Kỹ thuật nuôi lươn tại nhà nhanh lớn – hiệu quả kinh tế cao

Lươn là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và được sử dụng chế biến thành nhiều món ăn ngon được nhiều người yêu thích như miến lươn, cháo lươn, lươn xào sả ớt…

Nguồn lươn tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường nên nuôi lươn thương phẩm trở thành ngành nghề gây sốt và rất có tiềm năng tại Việt Nam. Không ít người nông dân đã thoát nghèo bền vững từ mô hình chăn nuôi lươn thương phẩm. Có những địa phương trở nên nổi tiếng khắp cả nước với nghề nuôi lươn thương phẩm.

Kỹ thuật nuôi lươn

Kỹ thuật nuôi lươn

Nuôi lươn thương phẩm không tốn nhiều chi phí đầu tư cộng với giá thu mua tốt đã thu hút không ít bà con chuyển đổi sang mô hình nuôi lươn. Trước khi tiến hành nuôi, bà con nên nắm vững các kiến thức cơ bản nhất về lươn và cách nuôi, chăm sóc, thu hoạch lươn nhé! 

1. Nuôi lươn cần chuẩn bị những gì?

1.1 Thực hiện chọn lươn giống

Trước đây khi mô hình chăn nuôi lươn thương phẩm chưa phổ biến, nguồn lươn có được chủ yếu từ tự nhiên. Người dân đánh bắt trên đồng ruộng, kênh rạch, ao hồ…và bán lại cho thương lái với số lượng rất ít.

Sau này mô hình nuôi lươn thương phẩm bắt đầu gây được sự chú ý. Người dân ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa lũ thường đánh bắt và thu gom các loại lươn trứng, lươn bột, lươn giống…Về nhà phối giống và lấy trứng để tiến hành chăn nuôi. 

Tuy nhiên với tình hình thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp cộng với nguồn lươn tự nhiên ngày càng giảm dần do đánh bắt tận diện và việc sử dụng bừa bãi thuốc bảo vệ thực phẩm. Làm mất thức ăn, chỗ ở của lươn nên người dân khó tiếp tục tiến hành cách lấy giống như trước.

Để giải quyết vấn đề này, các trung tâm giống thủy sản đã tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm để cho ra đời giống lươn giống khỏe mạnh, cho năng suất cao. Những con lươn giống này ra đời qua phương pháp sinh sản bán nhân tạo. Nhờ vậy mà người dân có nguồn cung giống ổn định và tin cậy để tiến hành các dự án nuôi lươn thương phẩm từ nhỏ đến to.

Chọn lươn giống bà con nên lưu ý những điểm sau:

  • Lươn giống có màu vàng sẫm, mình trơn tuột, có nhớt nhưng không bịt sứt sẹo gì.
  • Kích thước các con giống đồng đều, trọng lượng khoảng 50 con / 1 kg là có thể thả giống được.
  • Bên cạnh đó, mật độ giống nuôi khoảng 45 con/ 1m2 là vừa phải.
Chuẩn bị lươn giống

Chuẩn bị lươn giống

1.2 Chuẩn bị bể nuôi lươn (sử dụng bể lót bạt)

Có nhiều mô hình nuôi lươn được triển khai như nuôi lươn bán tự nhiên, nuôi lươn trong bè… Nhưng phổ biến và đáng tin cậy nhất là cách nuôi lươn trong bể có lót bạt.

Với mô hình nuôi lươn trong bể lót bạt này bà con có thể thực hiện với quy mô lớn, vừa hay nhỏ đều được. Ngoài ra còn phù hợp với những gia đình nuôi có ít diện tích đất canh tác.

Trước tiên bạn cần xác định vị trí bể nuôi và xây dựng bể.

Bể nuôi lươn nên xây dựng ở nơi có nền đất cao. Hướng sáng, gần ao, hồ, kênh, rạch và nguồn nước sạch chủ động, đủ để cung cấp cho bể nuôi.

Làm chuồng nuôi lươn

Làm chuồng nuôi lươn

Lưu ý khi làm bể nuôi lươn

Các bể nuôi được xây chắc chắn và xi măng, kích thước trung bình khoảng 10x30x1 (rộng 10m, dài 30m, cao 1m). Tùy theo quy mô chăn nuôi lớn hay nhỏ, số lượng giống nuôi dự kiến là bao nhiêu mà bạn chủ động điều chỉnh kích thước cho phù hợp.

Sau khi xây bể bạn nên lót một lớp bạt nilon dày dưới đáy bể để tránh lươn thoát ra ngoài.

Tiếp đó bạn đổ nước vào bể. Lưu ý là bể phải được ngâm nước 2 – 3 ngày để giảm bớt mùi xi măng và loại bỏ hóa chất. Lượng nước bơm vào cũng chỉ vừa đủ cho lươn sinh sống và phát triển, nước nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của lươn.

Bên cạnh đó bạn cũng nên thả thêm các khóm bèo, lục bình để tạo ra môi trường sống giống với tự nhiên cho lươn có chỗ bám víu và sinh sống.

Các chỉ số sinh hóa bạn cần chú ý khi thiết kế bể nuôi lươn đó là: Độ pH từ 6,6 – 8; Lươn ưa mát không ưa nóng nên nhiệt độ luôn duy trì ở mức 23 – 28 độ C; Lượng oxy hòa tan ở mức 2mg/l; Lượng amoniac (NH3) nhỏ hơn 2 mg/l.

