Cây Bạch Đồng Nữ là gì? Tác dụng, cách dùng và lưu ý sử dụng

Ở nước ta, bạch đồng nữ chủ yếu là mọc hoang và chưa có ai trồng loại thảo dược này. Tuy nhiên, loại thảo dược này có rất nhiều lợi ích. Bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về đặc tính cũng như những bài thuốc từ bạch đồng nữ. 

Tìm hiểu thông tin chung về cây Bạch Đồng Nữ!

Tên khác của Bạch Đồng Nữ: Đại Khế Bà, Xú Thảo Mạt Lỵ, Xú Mạt Lỵ, Ngọc Nữ Đỏ, Bấn Trắng, Mò Hoa Trắng… 

  • Tên khoa học: Clerodendrum paniculatum L. 
  • Họ: Họ Cỏ Roi Ngựa (Verbenaceae). 

Bạch đồng nữ là một loài cây nhỏ, có chiều cao khoảng 1-1,5m. Tán lá rộng, mọc đối, có hình trứng dài khoảng 10-20cm, chiều rộng từ 8-18cm. Đầu lá nhọn, phía cuống có hình tim hay hơi phẳng.

Tác dụng của cây bạch đồng nữ

Tác dụng của cây bạch đồng nữ

Mặt lá phía trên có màu xanh lá sẫm hơn, có lông ngắn. Còn phần lá mặt dưới có màu xanh nhạt màu hơn, gần như bóng. Từng rợi lông ngắn, mềm hiện rõ  trên các đường gân. Cuống lá bạch đồng nữ dài khoảng 8 – 10cm. Loại lá này có mùi hôi đặc trưng của cây mò, đặc biệt là khi vò nát lá sẽ ngửi thấy rõ. 

Hoa của bạch đồng nữ có màu trắng ngà, có mùi thơm. Hoa mọc trên ngọn, mọc thành hình mâm xôi phân ra nhiều tán. Đài hoa có hình phễu, phía trên có xẻ thành 5 thùy, hình 3 cạnh tròn. Tràng hoa có hình ống nhỏ gồm 4 nhị đính trên miệng ống tràng cùng. 

 Quả hạch có dạng hình cầu, dính với đài tồn tại bao ở ngoài.

Hoa của bạch đồng nữ thường nở vào tháng 7- 8 và ra quả chín vào tháng 9- 10.

Trên thế giới, cây bạch đồng nữ xuất hiện nhiều ở các tỉnh phía nam Trung Quốc, Philipin, Indonesia. Ở nước ta, cây mọc hoang ở nhiều nơi, thường thấy nhất là ở vùng ven núi và đồng bằng. 

Bộ phận của cây được sử dụng để  dùng làm thuốc là rễ cây và lá cây. Mùa thu hoạch loại thảo dược này thường là lúc cây đang và sắp ra hoa.

Lá cây được hái về đem sấy khô phơi âm can (phơi khô trong mát, nơi có nhiều gió không phơi ra nắng). Còn phần rễ cây thì rửa sạch, phơi khô để dùng dần.

Bảo quản:bảo quản lá cây và rễ cây bạch đồng nữ ở trong bao bì kín, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh xa những nơi ẩm ướt đề phòng rễ và lá bị ẩm, dẫn đến mốc và hư hỏng.

Thành phần hóa học: Hiện nay chưa có một tài liệu quy nào chỉ ra những thành phần hóa học cụ thể và chuyên sâu của loại thảo dược này. Tuy nhiên, theo nghiên cứu sơ bộ thì nước sắc lá của loài cây này rất giàu muối canxi.

Bạch đồng nữ là cây gì?

Bạch đồng nữ là cây gì?

Công dụng của cây bạch đồng nữ

Theo Đông y, bạch đồng nữ vị đắng, tính mát, và được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, lương huyết, khu phong, trừ thấp…. Đây chính là bài thuốc dễ áp dụng và tốn khá ít chi phí..

