Kỹ thuật nuôi rắn mối ít bệnh tật – hiệu quả kinh tế cao

Khi quyết định nuôi rắn mối thì điều bạn cần dặc biệt lưu tâm để có được năng suất cao chính là thiết kế chuồng trại sao cho hợp lý và đúng kỹ thuật cũng như chế độ ăn của chúng.

Kỹ thuật nuôi rắn mối

Kỹ thuật nuôi rắn mối

Bài viết này, #wikiohana sẽ giới thiệu đến bà con cách nuôi rắn mối đạt được kết quả cao nhất.

1. Nuôi rắn mối cần chuẩn bị những gì?

Những năm gần đây nuôi rắn môi được xem là mô hình hàng độc và nó trở thành đặc sản trong các nahf hàng ở khắp nơi trên cả nước. Mùi vị của món ăn này rất hấp dẫn mà giá thành lại tương đối mềm.

Không những thế món ăn này còn chữa được nhiều bệnh. Tuy vật lượng rắt mối ở tự nhiên đã giảm đi đáng kể do đó mô hình nuôi rắn mối lại được ưa chuộng.

1.1 Chuẩn bị chuồng nuôi

Khi nuôi rắn mối cần quan tâm nhất đến cách nuôi chuồng trại. Chiều ngang của chuồng dao động từ 2.5 đến 3,. Chiều dài vào khoảng 6 đến 7m và chiều cao chỉ cần 80cm là được.

Mặt bên trong của chuồng bạn có thể tráng gạch men hoặc ốp thiếc bằng để tránh rắn trốn ra ngoài và thất thoát đi. Chuồng với kích thước trên sẽ nuôi được 1000 con bố mẹ và 1000 con rắn con.

Dưới chuồng bạn nên thiết kế những mô cao để mùa mưa có thể thoát nước tốt. Ngoài ra bạn cũng có thể để gạch ống hay rơm rạ để chúng trú ẩn phía trên cũng được.

Ngoài ra cần chuẩn bị thêm lá chuối khô hay rơm để co chúng tắm nắng. Phía bên trên bạn nên chuẩn bị 1 tấm tôn sáng để có nắng cho chúng tắm.

Chuồng nuôi rắn mối cũng không tốn nhiều công sức để chuẩn bị

Chuồng nuôi rắn mối cũng không tốn nhiều công sức để chuẩn bị

1.2 Lựa chọn giống

Khi chọn rắn mối giống bạn cần chọn những con mạnh khỏe không bị bệnh tật và có chiều ngang bằng ngón tay cái trở lên.

để phân biệt rắn mối đực và rắn mối cái bạn chú ý:

  • Nếu là rắn mối đực thì chúng có đầu to, chân khẻo và không có những đốm trắng chạy dọc theo hai bên hông.
  • Nếu là rắn mối cái thì Đầu nhỏ, di chuyện chậm chạp và có nhiều đốm trắng chạy dọc theo hai bên hông.

Chu kỳ sinh sản của rắn mối là 2 tháng 1 lần. Mỗi lần chúng sẽ sinh từ 8 đến 12 con. Do đó, muốn thu được nhiều con con thì bạn nên chia tỷ lệ đực cái là 1:1 để tăng khả năng thụ thai.

Rắn mối sinh sản phát triển số lượng đàn khá nhanh

Rắn mối sinh sản phát triển số lượng đàn khá nhanh

1.3 Hiểu về đặc tính sinh học của rắn mối

– Răn môi có đặc điểm là đầu hình tam giác, có 4 chân, mỗi chân có 5 ngón. Trên thân mình có vải. Phía trên thì màu nâu và phía dưới là màu trắng ngả vàng. Hai bên hông thường có 2 sọc đỏ chạy dọc xuống tới 2 chân sau.

– Rắn mối có 2 loại là rắn lưng trơn và rắn lưng sọc.

+ Rắn mối lưng sọc thì trên lưng có 7 sọc đen chạy dọc trên lưng. Hai bên hông chúng cũng có hai sọc đỏ hồng nhưng ngắn và chấm trắng thì kéo dài tới tận đuôi.

+ Rắn mối lưng trơn: Trên lưng chúng không có gì. Chỉ có vải phía trên màu nâu và phía dưới là màu trắng ngả vàng. Hai bên hông có sọc đỏ hồng chạy tới 2 chân sau.

Xem thêm :

2. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc rắn mối

2.1 Thức ăn cho rắn mối

Vào giai đoạn mang thai thì bà con cần cung cấp nhiều thức ăn hơn cho rắn mối mẹ. Thức ăn cũng chất lượng và nhiều dinh dưỡng hơn.

Rắn mối cần môi trường khô ráo, thoáng khí

Rắn mối cần môi trường khô ráo, thoáng khí

Thức ăn phổ biến là cơm trộn các tạp, tôm tép tươi. Ngoài ra thì bà con cũng nên chuẩn bị thêm những món ăn khác cho chúng như sâu bọ, mối, cào cào, giun,….

Thức ăn ngoài tự nhiên sẽ cung cấp cho rắn 1 lượng chất cần thiết. Những chất này giúp mối phát triển tốt và đảm bảo sự hình thành của những chú rắn mối con.

