34 tác dụng của Bạch Chỉ – bài thuốc, cách dùng và lưu ý

Tuy chỉ là một loại cây “vô danh” nhỏ bé nhưng Bạch chỉ lại mang rất nhiều công dụng. Loài thảo dược này có thể giúp trị chứng đau đầu, đau mắt, cảm cúm, đau răng,… Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu hơn về loại cây này cũng như là những lợi ích mà nó mang lại.

Mục lục

Tìm hiểu về đặc điểm của vị thuốc bạch chỉ

Tên gọi khác: 

Bạch chỉ có rất nhiều tên gọi khác nhau. Ví dụ như Bách chiểu, Hòe hoàng, Linh chỉ, Chỉ hương, Lý hiệu, Cửu lý trúc căn, Lan hòe, Đỗ nhược, Phương hướng (Bản Kinh),… và còn rất nhiều tên gọi khác.

Tác dụng của bạch chỉ

Tác dụng của bạch chỉ

Tên khoa học:

– Tên khác của cây: 

  • Bạch chỉ (Angelica dahurica Benth. et Hook); 
  • Xuyên bạch chỉ (Angelica anomala Lallem).
  • Họ Hoa tán (Apiaceae (Umbelliferae).

Đặc điểm của bạch chỉ

Cây bạch chỉ là một loại thảo dược quý hiếm, cây sống lâu năm. Chiều cao của cây là khoảng từ 1 đến 1,5 m, với đường kính khoảng 2 -3 cm. Thân bên trong rỗng, có màu tím hồng. Phía thân dưới là thân nhắn, không có lớp lông trắng bao quanh. Nhưng phần thân trên thì có lông ngắn.

Lá cây có màu xanh lục, cuống lá dài. Phiến lá phân ra như hình lông chim. Độ lài của lá khoảng 2cm, rộng 1 -3 cm. Mép lá có răng cưa. Toàn bộ cuống lá đều phát triển thành bẹ lá bao ôm lấy thân. Đường gân hiện rõ trên bề mặt lá, có lớp lông trắng ngắn.

Bạch chỉ có tác dụng gì

Bạch chỉ có tác dụng gì

Hoa của cây bạch chỉ có màu trắng. Hoa mọc thành cụm. Cụm hoa hình tán kép mọc ở kẽ lá, có phần cuống tán dài.

Bạch chỉ được trồng nhiều ở Vân nam ( Trung Quốc). Sau này, loại cây này đã được “du nhập” vào nước ta và được trồng ở khắp cả nước, từ miền núi cho đến đồng bằng.

34 bài thuốc sử dụng cây bạch chỉ bạn không nên bỏ qua

2.1 Điều trị các chứng hậu sản

Chuẩn bị: 

  • Bạch chỉ dạng bột
  • Mật ong nguyên chất

Cách dùng: Trộn hỗn hợp bột bạch chỉ và một lượng mật ong vừa đủ rồi vo thành viên hoàn nhỏ với kích cỡ bằng đầu ngón tay. 

Mỗi ngày chỉ được uống 1 viên thuốc. Kiên trì duy trì uống thuốc trong thời gian khoảng 30 ngày.

2.2 Chữa trị chứng sổ mũi

Chuẩn bị: 

  • Bột bạch chỉ
  • Củ hành

Cách dùng: Đầu tiên chúng ta giã nát hoặc xay nhuyễn củ hành. Tiếp theo là trộn chung với bột bạch chỉ để vo viên. Mỗi viên hoàn có trọng lượng khoảng 4g.

Liều lượng: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống khoảng 2 – 3 viên, uống kèm với trà nóng.

Có nên sử dụng bạch chỉ

Có nên sử dụng bạch chỉ

2.3 Giúp hạ sốt

  • Chuẩn bị: 1 nắm cây bạch chỉ
  • Cách dùng: Dùng bạch chỉ để nấu nước tắm cho trẻ.

Nước tắm này sẽ kích thích các bé ra mồ hôi, giúp hạ sốt nhanh hơn.

2.4  Làm giảm đau răng

Chuẩn bị:

  • 4g bột bạch chỉ
  • 2g bột xích đan
  • Mật ong nguyên chất.

Cách dùng: Trộn chung các vị thuốc với mật ong rồi vo thành những viên hoàn. bảo quản những viên hoàn ấy trong hũ thủy tinh và đậy kín. 

Để giảm đau răng thì lấy viên thuốc nhét vào nơi kẽ răng bị đau mỗi ngày 1 lần.

2.5  Chữa hóc xương

Chuẩn bị: 

  • Bột củ chóc (bán hạ )
  • Bột bạch chỉ

Tỷ lệ của 2 loại vị trên là 1:1

Cách thực hiện: Trộn 2 loại bột trên với nhau. Lấy 8g bột uống chung với nước mỗi lần bị hóc xương. 

