Cách nuôi ngỗng đơn giản nhưng khoa học – đạt năng suất kinh tế cao

Nuôi ngỗng đạt được giá trị kinh tế cao không khác nhiều so với kỹ thuật nuôi các loại gia cầm khác. Nhưng đây là loại có cân nặng lớn nên bạn cần đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt cho chúng thì mới có được hiệu quả kinh tế cao được.

Kỹ thuật nuôi ngỗng

Kỹ thuật nuôi ngỗng

Cùng #wikiohana tìm hiểu kỹ thuật nuôi ngỗng khoa học ngay trong bài viết này nhé!

1. Chuẩn bị trước khi nuôi ngỗng

Ngỗng mặc dù là loài ăn tạp nhưng thức ăn chủ yếu của nó lại là rau cỏ và không cần quá nhiều lương thực. Cũng do đó mà kỹ thuật nuôi ngỗng cũng khá đơn giản.

Không những vậy đây là loài rất nhanh lớn vì chúng ăn nhiều mà thịt lại rất thơm ngon nữa. Nhưng điều quan trọng là nuôi ngỗng đạt được năng suất kinh tế rất cao nên được nhiều bà con áp dụng.

1.1 Điều kiện ánh sáng 

Loài vật này có đặc điểm ra rất thích chạy nhảy ngoài trời có ánh sáng trực tiếp. Vì thế bận cần đảm bảo đủ nguồn ánh sáng mọi lúc moi nơi cho chúng ngay từ những ngày đầu mới nuôi.

Tiếp sau đó thì đảm bảo từ 18 đến 20 giờ cho các tuần tiếp theo. Và bạn phải chắc chắn nhiệt độ và chất độn trong chuồng luôn sạch sẽ.

1.2 Kỹ thuật chọn giống 

Những con ngỗng non bạn định nuôi phải là những con khỏe mạnh và nhanh nhẹn, mắt sáng ngời. Chân chúng bước đi càng vững vàng thì càng tốt. Khối lượng cơ thể từ 85 đến 100g 1 con là được.

Nuôi ngỗng đạt hiệu quả kinh tế cao

Nuôi ngỗng đạt hiệu quả kinh tế cao

1.3 Làm chuồng nuôi

Trong bất cứ kỹ thuật nuôi con gia cầm nào thì hầu như chuồng trại luôn là yếu tố quan trọng. Do đây là loài vật thích ánh sáng và chạy nhảy nên bạn nên xay chuồng theo kiểu quây mở.

Cụ thể, thì chuồng trại cần thoáng đãng, có nhiều ánh sáng chiếu vào và sân đủ rộng để chúng bay nhảy. Xung quanh ban quây thép gai để tránh chúng nhảy ra ngoài.

Chất độn lót chuồng là rơm, trấu, mùn cưa hay xơ dừa đều được. Trước khi lót thì bạn phải tiến hành vệ sinh sạch sẽ chuồng trại và phơi khô sau đó mới mang vào sử dụng nhé!

Loài vật này rất mau lớn nên kích thước máng ăn từ 45cm*60cm*2cm dùng cho 25 – 30 ngỗng con. Máng uống nước cũng phải đủ to để chúng có đủ lượng nước uống hàng ngày.

Xem thêm :

2. Cách nuôi ngỗng đạt hiệu quả kinh tế cao

Giai đoạn Ngỗng khoảng 1 tháng tuổi

Ngỗng không chịu được rét vì khả năng điều tiết thân nhiệt kém. Do đó, khi ngỗng mới nở thì bạn cho chúng vào quây kín có tường quây cao từ 0.8m đến 1m là được. Chú ý giữ nhiệt độ từ 30 đến 32 độ C nhé! Nếu ngoài trời có nhiệt độ quá thấp thì bạn dùng bóng đèn để sưởi cho chúng trong vòng 1 tuần đầu.

