thường là 40 cm hoặc hơn tý. Tối đa là 60cm. 

Lá cây thay vì mọc từ thân ra thì nó sẽ đâm trực tiếp từ rễ lên. Giống cây này có lá đơn và mọc thành cụm với nhau ở gốc. Lá cây có màu xanh đẹp mặt. Và mặt lá trên thì màu đậm hơn. Ở trong cụm lá đó lại chia thành 2 lớp lá. Lớp trong thì mọc thẳng đứng. Còn lớp lá ngoài thì cong rủ xuống mềm mại. 

Chiều dài lá ước tính là từ 15 cho đến 30cm. Lá cây phẳng và khá mỏng. Mép lá có răng cưa với kích thước khác nhau. Ai không biết chắc nghĩ là nó bị xé rách đấy! Lá cây to cỡ 4 đến 6cm. Nhìn chung là cân đối với chiều dài.

Cây bồ công anh này có rễ cọc. Hoa bồ công anh sẽ mọc ở đầu cành. Thường thì hoa có màu vàng tươi đẹp mắt. Đợi khi nào tàn thì sẽ lộ ra quả bầu dục màu nâu đen. Nói chung quả cũng không to lắm chỉ tầm 3 đến 4mm thôi. Người ta sẽ đợi quả chín rồi thu hoạch hạt.

Đối với giống cây này thì toàn bộ đều dùng làm thuốc được.

Giống cây với tên gọi chỉ thiên

Cũng là một loại bồ công anh. Danh pháp của nó là Elephantopus scarber L. Cũng giống với 2 người anh em kia thôi, đây là loại thực vật nằm trong họ cúc. 

Cây này nhiều nơi người ta gọi là cây thổi lửa, cây lưỡi mèo,… Có nơi thì gọi là co tát nai, có nơi lại gọi là nhả đản. Nhưng dù là tên nào thì nó cũng không thể chữa bệnh được.

Một vài tài liệu y khoa cổ của người Hoa thì gọi là cây suy hỏa căn hoặc thổ địa đàm,… Cây chỉ thiên cũng là giống cây hoang. Nhưng bạn dễ dàng gặp nó nhan nhản ở các tỉnh phía Nam.

Cả 3 loại trên làm rau, làm thuốc đều có công dụng cả. Tuy nhiên công dụng của nó là hoàn toàn khác nhau. Vì thế bạn cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định sử dụng

Cần đặc biệt chú ý chỉ có giống bồ công anh Trung Quốc là đã được nghiên cứu chữa được bệnh. Đồng thời cũng chỉ có cây này người ta đã dùng và có hiệu quả.

Trị bệnh sử dụng bồ công anh

Trị bệnh sử dụng bồ công anh

1.4 Trồng và chế biến cây bồ công anh

Thông thường nếu muốn trồng  bồ công anh thì sẽ chọn và thời điểm tháng 3 tháng 4. Hoặc đến tháng 9 tháng 10 thì đem hạt đi trồng.

Ngoài cách trồng bằng hạt thì người ta cũng tận dụng các mấu ở thân và gốc để trồng. Nhưng dù là cách nào thì cũng chỉ mất 4 tháng là thu hoạch được thôi.

Cây bồ công anh ở trong môi trường nào cũng có thể phát triển được. Chỉ là nhanh hay chậm thôi. Thậm chí bạn quên không chăm sóc cây vẫn lớn khỏe như thường.

Thường thì người ta hay dùng là bồ công anh. Phần lớn sau khi thu hoạch xong thì dùng tươi luôn. Có thể đem phơi khô để bảo quản nhưng chất lượng không tốt bằng lá tươi.

Ngoài ra thì người ta cũng dùng cả cây nữa trừ rễ ra. Thái nhỏ phơi khô rồi bảo quản.

Xem thêm:

2. Bồ công anh dùng để làm gì? Tác dụng của cây Bồ Công Anh

Như mình đã nói chỉ có bồ công anh lùn là giống bồ công anh đã được chứng minh là tốt cho sức khỏe và trị bệnh được. Trước đây nó chỉ là loại cây hoang mọc nhiều ở núi cao. Sau này khi người ta tìm ra công dụng của nó thì đã tiến hành nhân giống và cây để thu hái chủ động hơn rồi.

