Kỹ thuật nuôi tắc kè sinh trưởng nhanh – hiệu quả – ít bệnh tật

Không chỉ để làm cảnh, tắc kè còn là vị thuốc quý, thực phẩm giàu chất dinh dưỡng được nhiều người yêu thích. Chính vì vậy, tắc kè được đưa vào trong chăn nuôi, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Để tắc kè khỏe mạnh và chất lượng thịt cao bà con theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Tắc kè và một số thông tin trước khi nuôi

1.1 Hiểu về đặc điểm của tắc kè

Tắc kè thuộc họ bò sát, hình dáng giống với thạch sùng, rắn mối nhưng to và dài  hơn, chiều dài thân từ 15-17cm, riêng phần đuôi dài đến 10-15cm. Tắc kè di chuyển bằng 4 chi, bàn chân và ngón chân có độ bám dính rất tốt. Đầu chúng hình mũi mác, mõm khá nhọn.

Kỹ thuật nuôi tắc kè

Kỹ thuật nuôi tắc kè

Điểm đặc biệt và dễ nhận dạng ở tắc kè là màu sắc da của chúng rất nổi bật. Điều thú vị hơn ở loài động vật này là màu sắc da sẽ thay đổi theo môi trường mà chúng hoạt động như một hình thức ngụy trang để tự vệ và đánh lạc hướng kẻ thù.

Toàn thân được bao bọc bởi lớp vảy sừng dày. Bộ phận quý nhất mà không có nó tắc kè trở nên “mất giá” ở tắc kè đó là phần đuôi. Thật đặc biệt đúng không nào!

1.2 Tắc kè có đặc điểm sinh trưởng như thế nào?

Trong sách y học cổ truyền, tắc kè được gọi với cái tên cáp giới. Trong tự nhiên, tắc kè sinh sống ở vùng nông thôn nơi có đồng lúa và cây cối nhiều, chúng ẩn nấp và làm tổ trên mái nhà, các hốc cây và cả ở cột nhà.

Thức ăn chính của tắc kè là các loại côn trùng và sâu bọ như gián, nhện, ruồi, muỗi, mối. Chúng chủ yếu hoạt động vào ban đêm và là kẻ săn mồi trong bóng tối rất đáng gờm. Tắc kè có tập tính ngủ đông, khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 20 độ C. Mùa xuân, tiết trời ấm áp là thời điểm động dục và sinh sản của chúng.

Làm chuồng nuôi tắc kè

Làm chuồng nuôi tắc kè

Nhiều người sợ tắc kè bởi hình dáng xấu xí và đáng sợ của chúng nhưng tắc kè rất lành tính và không có nọc độc. Tắc kè có khả năng ngụy trang để lẩn trốn kẻ thù nên nếu không có kinh nghiệm bạn sẽ cảm thấy khó khăn để nhận biết loài động vật này.

Có một điểm lưu ý nữa là bạn nên tránh bắt tắc kè bằng cách chụp vào đuôi nó. Giống như thạch sùng, khi bị bắt bằng đuôi chúng sẽ tự đứt đuôi để chạy trốn, đuôi không mất đi vĩnh viễn mà sẽ mọc lại trong thời gian ngắn.

Tắc kè sinh sản

Thời điểm tắc kè bắt đầu đẻ trứng rơi vào tháng nuôi thứ 6-7, trọng lượng mỗi con tắc kè đạt trên 80gr. Tắc kè đẻ trứng liên tục trong nhiều năm, mỗi lần đẻ từ 2-5  quả trứng. Trứng tắc kè có chút khác biệt với các loại động vật khác ở chỗ trứng thường bám vào các thân cây hoặc vách tường xây, nở sau 2-3 tháng. Tắc kè con sẽ sống chung với bố mẹ cho đến khi chiếc tổ đã quá đầy buộc chúng phải tự tìm tổ mới.