Giai đoạn này bạn không nên cho chúng ra ngoài. Thức ăn cho chúng  là rau tươi non trộn cùng cám ngô hoặc cám gạo. Từ từ mới cho ngỗng làm quen với môi trường xung quanh và tiếp úc với các nguồn thức ăn khác như cỏ hay rau.

Mỗi giai đoạn ngỗng phát triển cần có chế độ chăm sóc riêng

Mỗi giai đoạn ngỗng phát triển cần có chế độ chăm sóc riêng

Giai đoạn ngỗng phát triển

Sau 1 tháng tuổi thì được gọi là ngỗng choai. Thời kỳ này ngỗng rất dễ nuôi và mau lớn. Chúng ăn rất nhiều và cũng ít bệnh tật. Nếu nuôi ngỗng thịt thì bạ hoàn toàn có thể chăn thả từ hàng chục đền hàng trăm con. Nhưng với điều kiện đàn ngỗng có độ tuổi tương đương nhau thì mới có độ đồng đều và dễ chăm.

Nếu vào vụ thu hoạch lúc thì sau buổi chăn thả bạn không cần cho chúng ăn thêm. Thông thường, cứ ăn no là chúng thích uống nước và bôi lợi. Nếu ngỗng choai được thỏa thích làm điều này thì chúng có lông rất ,ượt và béo tròn hơn những con ngỗng mà không được bơi lội.

Nếu thời ký ngỗng choai không trùng với thời kỳ thu hoạch lúc thì sau mỗi buổi chăn thả bạn cho chúng ăn thêm thóc, cám, ngô, khoai,…. băm nhỏ là được. Nếu có điều kiện thì bạn cho chúng ăn thêm bã đậu, bỗng rượu hay cám công nghiệp thì càng mau lớn.

Ngỗng trưởng thành

Ngỗng thịt có thể nuôi chăn thả cả mọt đàn đông hàng trăm con. Và đương nhiên lứa tuổi của ngỗng không được chênh lệch nhau lớn thì mới chăm dễ dàng được.

Ngỗng trưởng thành cần lượng thức ăn nhiều hơn

Ngỗng trưởng thành cần lượng thức ăn nhiều hơn

2.1 Chế độ dinh dưỡng của Ngỗng

Ngỗng có khả năng vặt cỏ còn nhanh hơn cả bò. Thậm chí chúng có thể vặt tận gốc cây cỏ, củ và rể.

Thức ăn cho ngỗng có thể bao gồm:

  • Thức ăn xanh: Rau, bèo, cỏ, củ, quả.

Chúng rất thích và sử dụng hiệu quả các thức ăn rau tươi, cỏ, các loại bèo. Mỗi ngày lượng thức ăn cần cung cấp cho chúng khá nhiều. Thường từ 30 đến 40%.

Ngoài ra bạn cũng có thể cho chúng ăn một số loại củ nhủ khoai lang, sẵn, bí đỏ,…

  • Thắc ăn hạt: Ngô, thóc, đậu tương, lạc củ.

Ngô: Bạn nên sử dụng chúng trong giai đoạn vỗ béo cho ngông. Ngô có lượng Caroten và tinh bột cao. Và bạn cần chú ý bảo quản ngô để không bị nấm mốc nhé!

Thóc: Thóc cũng được sử dụng để chăn nuôi ngỗng. Chất xơ, protein, chất béo trong thóc rất cao nên được nhiều người dùng trong chăn nuôi ngỗng cũng như các loại gia cầm khác.

Hạt đậu tương: Đậu tương là thực vật có năng lượng trao đổi cao, rất giàu protein. Khi cho ăn thì bạn nên luôc chín hoặc rang chín để làm chất độc trong hạt không ảnh hưởng đến ngỗng.

Lạc: Lạc có hàm lượng chất béo cao rất cần cho quá trình phát triển của ngỗng.

