15 tác dụng của bạch quả – sức khỏe, trí tuệ và lưu ý

Bạch quả từ lâu đã loại dược liệu được dùng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Bằng chứng là các bài thuốc điều ho, hen suyễn, hay cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới. Đều có sự xuất hiện của bạch quả. Mặc dù loại thảo dược này không cao quý như sâm hay nấm. Nhưng công dụng của nó là điều không cần bàn cãi. 

Bạch quả

Bạch quả

Và đương nhiên bạch quả còn có nhiều công dụng khác nữa mà cho đến tận ngày nay người ta vẫn tin tưởng sử dụng. Vì công hiệu mà các bài thuốc đó mang lại. 

Và để các bạn biết thêm nhiều thông tin về bạch quả. Nhất là tác dụng của bạch quả thì hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây của chúng mình nhé! Chắc chắn các bạn sẽ bất ngờ về công dụng của nó lắm đấy! 

Mục lục

1. Bạch quả là gì? Đặc điểm của bạch quả ra sao?

Người ta còn gọi bạch quả là công tôn thụ, áp cước tử hay ngân hạnh. Tiếng Pháp của nó là Arbre aux quarante écus. Tên khoa học của cây bạch quả là Ginkgo biloba L. Người ta xếp cây bạch quả vào nhóm thực vật nằm trong họ bạch quả.

Bạch quả là loại thực vật có tuổi đời lâu nhất. Lên tới 200 triệu năm. Bạch quả là giống cây địa phương ở Trung Quốc. Một số nước khác như Hàn Quốc hay Nhật Bản cũng có nhưng ít hơn.  Vào năm 1730 cây bạch quả đã được trồng ở châu Âu. 84 năm sau thì nó di thực vào Mỹ.

1.1 Đặc điểm của cây bạch quả ra sao?

Cây bạch quả là thân cây gỗ với kích thước lớn. Chiều cao tầm 20 đến 30m. Thân cây mọc ra nhiều cành dài hơi vòng cung. Mỗi cành lại chia thành nhiều nhánh ngắn.

Lá cây hình quạt có cuống nối với cành hoặc nhánh. Đầu mép lá thì tròn còn giữ mép lá thì lại hơi lõm. Sau đó nó sẽ chia thành các thùy. Thường là 2 thùy. Mặt trên của lá có nhiều gân rẽ đôi ra. 

Cây cho quả cứng t tầm ngón tay cái. Bóc hạt ra thì thấy thịt quả màu vàng và có mùi giống như bơ cháy.

Tác dụng của bạch quả

Tác dụng của bạch quả

1.2 Cây bạch quả có nhiều ở đâu?

Nguồn gốc của cây bạch quả là ở Trung Quốc. Nói đúng hơn là ơ Trung quốc có rất nhiều. Một số ít mới ở Nhật Bản mà thôi.

Vào năm 1054, trên Pételot người ta cũng cho rằng ở miền Bắc nước ta cũng có rải rác cây bạch quả. Người ta có thể trồng ở vườn để làm cảnh hoặc ở 1 số ngôi chùa. Nhưng thực tế nhiều năm trôi qua người ta vẫn chưa tìm thấy cây này ở Việt Nam. Thậm chí các nhà nghiên cứu thực vật nổi tiếng cũng chưa từng thấy loại này. Ở trong các hiệu thuốc thì bạch quả không dùng rộng rãi cho lắm.

Nếu dùng quả bạch quả thì nhân và quả được dùng. Hiện tại 1 số nhà nghiên cứu phương Tây cũng đã thử tiến hành dùng lá để điều trị bệnh. Trong thời gian đầu lá bạch quả nếu dùng để chữa bệnh thì nhập từ Nhật Bản hoặc là Triều Tiên. 

Ở Pháp lá bạch quả dùng để chế biến thì được trồng và lấy ở Bordeaux.

1.3 Thu hái, chế biến và bảo quản bạch quả đúng cách

Người ta dùng quả và lá của cây bạch quả để chữa bệnh.

Nếu thu hái thì có thể thu hái bất cứ lúc nào cũng được. 

