39 tác dụng của cây Bạc hà – lưu ý và cách dùng hiệu quả

Trong các loại đồ uống, bánh kẹo thì hẳn chẳng còn ai lạ lẫm với vị bạc hà nữa. Dẫu vậy hỏi mọi người cây bạc hà trông như nào thì hẳn chẳng mấy người rõ. 

Thực tế bạc hà là loại cây mọc phổ biến ở khắp thế giới. Người ta thường sử dụng nó để làm hương liệu cho bánh kẹo, thực phẩm. Nhưng mấy ai biết cây bạc hà cũng có tác dụng chữa bệnh nữa đấy! Công dụng này của cây thì khá ít người nhắc đến. Bởi vì công dụng làm hương liệu hay làm đẹp đã quá nổi tiếng rồi. Song cây bạc hà lại được ứng dụng để chữa nhiều bệnh lắm đấy! 

Cây bạc hà

Cây bạc hà

Có thể bạn không tin nhưng từ xa xưa các cụ đã dùng cây bạc hà để chữa bệnh rồi. Từ các bệnh đơn giản cho đến các bệnh phức tạp. Như vậy có thể thấy công dụng của nó rất đáng lưu tâm đúng không? 

Và để các bạn hiểu hơn về cây này. Đồng thời có thêm nhiều kiến thức về y học cũng như các bài thuốc từ cây. Biết thêm tác dụng của cây bạc hà như nào. Thì hãy cùng đón đọc bài viết này với chúng mình.  

Đây sẽ là cuốn cẩm nang chỉ dẫn cho bạn tất tần tật các thắc mắc về cây. Và rồi giải đáp nó cặn kẽ đấy! Cùng đón đọc ngay sau đây nào! 

Mục lục

1. Cây bạc hà là cây như nào? Đặc điểm của cây ra sao?

Ngoài cái tên bạc hà đã quá quen thuộc thì người ta còn gọi nó với cái tên khác là anh sinh, kim tiền bạc hà, bà hà, đông tô, thạch bạc hà, miêu nhi bạc hà,… Mỗi sách về y học cổ truyền lại gọi nó với cái tên khác nhau. Nhưng chung quy cũng chỉ là 1 mà thôi.

1.1 Hình dáng bên ngoài của cây

Các nhà khoa học đặt cho nó cái tên là Mentha Arvensis Lin. Và xếp cây bạc hà vào nhóm thực vật thuộc họ hoa môi.

Thân cây bạc hà vuông mềm. Thường có màu xanh lục hoặc màu tía. Cây chỉ cao từ 25 đến 50cm mà thôi. Thân bạc hà thường là thân đứng. Như vậy thì lá sẽ mọc ra từ thân này. Còn nếu là thân bò ngang thì sẽ có rễ.

Lá bạc hà hình quả trứng hoặc oval. Ở mép lá sẽ có các răng cưa nhỏ và đều. Lá nói với thân hoặc cành bằng 1 cuống nhỏ và ngắn. Các lá sẽ mọc đối xứng nhau.

Cây bạc hà cho hoa màu hồng tím hoặc màu trắng. Các hoa mọc thành những vòng cung đẹp mắt ở kẽ lá. Mỗi vòng hoa như thế đều có những lá bắc nhỏ hình dùi ở cuối.

Đài hoa có 5 răng kích thước bằng nhau và giống hình chuông. Còn tràng hoa cũng sẽ có ống ngắn. Ở phiến tràng thì có 4 phần gần bằng nhau. Lớp trong cùng có 1 lớp lông mỏng và nhẹ. Hoa có 4 nhụy đều nhau với chi nhụy thì nhỏ và ngắn

Cây bạc hà cho quả thuộc dạng quả bế. Trong mỗi quả sẽ có 4 hạt. Nếu bạn để ý sẽ thấy phần nào của cây ở trên mặt đất đều có 2 lớp lông. 1 lớp là để bài tiết chất thải. 1 lớp để bảo vệ cây. Mùa hoa quả của cây thường nở từ độ tháng 7 đến tháng 10.