So với các loại rau khác mà chúng ta hay nghĩ là bổ dưỡng như rau dền, rau húng,… Thì bồ công anh được đánh giá cao hơn cả ở thành phần dinh dưỡng. Ngoài các nguyên tố vi lượng như sodium hay sắt thì hàm lượng vitamin A và B cũng rất dồi dào nữa. Trong bồ công anh lùn cũng có chất béo và tinh bột đấy!

Cũng từ nguồn dinh dưỡng này mà người ta dùng bồ công anh trong việc chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh hiệu quả.

Người ta thường dùng bồ công anh để làm giảm đi triệu chứng chán ăn, ợ hơi hay đau bụng. Hoặc để làm tan các vết bầm hay các bệnh ngoài da. Hơn nữa nó cũng được sử dụng như 1 bài thuốc giúp tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Cũng có người lợi dụng bồ công anh như 1 chất chống viêm tự nhiên để bảo vệ sức khỏe. Thậm chí còn dùng nó để ngăn ung thư nữa. Cũng bởi vì trong bồ công anh có polysaccharides. Chất này được khoa học đánh giá là ngăn ngừa ung thư đặc biệt là ung thư vú hiệu quả. 

Bằng chứng là một số thuốc đặc trị ung thư vú có chứa thành phần này chiết xuất từ rễ bồ công anh đấy!

Đương nhiên thì nó còn nhiều công dụng khác. Ví dụ như lợi tiểu, làm đẹp da,…

3. Công dụng chi tiết từ thành phần dưỡng chất của cây bồ công anh

Trong cây bồ công anh có rất nhiều dưỡng chất. Các dưỡng chất đó cùng với nhau tạo nên công dụng cho cây. vậy chúng có công dụng gì? Cùng chúng mình tìm hiểu ngay bây giờ nhé! 

1. Giúp xương chắc khỏe

Canxi là chất cơ thể con người cần khá nhiều. Từ xương, răng cho đến các thế bào thần kinh và cả máu nữa. Nó ảnh hưởng lớn đến việc cơ thể bạn hoạt động tốt hay không. Và thật may mắn là bồ công anh sẽ giúp bạn bổ sung được khoảng 10% canxi cơ thể cần mỗi ngày

Bạn có thể dùng bồ công anh làm trà hay nấu rau để có thể giúp răng chắc khỏe. Các cơ không bị co rút. Cơ thể không có những biểu hiện thiếu canxi.

2. Cung cấp lượng vitamin K dồi dào cho cơ thể

Ngoài canxi thì vitamin K cũng là thứ mà xương cần. Hơn hết đó là tim mạch của bạn. Bởi vì nó sẽ giúp chất béo mau bị hòa tan hơn. Thật bất ngờ là bồ công anh lại có thể giúp bạn có được lượng vitamin K cơ thể cần mỗi ngày nhiều hơn 5 lần.

Bổ sung rau bồ công anh vào bữa ăn chính là cách ngăn ngừa bệnh thiếu vitamin K 1 cách tự nhiên đấy! 

Ngoài việc tốt cho tim và xương thì vitamin K còn là chất làm chống đông máu hiệu quả. Đồng thời nó cũng giúp não hoạt động tốt hơn. Các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể cũng nhịp nhàng và trơn tru hơn đấy!

Nhất là đối với phụ nữ ở giai đoạn hậu mãn kinh rất hay bị giòn xương, loãng xương. Vậy thì đừng quên bồ công anh thường xuyên nhé!

Đối với phụ nữ đang trong giai đoạn có kinh nguyệt thì đây là loại thực phẩm rất tốt đấy! Nó sẽ làm chu kỳ kinh của bạn đỡ kéo dài hơn.

Đặc biệt nhất người ta đã phát hiện ra vitamin K có khả năng ngăn ngừa ung thư hiệu quả và an toàn. Nhất là đối với bệnh ung thư dạ dày, ung thư đường hô hấp,….

Vào năm 2014 người ta đã nghiên cứu thử nghiệm trên 7000 người và thu được kết quả rất tốt. Vitamin K giúp bảo vệ họ khỏi sự hình thành các tế bào ung thư và nhiều nguy cơ tim mạch tiềm ẩn.

3. Thải độc gan

Trong cơ thể gan là bộ phận tiếp nhận các chất béo rồi phân tách và thanh lọc chúng thành các chất có lợi cho cơ thể. Không chỉ vậy nó cũng là nơi dự trữ amino axit. Đồng thời chuyển hóa chất béo và cholesterol. Có thể nói là còn giữ đường nữa. Nói chung là rất đa năng. Có như vậy các nội tạng khác mới hoàn thành nhiệm vụ được.