Sau khi thu hoạch xong thì mang chúng đi rửa sạch đất cát. Đợi ráo nước cso thể dùng tươi hoặc đem phơi khô dùng dần. Nghiền bột đều được. Hoặc đem nấu cao để uống cũng không vấn đề gì cả. 

Sau khi sơ chế thì để bạch quả ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời. Tránh nơi ẩm mốc là được.

1.4 Những thành phần hóa học có trong bạch quả

TRong bạch quả thành phần hữu ích nhất chính là flavonoid. Đây là chất chống oxy hóa mạnh. Nó giúp tiểu cầu khỏi dính, mạch máu giãn nở, máu lưu thông tốt hơn.

Ngoài ra trong lá bạch quả còn có cả các hợp chất phenol, terpenoid, tinh dầu, Br, sáp,… Thịt của quả bạch quả có axit phenol chứa độc. Trong hạt thì có nhiều chất béo.

Hầu như chế phẩm từ bạch quả đều được chiết từ lá. Thường là dùng dạng uống để cải thiện trí nhớ và các bệnh liên quan đến trí nhớ. Nếu ăn sống hoặc rang bạch quả lên có thể gây ra độc tính cho người dùng.

Người ta thường bào chế bạch quả dưới dạng viên uống, trà hoặc dịch chiết. Người ta dùng cả dịch chiết bạch quả ở trong ngành công nghiệp mỹ phẩm nữa. Ở Nhật Bản và Trung Quốc người ta rất chuộng món bạch quả rang đã loại bỏ bột giấy.

Tìm hiểu về tác dụng của bạch quả

Tìm hiểu về tác dụng của bạch quả

1.5 Khái quát công dụng của bạch quả

Các nền y học luôn cố gắng tìm ra những công dụng tuyệt vời của bạch quả để ứng dụng trong đời sống. Và dù là nên y học nào thì nó cũng có ý nghĩa mang đến những công dụng rõ nét của bạch quả. Và dưới đây là các công dụng của bạch quả đã được nghiên cứu, đưa ra và thử nghiệm.

Y học hiện đại nghiên cứu bạch quả

Cao bạch quả chiết xuất dưới dạng tiêu chuẩn sẽ có tên là ginkor hoặc là ginkogink. Có thể đóng thành ống chừng 5ml hoặc là dạng viên nang đều được.

Tây y nghiên cứu bạch quả thì thấy được rằng nó có công dụng điều trị các bệnh như trí nhớ sa sút, hay cáu bẳn ở người cao tuổi. Ngoài ra còn có cả bệnh ngủ gà ngủ gật suốt ngày nữa.

Y học truyền thống nghiên cứu bạch quả

Bạch quả có tính chất thu sáp tốt. Nếu ăn chín vừa ôn vừa tích khí. Đồng thời tiêu đờm, ích phế, trừ ho, giảm hen. Ngoài ra còn có các chứng như di niệu, đái nhiều, khí hư hay bạch đới cũng điều trị được.

Bạch quả ăn sống với lượng vừa đủ thì tiêu độc, giã rượu, sát trùng, tiêu đờm. 

Người ta thường dùng bạch quả để điều trị tiểu tiện nhiều, di tinh, di niệu, ho hen suyễn, có đờm, bạch đới, lãnh lâm, bạch trọc. Phổi nhiễm khí lạnh, giảm đái trọc,… Cùng với nhiều công dụng khác nữa.

Mặc dù có thể thấy bạch quả  có nhiều công dụng thật. Nhưng cũng không nên lạm dụng quá nhiều. Bởi vì nó có tính thu liễm cực mạnh. Nếu ăn nhiều cơ thể bị sinh trướng dẫn đến khó chịu.

Bạch quả có tác dụng gì?

Bạch quả có tác dụng gì?

Các thí nghiệm

Các thí nghiệm này đều đã được thực nghiệm nghiêm ngặt và được công bố trên nhiều phương tiện truyền thông. 