Tác dụng của cây bạc hà

Tác dụng của cây bạc hà

1.2 Có các loại bạc hà nào?

Cây bạc hà có rất nhiều loại. Nhưng nhìn chung người ta chỉ dùng để chữa bệnh bằng 2 loại sau đây thôi.

  • Loại được mô tả như bên trên gọi là bạc hà nam hay còn gọi là bạc hà Việt Nam đấy!
  • Một loại khác là bác hà châu Âu hay còn gọi là bạc hà cay. Riêng loại này thì là cây thân thảo với vòng đời tương đối dài. Thân cây cũng vuông. Tùy cây mà có thể có lông hoặc không. Lá cây hình oval nhọn ở đầu. Các lá cũng mọc đối xứng nhau trên cành. Ở mép lá cũng có các răng cưa nhỏ và nhọn. Hoa thay vì mọc thành hình vòng cung thì lại mọc thành hình bóng. Tập trung dày đặc ở đầu cành
  • Ngoài ra còn có loại lục bạc hà nữa 

1.3 Chế biến bạc hà đúng cách

– Sau khi thu hái lá bạc hà người ta sẽ tẩm chút nước rồi mới đem phơi ở nơi có bóng râm. Đến khi lá cây mềm mới đem thái thành từng đoạn nhỏ và tiếp tục phơi ở chỗ râm đến khô thì thôi.

– Hoặc chỉ đơn giản rửa lá cho sạch rồi để ráo nước rồi cắt khúc luôn và đem phơi ở chỗ râm cũng được.

1.4 Cây bạc hà có phải cây húng lủi không?

Nhiều người nhầm lẫn tai hại giữa cây bạc hà và cây húng lủi. Bởi vì chúng có bề ngoài khá giống nhau. Lại cùng họ và còn ăn được. Nhưng thực tế 2 cây này khác nhau hoàn toàn.

Húng lủi là cây như nào?

Cây húng lủi cũng là cây thân thảo. Ở một số nơi sẽ gọi nó với cái tên khác chứ không phải húng lủi. Cây húng lủi vốn là cây mọc hoang. Nó có mùi thơm hấp dẫn và được người ta tận dụng để làm rau sống hoặc ăn kèm với các món ăn khác. Nó cũng được dùng để đuổi muỗi hoặc làm thuốc chữa bệnh.

Nguồn gốc của cây

Ngoài cái tên là húng lủi thì nó còn được biết đến với các tên khác. Ví dụ như húng dũi, húng bạc hà, húng nhủi,… Tuy vậy nếu xét về tên khoa học thì nó chỉ có 1 là  Mentha aquatica mà thôi. Cây húng lủi cũng là giống cây nằm trong họ hoa môi. 

Cây này là giống cây mọc hoang. Hiện tại nó có nhiều ở châu Á, châu Phi hay châu Âu.

Hướng dẫn sử dụng cây bạc hà

Hướng dẫn sử dụng cây bạc hà

Hình dáng bên ngoài của cây
  • Bản chất chúng là giống cây mọc hoang nên dù là thân thảo thì chúng cũng sống rất khỏe và lớn nhanh.
  • Cây này có các thân bò trên mặt đất với nhiều rễ mọc thành từng chùm.
  • Lá cây nhỏ, ở mép có răng cưa. Các lá thuôn dài khá đẹp.
  • Bởi vì cây này có mùi thơm hấp dẫn và riêng biệt nên nhiều người hay dùng nó làm rau gia vị.
Công dụng của cây húng lủi
  • Người ta tận dụng cây húng lủi làm rau ăn sạch. Nó sẽ tạo ra món ăn hấp dẫn với hương vị riêng. Nên người ta có thể ăn sống hoặc chế biến cùng các món khác cũng được. Vì bản thân nó dễ trồng lại sống khỏe nên hiện tại người ta hay trồng nó trong thùng xốp, chai nhựa hoặc 1 mảnh đất nho nhỏ.
  • Cây cũng được tận dụng làm thảo dược để điều trị 1 số bệnh. Mà nhiều nhất là các bệnh răng miệng. Giúp hơi thở thơm mát. Bởi vì cây có nhiều hoạt chất tốt cho việc chăm sóc răng miệng.
  • Cây húng lủi còn là loại cây đuổi muỗi hiệu quả.
Cây bạc hà có tác dụng gì?