Thật may mắn là các chất có trong bồ công anh sẽ làm gan của bạn khỏe mạnh hơn nhiều.

Chính vì gan tốt nên lượng mật do gan sản xuất ra mới ổn định. Nhờ đó mà hệ tiêu hóa khỏe hơn. Cùng với nhiều khoáng chất khác thì bồ công anh sẽ giúp cơ thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn. Bảo vệ lại các loại bệnh tật tốt hơn.

4. Điều trị đái tháo đường

Bồ công anh dùng làm trà sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu của bệnh nhân đái tháo đường. Đồng thời nó cũng giúp cho insulin trong tủy được sản sinh nhiều hơn. 

Bởi vì nguyên nhân của bệnh tiểu đường chính là khi tủy không sinh ra được đủ insulin cơ thể cần. Đồng thời các tế bào lại dùng insulin không đúng cách. Hơn nữa đường trong cơ thể dư thừa nhiều mà không tiêu hóa hết thì cũng tích tụ trong máu.

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thì bạn nên dùng trà bồ công anh mỗi ngày để có thể cân bằng lượng thừa trong cơ thể.

5. Bảo vệ da không bị nhiễm trùng

Các vết thương hở nếu không được xử lý đúng đắn sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chính vì thế lúc này bồ công anh như 1 giải pháp cứu cánh. Phần nhựa bồ công anh có tác dụng khử trùng và ngăn vi khuẩn tấn công hiệu quả.

Không chỉ đối với các vết thương hở mà ngay cả các bệnh ngoài da cũng đều có thể dùng nhựa bồ công anh điều trị được.

6. Hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào

Trong bồ công anh có chứa 1 lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Những chất này sẽ giúp cơ thể bạn khỏi bị tổn thương do vi khuẩn hay quá trình oxy hóa trong cơ thể. 

Chất chống oxy hóa trong bồ công anh còn giúp cho các gốc tự do không có cơ hội tổn thương đến cơ thể bạn. 

Điều này đã được trường đại học nổi tiếng của Canada nghiên cứu thành công rồi. Họ tìm ra thành phần trong rễ cây bồ công anh có khả năng phá hủy các tế bào ung thư. Đồng thời chống lại sự hình thành và tấn công của các gốc tự do.

7. Hàm lượng chất xơ cực lớn

Chất xơ đối với việc tiêu  hóa diễn ra trong đường ruột diễn ra rất tốt. Điển hình như hàm lượng chất xơ nhiều thì bạn sẽ không còn lo lắng tình trạng táo bón nữa. Vì nó hút nhiều dịch và làm phân nhiều hơn. Từ đó kích thích ruột đẩy phân ra ngoài.

Mà bồ công anh lại là loại thực vật có hàm lượng chất xơ rất nhiều. Không chỉ giúp tiêu hóa khỏe mà nó cũng giúp cơ thể bạn gặp các nguy cơ thừa cân hay tim mạch nữa. Các bệnh về thận cũng sẽ không có nguy cơ tấn công. 

Đặc biệt phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh hoặc tiền mãn kinh thì càng nên dùng bồ công anh.

8. Cung cấp nhiều vitamin A cho cơ thể

Vitamin A được biết nhiều đến với vai trò làm đẹp da, sáng mắt và tốt cho thần kinh. Nhưng ngoài ra thì vitamin A còn giúp cơ thể phá hủy các gốc tự do gây hại nữa. Mà thật may mắn bồ công anh lại có lượng vitamin A rất nhiều. 1 cốc trà bồ công anh ước tính có thể cung cấp đủ lượng vitamin A cơ thể cần đấy!

Từ đó mà cơ thể bạn vừa khỏe vừa đẹp từ sâu bên trong nhé! 

Vitamin A cũng giúp hệ miễn dịch của bạn được nâng cao hơn. Từ đó sẽ ngăn ngừa được nhiều bệnh tật, đặc biệt là ung thư. Đối với phụ nữ mang thai thì vitamin A lại càng quan trọng. Vì nó ảnh hưởng nhiều đến thị lực của mẹ. Chính vì thế mà mẹ cần bổ sung vitamin A thường xuyên hơn.

