Kỹ thuật nuôi chim cút tại nhà – cho hiệu quả kinh tế cao

Mặc dù nuôi chim cút có giá trị kinh tế cao nhưng cách chăm sóc chúng lại đòi hỏi khá kỳ công và phải có quyết tâm cao của người nuôi. Vì thế nhiều người chỉ có thể nuôi được thời gian đầu. Dưới đây #wikiohana sẽ hướng dẫn các bạn cách nuôi chim cút khoa học và đạt được hiệu quả cao.

Kỹ thuật nuôi chim cút

Kỹ thuật nuôi chim cút

1. Chuẩn bị trước khi nuôi chim cút

Nuôi chim cút sinh sản thì quan trọng nhất chính là môi trường sống. Môi trường sống ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển của chim cút.

Vì vậy, khi bắt tay vào nuôi loại chim này thì bạn cần tìm hiểu thật kỹ và cố gắng chuẩn bị mọi thứ thật hoàn hảo để khi nuôi không gặp quá nhiều khó khăn nhé!

1.1 Nhiệt độ môi trường nuôi

Đối với chim cút non thì nhiệt độ phù hợp nhất là từ 24 đến 35 độ C còn nếu là chim cút đẻ thì tù 18 đến 25 độ C. Nếu điều kiện quá nóng hay quá lạnh thì chim sẽ chậm phát triển.

Tốc độ đẻ không đều và ảnh hưởng đến năng suất. Do đó, khi nuôi chim bạn cần đảm bảo chuồng nuôi có nhiệt độ ổn định nhé!

1.2 Lựa chọn giống chim cút

Chim cút giống bạn cần tìm đến nơi uy tín. Sau đó chọn lấy những con khỏe mạnh, không dị hình dị tật, háu ăn, nhanh nhẹ,… Ngoài ra cần chú ý tỷ lẹ đẻ, ấp nở nuôi sống cao và tăng trọng nhanh ổn định và đồng đều giữa các con.

Lựa chọn giống cút tốt - cho hiệu quả kinh tế cao

Lựa chọn giống cút tốt – cho hiệu quả kinh tế cao

Nếu là chim cút đực thì cần khỏe mạnh, lông mượt và nhanh nhẹn. Chim trống có thân hình gọn và nhỏ hơn chim cái. Đầu khá nhỏ, mỏ thì ngắn nhưng cổ khá dài. Tiếp đó là ngực nở nang.

Còn chim cút mái thì đầu thanh hơn và cổ nhỏ, lông và da đều bóng mượt. Ở ngực có nhúm lông đen. Xương chậu nở và hậu môn cũng nở, mềm mại và đỏ hồng.L

1.3 Chuồng nuôi

Kích thước chuồng chim cũng khá đa dạng. Do loài chim này dễ nuôi nên bạn nuôi trong lồng hay vây thép để nuôi đều được. Quy cách làm chuồng được khuyến nghị là:

  • Kích thước chuồng: Diện tích chuồng nên là 1×0.5x2m và được làm làm bằng khung thép hoặc gỗ và lưới vuông 1x1cm. Kích thước lưới như này để chim vừa dễ di chuyển lại tiện đi vệ sinh hơn. Mỗi chuồng với kích thước như vậy có thể nuôi được 20 đến 25 con.
  • Chuồng nên có độ dốc chừng 3 độ để trứng lắn không bị vỡ.
  • Nóc chuồng cần được làm bằng vật liệu mềm mại để nếu chim có nhảy lên chạm vào thì cũng không bị thương.
  • Nếu nuôi số lượng lớn thì bạn xếp các chuồng lên nhau. Mỗi chuồng cách nhau 10cm đủ để vỉ hứng phân và chim đi vệ sinh.
  • Máng thức ăn và nước uống cần được làm bằng vật liệu dẻo và có kích thước là dài 0.5m, rộng 5cm, cao 5cm. Nếu nuôi chim non thì kích thước nhỏ hơn
Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút rất quan trọng

Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút rất quan trọng

Lưu ý về chuồng nuôi

Trong khi nuôi bạn cần chú ý tới chuột và mèo. Đây là món ăn ngon của hai loài động vật đó.

Vì thế bạn cần xây dựng chuồng trại cẩn thận và thiết kế sao cho không cho cách động vật nguy hiểm kia có cơ hội tiếp cận chim. Chuồng nên đặt trên cao và xây kín đáo. Đồng thời xung quanh nên đặt bẫy chuột.

Xem thêm :


2. Kỹ thuật nuôi chim cút sinh sản đạt năng suất cao

2.1 Thức ăn cho chim cút

Vì mỗi ngày chim cút ăn tầm 20 – 25gr thức ăn hỗn hợp và đẻ được 1 quả trứng nặng 10 – 11gr (bằng 10 % cơ thể) nên thức ăn cho chim cần đảm bảo đủ yêu cầu dinh dưỡng cho chim. Đặc biệt là đạm, các chất khoáng và tinh bột.

Bạn nên cho chim ăn tự do cả ngày lẫn đêm. Nếu khi chim đẻ thì phải thu gom trứng ngay để tránh trứng bị vỡ. Sau đó tiến hành bảo quản an toàn để tiếp tục nhân giống. Ngoài ra bạn phải đảm bảo lượng nước cho chim đủ từ 50 đến 100ml mỗi ngày. Nước phải sạch và mát để chim có thể tùy ý uống.