Bạn nên cho rắn mối ăn vào sáng sớm, trưa và chiều là thích hợp nhất. Sau khi ăn xng chúng thường phơi nắng đề có thể tiêu hóa thức ăn vừa đưa vào cơ thể mình.

Xem thêm:

2.2 Rắn mối sinh sản

– Mùa mưa là thời điểm rắng mối sinh sản. Chúng mang thai khoảng 2,5 tháng và sinh được 1 cái bọ có rắn mối con. Và rắn mối con tự cắn bọ để chui ra. Thời gian chúng trưởng thành là 5 tháng và đến tầm 6, 7 tháng thì bắt đầu sinh sản.

– Cách làm chuồng cho rắn mối đẻ cũng không khác so với rắn mối bình thường. Nhưng bạn cần tách riêng rắn mối đẻ ra và cho nhiều lá khô vào chuồng để tránh tiếng động. Khi thấy bụng rắn mối to thì bạn tách riêng ra và cho vào chuồng sinh sản chăm sóc.

Rắn mối sinh sản

Rắn mối sinh sản

  • Chăm sóc rắn mối sinh sản

+ Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ

+ Cứ 2, 3 ngày thì tiến hành thay rơm rạ 1 lần. Cỏ khô cũng cần được thay bằng cỏ mới

+ Tạo thêm hang, nơi trú ẩn để trong quá trình mang thái chúng có thể nghỉ ngơi và trú ẩn trong đó cũng như bảo vệ bản thân.

+ Chuồng nuôi rắn sinh sản chỉ dành cho rắn mẹ. Tất cả các con rắn mối trưởng thành khác không được xuất hiện ở đây. Con con sau khi ra đời cung được đưa sang chuồng khác.

  • Chăm sóc rắn mối con sau sinh

Rắn con mới sinh thì bạn không nên cho ăn vội và đợi 2 ngày sau mới cho ăn. Thức ăn cho rắn mối con là mối, dế nhỏ, kiến vàng,… Ngoài ra thì bạn nên bổ sung vitamin cho rắn mối con nhé!

Cứ 1 tháng 2 lần tiến hành vệ sinh và khử trùng chuồng trại bằng Clo và thuốc sát trùng.

Chuồng nuôi rắn mối con có thể được làm như sau: Chuồng không khác rắn bố mẹ nhưng chỉ rộng khoảng 2m x 2m. Nền chuồng phải khô ráo. Bên trong có lót cỏ, rau lang hoặc đẻ cây cối sạch sẽ.
Rắn mối cho thu nhập kinh tế cao với nhiều hộ dân

Rắn mối cho thu nhập kinh tế cao với nhiều hộ dân

2.3 Phòng bệnh cho cho rắn mối

  • Bệnh liệt chân

Rắn mối thường bị liệt chân rồi chết. Nếu thấy xuất hiện nốt xuất huyết ở phần da bụng thì rắn mối chắc chắn đã bị liệt chân rồi. Nếu liệt chân mà vẫn ăn được thì do thiếu khoáng vi lượng. Còn nếu giảm ăn mà xuất huyết da bụng thì là do nhiễm khuẩn.

Vết xuất huyết có thể là do rắn chết qua đêm ứ lại trong cơ thể. Nghĩa là khi chết rắn nằm saafp thì bị tím bụng là đúng. Như vậy bạn cần cho cả đàn ăn uống 3 tới 5 ngày những thuốc sau: Pharamox, Ampi-col (1g/4,5 – 9kgP/ngày), Enroflox 5% (1g/5 – 10kgP/ngày)

  • Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột

Rắn hay ngóc đầu và miệng thì có đờm màu sữa, bụng thì căn hơi rồi chết là do bị nhiễm khuẩn đường ruột. Do đó bạn cần dùng thuốc khác sinh để cho rắn ăn và uống cũng như tiêm.

Nếu con nào đầy hơi đầu tiên thì cho uống Pharmalox để giảm hơn. Tiếp tục 5 ngày sau cho uống men  tiêu hóa (Pharbiozym hoặc Pharselenzym, 2g/10kgP/ngày)

  • Bệnh nấm da ở rắn mối
Nguyên nhân chủ yếu là do vệ sinh chuồng trại không tốt, thường xuyên để ẩm ướt. Hệ thống thoát nước kém nên có lẫn phân trong đó nên tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Bạn nên thường xuyên kh trùng bằng Clo hay thuốc sát trùng. Tiếp tục dùng Ampicilin hay Coli Ampi  rồi trộn với thức ăn và nước uống.Liều dùng cần gấp đôi so với lượng trên bao bí
Lợi ích kinh tế khá lớn từ rắn mối

Lợi ích kinh tế khá lớn từ rắn mối

Kết bài

Nuôi rắn mối không thực sự khó nhưng đòi hỏi bạn phải tỉ mỉ và kiên trì. Nếu thành công thì bạn sẽ có được nguồn thu nhập ổn định. Chỉ cần bạn áp dụng đúng quy trình trên thì nuôi rắn mối không hè khó đâu.

Cập nhật 25/06/2020

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)