Chuột Hamster – cách nuôi, chăm sóc, thức ăn và sinh sản

Giờ đây nhiều bạn trẻ không chỉ nuôi chó hay mèo làm thú cưng nữa. Những con chuột xinh xắn với cái tên Hamster ngày càng được ưa chuộng nuôi trong nhà. Chúng là những con chuột đáng yêu, hiền lành và xinh xắn vô cùng.

Chuột hamster

Chuột hamster

Nhưng cách nuôi chuột Hamster cho chúng khỏe mạnh thì không phải ai cũng biết được cả. Và hầu như người nuôi nào cũng đều lo lắng về vấn đề này cả. Hiểu được điều đó, chúng mình xin chia sẻ với các bạn các mẹo nhỏ để chú thú cưng của bạn luôn khỏe mạnh nhé!

1. Chuột Hamster là gì? Đặc điểm và cách nhận biết

Nhìn chung là ai mới bắt đầu nuôi chuột hamster lần đầu tiên đều khá bỡ ngỡ về các loài. Bởi căn bản nhiều người nghĩ chúng chỉ có 1 loại thôi. Nhưng thực tế việc phân biệt các loài khác nhau sẽ giúp bạn chăm em ý dễ hơn.

Đồng thời cũng tìm được loại mình yêu thích. Hiện nay ở nhiều nơi trên thế giới người ta tìm thấy nhiều giống hamster khác nhau. Số lượng hiện tại đã lên đến 24 loài. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay chuộng nhất chỉ có 4 loài. Đó là Cambell, Robo, Winter white và Bear.

Chuột Hamster Bear

So với các giống chuột khác được nuôi ở Việt Nam thì đây là giống chuột to nhất. 1 con chuột trưởng thành dài tới 15cm. Trọng lượng đạt từ 150 đến 200g. Ở Việt Nam các bạn trẻ rất yêu thích giống chuột này đấy! Ngoại hình của nó mới nhìn là yêu rồi. Mũm mĩm, mập mạp lại rất hiền nữa. Khi chọn nuôi chuột làm cảnh phần lớn người Việt đều chọn giống này cả.

Nhưng nhược điểm của em này là rất hung hăng và hiếu chiến. Vì thế bạn cần cân nhắc sau khi quyết định nuôi em nó nhé! Nhất là khi được nuôi cùng với các loài chuột cảnh khác.

Hướng dẫn nuôi Chuột hamster

Hướng dẫn nuôi Chuột hamster

Chuột Hamster Robo

Nếu như chuột Bear to lớn bao nhiêu thì Robo lại nhỏ bé bấy nhiêu. Chúng là giống bé xinh nhất trong các loài. 1 con chuột trưởng thành chỉ dài chừng 4-5cm thôi. Trọng lượng cũng chỉ khoảng 50g.

Có lẽ cũng bởi vì chúng nhỏ nhắn nên rất năng động. Em này có thể chạy nhảy suốt ngày. Thời gian ngủ rất ít. Nhưng dù có vẻ năng nổ thế nhưng em ý rất nhát nhé! Thậm chí có bạn mới em ỹ cũng rụt rè, sợ hãi nữa. Cách để thoát khỏi sự sợ hãi ấy chính là giả chết.

Chuột Hamster Winter White

Đây là em chuột cực kỳ hiền lành luôn. Em ý có thể chơi đùa với bất cứ người bạn mới nào rất hòa đồng. Người lạ hoàn toàn có thể ôm ấp vuốt ve em ý mà không cần lo lắng điều gì cả. Hơn nữa kích thước của em ý cũng rất vừa tay nhé! Chỉ dài từ 8 đến 10cm và nặng cỡ 90 đến 120g thôi. Em này thu hút người ta bởi màu sắc lông lúc đậm lúc nhạt. Sự thay đổi này phụ thuộc vào thời tiết cả đấy!

Hướng dẫn nuôi Hướng dẫn nuôi Chuột hamster

Hướng dẫn nuôi Hướng dẫn nuôi Chuột hamster

Chuột Hamster Cambell

Nhìn chung em này và em Winter White có ngoại hình giống nhau lắm. Lần đầu ai mà chơi chuột cảnh chắc cũng thấy lạ lẫm và đau đầu vì 2 em này đấy! Tuy nhiên Cambell thì mũi nhọn và thẳng hơn. Con WW thì mũi hơi còn và tù ở đầu. Nếu như WW hiền lành hòa đồng thế nào thì em này hiếu chiến bấy nhiều. Cambell rất hay đi sinh sự, hoặc nổi nóng nếu có 1 chú Cambell khác đến gần.