9. Chữa bí tiểu

Rễ cây bồ công anh được sử dụng như 1 bài thuốc kích thích gan thải độc và đi tiểu dễ dàng. Không chỉ vậy các vấn đề về tiêu hóa khác như ợ chua cũng được đánh bay hiệu quả. Bởi vì bồ công anh giúp bạn có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn bao giờ hết.

Hơn nữa bồ công anh còn giúp axit uric trong máu giảm đi nhiều. Từ đó mà đường tiết niệu của bạn không bị nhiễm khuẩn. Nói chung là tốt vô cùng.

Vì tác dụng của bồ công anh là chữa bí tiểu nên các bệnh nhân bị bệnh về bàng quang. Đặc biệt là ung thư bàng quang thì càng nên dùng bồ công anh. Vì nước tiểu sẽ góp phần đào thải độc tố ra ngoài. Từ đó mà bàng quang của bạn cũng khỏe mạnh hơn. Giảm đi nguy cơ bị ung thư.

10. Bảo vệ đường tiết niệu khỏi nhiễm trùng

Ngoài công dụng giúp đường tiết niệu sạch, bàng quang hết chất độc thì nó cũng giúp cho cơ quan sinh sản và thận của bạn được khỏe mạnh.

Đối với phụ nữ các bác sĩ khuyên rằng chỉ cần lấy rễ,  lá bồ công anh cùng với uva ursi sẽ giúp đường tiết niệu sạch sẽ hơn. Bởi vì các nguyên liệu này đều có tác dụng chống viêm và cải thiện tình trạng bí tiểu hiệu quả.

Xem thêm:

4. Các bài thuốc dân gian dùng cây bồ công anh chữa bệnh

Các cụ ta từ ngày xưa đã cụ thể hóa công dụng chữa bệnh của bồ công anh bằng các bài thuốc rồi. Cùng xem đó là những bài thuốc nào nhé! 

1. Điều trị căng sưng vú cho mẹ sau sinh

Mỗi ngày đều đặn lấy lá bồ công anh giã nát ra rồi đắp lên chỗ ngực bị sưng từ 3 đến 4 lần là được.

2. Đánh tan mụn đinh

Bồ công anh giã nát rồi thêm chút rượu vào chắt lấy nước cốt rồi đun sôi lên. Uống vào sẽ giúp toát mồ hôi và tan mụn đinh hiệu quả.

3. Làm lành các vết thương do côn trùng cắn lâu ngày không khỏi

Bạn có thể giã nát hoặc nhai nát bồ công anh rồi đắp vào vết thương hở là được.

4. Điều trị tình trạng viêm kết mạc cấp

Cho vào nồi chi tử 7 quả cùng với bồ công anh tươi 80g rồi sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống 2 lần. Đồng thời lấy bồ công anh nấu nước để xông mắt ngày 1 lần là được.

5. Làm tiêu độc ở các vết sưng cấp tính

Cho 40g bồ công anh tươi vào nồi nước rồi đun. Sau đó chắt lấy nước uống là được.

6. Giải độc cơ thể, hạn chế mụn

Bồ công anh, vòi voi, không đầu ngựa, liêu kiều mỗi vị 12g. Thêm kinh giới, kim ngân hoa, cỏ mần trầu, hạ khô thảo mỗi vị 10g. Đem tất cả thái nhỏ rồi phơi khô. Sau đó thì cho vào nồi sắc cùng 400ml nước. Đun đặc đến khi còng ¼ mới uống. Mỗi ngày uống 2 lần chia đều từ lượng nước đó.

Nếu không cho thời gian thì bạn có thể đun lá bồ công anh tươi với rễ gai và lá phù dung tươi là được rồi.

7. Điều trị tình trạng đau dạ dày

Cho vào nồi 300ml nước cùng với các thảo dược sau. Lá khôi 15g, khổ sâm 10g, lá bồ công anh kho 20g. Đun sôi chừng 15p thì tắt bếp. Khi uống thì cho thêm đường vào. Nước đó chia làm 3 lần uống hết trong ngày. Liệu trình 10 ngày liên tục. Sau đó nghỉ ngơi vài ngày rồi uống tiếp. Cứ như vậy cho đến khi khỏi là được.

8. Tốt cho đường tiêu hóa và đường hô hấp

Tùy vào tình trạng mà bạn sử dụng lượng bồ công anh khô cho phù hợp. Miễn sao dao động từ 120 đến 180g là được rồi. Đun lấy nước để uống 2 lần trong ngày.

