Kinh nghiệm nuôi vịt đơn giản – hiệu quả cho bà con

Thịt vịt là loại thực phẩm khá phổ biến, các món ăn chế biến từ vịt có mặt trên khắp các tỉnh thành cả nước. Chính vì vậy kéo theo ngành chăn nuôi vịt phát triển, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con.

Được đánh giá là loài khá dễ nuôi, tuy nhiên để đạt hiệu quả thì bà con cũng cần nắm được những kỹ thuật cơ bản. Từ đó phát triển dần số lượng đàn cũng như các giống loài mới. 

Hướng dẫn nuôi vịt cho bà con

Hướng dẫn nuôi vịt cho bà con

Trong bài viết này, wikiohana.net sẽ chia sẻ đến với bà con những kinh nghiệm chăn nuôi vịt từ những điều đơn giản nhất. 

Hướng dẫn nuôi vịt căn bản – đơn giản để bắt đầu 

Để có thể thành công trong việc chăn nuôi vịt, bà con cần nắm vững được những thông tin cơ bản từ việc làm chuồng, chọn giống rồi đến chăm sóc và phòng bệnh, … Khi đã nắm được kiến thức, việc thực hiện không quá phức tạp, hứa hẹn nhiều kết quả tích cực.

Chuẩn bị chuồng nuôi

Tương tự như nuôi các loài vật khác như dê, bò, gà, … chọn vị trí dựng chuồng là rất cần thiết. Xin bà con hãy lưu ý những điều dưới đây:

  • Chọn nơi yên tĩnh, chuồng cần luôn được vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng. Có thể làm theo hướng quay mặt chuồng về phía Nam, quay lưng về phía Bắc. Giúp ấm về mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.
  • Nếu như nuôi vịt đẻ, chuồng ngủ và ổ đẻ luôn cần được giữ khô ráo. Vịt đẻ cần phải có chuồng kín đáo, để chúng thoải mái – yên tâm đẻ trứng.
  • Nắng có thể chiếu chéo vào chuồng, kết hợp chỗ ăn uống sạch sẽ.
  • Tạo ổ đẻ với mật độ 1m2 có 2-3 ổ. Chuồng phải đảm bảo không có chuột hay chó mèo bén mảng, vịt dễ bị hoảng dột – dừng đẻ nếu gặp những con vật này.
  • Chuồng có độ cao hợp lý, đủ cho người trưởng thành có thể vào dễ dàng vào dọn vệ sinh và lấy trứng.

Bên trên là những lưu ý căn bản, bà con làm chuồng nên tuân thủ theo. Không những giúp việc chăm sóc dễ dàng mà còn tăng năng suất cho cả đàn.

Chăm sóc đàn vịt đúng cách

Chăm sóc đàn vịt đúng cách

Lựa chọn giống

Bước tiếp theo là chuẩn bị giống. Hiện nay có rất nhiều cơ sở cung cấp giống Vịt uy tín. Có thể nuôi từ vịt mới nở hoặc vịt sắp đẻ trứng đều được, tùy theo điều kiện mà bà con lựa chọn.

Để chắc chắn, nên chọn vịt tại các cơ sở uy tín – khi xuất bán có giấy kiểm định rõ ràng.

Lựa chọn những con nhanh nhẹn, khỏe mạnh. Chân mập, dáng đi vững vàng, cứng cáp, bụng gọn gàng cùng với mắt sáng, lông bông có màu vàng tơ bóng.

Chăm sóc vịt đúng cách

Vịt từ 5 tuần tới 22 tuần tuổi được gọi là thời kỳ sinh trưởng. Trong thời gian này, chuyển từ trong hộp sưởi sang chuồng có lót trấu dưới sàn, có bóng sưởi vào ban đêm (nếu thời tiết lạnh giá).

Sử dụng vôi sống và cát trộn để làm nền chuồng, đây là hỗn hợp dễ hút ẩm, không bị vón cục. Đồng thời vôi sống cũng giúp trung hòa nồng độ amoniac có trong phân vịt. Nên trộn hỗn hợp bao gồm cát : vôi : trấu theo tỉ lệ 1:2:5 để rải dưới nền chuồng. Với độ dày kiến nghị từ 20cm trở lên.