Cây bạc hà có tác dụng gì?

Bạc hà và húng lủi khác nhau như nào?

Đầu tiên hãy cùng quan sát lá của 2 loại cây này đã nhé! Lá bạc hà sẽ đẹp hơn lá húng lủi đấy! Lá bạc hà thì có nhiều răng cưa nhưng lá húng lủi thì không có cái nào. Bề mặt là húng cũng nhẵn nhụi hơn hẳn là bạc hà.

Đương nhiên điều khác biệt nữa chính là hương vị của nó rồi. Bạc hà the, thơm nồng. Bạn cứ thử tưởng tượng mùi kem đánh răng vị bạc hà như nào thì mùi bạc hà không khác chút nào cả. Còn rau húng mùi khác hơn nhiều. Ít nhất là dịu hơn nên người ta mới làm rau sống. 

Vì thế muốn phân biệt nhanh nhất thì bạn cứ vò 2 lá ra rồi ngửi là được.

Xem thêm:

2. Tác dụng của cây bạc hà theo Đông y và Tây y

Bạc hà đối với Đông y hay Tây y đều có những công dụng nhất định. Nhưng những công dụng đó là gì và từ đâu mà có thì ít người để ý đến. Vậy cùng chúng mình tìm hiểu tác dụng của cây theo Đông y và Tây y nhé! Để từ đó bạn có thể biết được công dụng của nó nhiều như nào. 

2.1 Trong Đông y

Trong Đông y thì bạc hà có vị cay và tính mát. Chính vì thế mà nó được sử dụng nhiều để điều trị 1 số bệnh về đường hô hấp hay kháng viêm tốt. Cụ thể là các công dụng sau. 

1. Lợi tiêu hóa

  • Đối với các bệnh như trúng gió dẫn đến không nói được, đau đầu, đầy bụng, ngực khó chịu hay nôn ra máu. Thì có thể dùng cây bạc hà.
  • Cây bạc hà là vị thuốc khi vào cơ thể sẽ vào vệ và doanh. Vì thế mà người ta tận dụng để đẩy lùi thương hàn, điều chỉnh âm dương khỏi độc tố.

2. Điều chỉnh được tặc phong

  • Những người ăn không tiêu, đầy hơi trướng bụng do khí không thông thì cũng dùng bạc hà.
  • Bạc hà chỉ định cho trường hợp khí hư, lỵ, máu xấu, làm lợi cho việc lưu thông khí tiết trong cơ thể.

3. Tốt cho trẻ nhỏ

  • Trẻ nhỏ mà nóng từ trong xương, co giật thì bạc hà là liều thuốc tốt nhất làm phát tác các bệnh này ra để mau khỏi.
  • Trẻ nhỏ trúng gió mà có đờm, đau đầu, đau chân tay cũng dùng được.
Trẻ em có nên sử dụng cây bạc hà?

Trẻ em có nên sử dụng cây bạc hà?