Tuần hòan máu não

Thí nghiệm trên chuột cống trắng thì thấy được cao bạch quả giúp nó hạn chế thiếu máu cục bộ ở não. Nếu tiêm vào tĩnh mạch thì cũng thấy được tình trạng nhồi máu não giảm đi. Cụ thể là nó sẽ làm các cục máu đông vỡ ra. Thậm chí thiếu máu não nặng do nghẽn mạch hay nhồi máu não khẩn cấp cũng có tác dụng. 

Trong điều kiện bình thường thì con nào dùng cao bạch quả thời gian sống sẽ lâu hơn. Vừa giúp tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn. Lại vừa tăng nồng độ đường và  adenosin triphosphat trong máu lên.

Thí nghiệm trên mèo nếu tim cao bạch quả thì tiểu động mạch to ra, não cũng ít dùng đường hơn. Hiện tượng phù não do chất độc hay chấn thương cũng được giảm đi nhiều. 

Ở hiện tượng  não bị phù do natri arachidonat trên chuột cống. Dùng cao bạch quả thì sẽ làm nước, natri, canxi giảm đi. Đồng thời tình trạng sụt giảm kali trong não cũng cải thiện. 

Chuột mà được dùng cao bạch quả liên tục từ 1 đến 2 tháng thì khả năng phản xạ và trí nhớ được cải thiện rõ rệt.

Thí nghiệm tác động vào thính giác và tiền đình

Nghiên cứu trên chuột lang thì thấy được cao bạch quả làm những vết thương ở ốc tai chuột giảm đi. Đồng thời cũng ảnh hưởng tốt đến vi tuần hoàn tổng thể và độ thẩm thấu của mao mạch. 

Không chỉ có chuột mà các động vật mang đi thực nghiệm đều có tiến triển tốt về tiền đình và thính giác.

Đối kháng hoạt hóa tiểu cầu

Trong cao bạch quả có ginkgolid, nhất là ginkgolid B sẽ làm ức chế sự sụt giảm tiểu cầu nhanh chóng. Đồng thời có cả hiện tượng phế quản co thắt ở chuột. Các triệu chứng này gây ra bởi PAF.

2. Bạch quả dùng làm gì? 15 tác dụng của bạch quả đối với cơ thể người

Ngay từ thời y học còn chưa phát triển người ta đã biết cách dùng bạch quả để điều trị 1 số bệnh đơn giản rồi. Cho đến tận ngày nay vẫn có rất nhiều người áp dụng các bài thuốc từ bạch quả để chữa bệnh. Vì ngại tác dụng phụ của thuốc Tây. Cũng như đây là cách an toàn mà hiệu quả. 

Theo Đông y bạch quả vừa ngọt, vừa đắng lại hơn chát nhưng tính ôn. Khi quả còn nhỏ ăn có vị ngọt. Mà chín rồi ăn lại đắng. Bạch quả có độc tính nhẹ.

1. Ho đờm, cổ khò khè

1 nắm lá ngải cứu và 7 hạt bạch quả. Đầu tiên lấy bạch quả rửa sạch. Lá ngải cứu đan thành 1 cái tổ. Rửa sạch quả nào thì xếp vào tổ lá ngải cứu rồi lấy giấy bọc bên ngoài. Sau đó mang đi nướng thơm. Làm lần lượt cho đến hết. 

Nướng xong thì tách lấy phần hạt thôi còn lại bỏ hết. Ăn cả quả. Mỗi ngày dùng từ 3 đến 4 quả. Đến khi bệnh thuyên giảm hoàn toàn là được.

2. Định suyễn thang

Tang bạch bì, tô tử, bán hạ chế, khoản đông hoa, tang tầm bị mỗi vị đúng 8g. Thêm hạnh nhân đã bỏ vỏ và đầu nhọn, hoàng cầm mỗi vị đúng 6g. Cuối cùng là cam thả 4g và bạch quả 21 quả. bạch quả rửa sạch rồi đem sao vàng lên. Sau đó thêm bán hạ chế, tang tầm bì và khoản đông hoa rửa sạch để ráo nước. Sau đó cho tất cả vào chảo để tang vàng cùng mật ong.