Mật độ vịt nuôi ở giai đoạn này khoảng 6 con trên mỗi mét vuông chuồng nuôi. Bên cạnh đó, bà con nên chuẩn bị chuồng có kết hợp với sân chơi cùng ao nuôi. Điều này giúp vịt có thể thoải mái bơi lặn vào ban ngày, khi ăn và nghỉ ngơi trên sân chơi và tối ngủ mới cần vào chuồng yên tĩnh. Ao nuôi có mật độ trung bình 12 con trên mỗi mét vuông là hợp lý.

Sau khoảng 20 tuần tuổi, vịt đạt trọng lượng khoảng 1.3 – 1.4kg mỗi con.

Mô hình nuôi vịt đạt chuẩn

Mô hình nuôi vịt đạt chuẩn

Lưu ý về phòng bệnh cho vịt

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới vịt mắc bệnh, nhưng chủ yếu là do chuồng trại vệ sinh kém, thức ăn không đủ dinh dưỡng và do thời tiết thay đổi.

Hàng ngày cần quan sát để sớm phát hiện những con bị bệnh, cần tách khỏi đàn sớm. Bên cạnh đó gọi bác sĩ thú y, hoặc tự trang bị cho bản thân những kiến thức phòng bệnh. 

Kinh nghiệm nuôi úm vịt con dưới 3 tuần tuổi (thành công 98%)

Để đàn vịt nuôi thành công, việc chăm sóc chúng khỏe mạnh ngay từ khi còn nhỏ là điều cần thiết. Theo đánh giá từ những người có kinh nghiệm thì việc úm vịt đơn giản hơn úm gà con, sức đề kháng của vịt cũng được đánh giá cao hơn.

Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đàn vịt bị mắc bệnh đó là nước uống hoặc thức ăn bị nhiễm bẩn, ôi thiu. Vịt chưa được tiêm phòng từ khi còn bé cũng có thể dẫn tới nguyên nhân chúng bị nhiễm bệnh.

Úm vịt con dưới 3 tuần tuổi

Úm vịt con dưới 3 tuần tuổi

Điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp

Việc điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với ngày tuổi là rất quan trọng. Nếu như hộ chăn nuôi với số lượng lớn, bà con nên trang bị lò sưởi nhân tạo trong chuồng nuôi. Việc bật đèn gần như suốt cả ngày lẫn đêm. 

Thường xuyên quan sát trạng thái của đàn để đánh giá mức độ phù hợp của nhiệt độ chuồng. Nếu như nhiệt độ quá thấp thì chúng sẽ có xu hướng nằm tập trung xung quanh đèn và ít di chuyển. Lúc này bà con cần tăng thêm lượng bóng, cũng như che chắn giữ ấm thêm cho chuồng nuôi (nguồn : wikiohana.net).

Che chắn gió chuồng nuôi

Cần che chắn xung quanh chuồng nuôi bằng ni lông hoặc bạt, đảm bảo khu vực chăn nuôi kín gió và không bị mưa hắt.

Sau 3 tuần úm, vịt nên chuồng sang chuồng nuôi lớn có độn trấu + vôi bột và mùn cưa dưới nền. Chất độn này cần thường xuyên bổ sung cũng như làm mới, để hạn chế bệnh tật phát sinh cho cả đàn.

Thức ăn cho vịt úm

Vịt úm cần được cho ăn thường xuyên, chia làm các bữa nhỏ giúp tránh lãng phí thức ăn. Thức ăn cho quá nhiều dễ bị thừa, để lâu sẽ bị hỏng và ảnh hưởng tới sức khỏe của đàn.

Bà con nên bổ sung vitamin trong khẩu phần thức ăn. Mua tại các đại lý bán thức ăn chăn nuôi, sau đó trộn đều cùng cám. Điều này giúp vịt con tăng sức đề kháng, ăn nhiều và nhanh lớn.

Thời kỳ dưới 3 tuần tuổi, mật độ vịt nuôi nên ở khoảng dưới 30 con mỗi mét vuông.

Đánh giá
Đánh giá