4. Chữa được nhiều bệnh cho người lớn

  • Người lớn dùng bạc hà để điều trị tình trạng lưng đau vai mỏi, cảm do trúng gió lạnh. Ngoài ra còn để điều trị Phế thịnh hay Sơ Can khí nữa.
  • Giúp phần đầu hay mặt được thư giãn.
  • Người lớn có các bệnh như bị táo bón, bí nhiệt, trúng gió,…. cũng dùng bạc hà được.
  • Điều trị tình trạng mắt có màng mộng.
  • Bạc hà giúp bệnh phát ra ngoài để nhanh khỏi hơn. Đồng thời trừ nhiệt trong tâm.
  • Những người bị ho do nóng, đi ngoài ra máu, đau răng, khó tiểu tiện cũng dùng được.
  • Tiêu đờm, hạ nhiệt cơ thể. Ngừa tình trạng nóng lâu ngày, đau đầu do trúng gió độc.
  • Người bị thổ tả, có mụn nhọt, đau đầu do lạnh.
  • Tiêu độc, giảm đau và làm tỏa bớt nhiệt hiệu quả.

5. Các bệnh khác

Ngoài các công dụng trên bạc hà còn được biết đến với công dụng là giúp khí huyết lưu thông tốt, giải nhiệt, giải độc, ho lao. Ngoài ra trẻ em bị sốt cao, ho có đờm, kinh phong cũng dùng được.

Các loại côn trùng độc như rắn, ong hay bọ cạp cắn cũng dùng bạc hà hòa với mật để trị.

Bạc hà cũng điều trị một số bệnh khác như đau họng do nóng, sốt mà không ra mồ hôi, đau răng đau mắt đỏ. Ban sởi không phát ra ngoài.

Người bị ngực và sườn tức khó chịu, nổi mề đay hay các bệnh ngoài da. Bị phong thấp, đau họng cũng dùng được.

6. Cách dùng đúng

Nếu dùng bạc hà để nấu nước hãm thì chỉ cần 4 đến 8g mỗi ngày thôi. Còn bôi ngoài thì có thể giã lấy nước rồi đắp vào. Hoặc sắc thật đặc cũng được.

Tinh dầu bạc hà hay Menthol thì chỉ dùng trong khoảng từ 0,06 đến 0,6ml mỗi ngày mà thôi. Mỗi lần từ 0,02 đến 0,2ml. Không được dùng hơn.

2.2 Trong y học hiện đại

Sau rất nhiều nghiên cứu, các bác sĩ Tây y cũng đã rút ra được công dụng của cây bạc hà. Dựa vào thành phần hóa học có trong cây. 

1. Ngăn chặn vi khuẩn

Nước nấu từ lá bạc hà được nghiên cứu có thể ngăn chặn virus ECHO hoặc virus Salmonella Typhoit và ECHO .

2. Giảm đau

Bởi vì tinh dầu bạc hà và menthol có trong cây bạc hà bốc hơi nhanh. Nên các bác sĩ ứng dụng nó vào y học để làm mát nhanh chỗ đau và chỉ còn cảm giác tê thôi. Nhất là người nào bị đau dây thần kinh.

3. Có tác động đến cơ trơn

Menthone và Menthol trong bạc hà được nguyên cứu và có công dụng làm ruột thỏ bị ức chế. Tuy nhiên thì menthone có tác dụng mạnh hơn chất còn lại.

4. Khiến hệ tuần hoàn và hô hấp ngừng hoạt động

Chỉ cần 1 chút menthol hay tinh dầu bạc hà bôi lên mũi hay cổ họng trẻ em thôi cũng làm hô hấp ngừng hoạt động. Tim ngừng đập và cơ thể ngừng thở hoàn toàn.

Đã ghi nhận các trường hợp tử vong do bôi thuốc lên mũi có chữa menthol 1%. Hay nhỏ mũi bằng 1 giọt dầu menthol đấy! Vì vậy trẻ nhỏ tốt nhất là không dùng tinh dầu bạc hà. Trẻ sơ sinh thì càng không được dùng.

5. Diệt trừ vi khuẩn

Một số bệnh ngoài da hay bệnh về tai mũi họng thì có thể dùng bạc hà để diệt vi khuẩn.

Nếu dùng quá  nhiều thì tủy sống sẽ bị kích thích. Từ đó phản xạ kém đi. Quá trình lên men trong ruột cũng gián đoạn.