Mỗi con cần đảm bảo từ 50 đến 100ml nước sạch mỗi ngày. Nước phải sạch, không được lẫn phân hay chất độc hại. Ngoài ra bạn có thể pha thêm vitamin vào nước cho chim uống để tăng cường sức khỏe.

Thức ăn cho cút cần đầy đủ chất dinh dưỡng

Thức ăn cho cút cần đầy đủ chất dinh dưỡng

2.2 Vệ sinh chuồng nuôi

Do tình hình dịch cúm gia cầm bùng phát mạnh mẽ nên bạn không thể chủ quan khi nuôi chim được. Bạn cần chú ý giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

Khi xây dựng được 1 môi trường chăn nuôi đảm bảo được vệ sinh, an toàn, thì sẽ là điều kiện tốt để chim phát triển.

2.3 Chăm sóc chim cút từng giai đoạn

Có 3 giai đoạn cần chú ý để chăm sóc chim cút:

  • Cút con (1-25 ngày): khi chim con mới nở thì phải được sưởi ấm ngay. Nhiệt độ sưởi trong tuần đầu là 34 độ và mỗi tuần giảm chừng 3 độ. Sau 4 tuần thì kết thúc. Môi trường chăm chim non cần đảm bảo ấm áp và luôn khô thoáng. Thức ăn cho giai đoạn này là can62 giàu đam và vitamin.
  • Cút thịt (25-30 ngày):Giai đoạn này bạn cần vỗ béo nên thức ăn sẽ giàu tinh bột và ít đạm. Bạn cho chim ăn tự do cả ngày và đếm. Đến 40 ngày tuổi thì mang đi bán.\
  • Cút sinh sản: Thức ăn cho chim loại này cần đảm bảo đủ dinh dưỡng để chim có thể đẻ đều. Trung bình mỗi ngày chim đẻ 1 quả nên bạn cần nguồn thức ăn đủ để bù lại chỗ đó. Trung bình cút mái ăn 25g 1 ngày.
Chim cút sinh sản

Chim cút sinh sản

2.4 Phòng bệnh ở chim cút

– Loại chim này mặc dù có sắc đề kháng rất mạnh nhưng việc phòng ngừa bệnh cho chim cũng cần được thực hiện đầy đủ và được quan tâm. Bạn cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại và giữ môi trường khô ráo, nhiệt độ ổn định. Hạn chế chím tiếp xúc với đàn lạ

– Chim cút hay mắc bệnh newcastle, ngộ độc thức ăn, sưng mắt, bại liệt, suy dinh dưỡng. Lúc này  biện pháp phòng ngừa chính là:

– Tiêm vắc xin định kỳ cho cả đàn từ khi chúng còn rất nhỏ và tiêm nhắc lại trước khi chúng vào đẻ để ngừa bệnh.

–Thức ăn cần tươi, sạch không được mốc hay có mùi lạ. Trong môi trường ẩm ướt nhiệt độ cao thì thức ăn phải đảm bảo để chim không bị ngộ độc.

– Bổ sung vitamin A để tránh sưng mắt

– Thêm canxin và photpho để tránh bị bại liệt.

– Trong quá trình chim đẻ trứng thì cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tránh tình trạng chim bị suy dinh dưỡng, chim đẻ không đều và trứng đẻ ra bị dị dạng.

Chăm sóc tốt chim cút sẽ ít bị bệnh hơn

Chăm sóc tốt chim cút sẽ ít bị bệnh hơn

Xem thêm :


3. Nuôi chim cút sinh sản

sau khoảng 60 ngày tuổi thì chim cút mái bắt đầu đẻ và cứ thế liên tục đến cả năm. Tuy nhiên theo nhiều hộ nuôi lâu năm thì hộ cho rằng chim mái phối giống và đẻ trứng sau 3 tháng tuổi. Nếu phối sớm có thể làm giảm chất lượng cả đàn.

Mỗi con chim cút trong giai đoạn đẻ sẽ cho 270 đến 300 quả 1 năm. Mỗi ngày chim mái đẻ 1 quả nên cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để chim duy trì được tần suất sinh sản.

Công thức trộn thức ăn cho chim có thể là2.5 bắp – 1 lúa – 1 cám – 1 bột cá. Mỗi chim cút trưởng thành cần 25g thức ăn và uống khoảng 60ml nước.

Chim cút non

Chim cút non

Khi chọn được các cá thể ưu tú cho thế hệ sau thì bạn tiết hành tách riêng dòng ra để tránh bị đồng huyết làm giảm chất lượng thế hệ sau. Đàn giống được nuôi đến 3 tháng tuổi mới mang đi ghép cặp và phối giống cho chim mái đẻ trứng.

Kết bài

Nuôi chim cút đẻ trứng là mô hình kinh tế mang lại lợi nhuận cao. Vì chim cút rất dễ nuôi và dễ thích nghi với mọi điều kiện khí hậu ở Việt Nam nên bà con có thể thường xuyên nuôi chúng để khai thác thịt song song với trứng để có được nguồn kinh tế ổn định.

Chúc bà con thành công.

Cập nhật 17/06/2020

4.1/5 - (8 bình chọn)
4.1/5 - (8 bình chọn)