9. Đánh bay ruột thừa bị viêm

Các nguyên liệu gồm có, đại hoàng, kim ngân hoa, xuyên luyện từ mỗi vị 20g. Đào nhân và cam thảo mỗi vị 12g. Thêm xích thược 16g rồi cho vào nồi đun sôi lên là được. Ngày đều đặn dùng 2 lần từ thang thuốc này.

10. Đối với bệnh nhân vị các bệnh về gan

Thổ phục linh, nhân trần, bồ công anh, bạch mao căn mỗi vị 20g. Đun hết lên với nước rồi chia ra uống hết trong ngày. Ngày dùng đúng 2 lần.

11. Làm các vết bỏng không bị nhiễm trùng

Bạn cho cồn 75 độ vào bồ công anh rồi đem giã nát. Lấy hỗn hợp đắp lên chỗ bị bỏng ngay tắp lự.

12. Làm xẹp quai bị

Lấy bồ công anh tươi 1 nắm cơ 30g rồi trộn với lòng trắng trứng gà và 1 vài viên đường phèn. Cho vào băng gạc rồi đắp lên chỗ bị sưng. Nếu dùng lá khô thì chỉ cần 20g là đủ.

13. Xóa nốt ruồi

Giã nát bồ công anh tươi rồi đắp vào chỗ nốt ruồi cần xóa.

14. Cải thiện tình trạng tiêu hóa kém, bàng quang bị viêm

Cho vào cối sa nhân 12g, bồ công anh khô 40g, quất bì 24g rồi nghiền thành bột thật mịn. Khi nào dùng thì lấy 1 thìa nhỏ cà phê để uống là được. Mỗi ngày dùng 3 thìa.

15. Ngăn tình trạng loãng xương

Như mình đã nói canxi và magie trong bồ công anh rất nhiều. Vì thế mà nó tốt cho xương vô cùng. Bạn chỉ cần cho vào xay cà rốt và lá bồ công anh tươi Rồi chắt lấy nước cốt. Thêm nước lọc vào khoảng 100ml là uống được rồi.

16. Điều trị chứng rối loạn ở gan

Cho rau xà lách và lá bồ công anh đi ép lấy nước uống.

Những người mà viêm gan dẫn đến vàng da thì cũng nên dùng nước ép này mỗi ngày.

17. Chống suy kiệt cơ thể

Để cơ thể khỏe mạnh hơn thì mỗi ngày chỉ cần giã bồ công anh tươi rồi chắt lấy nước cốt là được.

18. Lặn mụn cóc

Bạn bẻ phần gốc của cây để lấy nhựa rồi bôi vào chỗ bị mụn. Đều đặn ngày 3 lần sẽ thấy cải thiện rõ rệt.

19. Hỗ trợ điều trị ung thư vú

Kim ngân hoa, hạ khô thảo, bồ công anh khô mỗi vị 20g. Đem sắc cùng 600ml nước đến còn ½ thì chia đều ra uống nhiều lần trong ngày.

20. Đánh bay viêm phổi

Vỏ rễ cây dâu, kim ngân hoa mỗi vị 20g. Hạt tía tô, cam thảo nam mỗi vị 10g. Cùng với đó là bồ công anh 40g nữa rồi đem sắc lấy nước uống hết trong ngày là được.

21. Giảm đau mắt

Cho vào nồi 12g dành dành và 40g bồ công anh để sắc lấy nước. Mỗi ngày lấy đều các lượng như này để uống.

5. Cách sử dụng bồ công anh đạt hiệu quả cao

Mặc dù người ta ca ngợi bồ công anh như 1 loại thần dược. Song thần dược thì cũng cần được sử dụng như đúng liều lượng, quy trình thì mới mang lại hiệu quả cao được. Không thể lạm dụng rồi gây ra nguy hiểm cho bản thân được. 

5.1 Những người nên dùng bồ công anh để chữa bệnh

  1. Đối tượng đầu tiên được khuyên nên dùng là những người bị ung thư. Nhất là ung thư về đường tiêu hoas.
  2. Các bệnh nhân có vấn đề về mật
  3. Các bệnh nhân bị bệnh về gan nhiều
  4. Người cần cải thiện đường tiêu hóa
  5. Đối với người bị dạ dày thì càng nên dùng bồ công anh
  6. Dùng bồ công anh cho những người bị côn trùng cắn và mụn nhiều.
  7. Mẹ sau sinh muốn kích thích sữa về.

