Kỹ thuật nuôi thỏ tại nhà mau lớn – cho năng suất cao

Nuôi thỏ thời gian gần đây giúp mang lại kinh tế cực kỳ lớn nhưng không phải ai cũng biết được kỹ thuật nuôi thỏ khoa học và đạt được hiệu quả kinh tế cao. Vậy sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bà con nhà nông kỹ thuật nuôi thỏ tại nhà khoa học và đạt được hiệu quả kinh tế cao.

Kỹ thuật nuôi thỏ

Kỹ thuật nuôi thỏ

1. Cần chuẩn bị gì trước khi nuôi thỏ

Mặc dù thỏ có giá trị kinh tế cao nhưng muốn nuôi thỏ đạt được thành công thì bạn cần nắm được những đặc điểm về sinh lý cũng như những hiện tượng bất thường của thỏ để điều chỉnh kịp thời.

Hơn nữa bạn cần nắm được thời điểm sinh sản, chăm sóc thỏ sau sinh và cách phòng tránh bệnh tật như thế nào cho đúng.

1.1 Chuẩn bị chuồng nuôi thỏ

Lồng hay chuồng nuôi thỏ bạn có thể làm bằng các nguyên liệu khác nhau như sắt hay tre gỗ. Nhưng đối với tre gỗ thì bạn cần đảm bảo được phải bố trí sao cho thỏ không gặm mòn được. Vì chúng là loài động vật gặm nhấm.

Quy cách làm chuồng hợp lý là mỗi ô dài từ 90cm, cao chừng 45cm, rộng 60cm. Chuồng có 4 chân và mỗi chân cao 50cm. Mỗi chuồng bạn có thể làm nhiều ô và mỗi ô chỉ nhốt 1 con thỏ giống sinh sản mà thôi, hoặc 5, 6 co sau cai sữa hoặc 2 con hậu giống đều được.

Đáy lần cần đảm bảo nhẵn và phẳng sao cho thỏ không thể gặm nhấm được. Đồng thời phải để khe hở để lọt phân và nước tiểu xuống sàn.

Làm chuồng nuôi thỏ cần chú ý

Làm chuồng nuôi thỏ cần chú ý

Lưu ý trong quá trình làm chuồng nuôi thỏ

  • Để thuận tiện vệ sinh sạch sẽ thì bạn nên thiết kế đáy lồng tháo lắp được. Xung quanh chuồng hoặc ở ngăn giữa các ô thì có thể ngăn bằng các thanh tre vót tròn hoặc dùng lưới sắt đều được. Việc này giúp đảm bảo không có khe đẻ thỏ lọt ra ngoài được và đồng thời không cho rắn hay chuột cắn thỏ được.
  • Mỗi lồng cần bố trí 1 máng thức ăn tinh làm bằng sức, tôn, sành và 1 máng thức ăn xanh. Mắng nước uống thì bạn có thể dùng xi măng đổ thành chậu rộng chừng 10 đến 15cm và cao từ 8 đến 10cm là được. Việc này sẽ giúp thỏ không lât đổ được bình nước .
  • Đối với những ô cho thỏ đẻ thì bạn cần làm bằng gỗ mỏng và nẹp chắc chắn vói chiều dài, chiều rộng, chiều cao lần lượt là 50cm, 35cm và 20cm.
  • Lồng nuôi nên đặt ở nơi có mái che, tránh nắng mưa, gió lạnh,… để thỏ không bị bệnh tật.

1.2 Dụng cụ nuôi

Những dụng cụ như máng thức ăn tinh, xanh, máng nước uống cần được thiết kế đúng kỹ thuạt. Việc này sẽ giúp thỏ ăn uống dễ dàng, không thải phân hay nước tiểu hoặc nằm đợc vào trong máng thức ăn. Đồng thời cũng không cào bới được thức ăn ra ngoài.

Máng ăn hay máng uống cần được thiết kế chắc chắn để thỏ không làm đổ được.

Chọn giống thỏ

Chọn giống thỏ

1.3 Chọn lựa giống

Muốn thỏ nhà bạn nuôi đạt được hiệu quả kinh tế cao thì bạn phải chọn được giống tốt cái đã. Muốn có được những con thỏ như thế thì bạn cần đến những nơi uy tín để tìm mua. Họ là những người có nhiều năm kinh nghiệm nuôi thỏ, quản lý đàn rất tốt và chăm sóc thỏ cũng rất cẩn thận.

Những con thỏ giống cần khỏe mạnh, lưng phẳng, các cơ thăn chắc, mồng đùi phải căng. Bạn chỉ chọn mua những con có thể lực tốt, linh hoạt và nhạy cảm. Mắt mũi sáng sủa, tai khô và chân sạch sẽ, không có vảy, lông bóng mượt, răng cửa mọc bình thường.