6. Liên quan đến nhiệt độ cơ thể

  • Nếu dùng tinh dầu bạc hà hoặc menthol với lượng rất nhỏ để uống có thể làm nhiệt độ cơ thể giảm sâu, mồ hôi ra nhiều, tinh thần hưng phấn. 
  • Menthol có trong tinh dầu bạc hà sẽ làm dây thần kinh TW bị ức chế mạnh.
  • Cây bạc hà có thể chống lại vi khuẩn tả Vibrio Choreia Inaba, Vibrio Choreia Elto hay Vibrio Choreia Ogawa. Điều này đã được chứng minh rồi.
  • Đồng thời nó cũng khiến ruột non hạn chế vận động và co thắt hơn.
  • Menthone và Menthol sẽ làm các hoạt động từ ruột trở xuống bị ức chế và có thể làm mao mạch giãn nở.

3. Các bài thuốc dân gian dùng cây bạc hà làm nguyên liệu

Bên trên chỉ là các công dụng tổng quát của cây bạc hà mà thôi. Nhưng để hiện thực hóa được các công dụng đó thì bạn cần có những chỉ dẫn cụ thể. Và dưới đây là các bài thuốc đó. Đã có nhiều người áp dụng và mang lại kết quả tốt rồi. 

1. Giảm cân

Các chị em truyền tai nhau việc dùng lá bạc hà làm đẹp và giảm cân. Thực tế thì phương pháp này có từ lâu rồi. 

Bởi vì lá bạc hà hấp thụ nhanh các dưỡng chất, giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhanh và nhiều hơn. Nhờ đó mà cơ thể không tồn đọng mỡ thừa. Các chị em sẽ mau chóng có cân nặng như ý.

2. Làm đẹp da

Nước chắt từ lá bạc hà bôi lên vùng da bị mụn hoặc sẹo cũng là cách trị mụn và sẹo thâm tốt. Bằng cách này da bạn sẽ mau chóng trắng sáng trở lại. 

Hoặc xay nát lá bạc hà cùng với chút mật ong để làm mặt nạ cũng là cách khiến da sáng hơn. Lỗ chân lông được làm sạch và se nhỏ lại.

3. Nâng cao hệ miễn dịch

Hàm lượng canxi, vitamin B hay Kali trong bạc hà được đánh giá là giúp hệ miễn dịch tốt hơn. Nhờ đó mà bạn có thể dùng bạc hà vào việc điều trị các bệnh đơn giản như ho, cảm cúm, nhức đầu.

Lấy lá kinh giới, lá bạc hà, hành hoa mỗi vị đúng 6g. Thêm hành hoa 5g và bạch chỉ 4g rồi cho vào nấu với nước sôi 20p. Lúc nước còn nóng thì uống luôn. Xong xuôi thì đắp kín chăn tránh gió và nghỉ ngơi.

4. Điều trị 1 số bệnh về đường hô hấp

Trong lá bạc hà hoặc tinh dầu bạc hà có nhiều rosmarinic acid. Đây là 1 chất chống viêm tốt. Do đó bạn có thể cho 1 đến 2 giọt tinh dầu hoặc lá bạc hà tươi vào nước sôi rồi xông hơi. Nó sẽ làm sạch khoang mũi của bạn. Đồng thời ngăn không cho vi khuẩn phát triển đấy! 

Các nhà khoa học cũng đã chứng minh được bạc hà điều trị hen suyễn rất tốt. Hay các chứng bệnh nhiễm trùng do nấm cũng thế.

5. Giảm cảm giác buồn nôn

Thường khi say tàu xe nhiều người hay làm 1 cốc trà bạc hà để ngăn cơn buồn nôn lại. 

Hoặc bạn nhỏ 1 vài giọt tinh dầu bạc hà vào khăn tay rồi hít hà cũng là cách ngăn chặn tình trạng buồn nôn đấy!