Hạnh nhân và hoàng câm cũng mang rửa cho sạch rồi sao qua đi. Các nguyên liệu còn lại thì đem rửa sạch. Xếp các nguyên liệu vào nồi đun nhỏ lửa đúng 3 làn nước. Để nguội rồi lấy nước đó uống. Uống nhiều lần trong ngày đến khi thấy bệnh tình đã đỡ.

3. Tiểu nhiều, tiểu đục, tiểu rắt

Lấy 5 bạch quả chín và 5 bạch quả sống đem ăn trong ngày. Mỗi ngày dùng 10 bạch quả. Liên tục 10 ngày sẽ có hiệu quả.

4. Mụn to không có đầu

Thịt bạch quả và một chút nếp chưng thích hợp. Đem trộn cùng mật ong để vo viên lại. Mỗi viên cỡ hạt nhãn là được. Mỗi ngày dùng 2 viên chia đều cho 2 lần. Dùng đến khi bệnh thuyên giảm là được.

5. Nôn mửa, bạch trọc, lãnh lâm

Lấy thịt bạch quả và hạnh đào mỗi thứ số gam bằng nhau đem rửa cho sạch rồi để thật ráo nước. Cho vào cối để giã nát ra. Sau đó thêm nước vào để nấu thành cao. Mỗi lần dùng 1 thìa cà phê hoa với nước ấm để uống. Ngày dùng từ 1 đến 2 thìa là được.

Lưu ý khi sử dụng bạch quả

Lưu ý khi sử dụng bạch quả

6. Cải thiện trí não, trí nhớ

Nhờ vào các chất chống oxy hóa mà cây bạch quả sẽ làm cho não bộ bị lão hóa chậm hơn. Đồng thời giúp máu lên não tốt hơn. Giảm thiểu được các tình trạng đau đầu, choáng váng, ù tai. Các chi cũng như các bộ phận sẽ hoạt động thích hợp hơn. Đồng thời ở trong hạt bạch quả cũng có các chất giảm viêm nhiễm và nấm ngứa tốt.

Một vài nghiên cứu chỉ ra kiên trì dùng bạch quả trong vòng 1 năm sẽ làm các triệu chứng mất trí nhớ hay Alzheimer cải thiện đáng kể. Liều lượng thích hợp là 120 đến 240mg 1 ngày. 

Nếu dùng trà thì cần lấy 1 thìa cà phê lá bạch quả cỡ 5g đem hãm với 100ml nước sôi thành trà. Mỗi ngày dùng 1 đến 2 ly sẽ làm giảm đi sự căng thẳng.

Nếu dùng ở dạng dịch chiết theo liều lượng tiêu chuẩn. Nghĩa là gồm 24% là Glycosides flavone và 6% là Triterpenes. Liều lượng 120mg 1 ngày sẽ tốt. Người nào mạch máu viêm tắc thì có thể dùng tối đa là 160mg 1 ngày. Tùy vào tình trạng bệnh mà dùng từ 1 đến 3 tháng sẽ có kết quả.

7. Không còn lo âu, căng thẳng

Dùng dịch chiết từ lá bạch quả liên tục 1 tháng là cách giúp các tình trạng lo âu, căng thửng được giải quyết. 

8. Cải thiện thị lực cho người tiểu đường

Những người đái tháo đường hay gặp phải các biến chứng liên quan. Điển hình là võng mạc bị tổn thương. Vì thế cứ dùng dịch chiết từ lá bạch quả nửa năm sẽ thấy có công dụng.

9. Đi bộ không còn đau chân

Thực chất nguyên nhân gây ra tình trạng đi bộ đau chân là do máu lưu thông kém. Vì thế dùng dịch từ lá bạch quả uống là cách cải thiện lưu lượng máu. Như vậy sẽ giảm được tình trạng đau chân khi đi bộ. Như vậy nếu dùng kiên trì thì bạn sẽ không phải đụng đến phẫu thuật. Tuy nhiên bạn phải thật kiên trì trong 2 năm cơ.