2.6  Hỗ trợ điều trị chứng táo bón

Chuẩn bị: Bạch chỉ, mật ong

Cách dùng: Tán hoặc xay nhuyễn bạch chỉ thành bột mịn. 

Mỗi ngày sử dụng 8g bột hòa với 2 thìa mật ong và một ít nước cơm uống cho đến khi khỏi bệnh.

2.7  Làm giảm đau, sưng do mụt nhọt

Chuẩn bị một lượng bằng nhau: 

  • Phá môn
  • Bạch chỉ dạng bột

Cách dùng: Lấy 8g bột hòa với nước cơm. Sử dụng thuốc ngày 1 lần. Có thể uống vào bất kì thời gian nào.

2.8  Điều trị bệnh bạch đới ở phụ nữ

Chuẩn bị: Bạch chỉ, ô tặc cốt ( mai mực) một lượng như nhau

Cách dùng: Tán nhiễu cả  dược liệu rồi đem trộn chung cho đều. 

Mỗi lần uống thuốc thì sử dụng lấy 12g pha với 500ml nước. Chia ra thành nhiều lần để uống trong ngày.

2.9  Giảm chứng nhức đầu, đau mắt

Chuẩn bị: 

  • 4g xuyên ô tươi
  • 16g bạch chỉ

Cách dùng: Nghiền tất cả các dược liệu thành bột mịn. 

Thang thuốc này được sử dụng giống như pha trà: cho và ấm trà và hãm. Chỉ sử dụng và uống trong ngày.

2.10 Chữa bệnh đau nửa đầu

Chuẩn bị một lượng bằng nhau tất cả các thảo dược sau: Bạch chỉ, thiên trạch hương, tế thạch, độc diệp thải, một dược. 

Cách dùng: Nếu bị đau nửa đầu bên phải, lấy một ít bột thuốc thổi vào lỗ mũi bên trái và ngược lại.

2.11 Điều trị cảm mạo

Chuẩn bị: 

  • 40g cây bạch chỉ
  • 20g quốc lão
  • 3 củ hành
  • 3 miếng gừng tươi
  • 1 quả táo
  • 50g hạt thổ nâu ( đậu xị)

Cách dùng: Sắc thuốc với thang thuốc trên cùng 3 bát nước. Đun nồi thuốc đến khi lượng nước vơi còn ⅓ thì tắt bếp. 

Thuốc nên uống khi còn đang nóng. Mỗi ngày uống 1 lần. Sử dụng phương thuốc liên tục cho tới khi cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi thì bệnh sẽ khỏi.

2.12 Điều trị bệnh trĩ 

  •  Bài thuốc 1: Hòa 4g bột bạch chỉ với nước cơm để uống. Mỗi ngày chỉ uống 1 lần.
  • Bài thuốc 2: Đun sôi bạch chỉ với nước. Sử dụng bài thuốc này để xông hoặc dùng để ngâm, rửa hậu môn.

2.13  Điều trị các vấn đề về mắt

Chuẩn bị dược liệu: 

  • Bạch chỉ, thạch hoàng một lượng bằng nhau
  • Sa chu
  • Mật ong nguyên chất.

Cách dùng: Tán nhuyễn hai vị dược liệu, rồi trộn thêm mật ong vào để được hỗn hợp bột mịn, không dính tay. Vo thuốc thành các viên hoàn có kích thước bằng cỡ hạt nhãn, lấy nilon bọc bên ngoài. 

Mỗi lần uống 1 viên. Mỗi ngày uống 2 lần.

2.14  Giúp giảm đổ mồ hôi trộm vào ban đêm

Chuẩn bị:

  •  40g bột bạch chỉ
  • 20g bột chu sa

Cách dùng: uống cùng  rượu nóng. Mỗi lần sử dụng 8g hỗn hợp bột.

2.15  Điều trị bệnh đại tiện ra máu

  • Chuẩn bị: Bạch chỉ
  • Cách dùng: Tán thuốc thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 4g bột uống chung với nước cơm.

2.16  Tiểu tiện ra máu

Chuẩn bị:

  • Bột đương quy
  • Bột bạch chỉ

Cách dùng: Trộn chung hai loại bột thuốc với nhau 

Khi bị đi tiểu ra máu  thì sử dụng 8g bột quậy hòa tan vào 1 ly nước ấm uống. Mỗi ngày dùng 1 lần. 

2.17 Chữa bệnh hôi miệng

Chuẩn bị:

Bột bạch chỉ 30g

Bột xuyên khung 30g

Mật ong.