6. Đuổi côn trùng

Cho vài giọt dầu bạc hà vào máy xông hơi rồi để hơi nước tỏa ra khắp phòng. Căn phòng của bạn vừa thơm mà lại ngăn được vi khuẩn nữa đấy!

Ngoài ra người ta cũng trồng cây bạc hà trong nhà. Hoặc hòa loãng tinh dầu với nước để phun trong nhà để đuổi muỗi.

7. Giảm sưng do côn trùng cắn

Lấy 1 nắm lá bạc hà tươi giã nát ra rồi đắp lên chỗ da bị côn trùng cắn. VÙng da đó sẽ mau chóng giảm đi cảm giác đau nhức.

8. Giúp hơi thở thơm tho

Hôi miệng là 1 trong những nguyên nhân khiến nhiều người tự tin và hạn chế giao tiếp lại. Vậy thì hãy dùng lá bạc hà để cải thiện tình trạng này nhé! Bạn có thể nahi 1 vài ngọn bạc hà. Hoặc dùng 1 ly trà bạc hà mỗi khi cảm thấy hơi thở có mùi.

9. Giảm căng thẳng

Trong bạc hà người ta đã chỉ ra có 1 số chất giúp thần kinh bớt căng thẳng, cơ thể thoải mái và năng động hơn. Các giác quan được kích thích tối đa. 

Trước khi đi ngủ bạn có thể làm 1 cốc trà bạc hà để thư giãn cơ thể sau 1 ngày làm việc mệt mỏi.

10. Tiêu đờm, giảm phong nhiệt

Nghiền bột bạc hà khô rồi trộn với mật ong để làm viêm hoàn to cỡ hạt súng thôi. Lúc nào dùng thì ngậm 1 viên. Mỗi ngày ngậm 1 lần.

11. Người bị toét mắt

Đầu tiên ngâm bạc hà qua đêm với nước gừng đã. Hôm sau thì mang đi sấy cho khô rồi nghiền bột. Khi nào uống thì lấy 1 thìa cà phê nhỏ để hòa với nước để rửa mắt là được.

12. Phong khí dẫn đến lở ngứa

Thuyền thoái và bạc hà bằng lượng nhau đem nghiền bột. Khi nào uống lấy 1 thìa hòa với rượu đã hâm nóng để uống.

13. Đi ngoài ra máu

Lấy lá bạc hà đem đi nấu nước uống

14. Mụn độc, mụn vỡ mủ

Lấy 1 nắm lá bạc hà to ngâm với 200ml rượu trắng. Sau đó đem đi phơi khô Rồi lại ngâm rượu 3 đêm nữa. Cuối cùng đem đi sấy thật khô. Lấy 10 quả tạo giáp bỏ vỏ ngoài rồi ngâm dấm. Sau đó thì đem nướng vàng lên là được.

Đem cả 2 đi nghiền bột rồi trộn đều với nhau và vo viên lại cỡ hạt ngô. Lúc nào dùng thì uống 20 viên trước ăn để hiệu quả nhất. Trẻ nhỏ thì dùng 10 viên.

15. Ong đốt

Lấy lá bạc hà giã nát ra rồi đắp lên chỗ bị ong đốt.

16. Cầm máu do chảy máu cam

Dùng bạc hà tươi giã nát ra rồi chắt lấy nước cốt rồi thấm vào bông và nhét vào mũi. Nếu dùng bạc hà khô thì đem đi nấu nước đặc rồi làm tương tự.

17. Tiêu trừ hỏa độc, làm vết loét ở bắp chân mau lành

Giã bạc hà ra rồi chắt nước cốt để bôi vào chỗ cần điều trị là được.

18. Hạ sốt, tốt cho người tâm trí không yên

Chỉ cần bạc hà 20g, thạch cao sống gấp đôi lượng lên rồi đem đi nghiền bột. Trộn đều với nhau. Khi nào dùng thì chỉ cần lấy 1 thìa uống với nước nóng thôi. Ngày không quá 3 thìa.