10. Giảm triệu chứng khó chịu trước kỳ kinh nguyệt

Dịch chiết từ lá bạch quả khi dùng sẽ giảm tình trạng vú sưng đau. Cùng với nhiều triệu chứng khác có liên quan đến tình trạng khó chịu trước chu kỳ kinh nguyệt. Nếu muốn dùng thì bạn dùng từ ngày thứ 16 của chu kỳ trước. Liên tục đến ngày thứ 5 của chu kỳ sau là được.

11. Người có triệu chứng tâm thần phân liệt

Theo nhiều nghiên cứu người nào đang dùng thuốc tâm thần nếu dùng thêm bạch quả. Thời gian điều trị từ 6 đến 8 tuần thì sẽ giúp tâm thần phân liệt giảm bớt. Hơn nữa tác dụng phụ do thuốc tâm thần để lại cũng không còn nhiều.

12. Người hay chóng mặt mất cảm giác thăng bằng

Uống dịch chiết từ lá bạch quả sẽ giúp các tình trạng như chóng mặt, hoa mắt được cải thiện đáng kể.

13. Giảm cholesterol tổng thể

Dùng hạt bạch quả có thể làm giảm cholesterol trong cơ thể bạn.

Theo một nghiên cứu công bố vào năm 2008 thì hạt bạch quả có thể làm giảm cholesterol cơ thể tiêu thụ. Thí nghiệm trên chuột cũng đã chỉ ra rằng, con nào ăn hạt bạch quả thì cholesterol trong gan thấp hơn con không ăn. 

Từ đó có thể khẳng định hạt bạch quả thực sự tốt cho tim mạch và giúp máu lưu thông lên não tốt hơn.

14. Ngừa ung thư tốt

Nghiên cứu chỉ ra trong bạch quả có 2 nhóm hoạt chất chính. Đó là  Flavonoids và Terpenelactones. Riêng nhóm thứ 2 bao gồm cả bilobalide, kaempferol, ginkgolides A, B,C,…Đặc điểm chung của cả 2 nhóm là ngăn lại các gốc tự do gây hại cho tế bào. Đồng thời làm tình trạng viêm  nhiễm giảm đi nhiều. Nhờ vậy mà ngăn được nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư. 

Các chất chống oxy hóa trong bạch quả là các chất ngăn ngừa ung thư. Bởi vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến đổi gen. Sau khi được nấu chín thì hạt bạch quả gần như đạt được 60% hàm lượng các chất chống oxy hóa trong nó.

15. Tăng lượng máu lên não

Máu lên não sẽ được tăng cường, đảm bảo tình trạng oxy hóa khi hít thở thông thường. Đồng thời cải thiện lưu lượng biến máu trong cơ thể, giảm khả năng tập kết của tiểu cầu. Mao mạch trong cơ thể cũng thẩm thấu ít hơn.

Tiêu chuẩn của cao bạch quả với liều lượng 120mg thì có tác dụng giống với liều lượng 4,5mg của dihydroergotoxin. Thời gian điều trị là 6 tuần.

3. Những điều cần lưu ý khi sử dụng bạch quả

Đành rằng bạch quả có rất nhiều công dụng trong việc trị bệnh. Nhưng các sách y học cũng đã ghi chép lại những điều tối kỵ khi sử dụng bạch quả. 1 là mang lại công dụng chữa bệnh. 2 là tránh những rủi ro cho cơ thể. Bạn cần khắc cốt ghi tâm những điều này để có thể đảm bảo sức khỏe tốt cho bản thân. 

3.1 Tác dụng phụ của bạch quả

Các chất bổ sung của bạch quả chủ yếu là đến từ lá. Nếu hạt bạch quả ăn sống hay rang thì đều có nguy hiểm cả. Kể cả dùng bo sung lá bạch quả cũng có thể gây ra các tác dụng phụ sau.

Ảnh hưởng đường huyết

Dùng bạch quả cũng sẽ ảnh hưởng đến đường trong máu. Do đó người ta mới khuyên người tiểu đường cần chú ý khi dùng bạch quả. Hay những người đang dùng thuốc, các thực phẩm chức năng liên quan đến đường máu.

Tác dụng đến huyết áp

Bạch quả có thể khiến huyết áp của bạn có thể huyết áp cao hơn cũng có thể thấp hơn. Do đó nếu đang dùng thuốc huyết áp cần thật cẩn trọng khi dùng bạch quả.