2. Kỹ thuật nuôi chuột Hamster đơn giản tại nhà

Chuột Hamster ăn gì?

Chuột nói riêng hay chuột Hamster nói riêng đều là giống dễ nuôi. Chúng ăn tạp nên cái gì cũng gặm nhấm được. Tương tự thì Hamster cũng là loại như thế. Nhưng giống này bé nhỏ hơn chuột đồng hay các giống chuột khác nên chúng ăn rất ít.

Các loại ngũ cốc là thức ăn chính của chúng. Chúng thường ăn hạt kê, hướng dương, lạc, hạt dẻ hay hạt bí,… Nói chung các loại hột hạt chúng đều thích. Bạn có thể tìm riêng từng loại cho chúng ăn hoặc mua dạng hỗn hợp ở các cửa hàng thú cưng.

Người ta thường đóng gói và bán sẵn với giá khá rẻ. Bạn không nên cho Hamster ăn ngô nhé! Vì chúng không thích hạt này mà hạt này cũng không có nhiều tác dụng với chúng. Nếu mua dạng hỗn hợp thì chọn loại ít ngô đi là được.

Thức ăn cho Hướng dẫn nuôi Hướng dẫn nuôi Chuột hamster

Thức ăn cho Hướng dẫn nuôi Hướng dẫn nuôi Chuột hamster

Một ngày bạn chỉ cần cho chúng ăn 2 lần thôi. Khi cho ăn thì rèn luôn thói quen ăn uống đúng giờ cho chúng. Chúng sẽ thích nghi dần dần và lớn lên. TRong cả quá trình nuôi bạn không nên thay đổi giờ giấc ăn uống của chúng. Nó sẽ không quen và dễ ốm lắm.

Bạn đừng quên dù chúng có thishc ngũ cốc như nào thì cũng cần chút rau xanh cho đủ chất nhé! Cứ 3 ngày thì cho em ý chút rau súp lơ xanh, cùi dưa chuột hay cà rốt,… Những thức ăn tươi như này sẽ giúp em ý có đủ chất xơ, nước và nhiều loại vitamin khác để lớn.

Bạn nhất định không được cho em ý ăn thịt sống. Vì dù sao thì nó cũng là động vật không kiểm soát được hành vi của mình. Nên chúng hoàn toàn có thể ăn thịt bạn bè hoặc cắn chủ nhân khi đói.

Sử dụng bánh mài răng cho Hamster

Chuột là giống phát triển răng rất nhanh. Vì thế chúng mới hay đi gặm nhấm để răng không quá dài đấy! Vì thế khi nuôi Hamster thì đừng quên 1 túi bánh mài răng cho em ý nhé!

CHưa nói đến việc em ý cắn chuồng, cũi hay như nào. Răng dài sẽ khiến lợi bị xước và ăn uống khó khăn. Như vậy em ý tự làm mình ốm đi. Bánh mài răng bạn mua tại cửa hàng thú cưng hay chỗ bạn mua chuột Hamster cũng có đấy!

Thức ăn bổ sung cho Hamster

Pho mát: Một miếng pho mát thơm ngậy giúp em ý cung cấp đủ chất béo cho 1 ngày dài. Mỗi ngày bạn lấy 1 chút cỡ bằng đầu đũa cho em ý ăn là được. Mà món này em ý cũng rất thích nhé! Bạn cho chúng ăn chúng càng quý mến và nhớ mùi bạn hơn đấy! Một chút chuột có pho mát ăn hằng ngày sẽ mũm mĩm đáng yêu lắm đây này!

Sữa chua: Sữa chua có công dụng với người như nào thì với hamster cũng như thế. Bé nào ốm yếu, tiêu hóa kém hay đang dùng kháng sinh thì bạn chịu khó bón cho em ý chút sữa chua. Nhưng món này thì em ý không ăn thường xuyên được. Tầm 2 tuần thì cho ăn 1 lần thôi. Khi cho ăn bạn dùng 1 chiếc thìa nhỏ và láy cỡ ¼ thìa thôi để em ăn hết. Đều đặn như thế lông em ấy sẽ mượt lắm đấy!