Cách dùng: Trộn các dược liệu với mật ong. Sau đó vắt thành những viên thuốc tròn,  nhỏ. Mỗi lần ngậm 1 viên, sử dụng từ 2 -3 lần/ngày. Khi ngậm thuốc nên để thuốc từ từ tan ra và nuốt, tuyệt đối không nhai hoặc uống trực tiếp với nước.

2.18  Điều trị bệnh bạch đới ở phụ nữ, nước tiểu đục, niêm mạc ruột có mủ máu

Chuẩn bị:

  • 40g bạch chỉ
  • 20g đại lệ cúc ( thược dược căn)
  • 20g phèn chua
  • 80g đơn diệp hồng la quỳ căn.

Cách dùng: Nghiền các dược liệu trên thành bột rồi trộn đều với sáp. Khi trộn xong thì vắt ra thành từng viên thuốc có kích cỡ bằng hạt ngô.

Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, mỗi lần uống khoảng 10 -15 viên với nước cơm.

Nên sử dụng khi đang đói hoặc trước khi ăn cơm. 

2.19 Chữa đầu phong

Chuẩn bị: Bạch chỉ, nghệ vàng, huyền minh phàn, bạc hà lượng theo tỷ lệ 1:1:1:1.

Cách dùng: Tán các dược liệu trên thành hỗn hợp bột mịn. Khi dùng lấy một ít bột vừa đủ để thổi vào 2 bên lỗ mũi.

2.20  Chữa bệnh về mắt

Chuẩn bị: Bột cây bạch chỉ

Cách dùng: Lấy 8g bột để hãm với nước sôi, sau khoảng 10 phút thì rót uống thay trà. Mỗi ngày chỉ dùng 8g bột bạch chỉ, không nên dùng hơn.

2.21  Điều trị viêm xoang

Chuẩn bị: 

  • 3,2g bạch chỉ
  • 3,2g phòng mộc
  • 3,2g hồi thảo
  • 2g xuyên khung
  • 4,8g ké đầu ngựa
  • 1,2g cam thảo
  • 2,8g độc diệp thảo.

Cách dùng: Tất cả các dược liệu đều đem tán thành bột, hòa với nước và bôi xung quanh rốn. 

Lưu ý: cần phải kiêng thịt bò trong quá trình điều trị viêm xoang bằng bài thuốc này.

2.22  Chữa chứng khó đi tiểu

Chuẩn bị: 

  • Bạch chỉ
  • Giấm gạo
  • Cam thảo hoặc mộc thông

Cách dùng: Lấy bạch chỉ tẩm với giấm rồi đem phơi ngoài nắng to cho khô. Sau đó đem đi xay nhuyễn thành bột mịn

Lấy 8g bột thuốc uống với nước sắc từ cam thảo hoặc mộc thông mỗi ngày.

2.23 Giảm đau nhức ống chân

Chuẩn bị: Bột bạch chỉ, gừng tươi, bột thái chỉ

Cách dùng: 

  • Nấu gừng tươi để lấy nước
  • Trộn chung nước gừng tươi và hỗn hợp bột trên để tạo thành hỗn hợp sền sệt
  • Dùng hỗn hợp đó đắp vào vết thương cần điều trị. Chờ khoảng 50 – 60 phút sau rồi rửa sạch lớp hỗn hợp đó.
  • Lam như vậy khoảng 14 ngày. Nếu vết thương nặng hơn thì có thể dùng tiếp đến khoảng 30 ngày.

2.24 Làm dịu mụn đinh nhọt dạng nhẹ, mới mọc

Chuẩn bị: 

  • 4g bạch chỉ
  • 40g gừng tươi
  • 1 chén rượu trắng

Cách dùng: Giã nát cả 2 nguyên liệu. Sau đó trộn chúng cùng với rượu. Cuối cùng, mang đi đun nóng hỗn hợp uống cho toát hết mồ hôi ra ngoài.

2.25 Điều trị vết rắn cắn

Chuẩn bị: Một lượng bằng nhau các loại dược liệu: bột bạch chỉ, thiên trạch hương, thạch hoàng.

Cách dùng: Tất cả đem pha với rượu ấm để uống 

Uống ngay sau khi bị rắn độc hay rết cắn càng sớm càng tốt.

2.26  Chữa phỏng ở trên đầu, mặt

Chuẩn bị: 

  • Bạch chỉ
  • Củ cải

Cách dùng: Đầu tiên, ép củ cải lấy nước. Về phần bạch chỉ thì đem cắt thành từng lát mỏng. Sau đó, tẩm nước củ cải với từng lát mỏng bạch chỉ rồi đem sấy khô, tán thành bột mịn.

Mỗi ngày, dùng 8g bột hòa tan với nước sôi để uống 

Cách thứ 2 là dùng bột thổi trực tiếp vào mũi.

