Kỹ thuật nuôi cua đồng an toàn bệnh tật – hiệu quả kinh tế

Cua đồng không còn lạ gì đối với bà con nông dân Việt nữa. Ngày trước, lượng của đồng có rất nhiều. Nhưng hiện nay do sản xuất tăng canh vụ lúa cùng với nguồn nước bị ô nhiễm thì lượng cua đồng ngày càng hiếm. Trong khi đó thì nhu cầu thu mua cua đồng thì ngày càng cao.

Kỹ thuật nuôi cua đồng

Kỹ thuật nuôi cua đồng

Bài viết dưới đây #wikiohana sẽ giúp bà con có được kỹ thuật nuôi cua đồng đạt được hiệu quả cao nhé!

1. Nuôi cua đồng cần chuẩn bị những gì?

1.1 Nên nuôi cua đồng ở địa điểm nào?

  • Nuôi tại ao

Bạn hoàn toàn có thể nuôi cua con thành cua thịt tại các ao nuôi riêng. Hoặc nuôi kết hợp trong ruộng lúa với hình dạng và kích thước khác nhau cũng được. Tuy nhiên, 1 ao nuôi cua tốt thì cần có những đặc điểm như gần sông, nguồn nước dồi dào, dễ cấp hay thoát nước.

Đáy áo có nền là thật thịt pha sét hoặc xát. Đáy cũng không có nhiều bùn nhão (không được quá 20cm). Đất và nước ít bịt nhiễm phèn, độ pH ổn định từ 6.5 đến 8.5 và nhiệt độ trong ao từ 28 đến 32 độ C.

Diện tích ao nuôi nên từ 300 đến 1000 mét vuông. Độ sâu của ao  là từ 0.8 đến 1.2m với bờ bao có chiều dài tầm 3m, mặt từ 1 đến 1.5m và ít nhất cao hơn đỉnh lũ là 0.5m

Nuôi cua đồng tại ao

Nuôi cua đồng tại ao

Xung quanh bờ ao phải rào kỹ bằng cách tầm đăng tre, lưới nhựa,… Và đặt hơi nghiêng 1 chút so với mặt ao đề cua không thể bò thoát ra ngoài được. Ao cần có cống cấp và thoát nước để tiện cho việc điều tiết nước trong ao. Trước nắp cống cần có 2 tấm lưới che chắn. Tầm ngoài cùng đặt theo hình chữ V.

Trong ao nên có ác nơi trú ngụ cho cua để khi cua lột xác thì tránh được hao hụt do ăn lẫn nhau.

  • Nuôi cua trong ruộng lúa

Ruộng nuôi cua cần có diện tích từ 0.5 đến 1 ha. Địa hình bằng phẳng. Phải có rào chắn giống như nuôi cua trong ao. Tuy nhiên, bạn nên đào mương dọc ngang ruộng để làm nơi trú ẩn cho cua. Mương nuôi cần có độ rộng từ 1.2 đến 2m và sâu từ 0.8 đến 1m. Diện tích mương chiếm 15 đến 30% diện tích ruộng là được.

Các cửa cống để thoát nước cần che chắn bằng lưới hoặc đăng tre phù hợp. Nền của cống phải đầm thật chặt. Trong ruộng nuôi nên chất chà ở các mương để làm nơi trú ngụ cho cua khi chúng lột xác.

Kỹ thuật nuôi cua đồng ngay trong ruộng lúa

Kỹ thuật nuôi cua đồng ngay trong ruộng lúa

Hoặc tùy theo địa hình cụ thể ở từng nơi mà bạn có thể nuôi đăng quầng. Hình dạng có thể tùy là hình vuông hay hình chữ nhật. Diện tích từ 0.5 đến 1 héc ta. Mức nước sâu nhất lúc cao triều là từ 0.8 đến 1m.

Khi triều cạn thì cần đảm bảo tối thiểu 1 nửa diện tích phải có nước sâu 20 đến 30cm. Mép trên lưới bạn nên để tấm nilon cao chừng 50cm để cua không bò ra ngoài. Chân lưới thì cắm sâu xuống bùn từ 50 đến 70cm. Tốt nhất nên duy trì mức nước sâu là 0.8 đến 1m

  • Nuôi cua đồng trong bể xi măng

Tùy vào mô hình nuôi mà bạn có thể thiết kế bể cua có kích thước khác nhau. Trung bình bể nuôi cua bằng xi măng có kích thước là  rộng hơn 50m2, chiều cao 1 m. Đáy bể bạn cũng nên thiết kế độ dốc để chênh lệch. Hệ thống cấp thoát nước có van ở phần trũng. Trên bể thì có lưới che chắn để tránh ánh sáng rọi trực tiếp vào bể.