  • Vào những năm 80, bệnh viện tỉnh Lạng Sơn đã sử dụng bài thuốc từ cây bạch đồng nữ để hỗ trợ chữa bệnh vàng da, vàng mắt do viêm gan, xơ gan.
  • Sử dụng lá bạch đồng nữ để tắm rửa hàng ngày có tác dụng điều trị ghẻ, mụn nhọt, lở ngứa ngoài da. Và bài thuốc này đã được dân gian sử dụng rất nhiều.
  • Đối với chị em phụ nữ, bạch đồng nữ có tác dụng điều trị bạch đới, khí hư, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Đây chính là vị thuốc quen thuốc dùng để điều trị các bệnh phụ nữ.
  • Ngoài ra, để giảm đau và hạ huyết áp, các y bác sĩ đã sử dụng bạch đồng nữ để chữa trị cho bệnh nhân. Theo Viện đông y, bạch đồng nữ có khả năng làm hạ huyết áp do làm giãn mạch ngoại vi.

Đối tượng sử dụng

  • Bệnh nhân mắc viêm gan, vàng da, xơ gan
  • Người bị lở ngứa, mụn nhọt, trẻ nhỏ bị chốc đầu
  • Những người phụ nữ bị khí hư, kinh nguyệt không đều, bạch đới,  viêm nhiễm tử cung
  • Người cao huyết áp

Bài thuốc sử dụng bạch đồng nữ 

Bạch đồng nữ là loại thảo dược “thường xuyên góp mặt” trong nhiều thang thuốc trị bệnh. Dưới đây là một vài bài thuốc tham khảo:

4.1 Điều trị huyết áp cao 

  • Sử dụng 12 – 16g bạch đồng nữ để sắc thuốc. 
  • Sử dụng kiên trì trong khoảng 1 thời gian để thấy sự cải thiện rõ riệt. 

4.2  Điều trị bệnh bạch đới, khí hư 

Chuẩn bị: 

  • 20g bạch đồng nữ
  • 10g trần bì
  • 10g ngải cứu
  • 10g ích mẫu
  • 10g hương phụ. 

Cách thực hiện: Sắc với 1 lít nước. Đến khi lượng nước vơi đi 1 nửa thì dừng. Thuốc chỉ uống trong một ngày.

Thời gian: Sử dụng sau khi hết kinh nguyệt.  Sử dụng liên tục trong vòng 15 – 25 ngày.

4.3  Điều trị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều 

Chuẩn bị: 

  • 2g bạch đồng nữ
  • 2g ngải cứu
  • 2g ích mẫu
  • 2g hương phụ. 

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả các nguyên liệu và nồi sắc thuốc. Tiến hành sắc trong vòng 1 giờ cho thành cao lỏng. 
  • Tách cao lỏng riêng, bỏ vào ống đựng hoặc một cái bát. Cho nó và nồi nước đun sôi lên. Mỗi lần chỉ sử dụng 10ml.
  • Uống thuốc trước khi có kinh 10 ngày. 

4.4 Điều trị sưng nóng, đỏ khớp 

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • 80g bạch đồng nữ
  • 8g tầm xuân
  • 120g dây gấm
  • 8g cà gai leo
  • 8g đơn răng cưa
  • 8g cành dâu
  • 8g đơn tướng quân. 

Cách thực hiện: Sắc thuốc với thang thuốc trên và chia ra làm 2 lần uống. Mỗi ngày chỉ dùng một thang. 

 

4.5  Điều trị vàng da, tổn thương niêm mạc mắt 

  • Chuẩn bị: Rễ bạch đồng nữ 10g
  • Cách làm: Đầu tiên, rửa thật sạch rễ bạch đồng nữ. Rồi cho vào nồi đun với 400ml nước trên bếp lửa nhỏ. Đun đến khi nước vơi bớt còn một nửa thì tắt bếp. 
  • Liều lượng: Mỗi ngày uống 2 lần. Một thang thuốc chỉ sử dụng trong ngày. 