2.27 Chữa bệnh trĩ sưng đau, lở loét

Chuẩn bị: 

  • Gai bồ kết (tạo giác )
  • Bột bạch chỉ
  • Mật vịt

Cách dùng: Đầu tiên đốt gai bồ kết rồi dùng xông khói vào hậu môn. 

Sau đó sử dụng một ít bột bạch chỉ đã được trộn chung với mật vịt bôi vào vết thương.

2.28  Điều trị đau đỉnh đầu

Chuẩn bị:

  •  100g bạch chỉ
  • 40g hương thảo
  • 40g cam thảo
  • 40g thảo ô nửa sống nửa chín

Cách dùng: 

  • Đầu tiên, bạch chỉ, hương thảo và cam thảo sao vàng. 
  • Tán các nguyên liệu thành bột mịn
  • Mỗi lần lấy 4g bột mịn để nấu với nước sắc bạc hà, độc diệp thảo.

2.29 Chữa đau ở 2 đầu lông máy do đờm, phong, nhiệt

Chuẩn bị 2 thảo dược hoàng cầm và bạch chỉ theo tỷ lệ 1:1

Cách dùng: 

  • Dùng hoàng cầm sao rượu trước, sau đó tán thành bột. Còn bạch chỉ thì trực tiếp tán thành bột. 
  • Mỗi lần dùng 8g bột và uống cùng nước trà.

2.30 Chữa đau răng do phong nhiệt

  • Cách 1: Chuẩn bị 4g rễ cây bạch chỉ và 2g chu sa. Trộn dược liệu với mật để vo thành viên hoàn kích thước cỡ hạt súng. Mỗi lần sử dụng 1 viên sát vào chân răng.
  • Cách 2: Hòa chung một ít bột bạch chỉ và bột ngô với nước. Rồi dùng nước đó để súc miệng. Hoặc ngậm một hồi lâu.

2.31 Chữa thối chân răng

  • Bài thuốc 1: Tán nhỏ 28g bạch chỉ. Bảo quản lượng bột chưa sử dụng ở trong hũ thủy tinh, tránh tiếp xúc với độ ẩm. Mỗi ngày sử dụng khoảng 4g uống sau bữa ăn.
  • Bài thuốc 2: Trộn 2 loại bột bạch chỉ với bột xuyên khung theo tỷ lệ  1:1 rồi vo lại thành từng viên hoàn với kích cỡ hạt súng. Mỗi ngày ngâm 2 -3 viên.

2.32 Chữa vết thương ngoài da ( do tên bắn, dao chém…)

  • Chuẩn bị: Cây bạch chỉ tươi
  • Cách dùng: Giã nát bạch chỉ rồi đắp vào khu vực bị thương. Ngày đắp từ 1 – 2 lần. Sử dụng đến khi vết thương liền da.

2.33 Chữa viêm tuyến vú

Chuẩn bị: 

  • 12g bạch chỉ
  • 16g bồ công anh
  • 12g bối mẫu
  • 16g kim ngân hoa
  • 12g tử hoa địa đinh
  • 4g cam thảo
  • 12g qua lâu
  • 12g liên kiều.

Cách dùng: Sắc thang thuốc trên để uống. Mỗi ngày chỉ uống một thang thuốc duy nhất.

2.34 Điều trị nhiễm độc từ thạch

Chuẩn bị: 8g bạch chỉ

Cách dùng: Giã nát bạch. Sau đó hòa vào nước lọc để uống.

Lưu ý khi dùng cây bạch chỉ

3.1 Những đối tượng không nên dùng bạch chỉ:

  • Dị ứng với bất kì thành phần nào của bạch chỉ và những bài thuốc có bạch chỉ
  • Bị sốt xuất huyết
  • Khí hư đới hạ ra nhiều
  • Buồn nôn, ói mửa 
  • Người có âm hư, huyết nhiệt, hỏa vượng
  • Lậu hạ
  • Mụn nhọt, mụn đầu đinh chưa vỡ miệng
  • Đau đầu do huyết hư
  • Đang bị tổn thương khí huyết

3.2 Thận trọng khi dùng

Giống như những loại thảo dược khác, Bạch Chỉ chỉ có hiệu quả đối với một số bệnh nhất định và không thể sử dụng bạch chỉ cho mọi bệnh nhân. Tham khảo ý kiến của các bác sĩ đông y và những người có kinh nghiệm chuyên môn  trước khi sử dụng Bạch chỉ và những bài thuốc từ bạch chỉ cho các trường hợp: 

  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Đang dùng những loại thuốc điều trị, đặc trị khác
  • Dị ứng với một trong các thành phần có trong thang thuốc.
5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)