Dùng thân chuối ngâm trong bể 1 tuần để tẩy sạch các chát xi măng. Sau đó tháo nước rồi rửa sạch lại. Tiếp tục dùng vòi xịt rửa mạnh hết cạn xi măng ra ngoài. Sau đó khử trùng bể bằng Clo hoặc thuốc tím trước khi thả cua giống.

Cách miệng bể chừng 0.5 m bạn xếp các tảng đá ong chồng lên nhau để tạo hang hốc cho cua trú ẩn. hang cho cua cần được làm ở phần cao của bể. Đầu trũng nước sâu chừng 4 đến 7cm (chỗ sâu nhất là 7cm nước ) diện tích nước đủ chiếm 1/3 diện tích bể là được.

Môi trường nuôi cua đồng khá đa dạng

Môi trường nuôi cua đồng khá đa dạng

1.2 Chuẩn bị môi trường nước trước khi thả cua

Chuẩn bị ruộng nuôi trước 1 2 tuần. tát cạn hết nước để tiêu diệt dịch hại cho cua. Sau đó bón vôi7 – 10kg/100m2 và phơi ruộng 3 – 5 ngày. Hoặc bạn có thể dựa vào độ pH của ruộng để bón vôi cho hợp lý.

  •  pH = 4,5 – 5 thì bón 30 – 40kg vôi/100m2.
  •  pH = 5 – 6  thì bón 16 – 30kg vôi/100m2.
  •  pH = 6 – 6,5  thì bón 14 – 16kg vôi/100m2.

Tiếp đó bạn gây màu nước cho ao bằng cách bón phân chuồng hoặc phân hóa học. Cách này giúp động vật phù du phát triển. Nếu bạn dùng phân đạm, lân vô cơ thì áp dụng tỷ lệ sau N/P = 2/1 với lượng 0,2 – 0,3kg/100m2. Nếu dùng phân hữu cơ hay phân trùn quế thì bạn có thể dùng 30kg – 50kg/100m2. Đồng thời trong thời gian nuôi thì bạn bổ sung thêm 7 ngày/ lần, mỗi lần 10 – 15kg/100m2.

Chú ý trong ao, ruộng nuôi nên được chất chà để làm nơi trú ngụ cho cua để khi cua lột xác không ăn lẫn nhau. Ngoài ra bạn có thể thả thêm bèo, rau muống,… để che phủ ao vào những ngày nắng gắt. Độ che phủ là 1/3 diện tích mặt ao.

Nếu là ruộng nuôi cua thì nên sử dụng ruộng lúa cấy để tạo khoảng trống cho cua di chuyển cũng như tìm được nguồn thức ăn dễ dàng. Vì thân lúc cứng, không bị đổ ngã. Ngoài ra bạn cũng có thể thả thêm ốc lát, ốc bươu để làm thức ăn cho cua đồng thời cũng giải quyết được thức ăn thừa.

Xem thêm :

2. Kỹ thuật nuôi cua đồng hiệu quả

2.1 Chọn giống nuôi

Mùa vụ để nuôi cua có thể là quanh năm nhưng phổ biến nhất thì người ta thường nuôi vào tháng 4 đến tháng 8 dương lịch. Lúc này không những điều kiện thuận lợi mà nguồn giống còn phong phú. Những tháng mùa khô nuôi cua vẫn được nhưng sự biến động về nhiệt độ và môi trường sẽ khiến cua chậm phát triển.

Chọn lựa giống trước khi thả cua

Chọn lựa giống trước khi thả cua

Nếu chuyển cua từ nơi xa về thì bạn cần tính toán sao cho từ lúc bắt cua đến lúc thả cua vào ruộng không quá 24 giờ.

Nguồn giống chủ yếu là tự nhiên do khai thác bằng các hình thức khác nhau nên cũng hao hụt đi nhiều. CCasch vận chuyển cũng chưa phù hợp. Tối ưu nhất là dùng lưới cước. Để cua đầy bao sao cho chúng không cử động được để tránh chúng cắn nhau.

Nếu mua giống cua từ các trại nuôi cua bố mẹ thì nên dùng vật dụng chuyên biệt như thùng gỗ hay thiếc có kích thước là  40x60x40cm. Nắp thì là nắp bản lề để đậy mở dễ dàng.