Tác dụng đến nội tiết tốt

Dùng hạt bạch quả có thể ảnh hưởng đến nồng độ insulin trong cơ thể. Do đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh tiểu đường. 

Ảnh hưởng tiêu hóa

Nếu dùng hạt bạch quả nhiều quá thì hệ tiêu hóa của bạn có thể gặp phải các tình trạng như sau. Ví dụ như nóng rát hậu môn, hậu môn viêm, đau dạ dày, thèm ăn kinh khủng, tiêu hóa bị rối loạn, khô khát trong miệng. Ngoài ra còn có thể bị đau bụng hoặc buồn nôn,… Cùng với nhiều các triệu chứng khác.

Ảnh hưởng thần kinh

Hoàn toàn có thể gặp phải các hiện tượng như tim đập nhanh, buồn ngủ, hương phấn nhẹ, đổ mồ hôi, căng thẳng,…

Tác dụng phụ khác

  • Một số người khi dùng lá bạch quả thì tăng nhịp tim, chóng mặt, nôn nao, tiêu chảy,… Cũng có thể gây ngứa, nổi mẩn hay các biểu hiện nặng nề hơn.
  • nếu chuẩn bị bước vào cuộc giải phẫu thì hãy xin ý kiến bác sĩ. Những người đã từng bị tiểu đường, động kinh, hay sinh sản có vấn đề. Thì tốt nhất là không nên dùng bạch quả. Khi dùng thì cần nấu chín bạch quả. Nếu nấu chưa chín có thể gây co giật. Thậm chí là tử vong.
  • Nếu đang dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng thì cần hỏi bác sĩ khi dùng bạch quả trị bệnh. Bởi vì nó có thể tương tác với 1 số thuốc. Ví dụ như thuốc đông máu, aspirin, thuốc giảm đau, thuốc chống tiểu cầu, thuốc ngăn trầm cảm,… Ngoài ra còn có nhiều loại thuốc khác cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo bạch quả có chất độc ảnh hưởng đến thần kinh. Vì thế nếu ăn quá nhiều hay ăn sống thì có thể làm nôn mửa, khó chịu, co giật. Chỉ sau 12 giờ sau khi ăn.

3.2 Kiêng kỵ khi dùng bạch quả

Những người dưới đây tuyệt đối không nên dùng bạch quả. Nhất là người thực tà thì tuyệt đối không động đến.

  • Bạch quả có độc tố do đó không nên dùng nhiều. Trẻ nhỏ khi dùng cần được chú ý.
  • Dùng bạch quả quá nhiều có thể bị ngộ độc. Ví dụ như sốt, co giật, hôn mê, cơ thể tím tái, đau bụng, tiêu chảy. Thậm chí có người còn ngừng hô hấp và mất mạng.
  • Ngoài ra dùng bạch quả nhiều dù chưa đến mức tử vong nhưng sẽ bị nghẽn khí phong động. 
  • Trẻ nhỏ mà dùng nhiều bạch quả thì có thể gây cam, hôn hoắc.
  • Nếu bạch quả mà dùng cùng cá chình thì sẽ bị nhiễm phong.
  • Dùng nhiều bạch quả cũng gây ra hiện tượng chướng bụng.

3.3 Những người  cần lưu ý khi dùng bạch quả

Theo nhiều thử nghiệm lâm sàng và nhiều ứng dụng thì lá bạch quả hay dịch chiết từ lá bạch quả. Được xem là an toàn. Nhưng nó cũng làm quá trình đông máu chậm hơn. Vì thế nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị. Nếu có ý định giải phẫu thì trước và sau khi giải phẫu cần ngưng dùng bạch quả ít nhất 3 ngày. 

Mẹ bầu cũng không dùng bạch quả. Ví nó có thể bị xuất huyết hoặc sinh non. Không chỉ có vậy. Kể cả trẻ nhỏ và mẹ đang cho con bú cũng tốt nhất là  không nên dùng.