Xem thêm:

2. Kỹ thuật nuôi tắc kè đạt hiệu quả

2.1 Làm chuồng nuôi

Trước khi nuôi bạn cần nắm được tập tính sinh hoạt của tắc kè là chúng thích sống trong hang, ưa bóng tối và không di chuyển tổ. Chính vì vậy, bạn cần dựa vào các tập tính này của chúng để làm chuồng nuôi hiệu quả:

– Nguyên vật liệu làm chuồng:

  • Gạch
  • Xi măng
  • Cát
  • Gỗ
  • Lưới sắt
  • Ống tre nứa
  • Ke sắt
  • Đinh
  • Thân cây gỗ
  • Vải màu tối
  • Kích thước chuồng:
    • Chiều cao: 2m – 2,5m
    • Chiều rộng: 1,2m – 1,5m.
    • Chiều dài: 3-10m (Tùy vào số lượng con giống và đất nuôi mà bạn tự cân đối chiều dài chuồng cho phù hợp. Trung bình khoảng 1m2 nền nuôi 30 con tắc kè con và 20 con tắc kè thịt hoặc tắc kè bố mẹ)
Chuồng nuôi tắc kè

Chuồng nuôi tắc kè

Đặc điểm kỹ thuật

– Chuồng nuôi phải kết hợp cả tường gạch và tường lưới. 20 con tắc kè thịt hoặc bố mẹ. Với 4 mặt chuồng bạn nên chia diện tích tường gạch và tường lưới theo tỷ lệ 1:3 hoặc 2:2 để vừa giữ ấm vào mùa đông vừa làm mát vào mùa hè. Tạo điều kiện tốt nhất để tắc kè phát triển.

– Đối với phần mặt lưới, bạn nên xây tường gạch cao khoảng 50cm tính từ phần đất nền rồi mới xây lưới lên trên để tránh việc dọn rửa chuồng sẽ khiến lưới kim loại han gỉ.

– Lưới bạn có thể dùng lưới sắt hoặc lưới inox, độ rộng mắt lưới nhỏ khoảng 3mm -5 mm.

– Khi xây tường bạn cần chú ý không xây kín toàn bộ mà xây các khe hở cách nền khoảng 2cm rộng 20-30m để tiện cho việc dọn rửa. Khi làm vệ sinh chuồng xong bạn dùng thân cây, ván gỗ hoặc gạch để bịt kín các khe hở lại tránh tác động từ bên ngoài gây hại cho tắc kè.

– Nên chuồng bạn xây nền gạch hoặc nền xi măng đều được.

2.2 Lưu ý trong quá trình làm chuồng nuôi

– Để thuận lợi cho tắc kè khi đẻ trứng, bạn cắt các ống tre hoặc nứa treo bên trong chuồng để tắc kè vào đó đẻ trứng. Cần lưu ý rằng các ống này phải thông 2 đầu và treo so le nhau để tránh phân tắc kè rơi vào các ống có trứng.

Tắc kè hoa

Tắc kè hoa

Làm hộc gỗ: Bạn chuẩn bị 3 miếng gỗ hình chữ nhật với kích thước chiều dài và chiều rộng lần lượt là 25cm và 7cm. Bạn dùng búa và đinh đóng 3 miếng gỗ thành các hộc gỗ. Hộc này sẽ giúp giữ trứng tắc kè được an toàn hơn và đồng thời cũng là chỗ nghỉ ngơi cho tắc kè.

Làm kệ gỗ: Để làm kệ gỗ, bạn sử dụng 2 miếng ke sắt hình tam giác vuông bắt vít cố định vào các khung gỗ tại mặt bên trong của chuồng nuôi rồi đặt 2 thanh gỗ dài gác lên 2 cái ke sắt, cố định bằng đinh vít. Tiếp đó bạn đặt lần lượt các hộc gỗ lên thành nhiều tầng. Lưu ý là kệ gỗ phải cách mặt đất ít nhất là 1m để tránh nền đất ẩm.