Ở vách thùng nên khoang lỗ từ 5 đến 10mm để cho cua thở. Trong thùng cần chia thành các ngăn khác nhau. Mỗi ngăn chú ý cách nhau từ 4 đến 6cm. Mỗi ngăn chỉ chứa lựng cua vừa đủ mặt ngăn. Bạn không nên chứa nhiều cua chồng lên nhau. Bạn cần thường xuyên kiểm tra và tưới nước cho cua vì cua đồng rất dễ chết khát.

Mật độ cua so với môi trường nuôi

Tùy thuộc vào con giống và hình thức nuôi mà bạn điều chỉnh mật độ cho phù hợp.

  • Nếu là con giống bắt từ tự nhiên thì  mật đô nuôi ao 10-15 con/m còn nuôi trong ruộng lúa 5-7 con/m2
  • Nếu là con giống sinh sản nhân tạo thì  mật đô nuôi ao 30-50 con/m còn nuôi trong ruộng lúa 20-30 con/m2

2.2 Thức ăn cho cua đồng

Cua đồng là loài ăn tạp nên thức ăn cho chúng cũng khá đa dạng từ ốc, cá con đến khoai lang, khoai mì,… Ngoài ra bạn cần bổ sung thức ăn viên giàu dinh dưỡng cho cua khoảng 7 đến 10 ngày 1 lần trong suốt quá trình để cua lớn nhanh.

Thức ăn cho cua đồng cần được bảo quản tốt

Thức ăn cho cua đồng cần được bảo quản tốt

Cứ 1kg cua thì cần 2.5 đến 3 kg thức ăn. Nếu ruộng hay ao nhiều thức ăn tự nhiên thì tỉ lệ tiêu tốn thức ăn sẽ còn thấp hơn.

Mỗi ngày cua tiêu thụ lượng thức ăn bằng 5 đến 8% trọng lượng cơ thể. Mỗi ngày bạn cho chúng ăn 2 lần. Sáng sớm chỉ nên cho ăn từ 20 đến 40%. Phần còn lại thì cho ăn vào chiều mát. Tuy vậy lúc cho cua ăn thích hợp nhất chính là khi nước lớn. Thức ăn của cua không được mốc hay ôi thiu.

Bạn nên cho ăn tại 1 điểm cố định để có thể kiểm soát khả năng ăn mồi của cua. Từ đó bạn sẽ có thể điều chỉnh được lượng thức ăn hợp lý nhất là lúc cua lột vỏ sẽ có khả năng ăn lẫn nhau. Vì thế bạn nên bố trí từ 5 đến 7 điểm cho ăn đối với ruộng nuôi 1000m2.

Kỹ thuật nuôi cua đồng

Kỹ thuật nuôi cua đồng

2.3 Chăm sóc cua đồng mau lớn

Bạn cần thường xuyên thay nước cho ao 1 tuần 1 lần để giữ ao được trong sạch. Ngoài ra còn kích thích cua lột xác và ăn mồi mạnh hơn. Mỗi lần chỉ thay nước từ 1/4 đến 1/3 lượng nước trong ao thôi.

Ban đêm bạn nên treo đèn ở khu vực nuôi. Vừa để đảm bảo an nình vừa dẫn dụ côn trùng làm thức ăn cho cua.

Nếu nuôi chua trong ruộng lúa thì cần hạn chế tối đa nông dược. Lượng nước trong ruộng cần được cố định. Chỉ tầm từ 15 đến 20cm là được rồi.

Ngoài ra bạn có thể bổ sung thêm bèo, rau muống,… vào ruộng để làm thức ăn và nơi trú ẩn cho cua. Đồng thời hạ nhiệt độ xuống.

Ngoài ra cũng cần thường xuyên kiểm tra lưới để tránh thất thoát cua ra ngoài.

Thu hoạch cua đồng

Thu hoạch cua đồng

Xem thêm:

2.4 Thu hoạch cua đồng

Sau 9 đến 10 tháng nuôi thì bạn đã có thể xuất bán. Khi đó trọng lượng cua vào chừng 50 đến 55 con 1 kg. Lúc này bà con đem xuất bán. Bà con chọn những con cua to và khỏe  và đang có trứng để nuôi tiếp cho vụ thiếp theo.

Khi thu hoạch thì có thể đặt lờ, tát cạn bắt tay. Nếu thấy cua nhỏ thì để lại nuôi tiếp cho vụ sau.

Kết bài

Trên đây là cách nuôi cua đầy tính khoa học. Chỉ cần bà con áp dụng đúng kỹ thuật thì sẽ có được một vụ cua khỏe mạnh và đạt được giá trị kinh tế cao.

Chúc bà con thành công.

Cập nhật 25/06/2020

4/5 - (1 bình chọn)
4/5 - (1 bình chọn)