3.4 Liều dùng bạch quả thích hợp

Nhìn chung đối với mỗi tình trạng bệnh thì liều dùng bạch quả cũng sẽ khác nhau. Nhưng hầu hết các thí nghiệm lâm sàng đã chỉ ra. Dịch chiết từ bạch quả tiêu chuẩn sẽ có 6% là terpene lactones và 24% là flavone glycoside. 

Nếu dùng cho người mất trí nhớ thì mỗi ngày chỉ dùng đúng 120mg mà thôi. Chia đều cho 3 lần. Đối với người khỏe mạnh cần cải thiện não bộ, trí nhớ thì tối đa ngày dùng 600mg là được.

Nếu dùng nhân bạch quả thì một ngày chỉ dùng dao động từ 10 đến 20g là được. Nhớ là trước khi dùng thì bỏ vỏ ra. Sau đó đem nước chín hoặc nấu nước hoặc nghiền bột đều được

Bản thân cùi thịt bạch quả có độc. Nên nếu muốn dùng thì cần ép bỏ tinh dầu. Sau đó giữ trong 1 năm thì mới mang ra dùng. KHi dùng cũng chỉ dùng tối đa từ 3 đến 4 quả 1 ngày mà thôi. Bạn có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được.

3.5 Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị

Bạn biết đấy, trên đây là các thông tin cơ bản về thành phần, công dụng. Cũng như là các bài thuốc điều trị bệnh từ bạch quả. Nhưng hiện tại vẫn chưa có báo cáo hay nghiên cứu nào chỉ rõ các bài thuốc này thực sự tốt. Do đó nó chỉ là nguồn tham khảo mà thôi.

Để hạn chế rủi ro khi điều trị bệnh, thì tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi điều trị. Đồng thời không được tự ý ngưng các bài thuốc mà bác sĩ đã kê cho. Một phần là đảm bảo an toàn cho bạn. Phần khác là giúp bệnh của bạn tiến triển tốt hơn.

4. Một vài công dụng khác của bạch quả được ghi chép trong các sách cổ

Trong các cuốn sách cổ về y học, người ta cũng tìm thấy công dụng của bạch quả được ghi chép lại. Các công dụng này có thể bạn đã gặp cũng có thể chưa gặp bao giờ. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo các công dụng của bạch quả ở dưới đây để có thêm nhiều kiến thức về loại quả này. 

4.1 Tam nguyên duyên thọ thư

Bạch quả ăn sống thì sẽ giải rượu rất tốt.

4.2 Điền Nam bản thảo

  • Đối với những mụn to mà mãi không ra đầu thì chỉ cần lấy cùi thịt của bạch quả trộn cùng nếp để cách thủy. Sau đó thêm mật ong để làm viên hoàn.
  • Người bị bạch trọc, hay nôn mửa, lãnh lâm thì chỉ cần dùng thịt bạch quả và hạch đào rửa cho sạch. Sau đó giã nhuyễn ra rồi đem nấu cao để dùng là được.

4.3 Phẩm hối tinh yếu

Nếu dùng bạch quả nướng chín lên thì có thể hạn chế được tình trạng đi tiểu nhiều lần.

4.4 Y học nhập môn

  • Giảm các cơn ho hiệu quả
  • Tiêu đờm, giảm các cơn hen suyễn
  • Giúp tốt cho phổi

4.5 Cương mục

  • Nấu chín thì tốt cho phổi, ích khí. Giảm triệu chứng hen suyễn
  • Ngoài ra có thể cầm được bạch trọc và tốt cho người tiểu tiện nhiều.
  • Tiêu đờm, tiêu độc và có khả năng sát trùng hiệu quả.

4.6 Bản thảo tái tân

  • Bổ khí
  • Nâng cao cơ thịt
  • Tiêu mủ, thải độc
  • Tiêu trừ ung nhọt, ghẻ lở, hắc lào hay các bệnh ngoài da
  • Trừ ho trừ đờm
  • Tốt cho thận

4.7 Bản thảo tiện độc

  • Tiêu đờm dãi, điều trị thấp trọc
  • Trừ hoa hiệu quả.

