Bạch truật là gì? 19+ tác dụng, cách dùng và lưu ý cần thiết

Bạch truật là loại dược liệu quý có tác dụng tăng cường sức khỏe và chữa nhiều căn bệnh, đặc biệt là bệnh về đường tiêu hóa. Bạch truật được mệnh danh là “thần dược trường thọ”. Trong bài viết hôm nay, cùng tìm hiểu về đặc điểm và công dụng của cây bạch truật nhé!

1. Tìm hiểu về đặc điểm chung của cây Bạch Truật

1.1 Bạch truật là cây gì?

Bạch truật thuộc họ cây thân thảo. Chúng có tuổi thọ khá dài. Đặc điểm của cây bạch truật có thể dễ dàng nhận diện như:

Thân rễ cây to, mọc sát đất.

Thân cây thẳng, chiều cao trung bình chỉ 30 – 80 cm. Cây mọc dạng đơn hoặc phân nhánh, phần thân dưới cây hóa gỗ.

Lá cây mọc thưa nhau, sờ thấy dai. Những phần lá ở dưới thân có cuống dài. Tuy nhiên phần thân trên lại có cuống ngắn. Phần gốc lá rộng hơn, ôm lấy thân cây. Phiến lá có 3 thùy và phần thùy giữa lớn hơn hẳn, gốc lá không đối xứng.

Lá cây  bạch truật ở ngọn có phiến lá nguyên, mép có răng cưa. Lá hơi thuôn dài, hình trứng nhưng đầu nhọn như mũi mác. Phần đầu lá khá lớn. Phần dưới lá có một lá bắc, Lá bắc này hình lông chim, xẻ khá sâu.

Bạch truật

Bạch truật

Hoa của cây bạch truật mọc rất nhiều. Tràng hoa hình ống. Trên mỗi bông có 2 mà, phần trên màu đỏ tím và phần dưới màu trắng. Hoa có 5 thùy, thùy hoa hình mũi mác và xoắn ra ngoài. Nhị hoa bạch truật có 5 nhị hàn liền nhau và có nhị bị thoái hóa. Nhị hoa giống như sợi chỉ mà rất đẹp.

Bầu hoa màu nâu nhạt, có lớp lông nhung mềm, phần trên hình giống long chim. Vòi hoa cũng hình chỉ, mỏng và cong, màu tím nhạt, phần đầu nhị hoa xẻ thành 2 thùy.

Quả của cây bạch truật thuôn dài nhưng dẹp, kích thước quả khá bé, có màu xám.

1.2 Khu vực phân bố và thu hái

Bạch truật có nguồn gốc từ Trung Quốc. Loài cây này được trồng rất phổ biến tại Trung Quốc, Ở Phúc Kiến, Tứ Xuyên, trồng rất nhiều. Ngoài ra còn nhiều địa phương khác như: Giang Tây có Đông Cố, Tu Thủy; Hồ Bắc có Lợi Xuyên, Hồ Nam có Bình Giang, Xương Hóa có U Thế, Triết Giang có Tiên Cư….

Bạch truật được di thực truyền vào Việt Nam đã lâu và nhanh chóng trở nên phổ biến.

Tác dụng của bạch truật

Tác dụng của bạch truật

Thời điểm thu hái bạch truật là khi tiết sương giáng hoặc lập đông, khoảng cuối tháng 10 đến đầu tháng 11. Nên thu hái cây sớm khi còn non, hoa nhiều. Lưu ý là không nên thu hoạch trễ cây già củ rất khô. Ngoài ra không nên thu hoạch quá nhiều một lúc sẽ khiến cho cây tiêu hao nhiều dinh dưỡng do phải liên tục ra nhiều chồi mới.

Khi thân  cây chuyển sang màu vàng và phần ngọn cây cứng thì là lúc bạch truật có thể thu hoạch được. Thu hoạch bạch truật cũng cần đúng kỹ thuật. Bạn nên chọn ngày nắng ráo để tiến hành thu hoạch cây. Bởi đất khô sẽ dễ thu hái cây hơn. Bạn nhổ nhẹ nhàng từng cây một. 

Sau khi nhổ bạn cắt rễ để riêng. Phân rễ này rửa sạch rồi phơi khô. Loại bạch truật nguyên rễ này gọi là hồng truật hay bạch truật. Còn nếu bạn cắt mỏng đem phơi sấy khô thì lại gọi là đông truật hay sinh sái truật.

Xem thêm:

2. Bạch truật dùng để trị bệnh gì? Tác dụng của bạch truật

1. Trị bệnh viêm dạ dày (cấp và mãn tính)

  • 6g bạch truật
  • 5g toan táo nhân
  • 4,5g trần bì
  • 4,5g hậu phác
  • 15g cam thảo
  • 3g gừng

Các dược liệu trên bạn bỏ vào ấm sắc cùng 600ml nước. Khi còn 1 nửa thì nhấc xuống, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc giúp dạ dày dễ tiêu hóa, khỏe mạnh:

  • 12g bạch truật
  • 6g chỉ thực

Bạn sắc lấy nước uống hoặc nghiên thành bột mịn rồi hoàn thành viên. Uống mỗi tuần 2 – 3 lần, mỗi lần 8 viên. Có thể chiêu với cơm hoặc nước sôi.

Bạch truật có tác dụng gì?

Bạch truật có tác dụng gì?