Trứng luộc: Mẹ Hamster hay các bé hamster vừa chào đời cần trứng luộc để có nhiều dinh dưỡng hơn. Bạn chịu khó luộc 1 quả trứng gà rồi cho các em ý ăn nhé!

Chuẩn bị nơi ở cho Hamster

Đóng chuồng nuôi

Hamster không thể thả rông như chó hay mèo được. Nó cần một ngôi nhà để ở. Vì thế bạn cần chuẩn bị chuồng trước khi đón em ý về nuôi. Hiện nay có 3 loại chuồng được nhiều người yêu thích và phổ biến. Khi bắt đầu có ý định nuôi Hamster, bạn cần chuẩn bị chỗ ở cho chúng. Trên thị trường có khá nhiều loại chuồng nuôi, trong đó có 3 loại chính:

  • Chuồng sắt: Đây là kiểu chuồng kiên cố. Vì thế được nhiều người lựa chọn để làm nhà cho Hamster. 1 chiếc chuồng xinh đẹp chỉ có giá từ 200 đến 500 ngàn đồng thôi. Em này vừa nhỏ xinh lại vừa đẹp nữa. Mỗi khi đi dạo bạn mang theo em ý cũng được. Hơn nữa các nan sắt nhỏ nên cũng thoáng mát vô cùng. Tuy nhiên cũng vì thế mà em này tương đối khó vệ sinh. Chưa kể nếu răng dài Hamster còn cắn tróc sơn nữa.
  • Chuồng Mica: Nói cách khác đây là kiểu chuồng nhựa cứng. Em này rẻ hơn chuồng sắt cũng dễ dọn dẹp hơn, mẫu mã cũng khá đa dạng. Nhưng em này khá bí. Vì thế người ta chỉ dùng vào mùa đông thôi. Mùa hè có lẽ là chuột Hamster không thích chút nào. Nếu dùng chuồng mica thì bạn lại phải có nắp đậy. Nếu không em ý nghịch ngợm sẽ trèo ra ngoài. Nhưng đậy không được kín quá. Chuột dễ bị ngạt và căng thẳng lắm.
  • Chuồng nhựa: Mỗi khi đi chơi hay đi du lịch mình hay chọn chuồng này cho em ý. Chuồng này có nhiều mẫu mã và màu sắc xinh lắm. Nhưng khá lá bí. Vì thế mình không cho em ý ở trong này quá lâu đâu.

Bạn hoàn toàn có thể tự làm nhà cho em ý tiết kiệm hơn nhiều. Dùng 1 chiếc thùng nhựa rồi đục lỗ trên nắp. Những lỗ này giúp không khí luôn thoáng và không bị bí bách. Nhưng bạn cần nhớ, dù là chuồng mua hay chuồng tự làm thì đều cần thoáng và sạch sẽ.

Chuẩn bị lót chuồng

Mình thấy các bạn dùng nhiều loại lót chuồng khác nhau lắm. Nhưng hầu hết đều là có mùn cưa nén hoặc là chút cát. Mặc dù mùn cưa thấm hút tốt, khi dọn cũng nhanh. Nhưng nếu để lâu thì chuột hay bị vàng lông. Còn cát cũng thấm hút và làm sạch mùi tốt. Nhưng nếu cát dính nước thì lại rất mau khô. Em chuột dễ bị ốm. 

Trong chuồng bạn cần thêm 1 số thứ cho em ý nghỉ ngơi và thư giãn. Ngoài máng ăn, uống sạch thì cần có 1 ngôi nhà ấm cho em ý ở khi đông về. Còn có cả máy tập chạy cho em ý chơi thể thao nữa.

Cho chuột Hamter vận động thường xuyên

Dù là nuôi con nào cũng thế, bạn cần dành nhiều thời gian để giao lưu và vận động cùng em ấy. Bởi nếu bạn lơ là chúng sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi, sinh ra stress. Đương nhiên chuột Hamster cũng không ngoại lệ. 