Đối với các giống thỏ nhỏ thì con cái đã có thể phối giống từ lúc 5 tháng tuổi trở lên. Con đực thì rơi vào khoảng 6 tháng tuổi.

Nếu muốn chọn giống thỏ đực thì phải chọn con đầu to, chân to mập mạp. Không những vậy ngực phải nở và dương vật thẳng, hai cà đều nhau không bị lép.

Xem thêm :

2. Hướng dẫn chăm sóc thỏ mau lớn, ít bệnh

Kỹ thuật chăm sóc thỏ nuôi

Kỹ thuật chăm sóc thỏ nuôi

2.1 Kỹ thuật chăm sóc

Bạn cần nắm rõ kỹ thuật nuôi thỏ ở 3 giai đoạn này.

  • Giai đoạn nhỏ

Giai đoạn này bắt đầu tính từ khi thỏ cai sữa từ 30 đến 70 ngày tuổi và có đến 70 tới 80 % thỏ đực thừa được nuôi vào thịt. Giai đoạn này bạn có thể nuôi chung đúc, các và con để làm giống cũng được.

  • Giai đoạn nhỡ

Giai đoạn từ 70 đến 90 ngày tuổi được gọi là giai đoạn nhỡ. Giai đoạn này thỏ cần nuôi dưỡng kỹ hơn để trưởng thành.

Ở giai đoạn này thỏ chưa ăn được các thức ăn tích mỡ như ngô, cám hay gạo,… Thay vào đó bạn cần cung cấp các thức ăn giàu protein, vitamin, và chất xơ cho chúng.

  • Giai đoạn chuẩn bị xuất chuồng

Cuối cùng là giai đoạn nuôi vỗ béo từ 90 – 120 ngày tuổi. Có khi chỉ vỗ béo 20 ngày là giết thịt. Giai đoạn này nuôi dưỡng để thỏ béo nhanh, giá thành 1kg hơi thấp nhất.

Ở giai đoạn này cho ăn các loại thức ăn giàu tinh bột với tỷ lệ thích hợp như cám ngô, cám gạo, khoai sắn khô (60 – 100 g/con/ngày). Các loại thức ăn thô xanh có thể giảm bớt (bình quân giai đoạn này chỉ cần 400 g/con/ngày).

Thức ăn cho thỏ là gì ?

Thức ăn cho thỏ là gì ?

2.2 Thỏ ăn gì? Thức ăn cho thỏ

Thức ăn chính của thỏ là các loại rau tươi như ngô, su hào, bắp cải,…. Đó là thức ăn thô. Ngoài ra chúng có thể ăn được lá chuối, đậu lạc, chè dại, cỏ voi…. Nói chung thức ăn của chúng khá đa dạng.

Thức ăn cho thỏ cần được đảm bảo sạch sẽ. Bạn không nên cho chúng ăn thức ăn ở những nơi người ta chăn thả gia súc để tránh giun sáng.

Cũng không được cho thỏ an thức ăn đã bị nấm mốc, lên mèn. Thỏ dễ bị trướng bụng, tiêu chảy . Bạn cũng không nên chất đống thức ăn xanh thành đống thì mới cắt về  mà nên rải ra hoặc để trên giàn cho ráo nước rồi mới cho chúng ăn.

2.3 Các bệnh thường gặp ở thỏ

Thỏ thường hay mắc các bệnh như ghẻ, tụ cầu trùng, nấm, bại liệt, trướng bụng đầy hơi,… Do đó bạn cần có những biện pháp phòng ngừa các bệnh này kịp thời.

Hãy quan sát thỏ thật kỹ mỗi ngày. Nếu thỏ ốm, bỏ ăn, trọng lượng giảm, lông không còn bóng mượt nữa, tư thế nằm không bình thường hoặc đi lại khó khăn. Đó là lúc thỏ bị bệnh và cần có biện pháp xử lý.

Bệnh ghẻ ở Thỏ

Ghẻ là bệnh thỏ hay mắc phải nhất. dấu hiệu nhận biết là có vảy sần sủi ở trên vành tai, lỗ tai, ở sống mũi, mí mắt,….

Lúc này bạn cần dùng thuốc thuộc nhóm ivermectin tiêm ngay. Khi thỏ gầy còm, trọng lượng giảm thì đó là dấu hiệu của bệnh ghẻ. Ngoài ra bạn cung cần kiểm tra móng chân, tai, mũi để nhận biết dấu hiệu sớm nhất. Bạn cần kiểm tra mỗi tháng 2 lần để có thể biết được dấu hiệu của bệnh va chữa trị càng sớm các tốt. Nếu bạn thấy lông thỏ không còn phủ kín nữa thì thỏ có khả năng đã bị ghẻ.