2. Chữa kiết lỵ, tiêu chảy lâu ngày không khỏi

Bạch truật thái mỏng. Sau đó nấu với nước. Khi thuốc đã được thì lấy ra nửa chén trước, còn lại tiếp tục nấu cô đặc thành cao. Cuối cùng đổ ngược lại phần nước thuốc vào nồi bã đã nấu cao cùng mật ong. Dùng ăn mỗi ngày.

3. Chữa ngứa ngáy, sởi và phong thấp

Bạch truật bạn tán nhuyễn. Mỗi ngày uống 2 lần Mỗi lần lấy một lượng nhỏ uống chung với rượu.

4. Trị bồn chồn, bứt rứt ở ngực

Bạch truật cũng tán nhuyễn thành bột. Lấy 4g mỗi lần uống với nước

5. Trị bất tỉnh, cứng miệng do trúng gió

Sắc 160g bạch truật với 3 thăng rượu. Khi còn 1 thăng thì lấy uống ra hết mồ hôi là sẽ đỡ.

6. Sử dụng bạch truật giúp an thai

Bài thuốc 1: Thái sơn bàn thạch than

  • 5g nhâm sâm
  • 5g nhu mễ
  • 5g tục đoan
  • 5g hoàng cầm
  • 8g đương quy
  • 4g xuyên khung
  • 4g chích thảo
  • 4g sa nhân
  • 10g thục địa
  • 15g hoàng kỳ
  • 10g bạch truật
  • 6g thược dược

Thang thuốc trên sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Cây bạch truật khô

Cây bạch truật khô

Bài thuốc 2. Đương quy tán

  • 32 g bạch truật
  • 64g đương quy
  • 64g hoàng cầm
  • 64g bạch thược
  • 64g xuyên khung

Các dược liệu trên phơi hoặc sấy khô rồi tán  nhuyễn thành bột. Mỗi ngày dùng uống 8 – 12g với rượu loãng.

Thường dùng cho phụ nữ có thai nhưng khí huyết kém, thai nhiệt không ổn định. Tuy nhiên không dùng bài thuốc này cho người bị âm hư hỏa vương.

7. Chữa nám da

  • 100g bạch truật
  • 250g giấm táo mèo

Bạch truật sơ chế sạch sẽ rồi bỏ vào một chiếc lọ ngâm cùng với rượu táo mèo. Sau 2 tuần dùng tăm bông chấm rượu ngâm vào vùng nám và tàn nhang. Nên dùng và buổi tối và duy trì 3 – 4 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

8. Sử dụng bạch truật để làm trắng da

  • 1kg nghệ đen
  • Rượu
  • 500g bạch truật

Nghệ đen và bạch truật bạn rửa sạch rồi bỏ vào cối xay nhuyễn với chút rượu. Tiếp đó bạn bỏ vào hũ ngâm cùng 2l rượu loại 30 độ. Sau 100 ngay bạn lấy phần  rượu đó, chấm bông gòn rồi thoa đều lên mặt vào buổi tối. Sau 1 tháng có thể nhận thấy làn da cải thiện đáng kể.

9. Bài thuốc ăn thai

Bài thuốc 1: Thái sơn bàn thạch thang:

  • 5g nhâm sâm
  • 5g nhu mễ
  • 5g tục đoan
  • 5g hoàng cầm
  • 8g đương quy
  • 4g xuyên khung
  • 4g chích thảo
  • 4g sa nhân
  • 10g thục địa
  • 15g hoàng kỳ
  • 10g bạch truật
  • 6g thược dược

Mỗi ngày bạn sắc lấy nước uống 1 thang. Bài thuốc này có công dụng an thai, ích khí kiện tỳ rất tốt.

Bài 2: Đương quy tán

  • 32 g bạch truật
  • 64g đương quy
  • 64g hoàng cầm
  • 64g bạch thược
  • 64g xuyên khung

Bạn sấy khô rồi tán thành bột mịn các dược liệu trên. Mỗi ngày lấy 8 -12 uống với rượu loãng. Bài thuốc này người mắc chứng âm hư hỏa vương tuyệt đối không dùng.

3. Bạch truật và một số thông tin có thể bạn chưa biết

3.1 Tác dụng phụ khi sử dụng bạch truật có thể gặp

Kh sử dụng bạch truật sẽ gặp một số tác dụng phụ như khô miệng, buồn nôn, miệng có mùi khó chịu. Đây là biểu hiện bình thường nhưng bạn cũng cần lưu ý.

Luôn hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bài thuốc từ bạch truật chữa bệnh, đặc biệt là phụ nữ có thai nên cần thẩn. Liều lượng dùng nên đúng mức, không dùng quá nhiều.

3.2 Bạn nên làm gì trước khi sử dụng bạch truật

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bài thuốc từ cây bạch truật nếu bạn:

  • Đang có thai và nuôi con bằng sữa mẹ
  • Đang chữa bệnh bằng thuốc
  • Dị ứng với một số loại thảo dược
  • Đang có bệnh hay mắc tình trạng rối loạn.

Những người không nên dùng bạch truật:

Người mắc chứng âm hư, khát nước, môi miệng khô

Người đang mắc bệnh hen suyễn, đau dạ dày, ốm yếu, mụn nhọt có mủ.

4. Lời kết

Bạch truật là một loại dược liệu quý, khi sử dụng đúng cách có công hiệu chữa nhiều căn bệnh và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định dùng bạch truật chữa bệnh nhé!

Xem thêm:

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)