19. Cảm nhẹ có kèm theo phong nhiệt

Cần có cam thảo 6, thuyền thoái đã bỏ chân 12g, bạc hà 8g và thạch cao 24g. Cho tất cả vào nồi để lấy nước uống.

20. Sởi giai đoạn đầu, các bệnh về da

Bạc hà, thuyền thoái, cam thảo mỗi vị đúng 4g. Thêm ngưu bàng 12g rồi đem đi nấu nước uống. Sởi sẽ phát ra ngoài và mau lặn.

21. Phong nhiệt dẫn đến đau mắt, đau đầu

Cát cánh, phòng phong, cam thảo mỗi vị đúng 8g. Thêm kinh giới, cương tằm mỗi vị đúng 12g. Cuối cùng là bạc hà 4g nữa rồi đem tất cả nấu nước uống là được.

22. Giảm đau răng

Lá bạc hà, tổ ong, cúc hoa mỗi vị 10g. Thêm hoa tiêu 2g và bạch chỉ 6g nữa để nấu nước uống là được.

23. Họng đau do phong nhiệt

Lá dâu và cúc hoa mỗi vị đúng 10g. Thêm bạc hà 6g rồi đem nấu nước uống.

24. Giảm ngứa trên da

Thuyền thoái và bạc hà mỗi thải dược 30g đem đi nghiền bột. Khi nào dùng thì lấy 1 thìa uống cùng chút rượu và nước lượng bằng nhau.

25. Giảm đau tai

Lấy bạc hà tươi giã nát ra rồi lấy 1 vài giọt nhỏ vào tai là được.

26. Mờ sẹo

Giã nát lá bạc hà rồi lấy hỗn hợp đắp lên chỗ da bị mụn và sẹo.

27. Đối với bệnh ung thư

Người ta thấy được rằng trong bạc hà có 1 vài enzyme giúp ngăn sự hình thành của tế bào ung thư. 

28. Giải độc

– 12g ngưu bàng tử, 2g xác ve, 3g cam thảo và 4g bạc hà cho vào nồi rồi sắc nước uống là được.

29. Thông mũi, mát họng

Bạc hà có hương the và nồng. Chính vì thế nó thông mũi, họng và phổi rất tốt. Trong lá bạc hà còn có thành phần kháng viêm nên 1 tách trà bạc hà  cũng giảm được tình trạng viêm họng, ho 1 cách nhanh chóng.

Xem thêm:

4. Những lưu ý khi dùng cây bạc hà chữa bệnh

Cây bạc hà đúng là có nhiều công dụng thật nhưng đó là khi bạn dùng cho đúng người, đúng bệnh. Còn nếu đã dùng sai còn lạm dụng thì hậu quả nặng lắm đấy! Chính vì thế trước khi sử dụng cần tìm hiểu kỹ và dùng cho đúng theo chỉ dẫn. Tránh vì mong muốn thấy kết quả sớm mà hấp tấp. Sẽ rước họa vào thân như chơi. 

4.1 Tác dụng phụ

  • Nếu uống quá nhiều hay dùng thời gian dài thì sẽ khiến cơ thể bị hàn, đổ mồ hôi nhiều,…
  • Nếu dùng thời gian dài hay lạm dụng nhiều thì tâm, cam sẽ bị hao tổn. Âm dương mất cân bằng, hại cơ thể.
  • Do đặc tính cay nên nếu dùng thời gian dài không những tâm bị thương mà còn hại cả phế, phổi rồi yếu đi.

4.2 Những đối tượng không nên dùng bạc hà

Những đối tượng khí hư không tốt dẫn đến nhiều mồ hôi. Người hay bị ngứa thì nên tránh bạc hà ra.

Những ai mới hồi phục bệnh tật, có bệnh bên trong thì không được dùng. Bạc hà làm mồ hôi ra nhiều có thể dẫn đến hậu quả nặng nề cho cơ thể.