4.8 Hiện đại thực dụng trung dược

  • Người ta dùng bạch quả để điều trị hen suyễn, nữ giới đái hạ, hoa mắt, choáng váng, ù tai hay lâm trọc lâu ngày.
  • Thịt quả được giã nát ra để tạo thành thuốc vải dán. Thuốc này có khả năng tạo bọt.
  • Nếu ngâm nó 1 năm thì có thể điều trị được bệnh lao phổi.

4.9 Trung dược sơn đông

Bạch quả để điều trị các tình trạng di tinh hay đi tiểu nhiều.

5. Điều thú vị về bạch quả có thể bạn chưa biết

Mỗi loài cây đều có nguồn gốc và một sự tích riêng biệt. Cây bạch quả cũng thế. Nhưng có lẽ vì bạch quả có nhiều công dụng quá nên người ta quên đi mất những điều hay ho về nó. Và dưới đây là những điều thú vị chúng mình đã sưu tầm được. Hi vọng nó sẽ giúp bạn hiểu thêm về cây bạch quả. 

5.1 Bạch quả – loại hóa thạch tuyệt vời

Các nhà khảo cổ học phát hiện ra trong các khối đá có tuổi thọ 270 triệu năm. Có các cây cổ thụ với vân tinh xảo và đẹp mắt vô cùng. Các lá của cây hình quạt cũng có thể là hình chữ V sau, tách thành thùy. Theo đánh giá thì 1 số trong các hóa thạch đó giống với lá của cây bạch quả. Loại cây vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

 

Bạch quả hay còn có tên là Ginkgo biloba là loài còn sống sót duy nhất cho đến tận ngày nay của chi Ginkgo. Nhìn chung dù trải qua nhiều năm nhưng cây bạch quả hiện tại vẫn có các nét giống tổ tiên của nó.

Nhiều nhà khoa học cho rằng cây bạch quả bắt nguồn từ các thung lũng ở tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc. Nhiều người vẫn tranh cãi rằng đây là loài cây hoang dại. Hay là tàn tích của các khu nhà ở xưa cũ. Nhất là các tu viện Phật giáo ở thế kỷ 11. Chính vì thế mà người ta rất tôn sùng cây bạch quả.

5.2 Bạch quả đã được người châu Âu dùng từ lâu rồi

Lần đầu tiên bạch quả được sử dụng và ghi chép lại vào vào năm 1436. Thời điểm đó người ta sử dụng bên ngoài để làm lành các vết loét. Giúp các vết thương mau lành hơn. Còn nếu dùng bên trong thì là loại thuốc bổ tốt cho tim, phổi. Hay điều trị các bệnh về tiêu hóa. 

Vào những năm 1700, ở châu Âu người ta đã biết đến loại quả này rồi. Sau đó chừng 60 năm thì đến người dân Bắc Mỹ. Nhưng đến tận năm 1900 thì bạch quả mới được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Một số bệnh khi đó dùng bạch quả điều trị là thiếu máu, tăng máu lưu thông đến não và các chi.

Theo tìm hiểu thì ở các nước châu Âu và Mỹ, các chế phẩm từ cao bạch quả được bán rất chạy.

HIện nay, người ta dùng bạch quả chủ yếu để điều trị các tình trạng bệnh, trí tuệ kém do máu lên não bị thiểu  năng. ngoài ra bạch quả còn giúp cải thiện trí nhớ, khả năng nhận thức, ghi nhớ ở người bệnh. Nhất là người mắc bệnh Alzheimer.

Ngoài ra nhiều nơi người ta còn dùng bạch quả để điều trị các bệnh khác như lo âu, thần kinh căng thẳng, thoái hóa điểm vàng, mạch máu viêm tắc,… Cùng với nhiều căn bệnh khác nữa.

6. Kết luận

Vậy là bạn đã nắm được tác dụng của bạch quả rồi đấy! Từ những thông tin này bạn hoàn toàn có thể cân nhắc áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ bạch quả. Nhưng để đảm bảo an toàn tốt nhất bạn vẫn nên xin ý kiến bác sĩ nhé! Chúc các bạn luôn vui khỏe.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)