4.6 Điều trị viêm gan, vàng da

Chuẩn bị: 

  • 20g mò hoa trắng
  • 20g cà gai leo 

Thực hiện: Sắc thuốc với 1 lít nước cho đến khi lượng nước vơi còn một nửa thì tắt bếp. Chia thuốc ra thành từng phần nhỏ uống trong ngày. Mỗi thang thuốc đã sắc không được để qua ngày.

4.7 Điều trị mụn nhọt, lở ngứa, chốc đầu

  • Rửa sạch một nắm lá cây bạch đồng nữ
  • Đem vào đun nước sôi trong khoảng 15 phút rồi tách bỏ bã, chỉ lấy nước. 
  • Sử dụng nước trên để tắm gội và ngâm rửa hàng ngày. 

4.8 Chữa bệnh viêm gan bằng bạch đồng nữ

Chuẩn bị: 

  • 15g lá mò hoa trắng
  • 15g diệp hạ châu
  • 15g chi tử 
  • 12g nhân trần 

Cách thực hiện: Đem tất cả dược liệu trên và nồi sắc thuốc. Đun với 600ml nước cho đến khi phần nước với chỉ còn ⅓ so với lượng ban đầu thì tắt bếp. Chia thuốc ra uống từ 2 -3 lần mỗi ngày. Thuốc đã sắc chỉ sử dụng trong một ngày.

Uống liên tục trong 3 – 4 tuần để thấy hiệu quả tốt nhất. 

4.9 Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt 

Chuẩn bị nguyên liệu:

  •  16g bạch đồng nữ
  • 2g nghệ vàng
  • 2g ngải cứu
  • 10g đậu đen
  • 4g ích mẫu
  • 15g hương phụ 

Cách thực hiện: Dùng nguyên liệu nấu trong 1 thang thuốc. Chia thuốc ra làm nhiều phần và uống hết trong một ngày

Trên đây là những bài thuốc dân gian quen thuộc của dân ta, và đã được sử dụng chữa bệnh từ xa xưa. 

Ngoài ra ở một số quốc gia khác, có những bài thuốc khác để trị bệnh. Theo y học dân gian Nepal, sử dụng bạch đồng nữ để trị giun sán cực kì hiệu quả. Chỉ cần sử dụng nước ép từ phần lá non và rễ tươi của loại cây này. Uống theo liều lượng như sau: uống 4 thìa cà phê nước ép trên vào mỗi buổi sáng của 4 ngày liên tiếp. 

Không chỉ Nepal, với người Ấn Độ, lá bạch đồng nữ kết hợp cùng chồi lá ổi có thể trị đầy hơi và đau dạ dày. Bào chế 2 loại lá này thành một loại thuốc nhão uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 2 thìa cà phê. 

Nói tóm lại, chỉ cần dùng đúng cách và đúng liều lượng, loài thảo dược này có thể mang đến nhiều lợi ích, tăng cường sức khỏe cho con người.

Sử dụng Bạch Đồng Nữ cần kiêng kị những gì ?

  • Sử dụng đúng liều lượng: từ 12 -16g mỗi ngày và không nên quá lạm dụng thuốc để tránh bị ngộ độc thuốc.
  • Không sử dụng bạch đồng nữ cho những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với nó.
  • Người có chức năng gan, thận kém tuyệt đối không được sử dụng bạch đồng nữ chữa bệnh.
  • Phụ nữ có thai không được sử dụng bạch đồng nữ
  • Tham khảo ý kiến của các bác sĩ, của những người có trình độ chuyên môn trước khi sử dụng thuốc.

Bài viết trên đã cung cấp khá đầy đủ về thông tin cũng như công dụng của cây Bạch đồng nữ. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà hiệu quả của việc sử dụng bạch đồng nữ của mỗi người cũng khác nhau. Vì vậy, hãy tìm hiểu kĩ các thông tin trước khi sử dụng loại thảo dược này.

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)