5.2 Liều dùng bồ công anh được khuyến cáo

  • Liều lượng được các bác sĩ khuyên dùng là mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa 40g lá tươi hoặc 15g lá, cành khô mà thôi.
  • Dùng độc vị hay kết hợp với nhiều thảo dược khác đều cho công dụng tương tự.
  • Khi sắc nước thì có thể thêm đường cho dễ uống.
  • Đối với các vết thương cần đắp ngoài thì dùng bao nhiêu cũng được.

6. Bồ công anh và những tác dụng phụ

Bên cạnh những công dụng rõ ràng như bạn vừa thấy. Thì cây bồ công anh cũng có những tác dụng phụ nhất định. Bạn cần tránh nó ra để công cuộc điều trị có được kết quả tốt nhất. 

Có 1 số trường hợp khi dùng bồ công anh có nhiều tác dụng phụ lắm. Ví dụ nôn mửa, chán ăn, đau đầu, viêm da, viêm túi mật,… Mặc dù là số ít nhưng vẫn có thể xảy ra đấy! Còn các trường hợp sau thì tuyệt đối không nên dùng nhé!

  • Trẻ em dưới 12 tuổi, mẹ bầu và mẹ sau sinh.
  • Bệnh nhân tăng huyết áp, có bệnh tim, tiểu đường hay điện giải trong cơ thể không ổn định.
  • Các bệnh nhân đang có bệnh về tiêu hóa hay dị ứng với nhựa cây, mủ cây.
  • Những ai bị dị ứng với bồ công anh
  • Người lạnh hay có khí hàn trong người.

7. Các cách chế biến bồ công anh dễ dàng bạn có thể làm ngay tại nhà

Bồ công anh có thể vừa dùng làm món ăn vừa dùng làm thuốc chữa bệnh. Quan trọng bạn chế biến làm sao để vừa hấp dẫn vừa tốt cho sức khỏe đấy! Dưới đây chúng mình xin chia sẻ 1 vài điều thú vị nho nhỏ về cách chế biến bồ công anh. 

7.1 Chế biến bồ công anh

Bồ công anh bạn có thể chế biến thành nhiều cách khác nhau. Mỗi cách đều có cái hay và công dụng riêng. Căn cứ vào nhiều yếu tố bạn có thể chọn lấy cách chế biến phù hợp nhất là được.

Không chỉ làm rau để món ăn thêm phong phú đâu mà người ta còn có nhiều cách để chế biến bồ công anh lắm.

Nấu trà dùng rễ và hoa bồ công anh

Trà bồ công anh là cách chế biến dễ nhất mà nhiều người chọn. Bạn có thể dùng hoa hoặc rễ bồ công anh để nấu trà đều được. Chỉ cần cho chúng vào ngâm với nước sôi khoảng 10p là có trà thơm ngon rồi.

Sắc nước từ rễ bồ công anh đã nướng

Rễ bồ công anh nước lên pha nước sẽ giúp bạn khỏe mạnh và có thứ nước uống ngon chẳng kém cà phê đâu. 

Bạn chỉ cần nước chúng ở nhiệt độ 300 độ sau khi đa xlafm sạch và thái nhỏ. Nướng chín trong khoảng 120p. Sau đó thì ngâm với nước sôi 10p là có nước để đúng ròi. Đây là tách nước vừa thơm ngon lại giải độc rất tốt đấy!

Nước sốt bồ công anh thơm ngon

Dùng bồ công anh và ngò gai để làm nước sốt cho món ăn là 1 ý tưởng không tồi chút nào. Vừa thơm ngon lại bảo vệ bạn khỏi vi khuẩn hiệu quả. Vì chúng rất giàu chất chống oxy hóa mà.

Salad bồ công anh thanh mát

Bồ công anh hơi đắng nên bạn có thể trộn cùng các rau củ khác để át đi. Mình thấy nhiều mẹ hay trộn với súp lơ xanh nhất. Vì nó vừa ngon vừa lạ miệng lại có nhiều chất xơ cũng như vitamin nữa. Rất tốt cho cơ thể.

Trang trí món ăn thêm ngon miệng

Ngoài ra mình thấy nhiều người còn dùng nó để ăn cùng hải sản hay mì ống đấy! Hoa bồ công anh cũng có thể tận dụng để trang trí món ăn cho thêm đẹp mắt. 