Những người đã và đang bị cao huyết áp, thường đi ngoài khó, cơ thể gầy yếu, suy nhược thì không được dùng. Trẻ em dưới 2 năm cũng không được dùng.

4.3 Lưu ý khác

– Mỗi ngày chỉ tên sử dụng từ 3 đến 8g bạc hà mà thôi. Không được lạm dụng.

.- Nếu nấu nước bạc hà thì không được đun quá kỹ và nhất định phải cho bạc hà vào sau cùng.

5. Cách trồng cây bạc hà ngay tại nhà

Cây bạc hà bạn hoàn toàn có thể tự trồng ở nhà để có được 1 chậu thảo dược quý. Nhìn chung cách trồng không hề khó khăn. Cứ theo hướng dẫn mà làm sẽ thu được kết quả như ý. Dưới đây là cách trồng cây bạc hà tại nhà đơn giản. Bạn có thể áp dụng nó bất cứ khi nào để có được 1 chậu bạc hà trong nhà. 

Bạc hà có nguồn gốc từ các nước có khí hậu ôn đới. Nhưng ở Việt Nam bạn vẫn dễ dàng tìm được loại cây này. Bởi vì cây bạc hà được đánh giá là thích nghi với môi trường mới nhanh. Do đó điều kiện khí hậu ở nước ta không phải vấn đề gì quá lớn. Cây vẫn có thể phát triển và lớn lên bình thường, khỏe mạnh.

5.1 Cách trồng

Nhìn chung là nếu trồng bạc hà thì người ta chọn cây con để trồng. Chứ ít khi trồng từ hạt. Bởi vì từ hạt mà nảy ra mầm rồi lên cây thì xác suất rất nhỏ.

Khi trồng bạn để cây ở ngoài trời nơi có nắng nhiều và vừa phải là được. Tránh ánh nắng trực tiếp. Sau đó thì mỗi ngày tưới nước vừa đủ cho cây là ok.

Tầm 10 ngày sau thì bón cho cây 1 thìa phân bò phơi ải hoặc phân hữu cơ cũng được. Bạn không nên nóng vội bón NPK luôn. Bởi vì sẽ làm đất nóng và rễ cây bị chết.

Nếu trồng bạc hà trong nhà, văn phòng thì cứ cách 1 ngày mang cây ra phơi nắng 1 lần. Như vậy cây sẽ quang hợp đủ và phát triển tốt.

5.2 Chăm sóc cây

Muốn cây khỏe mạnh và phát triển tốt ở giai đoạn về sau thì khi tỉa cành bạn nhất định phải tỉa từ ngọn. Như vậy cây ra lá cũng nhiều. Đồng thời lúc cây có nụ cũng chỉ nên giữ lại 1 lượng nụ vừa phải thôi.

Lúc thu hoạch cũng chỉ nên thu hái lá khoảng 30% để cây tiếp tục lớn.

6. Kết luận

Vậy là mình đã giới thiệu xong toàn bộ thông tin về cây bạc hà rồi đấy! Sau bài viết này hẳn các bạn cũng đã có thêm rất nhiều thông tin về cây rồi đúng không? Từ tác dụng của cây bạc hà cho đến các bài thuốc dùng cây bạc hà trị bệnh nữa. 

Mặc dù cây có nhiều công dụng là thế. Nhưng khi sử dụng bạn cũng cần nhớ những lưu ý đã nêu. Đồng thời cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh gặp tình huống không mau nhé! Và điều quan trọng là bạn cần phân biệt rõ cây bạc hà và cây húng lủi thì mới mang lại hiệu quả chữa bệnh được. 

Trong quá trình tìm hiểu nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại lời nhắn ngay dưới bài viết này nhé! Đọc được chúng mình sẽ phản hồi ngay lập tức. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh với các kiến thức về cây bạc hà này.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)