Khi tiêm thuốc ghẻ bạn nên tiêm ở phần da dưới gáy là tốt nhất. Khi thỏ chưa mang thai thì các loại thuốc thú ý dành cho chó, mèo tiêm được được va phải giảm nồng độ xuống (thường dùng liều 0,5 – 0,7cc cho thỏ 2 kg)

Thỏ cần được chăm sóc thường xuyên

Thỏ cần được chăm sóc thường xuyên

2.3 Lưu ý về cách bắt thỏ 

Khi bắt thỏ bạn cần cẩn thận để tránh gây chấn thương cho chúng. Nhẹ nhàng nhấc chân thỏ lên và cầm thật chắc. Khi bắt thỏ bạn không được để chúng sợ hãi, chạy hỗn loạn hoặc cào cắn lại.

Không được nắm chân hay nắm tai thỏ để nhấc lên. Vi ở tai thỏ có rất nhiều mạch máu. Nếu không khéo thì có thể đứt mạch máu và làm thỏ chết.

Đối với thỏ trưởng thành thì bạn nhẹ nhàng vuốt dọc tai thỏ và nắm vào phần da trên lưng sát ngay gáy thỏ, tay còn lại thì nhẹ nhàng đỡ mông thỏ. Còn đối với thỏ con thì cần nắm chắc vùng xương chậu và mông rồi để đầu thỏ cúi xuống.

Xem thêm :

3. Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản

Thỏ rất mắn đẻ và sinh sản lại nhanh nên à con có thẻ nhân giống thỏ để mở rộng quy mô kinh doanh cũng đợc. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con chăm sóc thỏ con và thỏ mẹ trong quá trình mang thai cũng như sau khi sinh xong.

Chăm sóc thỏ trong quá trình sinh sản

Chăm sóc thỏ trong quá trình sinh sản

3.1 Chăm sóc khi thỏ mang thai

Trước khi thỏ đẻ ít nhất 1 tuần bạn cần hạn chế tối đa việc cho thỏ di chuyển. Cố định một ngày cho ăn 2 lần. Những thức ăn xanh như rau muống, rau lang hay cám  thì bạn bổ sung mỗi con chừng 10 tới 20g 1 ngày và đảm bảo lượng nước uống đầy đủ.

Trước khi thỏ đẻ tầm 2, 3 ngày thì bạn tiến hành đặt ổ đẻ vào trong chuồng. Và khi sắp đẻ thì thỏ sẽ vào chuồng và bứt lông bụng để phủ lên thỏ con cho ấm sau khi đẻ xong.

3.2 Chăm sóc thỏ con

Chủ nuôi phải đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho thỏ để thỏ có thẻ vừa mang thay vừa đủ sữa cho con ú. Bạn cần cho thỏ ăn 2 lần 1 ngày để đảm bảo. Đồng thời bạn cũng cần bổ sung thêm rau muống, rau lang cho thỏ ăn, và cả cám hỗn hợp với khẩu phần ăn giống như lúc mang thai.

Những con thỏ mà được bú mẹ thì da rất căng và hồng hào. Ngược lại những con không được ú mẹ sẽ nhăn nheo. Trong thời gian từ 1 đến 18 ngày tuổi thỏ con sống hoàn toàn dựa vào sữa mẹ. Sau khoảng 18 ngày thì chúng đã có thể rời khỏi ổ và ăn thức ăn mà thỏ mẹ cho. Đến tầm 30 ngày tuổi thì chúng cai hoàn toàn sẽ mẹ và tách khỏe mẹ được rồi.

Kỹ thuật nuôi thỏ đơn giản nhưng cần dành nhiều thời gian chăm sóc

Kỹ thuật nuôi thỏ đơn giản nhưng cần dành nhiều thời gian chăm sóc

Từ 30 ngày tuổi trở đi nếu thỏ con dùng nhiều rau xanh quá sẽ dễ gây bệnh đường ruột. Do đó, bạn cần bổ sng men tiêu hóa cho chúng. từ 30 đến 40 ngày tuổi bạn không nên cho chúng ăn thức ăn hỗn hợp. Loại thức ăn này chỉ hợp khi thỏ đã được hơn 40 ngày tuổi mà thôi. Đến 9 tuần tuổi thì thỏ có thể ăn tự do được và có thể xuất bán được rồi.

Kết bài

Trên đây là toàn bộ kỹ thuật nuôi thỏ được nhiều người đúc rút sau nhiều năm chăm nuôi loại thú có giá trị kinh tế cao này. Bạn cố gắng áp dụng chuẩn xác từng bước để có được đàn thỏ cất lượng nhất nhé!

Chúc các bạn có được đàn thỏ như ý và đạt được giá trị kinh tế cao.

Cập nhật 25/06/2020

3.7/5 - (3 bình chọn)
3.7/5 - (3 bình chọn)