  • Mùa hè

Tắc kè ưa bóng tối nên vào mùa hè bạn phải căng bạt vải quây xung quanh chuồng củ chúng. Nên dùng vải màu xanh lá cây, rộng 50 đến 60cm, cách tường 2-3 cm.  Không chỉ tạo không gian tối, việc quây bạt vải còn giúp giảm sự chiếu sáng của mặt trời. Giúp cho chuồng nuôi mát mẻ trong mùa hè.

  • Mùa đông

Bên cạnh đó, tắc kè cũng là loài vật không chịu được rét. Chính vì vậy, vào mùa đông bạn phải lót ổ cho chúng bằng cách đặt các tấm bìa cát tông có chăn hoặc vải ấm, khoét lỗ và đặt trong chuồng nuôi.

2.3 Phân biệt tắc kè đực cái

Để nhận phân biệt tắc kè đực và tắc kè cái bạn lật ngửa con tắc kè lại và quan sát và dấu hiệu sau để nhận biết:

– Nếu là con đực, đuôi sẽ phình to, lỗ huyệt lồi có gờ cao. Nếu là con cái sẽ có đuôi thon và lỗi huyệt cũng lép hơn so với con đực.

– Bên cạnh đó, chấm dưới huyệt của tắc kè đực sẽ to, kích cỡ như hạt gạo, màu đen. Còn với con cái, chấm dưới huyệt sẽ mờ và lép hơn.

– Ngoài ra, bạn có thể phân biệt bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ bóp nhẹ vào chỗ phình to ở gốc đuôi. Nếu thấy có gai giao phối màu đỏ thẫm lồi ra là con đực, còn nếu không có thì là con cái.

Tắc kè sinh sản

Tắc kè sinh sản

2.4 Lưu ý trong quá trình chăm sóc tắc kè

– Đối với tắc kè bố mẹ: Để thuận lợi cho tắc kè đẻ trứng, bạn đặt nhiều ống tre nứa thông 2 đầu, dài chừng 25-30cm. Mật độ nuôi lý tưởng là 25 cá thể/ 1m2 nền.

– Đối với tắc kè con: Con non còn yếu nên bạn cần lót ổ cho chúng bằng các hộp xốp, hộp cát tông đựng chăn hoặc quần áo cũ, đặt trên thân cây. Mật độ nuôi lý tưởng là 30 cá thể / 1m2 nền.

– Cho tắc kè uống nước bằng cách đổ nước sạch vào các máng uống và đặt ở các vị trí trên cao.

– Trong quá trình nuôi, bạn nên tách riêng tắc kè bố mẹ và tắc kè con. Mục đích để dễ quản lý việc sinh sản của tắc kè bố mẹ và định lượng thức ăn cho tắc kè con. Với tắc kè bố mẹ, khi đẻ trứng cần tách ly số trứng với tắc kè để tránh trường hợp chúng ăn trứng. Với tắc kè con, một số con to tác hay tham ăn nên nuôi riêng để tránh chúng cạnh tranh nhau khiến tắc kè phát triển không đồng đều, ảnh hưởng đến chất lượng nuôi.

– Tập tính của tắc kè là sinh hoạt vào bạn đêm nên bạn cũng cần dựa vào đó để sắp xếp thời gian ăn cho hợp lý. Tốt nhất là đợi khi chúng ra khỏi tổ thì mới thả con mồi vào. Bên cạnh đó, phải đảm bảo nguồn thức ăn và nước uống sạch sẽ. Chuồng trại dọn vệ sinh thường xuyên để tránh tắc kè bị bệnh.

Xem thêm:

Kết bài

Trên đây #ohana đã giới thiệu với bạn kỹ thuật nuôi tắc kè để đạt chất lượng cao! Tắc kè không tốn nhiều công chăm sóc nhưng mang đến hiệu quả kinh tế cao là vật nuôi lý tưởng để nông dân đầu tư phát triển. Chúc bạn thành công với mô hình nuôi này nhé!

Cập nhật 2706/2020

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)