Hamster khi còn ở cửa hàng phần lớn đều chưa được thuần hóa chút nào. Do đó khi bạn mang về nhà cần tốn kha khá thời gian để chúng làm quen và hiền lành hơn. Bạn cần bắt đầu bằng 1 vài câu chuyện nhẹ nhàng, ôm ấp vuốt ve chúng bằng cả trái tim. Nếu có thể dùng thức ăn thơm ngon để dụ dỗ em ý. Nếu làm được Hamster sẽ mau quen bạn lắm đấy!

Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ và thời gian công sức của bạn nữa. Dần dần bạn và em ý sẽ quen thuộc với nhau và thân thiết hơn. Nếu bạn khéo léo cũng như em Hamster đó ngoan thì chỉ cần 4 tuần thôi. Còn không thì có thể mất lâu hơn 1 chút.

Bạn biết đấy bán hamster ngoài cửa hàng thì có quá nhiều con, người bán không thể trò chuyện hết được. Nên chúng đều còn bản tính hung hăng, khó chiều. Còn ở những cửa hàng nhỏ thì các em ý dễ tính hơn 1 chút. Nhưng dù sao thì các em hamster này đều nhát người vì ít được bế bồng, vuốt ve.

Hamster cũng như 1 em bé vậy. Chúng ta không thể để em ý rơi ngã 1 chút nào. Nhưng cũng không được ôm ghì chặt quá. Mỗi lần bế bồng cần sự nhẹ nhàng nhưng đủ chắc chắn. Bạn có thể nâng niu em ý bằng cách cho chúng bò lên tay vui vẻ. ởi có đứa khó tính sẽ không thích ôm ghì đâu.

Phòng bệnh

Bạn biết đấy, phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Nhất là với những em yếu ớt như Hamster thì bị bệnh càng khó chữa. Chúng hay bị tiêu chảy hay ướt đuôi. Nguyên nhân đều là tình trạng căng thẳng khi chúng còn nhỏ. Kể cả khi bạn bị cảm thì cũng đừng tiếp xúc hay cưng nựng em nó. Nó sẽ rất dễ bị lây bệnh từ bạn đấy!

Thậm chí chỉ cần chọn sai vật liệu lót chuồng thôi cũng làm em ý tổn thương. Ví Vật liệu lót chuồng sai mục đích có thể khiến các em ý gặp bệnh ngoài da hay các vấn đề về hô hấp. Vì thế đừng quên chọn lót chuồng kỹ càng nhé! Bạn nên tránh trấu thóc hay zeolit bón đìa tôm.

Phương pháp cho chuột Hamster sinh sản

Nuôi 1 em hamster đã khó. Đến khi em ý sinh sản còn cực nhọc hơn nhiều. Vì thế hãy cân nhắc kỹ trước khi bạn làm việc này. Đừng làm nó qua loa hay làm cho vui. Bạn cần sự nghiêm túc.

Không phải tất cả nhưng hầu như ít người ý thức được việc mình phải làm gì. Họ chỉ biết ghép Hamster cho sinh sản để thỏa mãn niềm vui. Hoặc dùng những chú hamster con để kiếm tiền. Đừng làm như thế! Bởi chúng cần được bạn trân trọng.

Chuột hamster

Chuột hamster

Nếu bạn ghép chuột cùng huyết thống hay bắt em ý sinh sản quá sức chịu đựng thì bản thân chuột bố mẹ đã vất vả. Chưa kể những em sinh ra cũng rất yếu ớt. Nó có thể chết bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu mà không ai hay biết. Con nào khỏe mạnh sẽ lại được đưa đến cửa hàng để em ý tự lớn lên. Mọi việc không chỉ đơn thuần là 1 con chuột nữa. Vì thế, làm ơn hãy suy nghĩ cho kỹ về việc làm của mình.

3. Kết bài

Mình tin mỗi người đều có 1 lòng trắc ẩn. Hãy yêu quý em Hamster bạn đã bỏ công sức và tiền bạc ra chăm sóc. Coi em ý như 1 người bạn thì sẽ nhận được nhiều điều giá trị. Và đừng quên lưu ngay cách nuôi chuột hamster trên vào nhé!

Cập nhật 14/06/2020

4.5/5 - (2 bình chọn)
4.5/5 - (2 bình chọn)