Một số mẹ còn thái nhỏ bồ công anh ra rồi trộn với cá hồi. Thật sự rất ngon mà còn nhiều omega 3 nữa.  Đây là món ăn bạn cũng rất nên thử đấy!

7.2 Những món ăn ngon từ bồ công anh bạn không ngờ tới

và giờ chúng mình cùng học làm các món từ bồ công anh để chiêu đãi gia đình nhé! Vừa ngon vừa bổ ai mà không mê chứ! 

Bồ công anh xào cả nhà thích mê

Nguyên liệu:

Bạn chỉ cần chuẩn bị đủ các nguyên liệu dưới đây thôi là có món rau xào thơm ngon rồi.

  • Tùy vào số người ăn mà bạn chuẩn bị rau bồ công anh cho phù hợp
  • vài tép tỏi
  • 1 quả chanh tươi
  • Gia vị nấu ăn thường dùng

Cách làm:

  • Bồ công anh bạn đem làm sạch rồi rửa cho ráo
  • Tỏi đập giập rồi phi thơm vàng lên. Sau đó cho rau vào xào to lửa để rau được xanh. Đảo đều 1 lượt rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Thêm chút đường vào cho ngon. Nhớ là đảo đều để rau không cháy nhé!
  • Xào chín tới khoảng 5p thì tắt bếp. Không nên để rau chín quá vì mất nhiều chất.
  • Gắp rau ra đĩa rồi rưới nước cốt chanh lên trộn đều là được. Bạn cũng có thể cho thêm tiêu hoặc ớt hay hành tây nếu thích.

Trà hoa bồ công anh đẹp mắt bổ dưỡng

Chuẩn bị:

  • KHoảng 400ml nước sôi
  • Hoa bồ công anh 6 đến 8 bông tươi
  • Mật ong và đường nếu thích.

Thực hiện:

  • Chế nước sôi vào cốc rồi thả hoa vào đậy kín ít nhất 5p.
  • Sau đó thêm mật ong vào và khuấy đều và thưởng thức là được. Nếu không thích mật thì cho đường vào nhé!

Trà từ rễ bồ công anh nhâm nhi ngày lạnh

Chuẩn bị:

  • Thảo quả: 1 hạt
  • Nước sôi: khoảng 400ml
  • Mật ong rừng 1 thìa nhỏ
  • Gừng tươi: 5 lát
  • Bồ công anh khô: 30g

Thực hiện:

  • Bỏ mật ong ra và cho các nguyên liệu lên bếp với chút nước đun sôi 10p cho dưỡng chất ra hết
  • Lọ lấy nước và thêm mật ong vào khuấy đều là dùng được rồi.

Những buổi trà dư tửu hậu bạn có thể làm những tách trà thơm ngon như này để chiêu đãi bạn bè. Chúng dễ thực hiện và không mất nhiều thời gian đâu!

8. Bồ công anh có ý nghĩa gì?

Bồ công anh. Cái tên nghe thôi đã thấy sự nhẹ nhàng và thuần khiết trong đó. Bồ công anh không chỉ đơn thuần chữa bệnh nấu ăn khô khan. Mà đối với cuộc sống nó cũng có những ý nghĩa vô cùng tuyệt vời. Cùng chúng mình khám phá ngay sau đây nhé! 

Ý nghĩa của bồ công anh trong tình yêu

Bồ công anh trong tình yêu đại diện cho 1 thừa tình cảm trong sáng thuần khiết và tinh khôi. Nó cũng mong manh như chính những đóa hoa bồ công anh vậy. Họ có nhiều ước mơ và hoài bão nhưng cũng nhiều nỗi sợ hãi. Cũng có rất nhiều bộ phim khai thác hình tượng bồ công anh và có thành công .

Ý nghĩa của bồ công anh trong cuộc sống

Hoa bồ công anh nhẹ nhàng. Chỉ 1 cơn gió cũng có thể thổi chúng bay đến chân trời mới. Đây cũng chính là ước mơ, khát khao kiếm tìm những điều mới lạ. Là ước muốn vươn xa ra ngoài biển lớn của con người.

9. Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết về cây bồ công anh. Như công dụng chữa bệnh hay các bài thuốc từ bồ công anh. Ngoải ra bạn cũng có thêm khá nhiều các kiến thức bên lề về loài cây này rồi đấy! Hi vọng đây sẽ là những điều bổ ích để bạn và gia đình có thêm nhiều sức khỏe hơn.

Cập nhật 05/07/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)