Xem thêm:

2. Kỹ thuật nuôi lươn hiệu quả

2.1 Lươn ăn gì? Thức ăn cho lươn

Lươn sống trong tự nhiên thường ăn các loại cua, ốc, cá nhỏ…Khi đưa vào nuôi trồng bạn nên kết hợp giữa thức ăn tươi sống tự nhiên và thức ăn công nghiệp theo tỷ lệ 70:30 (70 % thức ăn tươi sống, 30 % thức ăn công nghiệp).

Lưu ý nếu cho lươn ăn cá tạp bên nên làm sạch ruột rồi xay nhuyễn hoặc cắt nhỏ rồi mới tiến hành cho lươn ăn. Cách làm này giúp lươn ăn được nhiều và hấp thụ tốt hơn. Đồng thời cũng phòng tránh các loại vi khuẩn ký sinh trong ruột cá truyền sang.

Để tăng sức đề kháng và sự nhanh nhẹn của lươn, trong quá trình cho ăn bạn có thể trộn men tiêu hóa, vitamin C vào thức ăn.

Lượng thức ăn nên điều chỉnh hợp lý với mức độ tăng trưởng của lươn. Nếu cho nhiều thức ăn lươn không ăn hết đọng lại trong nước sẽ làm ô nhiễm môi trường nước, tăng nguy cơ nhiễm bệnh ở lươn.

Lưu ý là từ tháng thứ 6 đến khi thu hoạch lươn bạn giảm lượng thức ăn xuống còn 2 – 3 % tổng trọng lượng nuôi.

Thời gian cho ăn nên diễn ra vào lúc chiều mát.

2.2 Chăm sóc lươn đúng cách

Để lươn thích nghi với môi trường mới bạn nên thả lươn giống trong bể dưỡng vài ngày rồi mới thả vào bể nuôi.

Khi mới thả nuôi khoan hãy cho ăn ngay. Chờ cho lươn ổn định rồi mới bắt đầu cho ăn.

Khi xây bể bạn nên láp đầu ống thoát  sàn vì lươn cần thường xuyên thay nước. Lươn không thể sống trong môi trường ô nhiễm nên cách 1 – 2 ngày bạn tiến hành thay nước trong bể.

Bạn không cần thay hoàn toàn nước trong bể, chỉ cần thay khoảng 80 % mỗi lần là được. Làm như vậy để các yếu tố môi trường trong bể nuôi được ổn định và điều hòa.

Ngoài ra khoảng 10 ngày 1 lần bạn hòa vôi bột với nước (khoảng 10 – 20 g/ 1m3 nước) để làm sạch bể nuôi rồi mới tiến hành bơm nước này vào bể.

Phòng bệnh cho lươn

Lươn rất dễ nhiễm bệnh nếu môi trường sống không tốt. Bạn nên quan sát và tách ly những con bệnh để tránh lây lan sang đàn.

Khi mới thả lươn vào bể nuôi nếu bạn thấy lươn ra nhiều nhớt hơn bình thường, quằn mình, ngoi đầu lên khỏi mặt nước thì đó là biểu hiện lươn đang bị sốc môi trường. Nếu không xử lý kịp thời lươn sẽ bị xuất huyết và chết.

Ngay khi phát hiện bạn nên thay nước bể cho lươn, đồng thời tắm lươn trong nước muối 2  – 3 %. Bên cạnh đó bạn có thể trộn thức ăn với hỗn hợp Flo-Doxy với liều lượng 2cc/kg, cho ăn liên tục trong 3-4 ngày.

Sau khoảng 6 tháng, trọng lượng lươn đạt là có thể xuất bán được.

Xem thêm:

3. Thực hiện thu hoạch lươn

3.1 Thời điểm thu hoạch

Thời điểm thu hoạch phụ thuộc vào trọng lượng của lươn, nếu thả dày thì sau 5 – 6 tháng, cân nặng của lươn đạt 150 – 220 g/ con là có thể thu hoạch, nếu thả ít, chỉ khoảng 15 – 20 con / 1kg thì sau 2 – 3 tháng là có thể thu hoạch.

Để thu hoạch lươn nhanh chóng, an toàn bạn cần lưu ý:

– Dụng cụ th hoạch gồm: vợt, sọt, rong, bèo

– Dụng cụ đựng lươn: thùng, chậu có lót bạt và phủ rong bèo để tránh nắng cho lươn khi vận chuyển đi đường.

– Bể sau khi thu hoạch phải rút cạn nước và vớt bớt đất trong bể ra ngoài, khử trùng cho bể rồi mới nuôi tiếp đợt sau.

Thu hoạch lươn đúng cách

Thu hoạch lươn đúng cách

3.2 Kỹ thuật thu hoạch đúng cách

– Thời gian thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều mát.

– Thao tác dứt khoát, vận chuyển nhanh.

– Trước khi đưa lươn đến nơi tiêu thụ bạn rửa lớp bùn đất trên thân lươn trước, khi vận chuyển nhớ thêm nước sạch vào thùng đựng.

– Số lượng lươn trong thùng không dày quá để tránh lươn quẫy đạp lên nhau và ngạt thở chết.

– Sau khi thu hoạch bạn nên vận chuyển lươn đến nơi tiêu thụ ngay, để lâu tỷ lệ lươn chết rất cao.

– Năng suất: Mỗi năm bạn có thể tiến hành nuôi thả 1 – 2 vụ lươn.

Lời kết

Lươn là giống vật nuôi cho năng suất và giá trị kinh tế cao. Hy vọng rằng những kiến thức mà #ohana chia sẻ sẽ giúp bà con tự tin xây dựng mô hình nuôi lươn thương phẩm thành công.

Cập nhật 27/06/2020

4.5/5 - (2 bình chọn)
4.5/5 - (2 bình chọn)