Cám gạo: Loại thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng cao. Loại này rất tốt, ít chất xơ và nhiều vitamin B1. Khi sử dụng bạn nên trộn chúng cùng rau xanh hay nấu chín với bèo đều được.

  • Thức ăn bổ sung khoáng

Thực tế, nếu ngỗng sử dụng đủ rau xanh và cỏ thì rất ít khi thiếu khoáng và vitamin. Việc này chỉ xảy ra đối với ngỗng nuôi nhốt mà thôi. Do đó bạn cần bổ sung thêm bột vỏ sò, vỏ trứng và các nguồn thức ăn khác có chứa  33%caxi và khoảng 6% photpho, sử dụng bổ sung để nuôi ngỗng.

Kỹ thuật nuôi ngỗng thả vườn

Kỹ thuật nuôi ngỗng thả vườn

Vỗ béo cho Ngỗng đúng cách

Tùy điều kiện mà sau 90 ngày bạn cho ngỗng xuất chuồng, hay 120, 150 ngày. Muốn tăng trọng lượng ngỗng và tăng chất lượng thịt thì bạn nên cho chúng ăn thức ăn tinh và giảm vận động lại. Thời gian vỗ béo lý tưởng là 12 đến 15 ngày. Nếu nhiều hơn vừa tốn thức ăn mà lại không hiệu quả.

Xem thêm :

2.3 Ngăn ngừa bệnh ở Ngỗng

Ngỗng cũng khá dễ gặp bệnh tụ huyết trùng, phó thương hàn, bệnh cắn lông, rỉa lông,… Do đó, bạn không nên nuôi lẫ ngỗng cùng các loại gia cầm khác.

Chuồng nuôi cần được vệ sinh thật chu đáo. Đồ dùng đựng thức ăn, nước uống cần được tẩy uế, sát trùng thường xuyên nhất là khi có bệnh dịch.

Ngăn ngừa bệnh cho đàn ngỗng

Ngăn ngừa bệnh cho đàn ngỗng

Bệnh tụ huyết trùng

Nguyên nhân: Bênh này hay còn được gọi với cái tên khác là hoại huyết ngỗng. Chúng do một loại vi khuẩn tên là  Pasteurellosis gây ra. Ngỗng lại đặc biệt mân cảm với lại vi khuẩn này. Kể cả ở những con ngỗng khỏe mạnh vẫn có mầm bệnh.

Triệu chứng: Ngỗng đang khỏe mạnh thì lăn đùng ra chết

Trị bệnh:

  •  Dùng Streptomicin 100 – 150mg/1kg thể trọng. Sử dụng  liên tục trong 3 – 5 ngày.
  •  Sunfamethazin trộng với thức ăn 0,5% hoặc hoà với nước uống 1%.
Ngỗng đạt đến độ tuổi thu hoạch

Ngỗng đạt đến độ tuổi thu hoạch

2.4 Thời điểm thu hoạch Ngỗng

Có thể sau 3 tới 4 tháng nuôi thì ngỗng đạt được trọng lượng từ 4 đến 4.5kg. Nếu ngỗng nhập ngoại thì là 4.5 đén 5kg.

Nếu được chăm sóc chu đáo ngay từ đầu thì thời gian chăm có thể rút ngắn xuống. Thời điểm này bạn thu hoạch ngỗng là đạt kinh tế cao nhất.

Kết bài

Kỹ thuật nuôi ngỗng không phải quá khó. Bạn chỉ cần đảm bảo nguồn thức ăn dinh dưỡng đầy đủ và chú ý đến dấu hiệu bệnh tật để trị cho chúng là được. Ngoài ra thời điểm thu hoạch ngỗng cũng cần phù hợp để đạt đươc hiệu quả kinh tế cao nhất nhé!

Chúc các bạn thành công với cách nuôi loại động vật này!

Cập nhật 25/06/2020

4.5/5 - (2 bình chọn)
4.5/5 - (2 bình chọn)